Top 10 kịch bản MC hay nhất đáng tham khảo

Kịch bản MC hay kịch bản dẫn chương trình là một trong những loại kịch bản cần phải có đối với mỗi chương trình, sự kiện dù là lớn hay nhỏ. Kịch bản MC này được sử dụng bởi MC (hay người dẫn chương trình) cũng như các thành viên khác để nắm được nội dung, tính chất, thứ tự các tiết mục của một chương trình tổng thể. 

Trong bài viết này, chúng mình sẽ tổng hợp 10 kịch bản MC hay nhất, ấn tượng nhất để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu.

I. Top 10 kịch bản MC hay 

1. Kịch bản MC – Training

Kịch bản MC – Training là một kịch bản dẫn chương trình của một đội tình nguyện viên trong chương trình ISIC lần hai được tổ chức tại Suối Tiên. trong kịch bản này hướng dẫn các bước cơ bản để thiết kế một kịch bản MC, từ những bước đầu như dẫn dắt, đón tiếp khách mời bằng slide giới thiệu và ca nhạc chào mừng, cho đến phần ổn định vị trí, hoạt náo, giới thiệu nội dung chính của chương trình,… đều vô cùng đầy đủ và chi tiết.

Kịch bản MC - Training
Kịch bản MC – Training

Download tài liệu

2. Kịch bản MC văn nghệ

Kịch bản MC văn nghệ là một kịch bản xây dựng cho hai người dẫn một chương trình văn nghệ. Kịch bản này cũng có những phần giới thiệu chung cũng như giới thiệu đại biểu, từ đó dẫn dắt khách mời, khách tham dự đến những tiết mục văn nghệ được tổ chức công phu, tỉ mỉ và chuyên nghiệp.

Kịch bản MC văn nghệ
Kịch bản MC văn nghệ

Download tài liệu

3. Kịch bản MC chương trình ngoại khóa văn học

Kịch bản MC chương trình ngoại khóa văn học là một kịch bản dành cho hai người dẫn một chương trình học thuật, ở đây chính là một khóa học về kiến thức văn học. Kịch bản này giới thiệu về nội dung chương trình, giới thiệu các khách mời tham dự chương trình khai mạc khóa học cũng như các giáo viên, giảng viên thỉnh giảng sẽ tham gia giảng dạy. 

Kịch bản MC chương trình ngoại khóa văn học
Kịch bản MC chương trình ngoại khóa văn học

Download tài liệu

4. Kịch bản MC chương trình Talkshow LGBT

Kịch bản MC chương trình  Talkshow LGBT là một kịch bản xây dựng cho chương trình tọa đàm, Talkshow về LGBT và được dẫn bởi hai MC. Kịch bản này hướng sự giao lưu, chia sẻ giữa MC và khách mời rất nhiều, để giúp tất cả mọi người tham dự chương trình hiểu, trân trọng và cảm thông đến những người thuộc giới tính thứ ba.

Kịch bản MC chương trình Talkshow LGBT
Kịch bản MC chương trình Talkshow LGBT

Download tài liệu

5. Kịch bản MC dẫn chương trình chào đón tân sinh viên

Kịch bản MC dẫn chương trình chào đón tân sinh viên là một kịch bản khá chi tiết, đầy đủ về mặt nội dung. Bắt đầu với thời gian, địa điểm tổ chức chương trình chào tân sinh viên. Tiếp sau đó là lời chào đến các quý vị khán giả, khách mời tham dự chương trình (phần này cần cẩn thận khi giới thiệu học hàm, học vị của các thầy, cô giáo). Sau phần giới thiệu là phần trình chiếu các video, clip giới thiệu về lớp, khoa , trường,… sau đó là những chương trình văn nghệ chào mừng và cuối cùng là gửi lời chào đến các tân sinh viên. 

Kịch bản MC dẫn chương trình chào đón tân sinh viên
Kịch bản MC dẫn chương trình chào đón tân sinh viên

Download tài liệu

6. Kịch bản MC dẫn chương trình tổng kết cuối năm 

Kịch bản MC dẫn chương trình tổng kết cuối năm là là kịch bản dẫn chương trình tổng kết cuối năm. Kịch bản này rất chi tiết, chặt chẽ về mặt thời gian và rõ ràng, rành mạch trong phần nội dung. Có thể nói đây là một trong những kịch bản MC vô cùng khoa học và có tính áp dụng rất cao đối với tất cả các chương trình nói chung.

Kịch bản MC dẫn chương trình tổng kết cuối năm
Kịch bản MC dẫn chương trình tổng kết cuối năm

Download tài liệu

7. Mẫu kịch bản MC hội nghị tổng kết

Mẫu kịch bản MC hội nghị tổng kết là một mẫu dẫn chương trình tổng kết hội nghị cuối năm với cách phần khung chung có thể áp dụng một cách rộng rãi, cùng với đó là các phần có thể thay thế như danh sách khách mời và một số phần tương tự. Kịch bản MC mẫu này được trình bày rất khoa học và đầy đủ.

Mẫu kịch bản MC hội nghị tổng kết
Mẫu kịch bản MC hội nghị tổng kết

Download tài liệu

8. Kịch bản MC cho một chương trình chung kết

Kịch bản MC cho một chương trình chung kết là kịch bản MC của chương trình Let’s Shine Together, kịch bản này cũng có những phần cơ bản mà một kịch bản MC cần phần phải có như tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (một cách vô cùng trang trọng bởi đây là quy mô chương trình lớn) tiếp sau đó là thể lệ cuộc thi và cơ cấu giải thưởng của chương trình.

Kịch bản MC cho một chương trình chung kết
Kịch bản MC cho một chương trình chung kết

Download tài liệu

9. Kịch bản MC lễ Vu Lan

Kịch bản MC lễ Vu Lan là kịch bản dành cho ngày lễ vô cùng quan trọng, đó chính là lễ Vu Lan, còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Kịch bản MC này cung cấp đầy đủ những nội dung cần phải triển khai trong chương trình, sự đầy đủ, chi tiết này khiến mẫu kịch bản MC lễ Vu Lan này có thể được tham khảo một cách rộng rãi.

Kịch bản MC lễ Vu Lan
Kịch bản MC lễ Vu Lan

Download tài liệu

10. Kịch bản giúp bạn có thể tự tin làm MC đám cưới một công việc thật hữu ích

Kịch bản giúp bạn có thể tự tin làm MC đám cưới một công việc thật hữu ích là một hướng dẫn thực hiện kịch bản MC cho đám cưới, bao gồm các công đoạn cơ bản, cần phải có và theo thứ tự rõ ràng, khoa học. Đám cưới là một sự kiện trọng đại và quan trọng nên kịch bản MC đám cưới cũng rất được chú ý và quan tâm. Đây sẽ là tài liệu tham khảo rất thú vị cho những MC đám cưới.

Kịch bản giúp bạn có thể tự tin làm MC đám cưới một công việc thật hữu ích
Kịch bản giúp bạn có thể tự tin làm MC đám cưới một công việc thật hữu ích

Download tài liệu

Đọc thêm:

Những mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế xã mới nhất năm 2020 không thể bỏ qua

Top 11 mẫu báo cáo thực tập Dược lâm sàng tại bệnh viện hot nhất năm 2020

II. Cách để viết một kịch bản MC cơ bản

Biết rằng với từng chương trình, sự kiện sẽ có những nội dung khác nhau và yêu cầu một kịch bản MC khác nhau, nhưng vẫn luôn có một khuôn mẫu chung cho kịch bản MC để có thể áp dụng một cách cơ bản nó cho bất cứ tình huống nào. hãy cùng chúng mình ghi nhớ nhé.

Kịch bản MC có thể chia được thành hai loại, đó là kịch bản MC tổng quát và kịch bản MC chi tiết. Kịch bản MC tổng quát sẽ bao hàm hết những công việc chung của một chương trình. Đây là loại kịch bản giúp bạn bao quát, quản lý lịch trình sự kiện. Kịch bản MC tổng quát sẽ bao gồm số thứ tự, thời gian, nội dung, phụ trách và ghi chú, mục đích để ghi lại những hoạt động chính và diễn giải sơ lược các phần, các tiết mục,…

Kịch bản MC chi tiết cũng giống như kịch bản MC tổng quát, nhưng thay vì bao quát nội dung, nó sẽ tập trung vào diễn giải từng nội dung cụ thể, với từng mốc thời gian thì MC phải nói gì, làm gì,… Loại kịch bản này sẽ kèm lời dẫn của MC và phần phân công công việc cho đội ngũ hậu cần. Kịch bản MC chi tiết sẽ bao gồm số thứ tự, thời gian, nội dung, chi tiết công việc, phụ trách, lời dẫn của MC và ghi chú. Kịch bản này thường được dùng trong nội bộ và có người phụ trách rõ ràng để công việc đi đúng tiến độ và có tính kiểm soát chặt chẽ, giúp công việc cụ thể và diễn ra một cách trơn tru, có kiểm soát hơn.

Vậy một kịch bản MC cơ bản sẽ có những phần nào, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo hướng dẫn thực hiện một kịch bản MC chung cho mọi tình huống ngay sau đây:

1. MC giới thiệu chương trình

Đầu tiên, kịch bản MC của bạn sẽ có phần gửi lời chào đến toàn thể các vị khách mời tham dự sự kiện nào đó. Tiếp sau đó, sử dụng câu mở đầu, dẫn dắt cho sự kiện và cuối cùng của phần này là gửi lời chúc may mắn, thành công đến sự kiện.

Ngoai ra, trong phần đầu này MC cũng có thể giới thiệu sơ qua về tình hình hiện tại, những vấn đề xung quanh liên quan đến sự kiện. MC sẽ dẫn dắt đại biểu và khách mời đến với nội dung chính của sự kiện, lý do của sự kiện ngày hôm nay.

2. Giới thiệu khách mời

Khi xây dựng kịch bản MC, bạn chắc chắn sẽ phải giới thiệu các vị khách đã có mặt, đã đến tham dự với sự kiện… hay thậm chí là những người quan trọng không thể tham dự được sự kiện… Danh sách giới thiệu khách mời nên dựa theo một số yếu tố như chức vụ, đại diện, đơn vị, sự thân thiết gắn bó đối với người tổ chức sự kiện hoặc theo ý đồ riêng của chủ tọa… Sau đó, MC sẽ giới thiệu, mời tất cả các vị khách ổn định vị trí, chỗ ngồi và hướng về màn hình theo dõi các hoạt động tiếp theo.

3. Mời khách dự sự kiện lên phát biểu

Chắc chắn có những vị khách được chỉ định để phát biểu hoặc những trường hợp bất ngờ, ngẫu nhiên yêu cầu MC phải linh hoạt trong cách ứng xử. Khi khách mời lên đọc diễn văn khai mạc chương trình cần phối hợp một cách ăn ý với khách, tránh tình trạng chết sân khấu,… Sau khi khách mời phát biểu xong, MC cảm ơn lời phát biểu của đại diện.

4. Chương trình văn nghệ, giải trí

Sự kiện, chương trình lớn nhỏ nào hầu như cũng sẽ có phần văn nghệ, trong kịch bản của một MC nên có một phần như vậy để ứng biến, ví dụ: “Để tiếp nối chương trình, sau đây là phần thể hiện tiết mục… của …Xin mời quý vị cùng thưởng thức! Vâng, một phần trình diễn vô cùng tuyệt vời, gác lại phần trình diễn sôi động vừa rồi, chúng ta sẽ trở lại với bầu không khí bình yên qua phần biểu diễn của…”

4. Lời tạm biệt và cảm ơn khách mời

Sau khi các tiết mục cuối cùng của chương trình khép lại, MC cần thực hiện lời chào tạm biệt cũng như lời cảm ơn vì sự có mặt của các quý vị khán giả đã tham dự chương trình.

Đọc thêm:

Những yêu cầu cơ bản khi thực hiện Đồ án hệ thống cung cấp điện

Những yêu cầu đối với đồ án cung cấp điện cho tòa nhà

III. Lưu ý khi thực hiện một kịch bản MC

Một kịch bản MC tốt bao gồm rất nhiều yếu tố. Người xây dựng kịch bản MC cần phải có đầu óc tổ chức, cũng như sự linh hoạt, ứng biến tình huống chuyên nghiệp. Trong phần này, chúng mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số lưu ý khi thực hiện một kịch bản MC

1. Bạn cần nắm rõ nội dung chương trình 

Khi viết kịch bản MC bạn cần xác định những nội dung chính của sự kiện, chương trình đó để xây dựng lời dẫn cho đúng mục đích. Từ đó sẽ định hướng được người nghe, tạo tính liên kết để người tham dự theo dõi và nắm được ý nghĩa chung. Bạn thật sự nên nắm rõ và vững chủ đề của chương trình trước khi viết kịch bản MC.

2. Cần tìm hiểu về đối tượng khách mời

Lời dẫn chương trình của MC không chỉ là lời chào đầu mà nó còn là lời giới thiệu những gì cơ bản nhất về chương trình đến khách mời. Trong đó, tên của khách phải đầy đủ chính xác. Nếu chương trình nhận được tài trợ, MC cũng cần chuẩn bị lời cảm ơn chân thành đến họ. Khi viết kịch bản MC cần dành thời gian tìm hiểu nắm rõ thông tin tránh có những sai lầm trong chương trình.

3. Lưu ý có thêm phần ổn định tổ chức

Khi viết kịch bản MC bạn cần chuẩn bị một đoạn để ổn định tổ chức. Trước khi chương trình bắt đầu, khách mời tham gia có thể lộn xộn chưa tập trung lên sân khấu bên bạn cần có lời dẫn để mọi người ổn định chỗ ngồi và tập trung cho bữa tiệc.

4. Sắp xếp nội dung kịch bản MC theo đúng kế hoạch của chương trình.

Dựa vào bản kế hoạch tổng quan và chi tiết của chương trình mà các MC sẽ xây dựng nội dung với các hạng mục theo thứ tự. Tuân thủ theo đúng kịch bản tổng sẽ giúp chương trình diễn ra thuận lợi, chuyên nghiệp và hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện. Viết kịch bản MC hãy dựa vào kịch bản tổng quát của chương trình

5. Chia thời gian từng phần hợp lý cho lời dẫn MC 

Vai trò của MC trong các chương trình sự kiện là rất lớn, họ là người thâu tóm và điều khiển toàn bộ buổi lễ. Trước mỗi tiết mục nhất định thì lời dẫn của MC như là sự định hướng khách mời. Tuy nhiên, cần cân đối không nên nói quá ngắn sẽ khiến khách mời cảm thấy cụt lủn, thiết trang trọng; còn dài quá lại khiến khách mời thiếu tập trung và ảnh hưởng đến tiến độ của sự kiện. Trong kịch bản MC tốt nhất nên ghi rõ thời gian để nói trong từng phần. Xác định mốc thời gian cũng giúp MC chủ động đoạn nào cần nói, đoạn nào không tạo nên sự liên kết cho buổi tiệc.

6. Kịch bản MC cần có kịch bản dự phòng

Đôi lúc, chương trình diễn ra nhanh vẫn còn thời gian tổ chức hoặc tiết mục tiếp theo có sự cố chưa lên diễn được. Ngay lúc này MC phải có tiết mục dự phòng được chuẩn bị từ trước. Bằng sự khéo léo, kỹ năng sân khấu của mình, MC sẽ biến tấu thay đổi lời dẫn cho phù hợp. Dĩ nhiên, tiết mục dự phòng này đã có trong kịch bản từ trước và đã được ghi đầy đủ chi tiết.

7. Rà soát lại kịch bản MC 

Sau khi viết kịch bản MC xong, bạn cần kiểm tra lại câu văn, trình tự các hạng mục đã đúng theo trình tự của buổi tiệc hay chưa. Thông thường, để chuẩn bị tốt cho khâu này, kịch bản cần được viết trước đó 1-2 tuần. Trong khoảng thời gian này, kịch bản chương trình sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, MC cần nắm bắt được thông tin để chỉnh sửa cho phù hợp với chương trình. Trước khi chương trình diễn ra, MC nên check lại kịch bản lần nữa để tránh sai sót

8. Luyện tập vốn ngoại ngữ

Thực tế, không ít chương trình, sự kiện với quy mô lớn nhỏ, MC có thể đọc sai tên công ty, khách mời, đối tác nước ngoài. Sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của cá nhân, đơn vị tổ chức mà còn để lại ấn tượng không tốt với khách mời. Kiểm tra chính tả, phát âm chính xác tình tiết khá nhỏ nhưng nó là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công cho sự kiện.

9. Lưu ý khi viết lời kết thúc chương trình

Khi viết kịch bản MC, lời kết thúc chương trình không được bỏ qua. Đây là lời chào, lời cảm ơn đến khách mời tham gia. Đồng thời một lần nữa gửi gắm thông điệp mà chương trình muốn mang đến. Trong phần này, kịch bản MC cần ngắn gọn, xúc tích chứa đủ nội dung và ý nghĩa của chương trình, sự kiện đó.

10. Chú ý văn phong cách viết kịch bản

Kịch bản MC dẫn chương trình nên sử dụng những ngôn từ lịch sự, trang trọng, hào hứng và có phần giải trí ở các tiết mục văn nghệ. Không nên sử dụng từ ngữ quá thô, từ địa phương, phần lễ không nên dùng ngôn từ đùa nghịch. MC cần biên tập kịch bản sao cho đầy đủ nội dung, văn phong phù hợp đồng thời đảm bảo yếu tố thời gian cho chương trình. 

Đọc thêm:

Tham khảo 10 đề tài về xây dựng cơ sở dữ liệu tốt nhất

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

Bài viết của chúng mình đã tổng hợp chi tiết, đầy đủ 10 kịch bản MC hay nhất. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn có thể nắm được những kỹ năng viết, thực hiện kịch bản MC cơ bản nhất cũng như thực hiện những chương trình, sự kiện với tư cách là biên tập viên viết kịch bản MC hay chính những MC dẫn chương trình. Chúc các bạn may mắn và thành công.