10+ báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy HOT

Những mẫu báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy mới nhất.

Ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy là gì? Cần có phẩm chất và kỹ năng như thế nào để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí? Một bài báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy phải viết ra sao? Bạn có thể tìm câu trả lời cho mình ngay tại bài viết này!

Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả máy móc từ nhỏ bé cho đến to lớn đều đang ngày đêm hoạt động vì nhu cầu của thời đại công nghệ phát triển. Chúng vận hành trên các dây chuyền sản xuất, cũng như hoạt động ở mọi nơi. Tất cả là nhờ sự tham gia nghiên cứu và đóng góp của những nhà khoa học, những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và các công nhân cơ khí chế tạo máy.

Nội dung chính

I. 10 mẫu báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy mới nhất

1. Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy tại Công ty TNHH Dịch vụ – Thương mại- Sản xuất – Xuất nhập khẩu – Chế tạo máy Phát Đạt

Báo cáo đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy tại Công ty TNHH Dịch vụ – Thương mại- Sản xuất – Xuất nhập khẩu – Chế tạo máy Phát Đạt”.

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy tại Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại- Sản xuất - Xuất nhập khẩu - Chế tạo máy Phát Đạt
Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy tại Công ty TNHH Dịch vụ – Thương mại- Sản xuất – Xuất nhập khẩu – Chế tạo máy Phát Đạt

Download tài liệu

2. Báo cáo đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An

Đề tài Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An đã được bạn sinh viên lựa chọn và nghiên cứu thực hiện báo cáo thực tập.

Báo cáo đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An
Báo cáo đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An

Download tài liệu

3. Báo cáo thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy

Báo cáo trên đã tìm hiểu và thực hiện đề tài Thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy. Dưới đây là nội dung chi tiết cụ thể của bài cáo cáo.

Báo cáo thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy
Báo cáo thực hành nhập môn cơ khí chế tạo máy

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy là báo cáo của bạn sinh viên nghiên cứu về ngành cơ khí chế tạo máy. Dưới đây là nội dung chi tiết cụ thể của bài cáo cáo.

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy
Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy

Download tài liệu

5. Nội dung thuyết minh và tính toán môn học Công nghệ chế tạo máy 

Bạn sinh viên đã tìm hiểu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài Nội dung thuyết minh và tính toán môn học Công nghệ chế tạo máy.

Nội dung thuyết minh và tính toán môn học Công nghệ chế tạo máy
Nội dung thuyết minh và tính toán môn học Công nghệ chế tạo máy

Download tài liệu

6. Báo cáo Quy trình công nghệ và gia công một số chi tiết máy – Chuyên ngành Chế tạo máy

Đề tài Quy trình công nghệ và gia công một số chi tiết máy – Chuyên ngành Chế tạo máy được bạn sinh viên lựa chọn để thực hiện báo cáo.

Báo cáo Quy trình công nghệ và gia công một số chi tiết máy - Chuyên ngành Chế tạo máy
Báo cáo Quy trình công nghệ và gia công một số chi tiết máy – Chuyên ngành Chế tạo máy

Download tài liệu

7. Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy: Công ty Cổ Phần Xây lắp và trang trí nội thất Việt Nam Vinadecor

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy: Công ty Cổ Phần Xây lắp và trang trí nội thất Việt Nam Vinadecor là báo cáo được bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu.

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy: Công ty Cổ Phần Xây lắp và trang trí nội thất Việt Nam Vinadecor
Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy: Công ty Cổ Phần Xây lắp và trang trí nội thất Việt Nam Vinadecor

Download tài liệu

8. Báo cáo thực tập ngành cơ khí chế tạo máy tại Công ty Cổ phần Nghị Thắng

Báo cáo thực tập ngành cơ khí chế tạo máy tại Công ty Cổ phần Nghị Thắng đã được bạn sinh viên lựa chọn và nghiên cứu.

Báo cáo thực tập ngành cơ khí chế tạo máy tại Công ty Cổ phần Nghị Thắng
Báo cáo thực tập ngành cơ khí chế tạo máy tại Công ty Cổ phần Nghị Thắng

Download tài liệu

9. Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy tại Công ty Hải Sơn – Xưởng đóng tàu X50

Báo cáo thực tập trên đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Cơ khí chế tạo máy tại Công ty Hải Sơn – Xưởng đóng tàu X50.

Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy tại Công ty Hải Sơn - Xưởng đóng tàu X50
Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy tại Công ty Hải Sơn – Xưởng đóng tàu X50

Download tài liệu

10. Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy

Dưới đây là chi tiết nội dung một bài Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo rất hay và hữu ích để các bạn sinh viên tham khảo

Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy
Báo cáo tốt nghiệp cơ khí chế tạo máy

Download tài liệu

100++ báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy HOT

Báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy
Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành.

II. Cơ sở lý luận về ngành công nghệ cơ khí

1. Ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy là gì?

Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, trong mọi hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống.

Cơ khí chế tạo máy là quá trình sản xuất cơ khí bao gồm nhiều công đoạn như chuẩn bị công cụ, dụng cụ để sản xuất, tổ chức sản xuất, bố trí máy móc, nhân công, sản xuất chế tạo và nhiều công đoạn nhỏ khác.

Ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình và trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia.

Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động. Việc này nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,..

2. Học viên học chuyên ngành công nghệ cơ khí chế tạo máy được đào tạo những gì?

Những học viên, sinh viên theo chuyên ngành công nghệ cơ khí sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành vững vàng và có kỹ năng thực hành nghề thành thạo về lĩnh vực công nghệ chế tạo máy.

Sau khi tốt nghiệp học viên sẽ có khả năng:

    • Tổ chức, điều hành sản xuất.
    • Biết tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị.
    • Biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị.
    • Có khả năng phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất.

Đọc thêm:

Top 13 mẫu báo cáo thực tập ngành may HOT không thể bỏ qua

3. Những yêu cầu đối với người công tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy

  • Phải là người có khả năng tưởng tượng tốt, sáng tạo, nhạy bén.
  • Là người logic, biết phân tích và năng động, kiên trì.
  • Phải được trang bị những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Toán.
  • Là người có tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và tác phong nhanh nhẹn, chuẩn mực.
  • Là người có thể hoạt động trong môi trường tập thể, hòa đồng với đồng nghiệp.
  • Là người thường xuyên cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành.
  • Là người có sức khỏe tốt.

Ngành kỹ thuật cơ khí hiện nay là một ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, do đó cơ hội việc làm rất cao. 

4. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy

Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy sau khi hoàn thành chương trình học của mình sẽ có đủ khả năng để làm những công việc như:

  • Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
  • Những công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
  • Công việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
  • Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các công trình, nhà máy.
  • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp.
  • Thi công, giám sát việc thi công và hoàn tất các máy cũng như thiết bị sản xuất đã thiết kế.
  • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
  • Là người lập trình gia công máy CNC.
  • Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí hoặc giám sát quá trình sản xuất.
  • Tham gia giảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng; các Viện nghiên cứu.

III. Kỹ thuật an toàn trong cơ khí chế tạo máy

1. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong khi sử dụng máy

a. Do máy móc

  • Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn.
  • Thiết thiết bị bảo vệ hoặc thiết bị bảo vệ hỏng, không hoạt động chính xác.
  • Bộ phận điều khiển máy không hoạt động.
  • Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tổ kỹ thuật lao động đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành.
  • Máy chế tạo không hoàn chỉnh, sai quy cách kỹ thuật. Các cơ cấu điều khiển, vận hàng chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn lao động.

b. Do con người

  • Vi phạm nội quy an toàn kỹ thuật của nhà máy, xưởng chế tạo.
  • Vi phạm các tiêu chuẩn, quy trình sử dụng an toàn các thiết bị.

c. Do môi trường làm việc

  • Không đạt tiêu chuẩn về điều kiện làm việc: thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, đồ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Vị trí lắp đặt, khai thác, sử dụng máy không phù hợp, chưa đảm bảo được những yếu tố an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.

2. Các biện pháp và nguyên tắc, quy tắc an toàn trong cơ khí chế tạo máy

a. Biện pháp an toàn trong cơ khí chế tạo máy

  • Bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định hiện hành. Bao gồm từ khâu thiết kế, chế tạo lắp đặt đến sử dụng và quản lý máy phải theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và yêu cầu trong lý lịch máy của nhà chế tạo.
  • Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải đủ điều kiện an toàn.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định.
  • Vị trí và địa điểm cho nhà xưởng phải phù hợp.
  • Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho và đường vận chuyển thuận tiện.
  • Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo an toàn theo quy định.
  • Xác định được vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong quá trình sử dụng thiết bị cơ khí.

b. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị cơ khí chế tạo máy

  • Không ai được điều khiển máy ngoại trừ người được phân công và có chuyên môn cụ thể.
  • Trước khi khởi động máy cần phải được kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng.
  • Khi bị mất điện cần tắt công tắc nguồn của máy.
  • Không được để máy hoạt động khi không có ai điều khiển.
  • Muốn điều chỉnh máy cần phải tắt động cơ và chờ cho đến khi máy dừng hẳn. Không dùng tay hay vật liệu khách để làm dừng máy.
  • Phải trang bị trang phục bảo hộ phù hợp khi vận hành máy.
  • Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra lại trước khi vận hành.

c. Quy tắc an toàn

  • Chọn mua máy móc, thiết bị mà mọi thao tác vận hàng đều phải thật an toàn.
  • Các bộ phận chuyển động được che chắn, bao bọc đầy đủ. Đồng thời không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân, có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy.
  • Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm thiểu nguy hiểm do máy gây ra.
  • Có thiết bị tự động dừng hoặc điều kiện bằng 2 tay ở tầm điều khiển.
  • Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên.
  • Trang bị trang phục bảo hộ phù hợp khi vận hành máy.
  • Có hệ thống biển báo nguy hiểm, vùng nguy hiểm đầy đủ.
  • Đảm bảo hệ thống điện an toàn.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Đọc thêm:

10+ mẫu báo cáo thực tập xưởng cơ khí HOT

Báo cáo thực tập công nợ phải trả

IV. Thực hành viết báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy

Để viết được một bản báo cáo thực tập cơ khí chế tạo máy hoàn chỉnh nhất, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:

  • Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập.
  • Tìm hiểu công tác cơ khí, chế tạo máy tại cơ sở thực tập.
  • Những nội dung công việc đã được giao cho trong kỳ thực tập.
  • Một số đề xuất đóng góp cho cơ sở thực tập.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về cơ khí chế tạo máy để giúp bạn bước đầu lên kế hoạch xây dựng một báo cáo thực tập. Ngoài ra, 123doc luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.