Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân cư sống xung quanh

10 700 1
Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân cư sống xung quanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân sống xung quanh (Nghiên cứu các trường hợp ở phường Mũi Né, Phú Hải, TP. Phan Thiết, Bình Thuận) Nguyễn Xuân Hoa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Quản lý khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 72 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Nhận dạng vấn đề môi trường giữa các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân sống xung quanhcác phường: Mũi Né, Phú Hài của thành phố Phan Thiết. Chỉ ra những xung đột môi trường giữa các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quan quản lý môi trường quản lý và xử lý tốt các xung đột khi mới xảy ra. Đề xuất các phương thức nhằm xử lý các xung đột môi trường giữa các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân đến mức thấp nhất; đồng thời giới thiệu các phương pháp xử lý chất thải phù hợp cho các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản. Keywords. Môi trường; Xung đột môi trường; Hải sản; Cộng đồng dân cư; Bình Thuận Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Môi trường sinh thái và con người là một chỉnh thể thống nhất mối quan hệ biện chứng rất khăng khít và chặt chẽ với nhau. Môi trường (MT) tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của từng địa phương, của đất nước và của nhân loại.Trong cuộc sống hàng ngày, con người đã không ngừng tác động tới môi trường nhưng không phải ai cũng ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (BVMT). Nhiều khi do vô tình hay cố ý con người không tuân thủ những quy định của Pháp luật, thực hiện những hành vi gây ra tác hại không nhỏ, làm ô nhiễm MT và phá vỡ sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn của nó. Điều đó dẫn đến những hậu quả tác hại mà cuộc sống của chính con người đang phải gánh chịu. Sự biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm các nguồn nước (Ngầm, mặt ) sự ô nhiễm không khí, sự cố MT và phát sinh các loại dịch, bệnh ngày càng nguy hiểm hơn: dịch Sart, cúm gia cầm: H5N1, H1N1… những hậu quả đó không chỉ đối với hiện tại mà còn tiềm ẩn những nguy ảnh hưởng lâu dài đối với cuộc sống con người chưa thể lường hết được. Cạnh đó, trong quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay, ngày càng nảy sinh những xung đột (XĐ) về ô nhiễm MT đặc biệt là giữa các Xí nghiệp nhỏ, sở nhỏ hoặc hộ gia đình sản xuất chế biến kinh doanh hải sản với cộng đồng dân (CĐDC) sống xung quanh. Trong nhiều trường hợp, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp(DN), các sở sản xuất (CSSX) và cộng đồng dân khó đạt được những thoả hiệp vừa lòng các bên và cũng khó tìm ra một giải pháp ôn hoà. Từ khi nhà nước thực hiện tiến trình đổi mới, chính sách kinh tế mở cửa đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển… tạo ra MT thuận lợi cho việc phát huy tính năng động của người dân trong việc đầu tư vào sản xuất, phát triển các CSSX và đã tạo ra nhiều hàng hoá, của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động nhất là ngư dân nghèo ven biển. Tuy nhiên, ngoài các doanh nghiệp lớn, công nghệ tương đối hiện đại, hệ thống xử lý các chất thải (nước thải, chất thải , khí thải…) được trang bị tương đối hoàn chỉnh thì các CSSX nhỏ phần lớn thiết bị là thủ công, chắp vá, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn vật tư nguyên liệu, sử dụng các hoá chất một cách tuỳ tiện. Đặc biệt là các CSSX này sản xuất (SX)có khi là tại hộ gia đình chung với nơi sinh sống nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng lao động nhằm tăng thu nhập thêm và giải quyết một phần việc làm cho các lao động phổ thông, đơn giản không cần trình độ. Do SX trên một thực trạng hạ tầng không được tính toán quy hoạch trước nên chất thải không được tập trung xử lý mà bị trộn lẫn với chất thải sinh hoạt rồi thải ra cống, rãnh thoát nước chung hoặc trực tiếp ra sông, ra biển dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm cho nhau và cho MT rất khó khắc phục. Việc xả thải một cách bừa bãi các chất thải là nguồn gốc chính gây ô nhiễm MT, phát sinh các bệnh tật, làm mất vệ sinh chung, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người, từ đó xảy ra các xung đột môi trưòng(XĐMT) ngay trong các CSSX và với CĐDC sống xung quanh. Thực tế hiện nay, hoạt động của các sở sản xuất trên toàn quốc nói chung và tại Phan Thiết (Tỉnh Bình Thuận) nói riêng rất phát triển và theo đó XĐMT dạng tiềm ẩn khá nhiều và một số mâu thuẫn đã bộc lộ mà chế chính sách hiện nay về MT chưa đủ để thể thực hiện phát triển bền vững trong các CSSX… gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường (QLMT) ở địa phương. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để nhận dạng vấn đề MT thông qua nhận diện XĐMT nhằm xác định nguyên nhân và đặc điểm XĐ, cũng như để góp phần vào việc đề xuất chế, chính sách quản lý XĐMT phù hợp trong các CSSX và CĐDC chúng tôi chọn đề tài: “Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các sở Sản xuất Chế biến Kinh doanh Hải sản với cộng đồng dân sống xung quanh”. (Nghiên cứu các trường hợp cụ thể ở các Phường: Mũi Né, Phú Hài tại Thành Phố Phan Thiết ). Qua đó để nhận dạng vấn đề môi trường đồng thời phát hiện các dạng XĐ và trên sở đó đề xuất các phương thức nhằm quản lý XĐMT nơi đây hiệu quả hơn. Môi trường các CSSX nhiều điều để quan tâm để tìm lời giải nhằm khôi phục một cách bản theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV), là:1. Các CSSX ngày càng phát triển trong khi chưa những phương thức xử lý ô nhiễm thích hợp dẫn đến XĐMT ngày càng phức tạp.2.Việc quản lý các XĐ này tại CSSX chưa tốt dẫn đến nảy sinh những mâu thuẫn về điều kiện SX, ảnh hưởng xấu đến phát triển KT - XH của địa phương.3.Môi trường các CSSX nhiều nơi ô nhiễm nặng đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ những người ở đây cũng như CĐDC xung quanh. Việc nghiên cứu tìm các phương thức để giải quyết được vấn đề môi trường nêu trên nhằm đảm bảo cho cuộc sống và sức khoẻ của mọi người trong các CSSX và CĐDC là bài toán mà các cấp chính quyền cần lời giải phù hợp nhằm góp phần ổn định XH, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện MT, bảo đảm PTBV. 2. Lịch sử nghiên cứu: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 1990, lần đầu tiên Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Ôxtrâylia đã được cấp một khoảng kinh phí ưu tiên để tổ chức một khóa đào tạo về quản lý XĐMT trên sở những nghiên cứu điển hình QLMT ở Ôtrâylia . XĐMT là một dạng xung đột XH liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên MT. XĐMT là một vấn đề bức xúc và đang diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới, phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng trong việc sử dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn MT sống như phong trào “Hòa bình xanh” đang trở thành một phong trào chính trị. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ Châu Á (AIT) (1993): XĐMT là XĐ quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là những mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai, giữa bảo tồn và phát triển. Kết quả của XĐMT thể là xây dựng hoặc phá hủy phụ thuộc vào QLXĐ.XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác.XĐMT là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Năm 1993, Trung tâm đào tạo thường xuyên của Học viện Công nghệ Châu Á(AIT) đã đưa nội dung XĐMT vào chương trình đào tạo chính thức trong khóa học: Mội trường và Phát triển. Tài nguyên Môi trường và sử dụng. Trong chương trình này, người ta đề cập đến khái niệm và nguyên nhân XĐMT. Đồng thời đã đưa ra những lý thuyết về các phương thức giải quyết XĐMT như một bộ phận quan trọng của chính sách quản lý môi trường (QLMT). Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trường ( CRES) thuộc Đại học Quốc Gia Ôxtrâylia đã xuất bản cuốn sách : Những rủi ro và hội . Quản lý tổng hợp xung đột môi trường. Đây là tài liệu hướng dẫn cho quản lý (QL) biến đổi môi trưòng và giải quyết thành công các xung đột môi trường. Năm 1998, quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyết XĐMT nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết các XĐ và các tranh cãi về MT, TNTN, sử dụng đất thông qua các cuộc hòa giải, thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn. Từ khi thành lập, Viện này đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về XĐMT cho nhiều nước khác nhau như: Thái Lan, Úc, Mỹ, Canada… 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam vấn đề XĐMT những năm gần đây cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu: Nguyên nhân và giải pháp quản lý XĐMT của Nguyễn Quang Tuấn (2000) – kỷ yếu hội thảo XHH MT, Bộ KHCN MT – số 11/2000; Chính sách QLMT đối với việc giải quyết XĐMT của Lê Thanh Bình (2000); Nghiên cứu XĐMT tại Việt Nam qua một điểm khảo sát của Nguyễn Thị Hiền và Đặng Đình Long (2000); Khoa học MT của Lê Văn Khoa (NXB Giáo dục); Giải pháp chính sách giảm thiểu XĐMT trong sử dụng tài nguyên của CĐDC vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An) của Chu Thị Thu Hà (2002); QLXĐ trong các Dự án xây dựng sở hạ tầng của Đặng Thị Ánh Nguyệt (2004); Tổng quan các mô hình giải quyết XĐ sự tham gia của các tổ chức XH dân sự trong QL bãi rác ở một số nước của Trần Chí Đức (2005)… Theo Vũ Cao Đàm (*) “Xung đột môi trường là một khái niệm của xã hội học môi trường, là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu môi trường ở nước ta. Xung dột môi trường luôn thể xảy ra giữa xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân hoặc trong nội bộ cộng đồng dân trong các làng nghề”. (*) Vũ Cao Đàm, Giải quyết xung đột mội trường trong các làng nghề, nội dung tất yếu của quản lý môi trường, tạp chí bảo vệ môi trường số 9/2001. Cũng theo Vũ Cao Đàm “Xung đột môi trường đáng được xem là một chủ đề quan trọng hàng đầu trong xã hội học mội trường và thực tiễn hoạch định chính sách và quản lý môi trường . Cũng chính vì vậy , xung đột môi trường ngày càng trở nên một phạm trù khoa học ý nghĩa then chốt trong các nghiên cứu lý thuyết của bộ môn khoa học về xã hội học môi trường [18, tr.37] Theo Lê Thanh Bình (*1) “ Nói đến các vấn đề môi trường là nói đến xung đột môi trường, bởi vì những vấn đề MT khi phát sinh ra đòi hỏi phải những xử lý, giải quyết là vì có những XĐ. XĐMT được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau qua nhiều bước : Trước hết là những mục đích tiềm ẩn khác nhau , tiến đến những hành động không tương hợp, đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẩn ,bất đồng trong quan điểm khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và chia sẽ các nguồn lợi ; nếu những mâu thuẩn này không được giải quyết sẽ phát triển lên mức cao hơn , gay gắt hơn, dẫn đến các hành động đấu tranh của những nhóm người đông làm mất ổn định xã hội, mất ổn định chính trị” . Theo Nguyễn Quang Tuấn (*2) “Cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăng các XĐMT. Trong đó quyền sử dụng các tài sản MT không được xác định rõ là một nguyên nhân trọng yếu. Sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên. Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng không được xác định rõ” Năm 2002, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường( INEST) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì một đề tài cấp nhà nước với tên : “ Nghiên cứu sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trườngcác làng nghề Việt Nam” Với mã hiệu KC 08-09. Đề tài đã nêu được khái quát một bức tranh ô nhiễm của các loại hình ngành nghề trong làng của cả nước, đánh giá và phân loại ô nhiễm theo các tiêu chuẩn Việt Nam về MT, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch. (*1) Lê Thanh Bình, Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường luận văn Thạc sỹ khoa học(2000). (*2) Nguyễn Quang Tuấn, Xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý xung đột môi trường, Kỹ yếu hội thảo xã hội học môi trường, Bộ KH&CN, số 11/2000. Ở nước ta hiện nay chưa đề tài nào nghiên cứu sâu về nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện XĐMT tại các CSSX với CĐDC sống xung quanh. Vì vậy, chúng tôi chọn “ Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường giữa các sở Sản xuất chế biến Kinh Doanh Hải sản với cộng đồng dân sống xung quanh”.(Nghiên cứu các trường hợp cụ thể ở phường: Mũi Né, Phú Hài tại thành phố Phan Thiết- tỉnh Bình Thuận) làm đề tài Luận văn cao học nhằm nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện XĐMT để đi sâu nghiên cứu các xung đột giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa các CSSX gây ô nhiễm với các CĐDC; và xem xét vấn đề trong mối quan hệ với các quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương để đề xuất các phương thức điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong mối quan hệ phát triển bền vững (PTBV). 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung lý thuyết về XĐMT giữa các CSSX với cộng đồng dân sống xung quanh; đánh giá thực trạng xung độtcông tác quản lý xung đột môi trường, từ đó nhận dạng các điểm yếu cần khắc phục trong công tác quản lý và BVMT tại các CSSX. Đóng góp mới về khoa học của luận văn :quản lý XĐMT nơi các CSSX và CĐDC là một lĩnh vực còn mới so với các lĩnh vực khác, nên bước đầu luận văn chỉ tìm ra những điểm mới sau:. Nhận rõ các dạng môi trường, các XĐMT giữa các CSSX và CĐDC, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến XĐ. Đưa ra những mặt hạn chế trong công tác QL nhà nước về MT, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà QL, các nhà thực hiện quy hoạch, các DN và CĐDC nhằm BVMT và phát triển SX theo hướng bền vững. Đề xuất các phương pháp xử lý chất thải phù hợp đối với các sở sản xuất không những trên địa bàn Phan Thiết mà chung cho Tỉnh Bình Thuận. Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng công tác quản lý XĐMT trong các CSSX và CĐDC; kết quả nghiên cứu đã đề xuất các phương thức để khắc phục các điểm yếu trong công tác quản lý XĐMT các CSSX nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với MT trong các CSSX. Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, của các Chủ CSSX trong vấn đề BVMT. Bên cạnh đó việc giữ gìn cảnh quan, vệ sinh MT sẽ làm tăng thẩm mỹ sinh thái, hấp dẫn, thu hút khách du lịch nhằm góp phần làm cho ngành kinh tế du lịch tại Bình Thuận ngày càng phát triển. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các quan chức năng ở địa phương để nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy và tuyên truyền giáo dục ý thức BVMT trong nhân dân. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục tiêu nghiên cứu: . Nhận dạng vấn đề môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân sống xung quanhcác phường: Mũi Né, Phú Hài của thành phố Phan Thiết. . Chỉ ra những xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quan quản lý môi trường quản lý và xử lý tốt các xung đột khi mới xảy ra. . Đánh giá hiệu quả xử lý xung đột của hệ thống quản lý xung đột từ tỉnh đến sở. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: . Tìm hiểu các lý thiết về môi trường để nhận dạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. . Tìm hiểu những nguyên nhân xung đột, đặc điểm xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân các phường: Mũi Né, Phú Hài. . Điều tra, khảo sát, phân tích và xử lý thông tin định lượng và định tính. . Đề xuất các phương thức nhằm xử lý các xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân đến mức thấp nhất; đồng thời giới thiệu các phương pháp xử lý chất thải phù hợp cho các sở sản xuất. 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 5.1. Khách thể nghiên cứu: Các sở sản xuất chế biến kinh doanh hải sản đang gây ô nhiễm MT ảnh hưởng đến cộng đồng dân sống xung quanh tại các phường Mũi Né, Phú Hài. 5.2. Phạm vi nghiên cứu:Thời gian nghiên cứu: thời điểm từ năm 2004 – 2009. Phạm vi nghiên cứu bao gồm tất cả các CSSX ít gây ô nhiễm và các CSSX gây ô nhiễm nặng tập trung tại các phường: Mũi Né, Phú Hài với cộng đồng dân sống xung quanh. 6. Câu hỏi nghiên cứu: . Con người luôn tồn tại trong những MT nhất định.Vậy, việt nhận dạng môi trường hiện nay tại Việt Nam nói chung và Phan thiết nói riêng như thế nào? . sữ xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân hay không? Có bao nhiêu dạng xung đột môi trường? Nó diễn ra như thế nào? Và nguyên nhân của nó là gì?. . Quản lý xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân tại Phan Thiết hiện nay ra sau?. . Làm gì để quản lý xung đột môi trườngcác sở sản xuất với cộng đồng dân đạt hiệu quả cao nhất. 7. Giả thuyết nghiên cứu: . Nhận dạng môi trườngvấn đề cốt tử trong hoạt động sống của con người mà đặc biệt trong quản lý môi trường. . Xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân ngày càng trở nên căng thẳng, nó diễn ra dưới nhiều dạng thức: Xung đột về lợi ích, xung đột về giá trị, xung đột về nhận thức, xung đột về mục tiêu…nguyên nhân là do thiếu thông tin, do sự khác nhau về lợi ích giữa các nhóm dân cư. . Quản lý của nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết xung đột môi trường giữa các sở sản xuất với cộng đồng dân cư. 8. Phương pháp nghiên cứu: 8.1 Phương pháp luận: Luận văn đã áp dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (DVBC) và chủ nghĩa duy vật lịch sử (DVLS) của K.Marx để nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Theo quan điểm chủ nghĩa DVBC các sự vật, hiện tượng phải được xem xét trong mối quan hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn, vận động và phát triển không ngừng của lịch sử XH. Theo quan điểm của chủ nghĩa DVLS, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, và thời gian nhất định. Chủ nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS cho ta phương pháp luận nhận thức các sự vật và hiện tượng với quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn. Trên sở phương pháp luận nhận thức DVBC và DVLS, luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thốngcác phương pháp của xã hội học, xã hội học MT và quản lý học với sự cùng tham gia của CĐDC xung quanh trong việc thu thập và xử lý thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu. 8.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 8.2.1. Phương pháp kế thừa và phân tích tài liệu: Kế thừa và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài gồm:Cơ sở lý thuyết và các thành tựu đạt được liên quan đến đề tài. Các kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đã công bố.Các chủ trương và chính sách liên quan.Các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu 8.2.2. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và khảo sát thực tế XĐ cũng như tình trạng ô nhiễm MT và công tác QLMT tại các nơi nghiên cứu: xem xét về đầu tư, trang thiết bị cơ sở vật chất của các CSSX và sở hạ tầng nơi SX, khu quy hoạch…. đồng thời tham dự vào các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề ô nhiễm MT tại các nơi này. 8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu, chuyên gia, hội thảo: Phỏng vấn sâu người dân, các nhà QLMT ở địa bàn nghiên cứu, các cán bộ các ngành, các cấp liên quan; mở hội thảo. 8.2.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi: phỏng vấn bằng bảng hỏi với 100 phiếu cho CĐDC xung quanh các CSSX ở phường Mũi Né, Phú Hài, với 50 phiếu hỏi đối với các CSSX ít gây ô nhiễm và gây ô nhiễm nặng. 8.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu trực tiếp: do quá trình làm việc và tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo các phường Mũi Né và Phú Hài, các cán bộ của TP.Phan Thiết và các chuyên gia về MT của tỉnh, nên tác giả luận văn đã thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ này trên sở các vấn đề đã được chuẩn bị trước và bảng hướng dẫn dành riêng cho từng đối tượng. 8.2.4. Phương pháp xử lý thông tin:Tập hợp các kết quả đo các chỉ tiêu môi trường nơi các CSSX do Chi cục BVMT cung cấp. Thống kê xử lý toán học để theo dõi diễn biến các thành phần MT, các chỉ số phát triển kinh tế, đầu tư và thu nhập. 9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn được bố cục thành 3 phần chính: Phần 1: Mở đầu (bao gồm các nội dung): Lý do nghiên cứu (tính cấp thiết của đề tài).Lịch sử nghiên cứu.Ý nghĩa Lý luận và thực tiễn.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.Khách thể và phạm vi nghiên cứu. Câu hỏi (vấn đề) nghiên cứu.Giả thuyết nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu Phần 2 : Nội dung nghiên cứu (gồm 2 chương): Chương 1: sở lý luận. Chương 2: Nhận dạng vấn đề môi trường thông qua nhận diện xung đột môi trường ở thành phố Phan Thiết ( qua phường Mũi Né và Phú Hài) I. Nhận diện xung đột môi trường ở phường Mũi Né và Phú Hài 1 - Tình hình phát triển các sở sản xuất ở Bình Thuận. 2 - Tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động của khu quy hoạch CBHS Phú Hài và các sở CBHS đến các yếu tố tài nguyên, môi trường và CĐDC. 3 - Các dạng Xung đột môi trường của các hộ, CSSX và khu quy hoạch (các sở sản xuất nước mắm, chế biến cá khô, bột cá, phân mắm…) với CĐDC II Nhận dạng môi trường ở thành phố Phan Thiết (trường hợp phường Mũi Né và Phú Hài). 1 Đặc điểm và bản chất của quá trình hình thành và phát triển các sở sản xuất chế biến hải sản 2 Nguyên nhân(ai gây ra) dẫn đến sự ô nhiễm môi trường. 3 Các dạng môi trường chính ta nhận dạng được thông qua nhận diện xung đột môi trường ở hai phường Mũi Né và Phú Hài. 4 Một số phương thức nhằm hạn chế xung đột môi trường giữa các sở sản xuất và cộng đồng dân nhằm làm cho vấn đề môi trường nơi đây ngày càng tốt hơn. Phần 3: Kết luận và khuyến nghị Trình bày tóm tắt kết quả của đề tài và các khuyến nghị để quản lý XĐMT giữa các CSSX và cộng đồng dân sống xung quanh được tốt hơn. Phụ lục.Tài liệu tham khảo References Tài liệu tiếng việt 1. Lê Quý An (1992), "Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại hội nghị Rio 1992", Tạp chí Thông tin môi trường. 2. Thái An (tổng thuật) (2005), "Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Thông tin khoa học xã hội. 3. Lê Huy Bá (2004), Môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Hữu Bình (chủ biên) (2006), Những tác động của yếu tố văn hóa - xã hội trong QLNN đối với tài nguyên và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 5. Lê Thanh Bình (2005), Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường, Luận văn Thạc sỹ khoa học luận, Bộ KHCN&MT. 6. Bộ KHCN&MT – Cục môi trường (2005), Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó, quản lý các xung đột môi trường trong thời kỳ từ nay đến năm 2010, Đề tài NCKH cấp bộ. 7. Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam). 8. Chính phủ (2003), Quyết định số 64/QĐ-TTg, ngày 22/04/2003 về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 9. Chính phủ (2006), Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23/06/2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi trường. 10. Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. 11. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 12. Cục bảo vệ môi trường (2005), 200 câu hỏi và giải đáp về môi trường, trang Web Sở Tài nguyên và môi trường Bình Thuận, wwwtainguyenmoitruong binhthuan.com.vn. 13. Cục thống kê Bình Thuận(2006), Niên giám thống kê năm 2006. 14. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Bình Thuận lần thứ XI. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết 41-NQTW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 18. Vũ cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 19. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 20. Nguyễn Hoài Đức (2005), Quản lý xung đột môi trường trong làng nghề, Luận văn Thạc sỹ khoa học. 21. G. Endruweit (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, NXB Thế giới, Hà Nội. 22. G. Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội. 23. Trương Quang Hải (2001), Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, Các chuyên đề nâng cao nghiệp vụ quản lý môi trường và kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, Bộ Quốc phòng. 24. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Lê Sơn Hải (2005), "Về thực hiện pháp luật đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật. 26. Trương Hồng Hà (2007), Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ở Việt Nam. Tham luận hội thảo khoa học "Môi trường trong mối quan hệ với sức khỏe và quyền con người", Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội. 27. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận (2006), Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 12/12/2006 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. 29. Chu Thị Thu Hà(2002), Giải pháp chính sách giảm thiểu xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên của cộng đồng dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát( Nghệ An). Luận văn Thạc sỹ khoa học. 30. Nguyễn Thị Hiền và Đặng Đình Long 2000. Nghiên cứu xung đột môi trường tại Việt Nam qua một điểm khảo sát. 31. Kế hoạch số 46-KH/TU, ngày 19/9/2005 của Ban TVTU Bình Thuận cụ thể hóa NQ số 41-NQ/TW của bộ chính trị”về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”. 32. Kết luận số 69-KL/TU, ngày 03/8/2009 của Ban TVTU Bình Thuận về việc chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ thị 29-CT/TW của Ban bí thư “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện NQ 41-NQ/TW”. 33. Kế hoạch số 1980/KH-UBND, ngày 04/5/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. 34. Lê Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục. 35. Đặng Mộng Lân (2001), Các công cụ quản lý môi trường, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 36. Liên Hợp quốc (1997), Nghị định thư Ky-o-to 1997 về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng dần lên www.tainguyenmoitruongbinhthuan.com.vn. 37. Phạm Hữu Nghị (2002), "Về vấn đề xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật. 38. Phạm Hữu Nghị (2007), Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tài liệu hội thảo khoa học "Môi trường trong mối quan hệ với sức khỏe và quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Nhìn - Tuấn Lan (2004), Môi trường - ô nhiễm và hiệu quả, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. 40. Đặng Thị Ánh Nguyệt (2004), Quản lý xung đột trong các dự án xây dựng sở hạ tầng, Luận văn Thạc sỹ khoa học. 41. Nguyễn Quang Tuấn (2000), Xung đột môi trường: nguyên nhân và giải pháp quản lý xung đột môi trường, Kỷ yếu Hội thảo xã hội học môi trường, Bộ KHCN&MT, 11/2000. 42. Quốc hội (2004), Luật tài nguyên nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 43. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 44. Trương Thị Sâm (2001), "Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường", Tạp chí Khoa học xã hội. 45. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận (2008), Các báo cáo công tác QLNN về tài nguyên và môi trường ở Bình Thuận từ năm 2004 đến tháng 12 năm 2008. 46. Sở Thuỷ sản Bình Thuận (2006), Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản Bình Thuận giai đoạn 2006-2010. 47. Đặng Hoàng Sơn (2003), 136 câu hỏi và giải đáp về pháp luật môi trường, Nxb Lao động, Hà Nội. 48. Trần Thanh Tân (1994), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường", Tạp chí Cộng sản. 49. Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận. 50. Trương Mạnh Tiến (2002), "Tăng cường hoạt động Quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường", Tạp chí Quản lý nhà nước. 51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật môi trường, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 52. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2000), Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 - 2005. 53. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2006), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 15-11-2004 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 54. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010. 55. Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Tài liệu Hội thảo khoa học về môi trường trong mối quan hệ với sức khỏe và quyền con người, Hà Nội. 56. Xử lý nước thải để bảo vệ môi trường sống, Báo Nhân dân ngày 8 tháng 5 năm 2008. Tài liệu nước ngoài 57. C.W. Moore (1986), The Mediation Process. Practical Strategies for Resolving Conflicts. San Francisco, CA: Jossey Bass Publisher. 58. Teresita D. Suselo (1993), Environmental Resources and Utilization, Qeen Sirikit Environment and Development Seminar: AIT. 59. Valerie Brown et al (1995), Risks and opportunities, earths can Publications Ltd, London. 60. World bank (1992), Development and the environment, World Developmenment Report, New York.

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan