TOÀN cầu hóa sẽ làm CHO nền KINH tế VIỆT NAM tốt lên HAY xấu đi

11 776 1
TOÀN cầu hóa sẽ làm CHO nền KINH tế VIỆT NAM tốt lên HAY xấu đi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Chủ đề 2: TOÀN CẦU HÓA SẼ LÀM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỐT LÊN HAY XẤU ĐI? GVHD : TS. NGUYỄN HÙNG PHONG Lớp : CAO HỌC QTKD K20 ĐÊM 1 Học viên : Đào Mạnh Long TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2012 1 2 MỤC LỤC MỤC LỤC .3 Tài liệu tham khảo . 10 PHÂN TÍCH CH Đ 2:Ủ Ề Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi? Việt Nam từng là một nền kinh tế được bảo hộ cao khi hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu phải chịu rất nhiều loại rào cản thuế quan và phi thuế quan. Kể từ thập niên 1990 Việt Nam đã thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế, nhờ vào đó giá trị xuất khẩu đã gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên hiệnnay nhiều người Việt Nam vẫn tự hỏi rằng “quá trình tòan cầu 3 hóa và sự mở cửa thị trường của Việt Nam đã làm cho nền kinh tế Việt nam tốt lên hay xấu đi”. Anh/chị hãy sử dụng lập luận của mình để trả lời câu hỏi này. 4 I. Toàn cầu hoá 1. Khái luận về toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá kinh tế v.v . trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại kĩ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. 2. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình phát triển của nó a. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế - Sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước. - Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin. - Nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động. - Sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba. - Sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường. - Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tạo ra khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ. b. Quá trình diễn ra toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế nảy sinh rất sớm và dần dần phát triển, để rồi tạo ra những bước phát triển nhảy vọt như hôm nay. Ngay từ đầu thế kỷ XVI - XVII – XVIII với sự giao thương giữa các quốc gia, đã hình thành dần các nhân tố quốc tế hóa kinh tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới .Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”. 5 Toàn cầu hóa kinh tế khởi nguồn từ trao đổi thương mại, dần dần phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, dịch vụ, đầu tư, môi trường, xã hội. Nó thu hút tất cả các nền kinh tế của các quốc gia, không phân biệt giàu, nghèo, phát triển hay chưa phát triển, quốc gia lớn và cả quốc gia bé, các nước có chế độ chính trị khác nhau. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau. Thông qua toàn cầu hóanền kinh tế các nước tạo ra những lợi thế mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất, kỹ thuật công nghệ phát triển từ đó làm cho nền kinh tế của từng nước có thể vượt qua các thế yếu của mình mà tạo ra lợi thế mới và thế mạnh mới. Nhưng ngược lại toàn cầu hóa cũng có thể làm cho nền kinh tế của từng nước, từ chỗ có lợi thế so sánh, từ chỗ có thế mạnh lại trở thành nền kinh tế yếu kém, không có lợi thế, nếu bỏ lỡ thời cơ. Toàn cầu hóa kinh tế cũng dẫn đến xu thế khu vực hóa kinh tế. Khu vực hóa kinh tế thực chất là sự tập hợp lực lượng của các nền kinh tế khu vực để hỗ trợ nhau tạo ra sức mạnh của từng khu vực kinh tế thích ứng với toàn cầu hóa kinh tế. Hiện tượng này chính là sự thể hiện sinh động, đa dạng mà thống nhất của toàn cầu hóa. Chúng ta có thể kể ra đây rất nhiều khu vực kinh tế như : ASEAN, Đại Tây Dương, EU, Bắc Phi, APEC, FTAA, Ấn Độ Dương . Xu thế toàn cầu hóa kinh tế được thể chế hóa thành nhiều văn bản mang tính quốc tế như các công ước, hiệp định quốc tế và được tổ chức thành các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt kéo dài của các nền kinh tế của các quốc gia, giữa nước nghèo và nước giàu nhằm vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia mình vừa hòa thuận để cùng phát triển, cạnh tranh và sinh tồn. 3. Những mặt tích cực tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế a. Tích cực Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy tự do hoá mậu dịch phát triển. Nhìn lại tình hình buôn bán của các nước trên thế giới hiện nay, hầu như không còn tồn tại tình trạng thị trường đơn nhất ngay cả ở cường quốc kinh tế phát triển. Giờ đây, hầu như thị trường nội địa của các nước đều gắn với thị trường thế giới, là bộ phận của thị trường thế giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng như ngành ngoại thương đóng vai trò rất lớn đối với tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội (GDP). Năm 2004, mức độ phụ thuộc của GDP Mỹ vào ngành ngoại 6 thương tới 25,9%, năm 2005, mức độ phụ thuộc của GDP Trung Quốc với ngành ngoại thương và buôn bán đối ngoại tới 61%. Do tính phụ thuộc vào ngành ngoại thương ngày càng cao, nên mức độ tự do hoá mậu dịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á cao hơn của các nước ở Mỹ Latinh. Bởi vì, tới nay sự phát triển kinh tế của các nước Mỹ Latinh chủ yếu dựa vào nội thu, trong khi nhân tố nhu cầu nước ngoài thấp hơn nhiều so với các nước Đông Á. kết quả phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000) GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991 -2000, khoảng 7% trong hai năm 2001 và 2002, năm 2003 tăng 7.24%, năm 2004 là 7,69%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8,17% và là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở được cải thiện rõ rệt. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các KCN tập trung, các KCX. Chuyển toàn bộ nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh, lấy mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở, thay đối thói quen trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước của các DN. Mở rộng được thị trường XNK, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch XK mới đạt 2,404 tỷ USD và NK 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch XK đã đạt 15 tỷ USD (nếu tính cả dich vụ thì đạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30% (gấp hơn 7 lần năm 1990). Năm 2003 XK đạt 20,176 tỷ USD. XK bình quân đầu người đạt trên 200 USD, đây là mức được thế giới công nhận là quốc gia có nền XK bình thường. Bên cạnh XK hàng hoá, XK dịch vụ và hợp tác lao động cũng đạt được mức tăng trưởng liên tục. XK dịch vụ giai đoạn 2001 - 2003 đạt khoảng 8,15 triệu USD, tăng bình quân 9,65%/năm. Từ 2001 đến nay có 127 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 27% so với thời kỳ 1 996 - 2000. Số DN tham gia XK đã tăng lên 16.200 so với 495 DN năm 1991. Thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đến nay ta đã thu hút được trên 41.538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 4.370 dự án. Trong số đó đã thực hiện trên 24,658 tỷ USD. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta: chiếm gần 30% vôn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản 7 xuất công nghiệp, 20% XK, giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động và hàng chục vạn lao động gián tiếp. Tranh thủ được kỹ thuật tiên tiến vả khoa học quản lý mới. Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời giảm đáng kể nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho nước ta gần 20 tỷ USD, chủ yếu là cho vay ưu đãi và một phần là viện trợ không hoàn lại. Toàn cầu hoá kinh tế đã đẩy mạnh tiến trình quốc tế hoá lưu chuyển vốn, có lợi cho tự do hoá đầu tư. Từ năm 2001 tới 2003, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm sút rất lớn, nhưng bắt đầu từ năm 2004 đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Theo “Báo cáo đầu tư năm 2005” do Hội nghị phát triển mậu dịch Liên hợp quốc công bố, tổng số FDI trên toàn thế giới đã lên tới 648 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2003. Điều này cho thấy xu thế đầu tư quốc tế giảm sút từ năm 2001 tới 2003 đã được ngăn chặn và bắt đầu gia tăng trở lại trên thế giới. Năm 2004, các nước Phương Tây đã tiếp nhận FDI trị giá khoảng 380 tỷ USD, giảm 14% so với năm 2003. Trong khi đó, FDI ở các nước đang phát triển tăng 40%, với tổng giá trị 233 tỷ USD. Rõ ràng nếu không có toàn cầu hoá kinh tế thì không thể quốc tế hoá vốn và di chuyển dễ dàng từ nước này qua nước khác. Toàn cầu hoá kinh tế chẳng những thúc đẩy FDI tăng lên mà ở mức độ lớn đã thúc đầy tự do hoá đầu tư. Mấy năm qua, do môi trường đầu tư được cải thiện, xu thế lưu thông tự do đầu tư đã tăng lên rõ rệt. “Báo cáo của Hội nghị mậu dịch Liên Hợp quốc” năm 2004 cho biết hai nước có FDI đổ vào nhiều nhất là Mỹ và Anh, trong đó Mỹ tiếp nhận tới 96 tỷ USD và nước Anh tới 78 tỷ USD. Mặc dù các nước đang phát triển đã ra sức mở cửa thị trường vốn của mình và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, nhưng do cơ chế và thị trường còn nhiều khâu yếu kém, nên trình độ tự do hoá tiền vốn của các nước đang phát triển kém hơn nhiều so với các nước phát triển. Đây chính là vấn đề mà các nước đang phát triển cần nghiên cứu và hoàn thiện để tận dụng được cơ hội tốt của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá kinh tế đã “bật đèn xanh” cho tự do hoá lưu chuyển tiền tệ. Trong điều kiện ngày nay, mọi tổ chức ngân hàng, tài chính, tiền tệ và thị trường chứng khoán của các nước đều phải phát triển theo xu thế toàn cầu hoá. Nếu ra đời xu thế này, thì không thể nói tới tự do hoá lưu chuyển tiền vốn. 8 Ba thị trường chứng khoán nổi tiếng là New York, London và Tokyo giờ đây đã len lỏi tới khắp nơi trên thế giới đề thu hút tiền vốn. Thông qua việc không ngừng điều chỉnh tỷ giá hối đoái, những đồng tiền như USD, Euro và đồng Franc của Thuỵ Sĩ đều trở thành đồng tiền dự trữ và có thể tự do lưu hành ở các nước. Tóm lại, tiền tệ được tự do lưu hành như hiện nay rõ ràng do tác động mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đã thúc đẩy phát triển sản xuất xuyên quốc gia. Mấy năm qua, đặc điểm nổi bật nhất của sản xuất xuyên quốc gia là sản xuất của các công ty xuyên quốc gia mở rộng mạnh mẽ ra các nước. Đầu năm 1994, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ vừa mới khởi động, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã nhân cơ hội này thành lập một loạt công ty con ngay gần biên giới Mehico. Những công ty này đã lợi dụng nguyên vật liệu, tài lực, vật lực của địa phương sản xuất hàng hoá giá rẻ đưa về thị trường nội địa Mỹ. Mấy năm qua, hầu hết các công ty xuyên quốc gia lớn của Mỹ và các nước trên thế giới đều tới Trung Quốc lập văn phòng hoặc trụ sở công ty để tiến hành sản xuất kinh doanh ngay tại Trung Quốc. b. Tiêu cực hay là mặt trái của quá trình toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế làm nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội con người. Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực, nó gây ra không biết bao nhiêu điều tiêu cực, gây ra những hậu quả khôn lường cho từng quốc gia, dân tộc, thậm chí cho cả một khu vực. Toàn cầu hoá kinh tế sẽ tác động làm gia tăng thất nghiệp, sẽ dẫn tới phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ở từng nước, và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa cũng là cơ hội, điều kiện để cho những nước giàu, những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khống chế kinh tế các nước kém phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế cũng là cơ sở để nảy sinh các cuộc cạnh tranh gay gắt các lĩnh vực kinh tế như “chiến tranh thương mại”, “chiến tranh tiền tệ” . “chiến tranh thị trường” . giữa các nước, từ đó gây nên sự biến động kinh tế khu vực và thế giới. Trong các cuộc cạnh tranh gay gắt đó nước thua thiệt nhất vẫn là các nước kém phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế còn dẫn đến nguy cơ phá vỡ các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn và nhạy cảm như: lối sống, đạo đức, nghệ thuật . Bởi lẽ toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở, là điều kiện làm cho các dòng thác văn hóa, lối sống giữa các nước tràn ngập vào nhau một cách ồ ạt, bất khả kháng, nước chủ nhà dù có 9 muốn chặn lại cũng không thể chặn nổi. 4. Kết luận chung về toàn cầu hoá Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều mặt tốt lên, nhưng cũng có những mặt xấu đi nhưng toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu. Biểu hiện sự phát triển của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA .và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại. Nhận rõ mặt tích cực và mặt hạn chế của toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các quốc gia đều phải biết chủ động hòa nhập vào kinh tế thế giới, tận dụng các lợi thế và hạn chế các khó khăn. Hiện nay các nước chậm phát triển đã và đang tập hợp để đấu tranh chống o ép, chống lại sự đè nén của các nước lớn, cố gắng bằng mọi cách giành lấy từng phần quyền lợi cho dân tộc, đất nước mình. Từ đó cho thấy sự đoàn kết đấu tranh quốc tế của những người nghèo, của các quốc gia nghèo trên thế giới cũng như từng khu vực hơn lúc nào hết, giờ đây được đặt ra một cách khẩn thiết. Trình độ vận dụng, mức độ khai thác mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế, khả năng hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế ở từng nước rất khác nhau. Tất cả đều phụ thuộc vào vai trò và khả năng quản lý của nhà nước ở mỗi quốc gia. Ở đây nổi trội lên là sự chủ động, sáng tạo trong đường lối, chính sách phát triển, chiến lược và chiến thuật dẫn dắt nền kinh tế. D. Danh mục tài liệu tham khảo 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan