Top 10 tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sang thu

Tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh chính là những dòng tâm trạng, những sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Với những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật, Sang thu đã được đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 và trở thành một trong những bài thơ hay nhất về đề tài thiên nhiên được đưa vào giảng dạy. 

Hiểu được tầm quan trọng của bài thơ Sang thu trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của các bạn học sinh và các thầy cô giáo, chúng mình đã tổng hợp 10 tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sang thu để tất cả các bạn có thể cùng tìm hiểu nghiên cứu.

I. 10 tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sang thu hay nhất

1. Tiết 121 Sang Thu NV 9 học kỳ 2

Tiết 121 Sang Thu NV 9 học kỳ 2 là một tài liệu hỗ trợ giảng dạy dưới dạng một slide thuyết trình trên lớp dành cho giáo viên bộ môn Ngữ văn. Tài liệu có ưu điểm trình bày rõ ràng, đầy đủ các ý, thứ tự trình bày nội dung rất khoa học, từ kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới cho đến giới thiệu tác phẩm Sang thu.

Tài liệu tập trung vào những yếu tố đọc hiểu cơ bản để học sinh nắm được nội dung chính và trả lời được những câu hỏi trong sách giáo khoa, là tài liệu phù hợp đối với những tiết học đầu, mang tính giới thiệu nội dung chứ chưa đi sâu vào phân tích tác phẩm.

Tiết 121 Sang Thu NV 9 học kỳ 2
Tiết 121 Sang Thu NV 9 học kỳ 2

Download tài liệu

2. Bài 24: Sang Thu

Bài 24: Sang Thu là tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi dành cho học sinh. Tài liệu tập trung vào việc đưa ra các câu hỏi sát với nội dung bài thơ, từng câu hỏi sẽ ứng với từng câu, từng đoạn thơ giúp việc trả lời những câu hỏi này giúp học sinh hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn cũng như có tinh thần chủ động, tự giác hơn trong việc tìm hiểu về tác giả cũng như tác phẩm. 

Bài 24: Sang Thu
Bài 24: Sang Thu

Download tài liệu

3. Tiết 121. Sang thu

Tiết 121. Sang thu là tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên bộ môn ngữ văn cho giáo viên Phạm Thị Bích Hằng biên soạn. Tài liệu này có đầy đủ những nội dung cần thiết phải triển khai trong một giờ học, từ việc kiểm tra, hệ thống lại bài tập cũ, đến giới thiệu dẫn dắt học sinh vào tác phẩm mới. Giáo án này tập trung vào phần đọc hiểu tác phẩm, giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu và bước đầu nắm được nội dung chính mà tác phẩm muốn truyền tải.

Tài liệu cũng có ưu điểm là thiết kế dành cho việc sử dụng vào giáo án điện tử vô cùng tiện lợi, nội dung đầy đủ, chi tiết về tác phẩm Sang thu khiến tài liệu này không những phù hợp với cả những học sinh muốn tìm hiểu trước hoặc sâu hơn về tác phẩm.

Tiết 121. Sang thu
Tiết 121. Sang thu

Download tài liệu

4. Lời tự bạch của tác giả bài thơ Sang thu

Lời tự bạch của tác giả bài thơ Sang thu là một tài liệu vô cùng quý giá thuật lại những tâm sự rất thật từ chính tác giả của bài thơ Sang thu nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông kể lại lí do mình sáng tác bài thơ và lí giải tại sao lại có lời đề cuối bài thơ đó. Đây là một trong những tài liệu liên quan đến tác phẩm Sang thu vô cùng chân thực, quý giá và cần được các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu biết đến rộng rãi hơn nữa.

Lời tự bạch của tác giả bài thơ Sang thu
Lời tự bạch của tác giả bài thơ Sang thu

Download tài liệu

5. Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Sang thu. Có thể nói đây là một trong những tài liệu có cách triển khai ý, phân tích và trình bày rất ngắn gọn, cô đọng nhưng vẫn rất đủ ý. Tài liệu chỉ trình bày trong hai mặt giấy nhưng lại nêu được toàn bộ nội dung của tác phẩm.

Đây là tài liệu tham khảo phù hợp đối với những bạn muốn tóm tắt nội dung tác phẩm hay tiến hành một bài phân tích ngắn trong một thời gian có hạn.

Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Download tài liệu

6. Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu

Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu là tài liệu hướng dẫn cảm nhận tác phẩm văn học. Tài liệu này tập trung vào khơi gợi yếu tố cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm cũng như tập trung vào phân tích chứng minh việc sử dụng các yếu tố, biện pháp nghệ thuật khiến hình tượng trong bài thơ trở nên có hồn hoặc gợi cảm hơn. 

Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu
Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu

Download tài liệu

7. Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh tiếp tục là một tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sang thu. Khác với những tài liệu tham khảo trước đó, tài liệu lần này có hướng triển khai tốt hơn rất nhiều khi dẫn dắt vào tác phẩm thay vì sử dụng mở bài trực tiếp.

Ngoài ra cách phân tích, nếu tác dụng của từng hình ảnh, từng câu, chữ trong tác phẩm cũng thể hiện sự chi tiết, tỉ mỉ hơn. Đây là một tài liệu được đầu tư rất nhiều về mặt nội dung với dung lượng lớn.

Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Download tài liệu

8. Tài liệu Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu 

Tài liệu Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu cũng là một tài liệu hướng dẫn phân tích cảm nghĩ nhưng hướng tiếp cận vấn đề mở, cách trình bày của tài liệu dễ nhìn hơn, nội dung vừa bao quát hơn vừa mới mẻ hơn.

Lời văn sử dụng trong tài liệu cũng rất nhẹ nhàng, thể hiện rõ yếu tố cảm xúc trong từng lời văn, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hay nếu người đọc biết chắt lọc ý và kết hợp với các tài liệu khác.

Tài liệu Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh - Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu 
Tài liệu Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu

Download tài liệu

9. 199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. là một tài liệu tham khảo thú vị và mới lạ khi tập trung vào cá yếu tố chuyển mình, những điều gì đã thay đổi khi hạ đi thu đến trong bài thơ Sang thu. Ngoài những nội dung phân tích cơ bản thường thấy, tài liệu này đi sâu vào phân tích, so sánh những hình ảnh khác nhau, những thứ đã thay đổi khi mùa thu đến.

Những hình ảnh và giá trị nghệ thuật được làm nổi bật cũng vì thế. Đây là một trong những tài liệu phân tích Sang thu được đánh giá cao nhất khi hướng tiếp cận vấn đề mới mẻ và làm nổi bật được những giá trị, vẻ đẹp của thiên nhiên giao hòa này.

199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Download tài liệu

10. Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một tài liệu nêu cảm nghĩ rất ngắn. Chúng ta có thể thấy nổi bật ở tài liệu tham khảo này chính ở dung lượng rất cô đọng nhưng nội dung lại vô cùng cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Từ những giới thiệu, dẫn dắt vào tác phẩm, giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và cuối cùng là tiến hành phân tích nội dung tác phẩm Sang thu.

Tất cả những yêu cầu cơ bản của một bài phân tích đều được đáp ứng, đây có thể coi là một trong những tài liệu về phân tích tác phẩm Sang thu cô đọng súc tích nhất.

199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
199 bài và đoạn văn hay lớp 9 (107) -Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Download tài liệu

100_ Tài liệu về tác phẩm Sang thu hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

II. Nhà thơ Hữu Thỉnh và tác phẩm Sang thu

1. Vài nét về tác giả Hữu Thỉnh

  • Tên thật của ông là là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Hữu Thỉnh là một trong những nhà văn thành công nhất trên con đường sự nghiệp thi ca cũng như văn chương, cụ thể: Ông đã từng tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V. Vào năm 2000 ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến của Hữu Thỉnh là “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…. Phong cách sáng tác của nhà thơ rất đặc biệt, có thể nói ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.

2. Vài nét về tác phẩm Sang thu

  • Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi Hữu Thỉnh tham gia cuộc thi viết tại trại hè, bài thơ ra đời trong bối cảnh đất nước ta mới thống nhất hòa bình. Bài thơ được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
  • Bố cục của bài thơ cơ bản như sau:
  • Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
  • Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu
  • Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu

III. Hướng dẫn lập dàn ý, phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về đề tài mùa thu trong thơ văn
  • Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh: 
  • Là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn
  • Một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế
  • Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: 
  • Bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.

2. Thân bài:

  • Khổ 1: Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu
  • Bỗng nhận ra: sự phát hiện đầy lý thú và ngạc nhiên của tác giả trước những sự biến đổi của thiên nhiên đất trời đi vào thu
  • Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu: Hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ
  • Tâm trạng, cảm xúc của tác giả: Hình như thu đã về 
  • Tác giả chưa thể khẳng định chắc chắn rằng thu đã về mà chỉ là một sự phỏng đoán, xen lẫn trong đó chút mơ hồ hoài nghi

Khổ 1 của bài thơ chính là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu.

  • Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
  • Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
  • Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
  • Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
  • Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
  • Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
  • Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu

  • “Sông được lúc dềnh dàng”: lững thững trôi đi, nhẹ nhàng, chậm rãi, thu về là lúc dòng sông được yên bình, nghỉ ngơi
  • “Chim bắt đầu vội vã”: những cánh chim mải miết bay đi tìm nơi tránh rét
  • Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”: Một sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ, cho thấy bước chuyển của thời gian, đồng thời, đó cũng là hình ảnh độc đáo, đặc trưng riêng của thiên nhiên lúc giao mùa
  • Khổ thơ thứ 2 chính là những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang mà tác giả đã cảm được thông qua sự tinh tế của mình.
  • Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.
  • Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” là đặc trưng của mùa thu
  • Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.

=> Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời.

Khổ 3: Sự thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật và chiêm nghiệm của nhà thơ

  • Vẫn còn nắng, còn sấm, còn mưa những cường độ đã bớt dần lại so với mùa hè
  • Chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời;+ Sấm: những sóng gió, thử thách của cuộc đời
  • Hàng cây đứng tuổi: những con người từng trải, từng va vấp,…

=> Những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước sóng gió của cuộc đời.

  • Khổ cuối cùng chính là những tâm tư, suy ngẫm của tác giả.
  • Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
  • Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
  • Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
  • Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” – trạng thái của con người

Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

Giá trị nội dung

  • Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. 
  • Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

3. Kết bài 

  • Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Sang thu. Cũng như nêu cảm nghĩ ngắn về bài thơ, liên hệ thực tế.

Đọc thêm:

Tham khảo 10 luận văn, tiểu luận kế toán tiêu thụ hay nhất 

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

Chúng mình đã tổng hợp và gửi đến các bạn 10 tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh để các bạn có thể tham khảo thêm, giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu đề tài về tác phẩm này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp là những tài liệu được đánh giá hay nhất, ấn tượng nhất và mong rằng có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình thực hiện những bài phân tích tác phẩm tốt nhất cũng như hiểu hơn, nắm rõ được nội dung, tư tưởng của bài thơ Sang thu. Chúc các bạn thành công.