Top 10 tài liệu về bài thơ Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác

Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là một trong những bài thơ hay nhất được viết về Bác, người cha già kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh lớp 9. Viếng lăng Bác là tác phẩm thường xuyên xuất hiện tại các cuộc thi lớn nhỏ đối với bộ môn Ngữ văn cũng như là đề tài để nghiên cứu đối với các chuyên gia, những nhà phân tích, lý luận văn học.

Hiểu được tầm quan trọng của tác phẩm Viếng lăng Bác trong quá trình học tập và nghiên cứu, chúng mình đã tổng hợp 10 tài liệu về bài thơ này để các bạn có thể cùng tìm hiểu và tham khảo thêm.

I. Các tài liệu về bài thơ Viếng lăng Bác

1. Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là giáo án giảng dạy của giảng viên bộ môn Ngữ văn. Tài liệu cung cấp đầy đủ các thông tin từ tiểu sử của tác giả Viễn Phương cho đến nội dung chi tiết và hướng dẫn đọc hiểu, phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác. Tài liệu cũng có một ưu điểm rất lớn về mặt hình thức khi được trình bày đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng trong việc theo dõi bài đối với các em học sinh. 

Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác

Download tài liệu

2. Tiết 117 – Viếng lăng Bác

Tiết 117 – Viếng lăng Bác là một tác phẩm thuộc vào cuộc thi thiết kế giáo án điện tử. tài liệu này cũng là một trong những tài liệu được đánh giá cao nhất trong cuộc thi đó, bởi hình thức và nội dung vô cùng ấn tượng. Về hình thức của tài liệu, được trình bày rất khoa học, sử dụng nhiều hình ảnh, hình minh họa hỗ trợ bài giảng.

Còn về mặt nội dung thì đủ ý, hướng dẫn cặn kẽ, chi tiết. Đây là một trong những tài liệu trình bày theo hướng mới, dễ tiếp cận và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Tiết 117 - Viếng lăng Bác
Tiết 117 – Viếng lăng Bác

Download tài liệu

3. Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là một tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Tài liệu trình bày rất chi tiết, vạch ra một cách rõ ràng các ý chính, ý phụ để người đọc có thể tham khảo, lựa chọn ý hay cho bài văn của mình. Ngoài ra tài liệu cũng có những gợi ý về cách triển khai phân tích theo nhiều hướng như bổ dọc hoặc bổ ngang tác phẩm để tránh nhàm chán và lặp lại quá nhiều.

Viếng lăng Bác
Viếng lăng Bác

Download tài liệu

4. Bài 23 :Viếng Lăng Bác

Bài 23 :Viếng Lăng Bác là một giáo án giảng dạy của giáo viên bộ môn Ngữ văn. Tài liệu này có ưu điểm về nội dung vô cùng đầy đủ, chi tiết về cả tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ cũng như hướng dẫn phân tích bài thơ. Ngoài những nội dung chính, tài liệu cũng cung cấp những thông tin về các câu, từ “đắt” trong tác phẩm để học sinh chú ý, tiến hành phân tích, chứng minh làm rõ giá trị của các câu từ đối với toàn bộ tác phẩm.

Bài 23 :Viếng Lăng Bác
Bài 23 :Viếng Lăng Bác

Download tài liệu

5. Viếng lăng Bác( Giáo án thi huyện)

Viếng lăng Bác( Giáo án thi huyện) là tài liệu tham gia cuộc thi giáo viên giỏi bộ môn ngữ văn của giáo viên Nguyễn Thị Thanh Hiên. Tài liệu thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu và đầu tư rất lớn khi cách trình bày rõ ràng, khoa học, sáng tạo, nội dung phong phú, cụ thể, chi tiết và có nhiều điểm mới lạ.

Có thể thấy, tài liệu này rất phù hợp để trở thành tài liệu tham khảo chung dành cho giáo viên cũng như là tài liệu học tập rất tốt dành cho học sinh muốn tìm hiểu trước những như nghiên cứu kỹ về tác phẩm này.

Viếng lăng Bác( Giáo án thi huyện)
Viếng lăng Bác( Giáo án thi huyện)

Download tài liệu

6. Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 1 + 2

Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 1 + 2 là tài liệu phân tích hai khổ một và hai của bài thơ Viếng lăng Bác. Có thể nói đây là một trong những tài liệu phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác hay nhất, khi chỉ ra một cách đầy đủ những yếu tố, những phép tu từ nhân hóa, so sánh và ẩn dụ có trong hai khổ thơ đầu, dàn ý vô cùng chi tiết, việc tham khảo có thể dễ dàng hơn, người tham khảo cũng hiểu và nắm được những nội dung chính và giá trị của hai khổ đầu.

Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 1 + 2
Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 1 + 2

Download tài liệu

7. Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 3 + 4

Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 3 + 4 là tài liệu tiếp nối của tài liệu trên, hướng dẫn phân tích khổ ba và bốn của tác phẩm Viếng lăng Bác. Tiếp nối thành công của tài liệu trước đó, lần này những phân tích về nội dung, hình thức của hai khổ cuối cũng vô cùng chi tiết, có những điểm mới mẻ, sáng tạo so với những tài liệu cùng đề tài.

Có thể nói đây là tài liệu tham khảo cơ bản dành cho các bạn học sinh, về cả cách triển khai các ý và cách dẫn dắt vào tác phẩm, câu thơ phân tích cũng vô cùng tự nhiên.

Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 3 + 4
Bài ôn tập HK2 : Phân tích Viếng lăng Bác khổ 3 + 4

Download tài liệu

8. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác do Tập thể tổ 2, lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm thực hiện. Đây có thể nói là một tài liệu tham khảo vô cùng đặc biệt, khi một bài phân tích được thực hiện bởi một nhóm.

Chứng tỏ nội dung và hình thức được đầu tư rất nhiều, tài liệu chỉ ra những điểm đặc biệt mà người đọc chưa để ý đến, cách phân tích tác phẩm mới mẻ, giúp người tham khảo dễ dàng tiếp thu kiến thức và có những hướng suy luận, phân tích mới, của riêng mình.

Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Download tài liệu

9. Ôn thi vào lớp 10_CĐ3: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Ôn thi vào lớp 10_CĐ3: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác là tài liệu ôn thi dành cho học sinh chuyển cấp từ cấp hai lên cấp ba. Tài liệu này được thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ các ý cơ bản để có thể triển khai việc phân tích tác phẩm bao gồm dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.

Hướng dẫn phân tích tác giả, tiểu sử và cuộc đời, sự nghiệp Viễn Phương cho đến hướng dẫn phân tích tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, nội dung và giá trị của tác phẩm.

Ôn thi vào lớp 10_CĐ3: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
Ôn thi vào lớp 10_CĐ3: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Download tài liệu

10. Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác – văn mẫu

Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác – văn mẫu là một tài liệu tham khảo tập trung vào phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Viếng lăng Bác. Bài thơ này được sử vô cùng nhiều các phép tu từ nhưng ở đây chúng ta sẽ tập trung vào phép ẩn dụ.

Trong toàn bộ bài thơ, người thực hiện tài liệu tập trung vào phân tích một khổ thơ mà ở đó phép ẩn dụ thể hiện rõ nhất, mang nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật nhất, góp phần không nhỏ làm nên thành công, tên tuổi của toàn bộ tác phẩm này.

Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác - văn mẫu
Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác – văn mẫu

Download tài liệu

100+ Tài liệu về tác phẩm “Viếng lăng Bác” hay

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác

1. Tác giả

  • Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 – 21 tháng 12 năm 2005)
  • Quê Viễn Phương ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang)
  • Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,… và chắc chắn không thể không kể đến bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Tác phẩm

  • Viếng lăng Bác được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
  • Bố cục của bài thơ rất rõ ràng, được chia làm bốn phần và được biểu lộ tâm tư, tình cảm rất chân thành, sâu sắc. 
  • Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
  • Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
  • Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
  • Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

Nổi bật thông qua nội dung tác phẩm chúng ta có thể thấy chính là tiến trình cảm xúc, tâm tư tình cảm của tác giả. Bắt đầu với sự xúc động, cảm xúc về cảnh trước lăng Bác. Tiếp theo đó là cảm xúc khi hòa cùng dòng người đi vào lăng thăm Bác và cuối cùng là niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác.

Chúng ta có thể thấy rằng cảm xúc bao trùm bài thơ này chính là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào nhưng cùng với đó là những cảm xúc đau xót, tiếc nuối.

III. Hướng dẫn phân tích cơ bản bài thơ Viếng lăng Bác

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương: Có thể nói Viễn Phương là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước, là nhà thơ đại tài, sở hữu những tác phẩm thi ca tuyệt vời, còn mãi với thời gian.
  • Giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác”: Đây là bài thơ thể hiện nỗi lòng của tác giả, là một dòng cảm xúc nghẹn ngào của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác.

2. Thân bài

Tiến hành phân tích tác phẩm theo thứ tự các khổ thơ.

Khổ 1: Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác

  • Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” thể hiện một điều hết sức giản dị, mộc mạc mà chân thành: Người miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ luôn quan tâm, đối xử tốt với con người nơi đây như con, cháu
  • Nhà thơ dùng từ “thăm” mục đích để: Nói giảm nói tránh nhằm giảm nhẹ đi nỗi đau, đó cũng là một lợi thế của thi ca mà tác giả áp dụng rất tốt trong tác phẩm của mình, nó giúp người ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi
  • Chúng ta chú ý từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng, mở ra một không gian rộng lớn, vô tận. Tác giả thực sự đang thả tâm hồn mình tại nơi Bác được yên nghỉ.
  • Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc

⇒ Khổ thơ đầu tiên này thể hiện sự xúc động của tác giả, Viễn Phương đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào mà thốt lên “ôi”, xưng hô “con”…

Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

  • Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: Điều này nhằm mục đích ví Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác
  • Ngoài phép ẩn dụ, Viễn Phương cũng khéo léo khi sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: Nhằm ám chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ về Bác
  • Tiếp đó là một hình ảnh ẩn dụ về “tràng hoa”: Nhằm ám chỉ những người vào lăng viếng Bác như kết thành một tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ
  • Tiếp tục là một phép tu từ được sử dụng trong bài thơ, “bảy mươi chín mùa xuân”: Đây chính là phép hoán dụ ám chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác

⇒ Khổ thơ thứ hai thể hiện sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác

  • Tác giả sử dụng phép nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác: “Giấc ngủ bình yên”
  • Tiếp tục là phép nhân hóa “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhằm ám chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người
  • Và cuối cùng là phép ẩn dụ “Trời xanh”: Thể hiện chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu sẽ trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước
  • nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình “nghe nhói ở trong tim”, đây chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 

⇒ Cảm xúc bao trùm khổ thơ thứ ba chính là sự tôn kính, xúc động khi tiến vào trong lăng Bác.

Khổ cuối cùng, khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

  • Tác giả mở đầu khổ thơ bằng câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: thể hiện cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa nơi Bác nghỉ
  • Phép liệt kê, ẩn dụ được sử dụng “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: thể hiện niềm dâng hiến tha thiết, mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác
  • Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng tạo điểm nhấn cho bài thơ.

⇒ Chủ thể “con” được sử dụng, tác giả đến đây không thể hiện ước nguyện cá nhân, mong muốn này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác Hồ kính yêu.

  • Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
  • Giá trị nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm.
  • Kết bài
  • Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:

Với thể thơ 8 chữ, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng, giọng điệu thiết tha, sâu lắng thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…

Đọc thêm:

Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương để các bạn có thể tham khảo thêm, giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu đề tài về tác phẩm này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm Viếng lăng Bác.