Top 10 tài liệu hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn

Đào tạo - bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn

Kỹ năng phỏng vấn là tổng hợp của những phương pháp mà nhà tuyển dụng thực hiện trong quá trình tiếp xúc và trao đổi (hay nói cụ thể hơn là quá trình hỏi và trả lời) giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển. Quá trình phỏng vấn luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. 

Bên cạnh đó, cũng sẽ hiểu rõ hơn về tính cách, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử… của từng cá nhân tham gia phỏng vấn; từ đó tìm ra người thực sự cần. Trong nội dung bài viết này, chúng mình đã tổng hợp và xin được gửi đến các bạn 10 tài liệu hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn hay nhất, chuẩn nhất để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu.

I. Các tài liệu hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn

1. 10 mẹo nhỏ nâng cao kỹ năng phỏng vấn

Việc thể hiện sự tự tin bằng cách đứng thẳng người ánh mắt nhìn chăm chú và cái bắt tay chắc chắn. Những ấn tượng không thông qua lời nói, văn bản đầu tiên ấy có thể là một sự khởi đầu tuyệt vời hoặc sẽ kết thúc nhanh buổi phỏng vấn của bạn.

Trang phục phỏng vấn bạn không được phép mặc kiểu quần áo thường ngày khi đi phỏng vấn… đó là những mẹo để giúp bạn nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình. Và hãy nghiên cứu 10 mẹo nhỏ trong tài liệu này để nâng cao kỹ năng phỏng vấn của bạn.

10 mẹo nhỏ nâng cao kỹ năng phỏng vấn
10 mẹo nhỏ nâng cao kỹ năng phỏng vấn

Download tài liệu

2. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Đây là một giáo trình hướng dẫn các bạn cách để có được những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng tốt nhất. Tài liệu này cung cấp các hình thức tuyển dụng như: Trắc nghiệm (trắc nghiệm về hành vi, tư duy cảm xúc, tình huống), phỏng vấn (phỏng vấn theo mẫu, không theo mẫu, hội đồng, cảng thẳng), Kiểm tra về nhận thức, chuyên môn kỹ năng hoặc sức khỏe…

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Download tài liệu

3. Bộ sưu tập kỹ năng phỏng vấn xin việc

Đây là một tài liệu tổng hợp những kỹ năng phỏng vấn bằng tiếng anh. Qua tài liệu này, bạn sẽ được cung cấp những kỹ năng hữu ích cho bạn về mảng phỏng vấn tại các công ty và doanh nghiệp nước ngoài. Cũng qua tài liệu vô cùng hữu ích này, bạn đã nắm được khái niệm phỏng vấn là gì cũng như các kiểu phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay sử dụng.

Bộ sưu tập kỹ năng phỏng vấn xin việc
Bộ sưu tập kỹ năng phỏng vấn xin việc

Download tài liệu

4. Kỹ năng phỏng vấn tìm việc

Tài liệu này được biên soạn bởi tiến sĩ Phan Quốc Việt và thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng. Nội dung chính của tài liệu là về việc cung cấp các kỹ năng giúp bạn sẵn sàng cho một buổi phỏng vấn, cung cấp cho các bạn một số lời khuyên từ các nhà tuyển dụng, cuối cùng là gợi ý cho các bạn về một số câu hỏi mà bạn có thể sẽ gặp phải trong một cuộc phỏng vấn.

Kỹ năng phỏng vấn tìm việc
Kỹ năng phỏng vấn tìm việc

Download tài liệu

5. Kỹ năng phỏng vấn

Thuộc dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phối hợp giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Đây là một tài liệu được Phái đoàn của Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam tài trợ, thông qua dự án SMEDF. Tài liệu này sẽ chia sẻ các kỹ năng đi phỏng vấn giúp ứng viên có thêm tự tin, trả lời thông thái hơn trong buổi tuyển dụng nhé.

Kỹ năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn

Download tài liệu

6. Kỹ năng phỏng vấn

Tuyển dụng nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm công tác quản lý. Việc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên dù là thường xuyên hay thực hiện một lần luôn là một quá trình phức tạp. Trong tài liệu này, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ năng chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Kỹ năng phỏng vấn
Kỹ năng phỏng vấn

Download tài liệu

7. Đào tạo – bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn

Trong tài liệu lưu hành nội bộ này, bạn sẽ được hướng dẫn cách để xác định mục tiêu cho cuộc phỏng vấn. Đó có thể là xác định các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc, đánh giá xem công việc mới liên quan đến vai trò của nhân viên khác như thế nào, có phù hợp với sơ đồ tổ chức của công ty không. Cân nhắc các điều kiện làm việc để quyết định loại lao động sử dụng (toàn thời gian, bán thời gian…)

Đào tạo - bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn
Đào tạo – bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn

Download tài liệu

8. Dự án thành lập trung tâm kỹ năng Phỏng Vấn

Tài liệu này bao gồm 5 chương với các nội dung cụ thể như: Sự cần thiết phải đầu tư một trung tâm dạy kỹ năng phỏng vấn, thị trường dịch vụ của dự án, xác định nguồn vốn và mức đầu tư cho trung tâm kỹ năng phỏng vấn, phân tích hiệu quả đầu tư cho trung tâm này và cuối cùng là kết luận cũng như kiến nghị cho dự án.

Dự án thành lập trung tâm kỹ năng Phỏng Vấn
Dự án thành lập trung tâm kỹ năng Phỏng Vấn

Download tài liệu

9. Kỹ năng phỏng vấn khách hàng

Kỹ năng phỏng vấn khách hàng tức là khả năng định hướng khách hàng sau khi liệt kê xong các yêu cầu, bạn cần chọn cách phỏng vấn phù hợp nhất với nhu cầu của khách. Trong phỏng vấn khách hàng, bạn cần lưu ý đến kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe và cuối cùng là ngôn ngữ cơ thể.

Kỹ năng phỏng vấn khách hàng
Kỹ năng phỏng vấn khách hàng

Download tài liệu

10. Bài trắc nghiệm kỹ năng phỏng vấn

Đây là một tài liệu tổng hợp các câu hỏi để tự đánh giá kỹ năng phỏng vấn của mình, ví dụ như: Bước đầu tiên trong quá trình tìm người cho một công việc là nắm rõ thị trường lao động về công việc đó. Bản lý lịch được trình bày tốt là một nguồn thông tin có giá trị như một mẫu hồ sơ xin việc được điền đầy đủ. Thay đổi công việc liên tục không phải lúc nào cũng có nghĩa là ứng viên không ổn định…

Bài trắc nghiệm kỹ năng phỏng vấn
Bài trắc nghiệm kỹ năng phỏng vấn

Download tài liệu

100+ Tài liệu kỹ năng phỏng vấn hay

Đọc thêm:

Tham khảo 10 luận văn, tiểu luận kế toán tiêu thụ hay nhất 

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

II. Các kiểu kỹ năng phỏng vấn

+ Kỹ năng phỏng vấn năng lực.

Mục đích của kỹ năng phỏng vấn này là để nhà tuyển dụng xác định xem các ứng viên của họ có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đảm đương vị trí công việc mà họ đang tuyển hay không. Đối với kỹ năng phỏng vấn năng lực, nhà tuyển dụng sẽ thường đưa cho ứng viên các câu hỏi như: “Bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí tương tự chưa?”, “Bạn có những kỹ năng nào mà bạn cho là thích hợp với vị trí chúng ta đang tuyển?”

+ Kỹ năng phỏng vấn hành vi.

Kỹ năng phỏng vấn hành vi là loại kỹ năng thường được sử dụng cho những vị trí công việc không yêu cầu kinh nghiệm. Nhà Tuyển dụng sẽ sàng lọc được ứng viên thích hợp nhất sau khi quan sát năng lực hành vi của họ. Cách kiểm tra của nhà tuyển dụng thường là đặt ra các tình huống giả định và hỏi ứng viên cách xử lý để xem họ ứng phó với khó khăn và áp lực như thế nào.

+ Kỹ năng phỏng vấn kỹ thuật.

Kỹ năng phỏng vấn kỹ thuật là một trong những kỹ năng phỏng vấn khá thú vị và có giá trị thực tiễn rất cao. Nhà tuyển dụng sẽ tìm ra ứng viên thích hợp cho vị trí họ đang tuyển bằng cách đơn giản và trực tiếp nhất đó là cho họ trực tiếp làm thử công việc đó luôn.

Nó chính là một bài kiểm tra ngắn về kiến thức, kỹ năng dành cho các ứng viên. Mỗi ứng viên đều thực hiện bài test tương đương nhau và nhà tuyển dụng sẽ quyết định ai là người phù hợp nhất.

+ Kỹ năng phỏng vấn hội đồng.

Đây là kỹ năng phỏng vấn cực kỳ phổ biến hiện nay, nó rất được các doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng. Kỹ năng phỏng vấn dạng này thường sẽ kéo dài một ngày hoặc một vài ngày tùy vào sự sắp xếp của nhà tuyển dụng. Các ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi một hội đồng đánh giá khoảng 4 đến 5 người.

Người phỏng vấn ở đây bao gồm cả một nhóm, điều này sẽ giảm tối thiểu những sai sót từ phía nhà tuyển dụng và cũng giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên.

+ Kỹ năng phỏng vấn nhóm.

Đây không phải là kỹ năng phỏng vấn quá phổ biến ở Việt Nam nhưng một số doanh nghiệp vẫn áp dụng nó để phỏng vấn các ứng viên của mình. Họ sẽ cho các ứng viên vào phỏng vấn đồng loạt cùng một lúc chứ không tách từng ứng viên ra phỏng vấn riêng. kỹ năng phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng có thể tiết kiệm kha khá thời gian.

Họ sẽ đưa ra các câu hỏi, các thử thách và sau đó quan sát cả nhóm ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất với vị trí công việc họ đang tuyển.

III. Những lưu ý để có được kỹ năng phỏng vấn ấn tượng

Sau đây là những hướng dẫn giúp cải thiện kỹ năng phỏng vấn của các bạn, nếu vận dụng thật tốt những gì mà chúng mình sắp cung cấp, các bạn còn có thể có cho mình những kỹ năng phỏng vấn cực kỳ ấn tượng, đem lại hiệu quả cao trong công việc tuyển dụng của các bạn.

  • Hiểu thật rõ vị trí bạn đang tuyển dụng

Trước khi đăng thông báo tuyển dụng, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí đó. Hãy nghĩ về những người từng làm việc ở vị trí này, tìm hiểu xem những kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất cá nhân nào đã giúp họ thành công. Liệt kê một danh sách các yếu tố, phẩm chất cần thiết với yêu cầu công việc. Nắm được các nhiệm vụ hàng ngày, mục tiêu của vị trí phải đạt được.

Quan trọng hơn, hãy chuyển danh sách đó tới tất cả những người có liên quan đến quá trình phỏng vấn. Bạn không thể tìm thấy một ứng viên tốt nếu toàn bộ nhóm tuyển dụng không thể thống nhất về hình mẫu lý tưởng mà các bạn muốn tìm.

  • Nên hỏi gì khi phỏng vấn?

Dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, hãy phát triển một bộ câu hỏi giúp bạn xác định được tiềm năng cần thiết ở ứng viên. Có một số nhóm câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nên đặt ra cho ứng viên:

  • Các câu hỏi chung: Các câu hỏi chung thường được sử dụng để làm rõ một số thông tin trên CV của ứng viên. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu lý do vì sao ứng viên muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp, hoặc vị trí này ở công ty bạn. Bạn nên tránh đặt các câu hỏi về chiều cao, cân nặng, tôn giáo, vùng miền, giới tính, tôn giáo, khuyết tật,… Những câu hỏi này có thể xâm phạm vào đời tư cá nhân của nhân viên và khiến họ khó xử.. 
  • Câu hỏi hành vi: Các câu hỏi hành vi luôn là phần ưa thích của nhà tuyển dụng, bởi họ tin rằng những gì ứng viên thể hiện trong quá khứ chính là lời tiên đoán chính xác nhất cho những gì họ sẽ làm trong tương lai. Các câu hỏi hành vi không chỉ hỏi về những gì ứng viên từng hoàn thành, mà còn khai thác được vì sao họ làm điều đó, và làm điều đó như thế nào. Vì vậy các câu trả lời thường đáng tin và trung thực hơn. Ngoài ra, vì dựa trên sự kiện thực tế, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và xác thực thông tin.Tuy nhiên câu hỏi hành vi cũng là dạng câu hỏi khó với những người không thực sự hiểu rõ về bản thân mình, cho dù trên thực tế, ứng viên đó đang có đủ các kỹ năng, phẩm chất như yêu cầu. Một số nhà tuyển dụng còn yêu thích các câu hỏi giả định (hay còn gọi là câu hỏi tình huống). Thay vì hỏi về một sự kiện từng xảy ra, chúng đưa ra một tình huống trong tương lai để xem xét hành vi của ứng viên. 
  • Câu hỏi gây áp lực: Mục đích của các câu hỏi này là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng và thu thập phản ứng của họ trong những tình huống đó. Các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Đôi khi chúng tạo nên sự hài hước và làm ứng viên cảm thấy thoải mái hơn. 

III. Cấu trúc của một buổi phỏng vấn

Theo các chuyên gia nhân sự, việc có nhiều hơn 1 người phỏng vấn sẽ giúp đánh giá trở nên khách quan hơn. Chúng giảm đi nguy cơ ứng viên được lựa chọn dựa trên cảm tính của một cá nhân. Hơn nữa, nếu nhiều người cùng hỏi về một kỹ năng, ta có thể dễ dàng so sánh các câu trả lời nhận được để có cái nhìn chân thực nhất về ứng viên.

Tiến trình phỏng vấn nên được thực hiện như sau:

  • Phần 1: Giới thiệu

Dành ra một vài phút trò chuyện để giúp ứng viên cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể về một số thông tin cá nhân, và giới thiệu qua về quy trình phỏng vấn.

  • Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn

Bạn nên bắt đầu với các câu hỏi chung để khai thác thông tin, sau đó đi tới các câu hỏi hành vi và sau cùng là câu hỏi gây áp lực. Tuy nhiên trình tự này có thể được thay đổi tùy vào vị trí mà bạn đang tuyển dụng.

  • Phần 3: Tổng kết

Mô tả bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng và đưa ra một mốc thời gian để thông báo kết quả. Bạn nên gửi lời cảm ơn tới ứng viên vì đã tới tham dự phỏng vấn, và dẫn họ ra khỏi văn phòng để thể hiện sự lịch sự.

  • Phần 4: Bổ sung một bài kiểm tra nhỏ (nếu cần)

Tùy vào yêu cầu công việc, bạn có thể bổ sung bài kiểm tra tính cách, bài kiểm tra thái độ, kiểm tra viết, hoặc yêu cầu ứng viên thực hiện một bài thuyết trình.

IV. Xây dựng hệ thống đánh giá

Việc có một hệ thống đánh giá không chỉ giúp kết quả trở nên khách hơn hơn, mà còn duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng phỏng vấn quá lớn. Thực tế, quá trình phỏng vấn có thể trở nên thiếu chính xác. Do thiện cảm cá nhân của người phỏng vấn, hoặc do mẫu phỏng vấn không lớn, khiến người mà bạn tìm được chỉ là người giỏi nhất trong số những người phỏng vấn, chứ chưa phải người thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. 

Hệ thống đánh giá nên được lượng hóa. Sử dụng bảng đánh giá theo khung năng lực là một cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, đảm bảo tính quy chuẩn và bám sát nhất vào yêu cầu vị trí. Cần hạn chế so sánh ứng viên với nhau trước khi so sánh với bảng tiêu chí chung. Việc so sánh giữa các ứng viên chỉ nên được thực hiện ở bước cuối cùng khi bạn bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Vậy là chúng mình đã gửi đến các bạn 10 tài liệu hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn ấn tượng nhất cũng như là các tài liệu, nội dung, thông tin có liên quan đến kỹ năng phỏng vấn khác. Mong rằng những gì được chúng mình tổng hợp trong bài viết này có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong quá trình phỏng vấn, dù là với vai trò nhà tuyển dụng hay ứng viên phỏng vấn. Xin chúc các bạn may mắn và thành công.