Top 10 tài liệu về khảo cổ học Việt Nam đúng chuẩn nhất 

Khảo cổ học Việt Nam

Khảo cổ học Việt Nam là chuyên ngành được rất nhiều bạn sinh viên, giảng viên, giáo sư, tiến sĩ,…  ngành di sản văn hóa, lịch sử,… quan tâm đến. Khảo cổ học Việt Nam: Đó chính là hiện vật thật, liên quan đến hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt,… của con người trong quá khứ. Được tìm thấy, đem ra nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

Dưới đây là 10 tài liệu liên quan đến Khảo cổ học Việt Nam rất chi tiết đầy đủ để các bạn có thể tìm hiểu, tham khảo để có thêm hiểu biết về lĩnh vực.

I. Top 10 bài viết về khảo cố học Việt Nam hay nhất 

1. Khảo cổ học Việt Nam

Khảo cổ học học Việt Nam là cuốn giáo trình của Trần Văn Bảo, đã được tác giả tìm hiểu nghiên cứu trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách đã được sử dụng ở Trường Đại Học Đà Lạt và là giáo trình, tài liệu tham khảo cho rất nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Chắc chắn cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu được nhiều kiến thức về khảo cổ học. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên, giảng viên chuyên ngành di sản, khảo cổ,… Hãy cùng tham khảo nhé!

Khảo cổ học Việt Nam
Khảo cổ học Việt Nam

Download tài liệu

2. Bài tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam

Theo tác giả khảo cổ học là môn cơ sở của ngành lịch sử cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và sự tiến hóa văn hóa nhân loại qua các thời đại từ đồ đá cũ đến giai đoạn hình thành nhà nước. Đặc thù của khoa học khảo cổ là phục dựng lại đời sống của con người trong quá khứ thông qua việc nghiên cứu sử liệu vật thật trong bối cảnh tự nhiên và văn hóa. Từ đó, lịch sử nhân loại được trình bày trước hết qua cách thức tiếp cận từ những di tích, di vật thực “mắt thấy, tai nghe” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn gần nhất, chân thực nhất về lịch sử loài người và quá trình phát triển của từng thời đại. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, hay còn những băn khoăn về khảo cổ học Việt Nam là như thế nào. Thì hãy tham khảo bài tiểu luận “ Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam.

Bài tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam
Bài tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của khảo cổ học Việt Nam

Download tài liệu

3. Đề cương khảo cổ học Đông Nam Á

Môn học cung cấp những vấn đề chính trong nghiên cứu khảo cổ học ở khu vực Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử khác nhau từ thế kỷ XIX cho đến nay. Phân kỳ và nội dung của các giai đoạn hay văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Một số phát hiện khảo cổ đáng quan tâm và mối quan hệ giữa khảo cổ học Đông Nam Á và khảo cổ học ở Việt Nam. Một số vấn đề về niên đại của khảo cổ học Đông Nam Á và vị trí của khảo cổ học Đông Nam Á trên thế giới. Nếu bạn là một sinh viên đang theo học chuyên ngành lịch sử, di sản, bảo tàng thì không thể bỏ qua tài liệu trên. Hãy cùng tham khảo tài liệu để có thêm những kiến thức chuyên môn phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, và công việc của các bạn sau này nhé.

Đề cương môn khảo cổ học Đông Nam Á
Đề cương môn khảo cổ học Đông Nam Á

Download tài liệu

4. Tài liệu ngành nông nghiệp và khảo cổ học miền Bắc Việt Nam

Sau khi di dời từ Sài Gòn ra Hà Nội vào năm 1901, Trường Viễn Đông Bác Cổ đã giúp phát triển hoạt động khảo cổ ở Việt Nam, đặc biệt Miền Nam trong giai đoạn đầu. Năm 1906,cuộc khai quật đầu tiên đã được thực hiện ở hang Thẩm Khoách, phố Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Một số công trình khảo cổ học có tầm quốc tế xuất phát từ trường Bác Cổ này. Như nền Văn hóa Hòa Bình,… Dưới đây là tài liệu chuyên sâu về “ ngành nông nghiệp và khảo cổ học miền Bắc Việt Nam” Quý độc giả nếu như đang quan tâm, thì hãy tiếp tục đọc tài liệu để có thể trau dồi thêm kiến thức bổ ích, thú vị về vấn đề này nhé.

Tài liệu ngành nông nghiệp và khảo cổ học miền Bắc Việt Nam
Tài liệu ngành nông nghiệp và khảo cổ học miền Bắc Việt Nam

Download tài liệu

5. Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học

Cuốn sách kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học của PGS.TS Trịnh Cao Tưởng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội (2007). Đó là một cuốn sách nổi tiếng của ông, giới chuyên ngôn khi nhắc đến không ai là không biết đến cuối sách. Cuốn sách đã có một vị thế nhất định trong lòng quý độc giả. Cuốn sách cho chúng ta cái nhìn chân thực nhất về kiến trúc Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học, ngay từ cái tên tác phẩm để hàm chứa nội dung bao quát nhất của cuốn sách. Từ đó chúng ta thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa kiến trúc và khảo cổ. Hãy cùng tìm hiểu về tài liệu này nhé. Đối với những tân binh mới, sinh viên mới đang học những chuyên ngành kiến trúc, lịch sử, khảo cổ này chắc chắn sẽ không làm lãng phí thời gian tìm đọc của các bạn đâu.

Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học
Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học

Download tài liệu

6. Những di tích khảo cổ cự thạch ở Đồng Nai trong khung cảnh cự thạch Việt Nam và Châu Á

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, tạo ra áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có các di tích văn hóa Cự Thạch Tiền Sử. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn về văn hóa, nhất là vấn đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, yêu cầu khảo sát, giám định, nghiên cứu, bảo tồn hệ thống các quần thể di sản Cự Thạch đặc biệt cấp thiết trong tình hình hiện nay, nhằm bảo vệ bằng mọi giá loại hình di sản độc đáo của dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế. Quý bạn đọc hãy tham khảo tài liệu. Để cập nhập những kiến thức hay ho, giá trị về vấn đề được đề cập đến nhé.

Những di tích khảo cổ học cự thạch ở Đồng Nam trong khung cảnh Cự Thạch Việt Nam và Châu Á
Những di tích khảo cổ học cự thạch ở Đồng Nam trong khung cảnh Cự Thạch Việt Nam và Châu Á

Download tài liệu

7. Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam

Cuốn sách là kết quả điều tra, thám sát và khai quật của nhiều thế hệ các nhà khảo cổ ở vùng biển và hải đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Trong số đó, các nhà khoa học ấy, có người đã vĩnh viễn ra đi, có người đã nghỉ hưu hoặc có người đã chuyển công tác khác và có người hiện đang công tác tại Viện Khảo Cổ học, tiếp tục công việc nghiên cứu của các thế hệ trước để lại. Công trình được xem là có giá trị vô cùng quan trọng và tiêu biểu, thể hiện được quá trình nghiên cứu, tìm hiểu rất sâu sắc kỹ lưỡng của các tác giả để có thể cho ra được thành quả giá trị như vậy. Chúng ta nhưng người đang được thừa hưởng lại những nghiên cứu, những hy sinh, vất vả của biết bao người. Vì vậy hãy biết trân trọng thành quá ấy nhé.

Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam
Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam

Download tài liệu

8. Khảo cổ học Nam Bộ Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái 

Nam Bộ có hai tiểu vùng sinh thái tự nhiên, cũng là hai tiểu vùng văn hóa phát triển liên tục từ thời cổ cho đến nay. Đó chính là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc nghiên cứu khảo cổ học Nam Bộ Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái góp phần vào nghiên cứu chung của ngành Khảo cổ học ở Việt Nam. Sự phân chia tiểu vùng ở Nam Bộ chỉ mang tính chất tương đối, với ranh giới chuyển tiếp từ Đông sang Tây Nam Bộ là Long An. Tuy nhiên ranh giới chỉ là tương đối nhưng trên quan niệm sinh thái nhân văn thì hai tiểu vùng sinh thái – văn hóa trên không thể gộp chung mà rõ ràng cần nhìn nhận như một phức hệ văn hóa trên cơ sở sự đa dạng địa hình – sinh thái. Hãy cùng chúng tôi đọc và tìm hiểu nguồn tư liệu trên để cập nhập thêm kiến thức cho bản thân nhé.

Khảo cổ học Nam Bộ Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái
Khảo cổ học Nam Bộ Việt Nam nhìn từ môi trường sinh thái

Download tài liệu

9. Khảo cổ học hang động núi lửa; Một số loại hình di sản độc đáo ở Việt Nam

Bài báo cáo giới thiệu một số loại hình di tích danh thắng của Tây Nguyên được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây vài chục triệu năm, trong đó có các hang động núi lửa ở cao nguyên Đắk Nông. Các hang động này bảo lưu giá trị di sản kép, vừa là danh thắng hang động, vừa là nơi bảo tồn tốt nhất các di tồn mà tổ tiên để lại. Trong khi tất cả các dấu tích hữu cơ của thời tiền sử như di cốt người và động vật, các loại quả hạt ở vùng đất đỏ Tây Nguyên đều bị tiêu hủy hết thì chúng ta lại được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong lòng hang núi lửa. Kết quả khai quật của các hang núi lửa này đã cho phép các nhà khảo cổ học phác thảo bức tranh toàn cảnh về lịch sử văn hóa của các cộng đồng cư dân tiền sử Tây Nguyên trong bối cảnh rộng hơn. Đây cũng là cơ sở bảo vệ, trưng bày và phát huy giá trị di sản kép của loại hình dạng hang động núi lửa trong chiến lược phát triển du lịch văn hóa Tây Nguyên. Đây là một tài liệu hay mang nhiều ý nghĩa, giá trị khác nhau. Sẽ giúp ích, phục vụ rất nhiều trong công tác học tập, nghiên cứu của nhiều đối tượng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Khảo cổ học hang động núi lửa; Một số loại hình di sản độc đáo ở Việt Nam
Khảo cổ học hang động núi lửa; Một số loại hình di sản độc đáo ở Việt Nam

Download tài liệu

10. Tư tưởng người Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học

Qua việc nghiên cứu hoạt động con người trong thời kỳ tiền sử, sơ sử bằng việc khai thác, tìm kiếm, phân tích, phục chế,… Các nhà khảo cổ học từ những hiện vật thật còn lưu giữ lại cho đến ngày nay, có thể có được những hình dung khái quát nhất về tư tưởng người Việt Nam trong thời kỳ tiền sử, sơ sử. Thật thú vị khi những thế hệ trẻ tương lai lại có thể tìm hiểu về quá khứ, lịch sử,.. của tổ tiên xưa kia. Từ công tác nghiên cứu ngành khảo cổ học, đã giá cho trình độ phát triển con người có những bước tiến mới, góp phần lưu giữ, phục dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp còn được lưu giữ lại thông qua các hiện vật thật được tìm kiếm. Chắc chắn nguồn tài liệu dưới đây sẽ không làm bạn đọc thất vọng. Hãy cùng tham khảo nhé.

Tư tưởng người Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học
Tư tưởng người Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học

Download tài liệu

100+ Tài liệu về khảo cổ học hay

Đọc thêm:

Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua

10+ Báo cáo thực tập cây trồng hay không thể bỏ qua

II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, tìm hiểu khảo cổ học Việt Nam

  • Nghiên cứu, tìm hiểu khảo cổ học Việt Nam là rất quan trọng.
  • Giúp con người hiện đại có cái nhìn bao quát nhất về lịch sử hình thành và phát triển của đời sống văn hoá, xã hội Việt Nam ở nhiều giai đoạn và thời kỳ khác nhau trong quá khứ.
  • Phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập và  nghiên cứu của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.
  • Nhằm mục đích tìm kiếm, giữ gìn những hiện vật cổ, hiện vật gốc đưa về các bảo tàng bảo quản, trưng bày, gìn giữ hiện vật.
  • Nhằm mục đích lý giải thắc mắc, vấn đề liên quan đến hiện vật,… 
  • Đó là hình thức lưu giữ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp còn được lưu giữ đến bây giờ.

Bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị mà hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc còn lưu giữ đến ngày nay. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng các nhà khảo cổ học Việt Nam. Đó là trách nhiệm chung của toàn thể xã hội, toàn thể người dân.

Đọc thêm:

Những yêu cầu cơ bản khi thực hiện Đồ án hệ thống cung cấp điện

Những yêu cầu đối với đồ án cung cấp điện cho tòa nhà

Trên đây là tổng hợp 10 tài liệu về khảo cổ học Việt Nam hay, chi tiết và đầy đủ nhất. Khảo cố học là một bộ môn khoa học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành văn hóa. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích.