Tham khảo 10 đề tài, tài liệu về phân tích mô hình kinh doanh hay 

Mô hình KD sàn giao dịch thương mại điện tử B2B 

Phân tích, nghiên cứu mô hình kinh doanh là một trong những đề tài học sinh thực hiện nhiều khi làm đồ án, báo cáo tốt nghiệp. Vậy, triển khai đề tài như thế nào, thực hiện ra sao để đảm bảo được kết quả tốt nhất.

Bài viết ngay dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghiên cứu mô hình kinh doanh.

I. 10 đề tài về nghiên cứu, phân tích mô hình kinh doanh 

1. Các mô hình KD điện tử 

Đây là tài liệu cung cấp kiến thức về các mô hình kinh doanh điện tử để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn. Bài giảng được soạn bởi giảng viên khoa thương mại điện tử với các nội dung chính:

  • Giới thiệu về mô hình KD
  • Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh điện tử
  • Các mô hình KD cơ bản trong lĩnh vực thương mại
Bài giảng mô hình KD điện tử 
Bài giảng mô hình KD điện tử

Download tài liệu

2. Nghiên cứu mô hình KD www.vatgia.com

Đây là một trang Web có quy mô lớn, hoạt động marketing sản phẩm dịch vụ cũng như doanh thu được đánh giá cao. Chính vì vậy, sinh viên thực hiện bài nghiên cứu để làm rõ mô hình kinh doanh, hoạt động hỗ trợ khách hàng cũng như đưa ra những đề xuất hiệu quả nhất cho việc kinh doanh của website.

Mô hình KD của trang web Vật giá 
Mô hình KD của trang web Vật giá

Download tài liệu

3. Tài liệu: các mô hình KD thương mại điện tử

Trong tài liệu này, giáo trình sẽ giới thiệu chi tiết cũng như đưa ra những website thương mại điện tử điển hình. Từ đó phân tích các hình thức kinh doanh, nêu ra những đặc điểm chung cũng như tính cách của những trang Web này để sinh viên nắm được chi tiết hơn.

Giáo trình kinh doanh thương mại điện tử 
Giáo trình kinh doanh thương mại điện tử

Download tài liệu

4. Mô hình kinh doanh B2C

B2C là mô hình vô cùng phổ biến, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn loại mô hình này. Trong slide, những kiến thức về mô hình KD, mô hình B2C sẽ được giải đáp chi tiết và có các ví dụ cụ thể để nghiên cứu, phân tích. 

Tìm hiểu chi tiết về mô hình KD B2C 
Tìm hiểu chi tiết về mô hình KD B2C

Download tài liệu

5. Phân tích mô hình kinh doanh sách qua mạng của trang web Vinabook

Mô hình KD của Trang Web sẽ có sự khác nhau, kinh doanh qua mạng là xu hướng và là sự lựa chọn của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về các mô hình mới mẻ này, đề tài thực hiện để phân biệt rõ. Với các nhiệm vụ đó là: phân tích mô hình KD, phân tích 4P, phân tích khả năng quản lý và quan hệ khách hàng. Từ những phân tích này để đưa ra được giải pháp thiết thực nhất cho công ty.

Mô hình KD sách qua mạng của trang web vinabook 
Mô hình KD sách qua mạng của trang web vinabook

Download tài liệu

6. Xây dựng mô hình KD nhượng quyền thương mại của hàng bán lẻ coopmart tại tp HCM

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là tìm kiếm cũng như phân tích nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ muốn hợp tác cùng kinh doanh thương hiệu các bác. Ngoài ra, sinh viên còn đưa ra mục tiêu cụ thể đó là: Xác định mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến việc nhượng quyền thương mại, đưa ra phương án để xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền… 

Mô hình KD nhượng quyền thương mại 
Mô hình KD nhượng quyền thương mại

Download tài liệu

7. Chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ thành phố Kon Tum 

Việc lựa chọn, chuyển đổi mô hình KD để phù hợp với điều kiện, nhu cầu và sự phát triển của dịch vụ, sản phẩm là điều cần thiết. Người đứng đầu cần có cái nhìn tổng quan, có những phân tích để kịp thời thay đổi mô hình, cách quản lý phù hợp nhất. 

Chuyển đổi mô hình KD chợ thành phố Kon Tum 
Chuyển đổi mô hình KD chợ thành phố Kon Tum

Download tài liệu

8. Tìm hiểu mô hình KD bán hàng đa cấp ở Đài Loan và bài học với Việt Nam 

Với mỗi đất nước khác nhau, các hình thức, hoạt động của mô hình KD cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận tổng quan và linh hoạt để có được các bài học quý giá. Từ đó xây dựng được cách triển khai phù hợp nhất tại Việt Nam. 

Tìm hiểu, phân tích mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp ở Đài Loan 
Tìm hiểu, phân tích mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp ở Đài Loan

Download tài liệu

9. Mô hình KD sàn giao dịch thương mại điện tử B2B 

B2B là một mô hình rất phổ biến và được nhiều sàn giao dịch lựa chọn. Việc phân tích mô hình này trên thế giới để rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Mô hình KD sàn giao dịch thương mại điện tử B2B 
Mô hình KD sàn giao dịch thương mại điện tử B2B

Download tài liệu

10. Phân tích mô hình kinh doanh của Cungmua.com 

Cungmua.com là một trang web có nhiều điểm mới và phát triển khá mạnh mẽ. SInh viên lựa chọn phân tích mô hình KD của trang web này để đánh giá, vận dụng kiến thức đã học và rút ra nhiều kinh nghiệm. 

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích mô hình KD tại Cungmua.com
Vận dụng kiến thức đã học để phân tích mô hình KD tại Cungmua.com

Download tài liệu

101+ báo cáo về mô hình kinh doanh hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Mô hình kinh doanh là gì? 

Thuật ngữ mô hình kinh doanh đề cập đến kế hoạch tạo ra lợi nhuận của một công ty . Nó xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có kế hoạch bán, thị trường mục tiêu đã xác định và mọi chi phí dự kiến. Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với cả các doanh nghiệp mới và thành lập. Chúng giúp các công ty mới, đang phát triển thu hút đầu tư, tuyển dụng nhân tài và tạo động lực cho đội ngũ quản lý và nhân viên. 

Các doanh nghiệp đã thành lập nên thường xuyên cập nhật kế hoạch kinh doanh của mình nếu không sẽ không lường trước được các xu hướng và thách thức phía trước. Kế hoạch kinh doanh giúp các nhà đầu tư đánh giá các công ty mà họ quan tâm.

  • Mô hình kinh doanh là chiến lược cốt lõi của công ty để kinh doanh có lãi.
  • Các mô hình thường bao gồm thông tin như sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có kế hoạch bán, thị trường mục tiêu và mọi chi phí dự kiến.
  • Hai đòn bẩy của một mô hình KD là định giá và chi phí.
  • Khi đánh giá một mô hình KD với tư cách là một nhà đầu tư, hãy hỏi xem ý tưởng đó có hợp lý không?

III. Các thành tố cơ bản của một mô hình kinh doanh 

Để xác định được một mô hình kinh doanh, cần phải có các thành tố cơ bản cấu thành. Cụ thể, bao gồm 9 thành tố sau đây. 

1. Customer Segment (CS)

Đây là phân khúc khách hàng. Trước khi lựa chọn hay quyết định, đưa ra một chiến lược nào đó thì xác định phân khúc khách hàng hướng đến là điều quan trọng. Doanh nghiệp tiếp cận  và phục vụ đối tượng cá nhân hay tổ hợp các tổ chức nào? 

Nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến có thể là thị trường hỗn hợp, thị trường đại chúng hoặc là thị trường ngách. 

2. Value Propositions (VP) 

Giải pháp giá trị: mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

3. Channels (CH) 

Các kênh kinh doanh: mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…) 

4. Customer Relationships (CR) 

Quan hệ khách hàng: mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới.

5. Revenue Streams (R$) 

Dòng doanh thu: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng doanh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

6. Key Resources (KR) 

Nguồn lực chủ chốt: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng … bạn cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì bạn không thể kinh doanh được. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

7. Key Activities (KA)

Hoạt động trọng yếu: mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Một cách trừu tượng, là các hành động sử dụng nguồn lực (KR) để có thể tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt (VP) và qua đó thu được lợi nhuận (RS). Ví dụ đối với công ty như Facebook, hoạt động chính sẽ là phát triển nền tảng và xây dựng trung tâm dữ liệu. Đối với công ty tư vấn luật, key activities là việc nghiên cứu văn bản luật và tư vấn pháp luật. 

8.  Key Partnerships (KP) 

Các đối tác chính: mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Có thể là một trong bốn loại sau : đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty. 

9. Cost Structure (C$) 

Cơ cấu chi phí: mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Một số mô hình KD chú trọng vào giá rất nhiều như mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar, một số khác chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua (ví dụ như các khách sạn 4-5 sao)… Đây cũng là nơi nhà đầu tư bỏ tiền vào.

Đọc thêm:

Tham khảo 10 đề tài về xây dựng cơ sở dữ liệu tốt nhất

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ về mô hình kinh doanh cũng như cách phân tích mô hình kinh doanh. Từ đó dễ dàng hoàn thành bài báo cáo, khóa luận về đề tài này.