Phong cách thơ Phạm Tiến Duật

126 12.1K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phong cách thơ Phạm Tiến Duật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phong cách thơ Phạm Tiến Duật

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi từ tuyến đường mòn vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc Thơ Phạm Tiến Duật "đã lưu lại trong lịch sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp từ trong các sự kiện và in đậm chất sử thi của một thế kỷ đầy biến động"

Là một gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam 1945 - 1975, Phạm Tiến Duật đã góp phần sáng tạo một thứ ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc và được đánh giá là một tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ

Phạm Tiến Duật cũng là một trong những nhà thơ Việt Nam được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông Nhiều bài thơ nổi tiếng của

nhà thơ Trường Sơn đã để lại như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ,

Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong có lẽ sẽ còn in đậm trong ký ức

lịch sử; bồi đắp cho thế hệ sau lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Thơ Phạm Tiến Duật làm chúng ta như sống lại không khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Thơ ông gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam trước những thử thách lịch sử

Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Phạm Tiến

Duật để nghiên cứu Luận văn muốn khẳng định những giá trị thẩm mỹ cao cả

và lâu bền của thơ trữ tình cách mạng nói chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình đổi mới văn học

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người Phải đến cuộc thi

Trang 4

thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được

tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam Chùm thơ đoạt giải nhất của ông gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ ông Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến

Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ Quân

đội, số 10, 1970 của Nhị Ca) Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài

của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu Ông chỉ ra rằng, đây là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm" Nhị Ca cũng rất quan tâm đến việc tạo dựng câu thơ, một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt" Bên cạnh đó, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua việc phân tích một

số bài thơ tiêu biểu của tập Vầng trăng quầng lửa

Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: "Sự xuất hiện của

Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca vốn có Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía"

Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn

học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm

Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: "hồn thơ Phạm

Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật" Ông cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật "là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc" Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Thiện cũng phê phán một số bài

Trang 5

thơ như Qua một mảnh trời thành phố Vinh, Vòng trắng mà trong điều kiện

chiến tranh được coi là có tư tưởng lệch lạc làm yếu sức mạnh của cộng đồng Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà

phê bình Vũ Quần Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội

vào nền thơ Việt Nam (trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa

những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng " Năm năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác

giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ tình cách mạng

Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề

Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học, số 4, 1986) đã đánh

giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật

Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về thơ Phạm Tiến Duật

là của Trần Đăng Xuyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (Nxb

Đại học Sư phạm I, 2002) Tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử, con người nhà thơ Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng Trường Sơn Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, tác giả Trần Đăng Xuyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của nhà thơ Phạm Tiến Duật để thơ ông có thể đến được, hoà nhập với cuộc sống mới

Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ, in

trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người "chứa

Trang 6

được Trường Sơn nhiều nhất" (trong Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007) Vũ Văn

Sỹ đánh giá cao vị trí của Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ tình cách mạng Ông cho rằng "Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động."

Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài của Thiếu Mai, Mai Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc đăng tải trên các báo và tạp chí Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các công trình

tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (Nxb Văn học, H, 1996);

Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (Nxb Hội nhà văn,H, 2003) Hầu hết các cuốn

sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẻ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa lại

Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu về Phạm Tiến Duật đều cho rằng, đó là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thơ ca của thế hệ trẻ thời chống Mỹ có vị trí và có cá tính

Trong công trình này, chúng tôi kế thừa các ý kiến gợi ý của những

người đi trước, tập trung phân tích Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một

cách có hệ thống, có tính thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng và phương thức nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của Phạm Tiến Duật

3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Như đã nói ở phần trên, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là tính

thống nhất của các yếu tố chỉnh thể trong tác phẩm - sự biểu hiện của tính

Trang 7

nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật như là một nét riêng, nét lặp lại hữu hình và có thể tri giác được trong sáng tác của nhà thơ

3.2 Nhiệm vụ của Luận văn

- Thứ nhất: Làm sáng tỏ nhận thức về phong cách nghệ thuật nói chung để làm định hướng khi tìm hiểu về phong cách thơ Phạm Tiến Duật

- Thứ hai: Thông qua toàn bộ sáng tác, phân tích hệ thống hình tượng trữ tình, lí giải thế giới nghệ thuật và các phương thức thể hiện đem lại ấn tượng khi đọc thơ Phạm Tiến Duật, khẳng định phong cách thơ Phạm Tiến Duật trong nền thơ hiện đại Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Trong Luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê, phân

tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu

- Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành như văn học sử, ngôn ngữ học và thi pháp học

- Luận văn cũng quán triệt quan điểm lịch sử trong suốt quá trình lí giải

về đối tượng nghiên cứu

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đề cập đến các khía cạnh

thi pháp thơ Phạm Tiến Duật, nhưng chúng tôi hi vọng rằng đây là Luận văn đầu tiên nghiên cứu Phong cách thơ Phạm Tiến Duật một cách có hệ thống

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có 3 chương:

Chương 1: Phạm Tiến Duật và thế hệ trẻ thơ chống Mỹ

Chương 2: Hệ thống hình tượng trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật Chương 3: Sự độc đáo của nghệ thuật biểu hiện trong thơ Phạm Tiến Duật

Trang 8

Chương 1

PHẠM TIẾN DUẬT VÀ THẾ HỆ TRẺ THƠ CHỐNG MỸ

Thơ Phạm Tiến Duật dù độc đáo nhưng cũng không nằm ngoài dòng chảy của lịch sử văn học của thế kỷ Một thời kỳ mà do những yêu cầu chung của lịch sử, thơ ca dù tự giác hay không tự giác đều hướng đến sự khám phá những giá trị tinh thần sử thi của thời đại Chúng tôi nhận thức rằng, nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật không thể tách rời thành tựu thơ chống Mỹ

Trong chương này, trước hết chúng tôi làm sáng tỏ nhận thức của mình về khái niệm phong cách làm định hướng, từ đó tìm hiểu khái quát về thơ trẻ chống Mỹ nói chung, trong đó có thơ Phạm Tiến Duật

1.1 KHÁI NIỆM PHONG CÁCH

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau bàn về phong cách Trong Luận văn

này, chúng tôi thống nhất theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán,

Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc" [13; 207 - 208]

Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm tính chỉnh thể có thể cảm nhận được một giọng điệu và một sắc thái thống nhất Với ý nghĩa này, người ta có thể phân biệt được phong cách lớn như phong cách thời đại, phong cách trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả

Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có phong

Trang 9

cách độc đáo Cái nét riêng đó thể hiện ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại làm ta có thể phân biệt được tác giả này với tác giả khác Cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận của nhà văn

Nghiên cứu về phong trào Thơ Mới (1932-1945), chúng ta thấy nguyên tắc xuyên suốt mà các thi sĩ tập trung vào để xây dựng hình tượng nghệ thuật là đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp ở bề sâu cái tôi cá nhân Ta luôn bắt gặp trong Thơ Mới một cái "tôi" ở vị trí trung tâm cảm hứng, giãi bày, thổ lộ "Tôi" chỉ là một khách tình si "Tôi" chỉ là một kiếp đi hoang "Tôi" là một cô hồn "Tôi" là con chim đến từ núi lạ "Tôi" là kẻ lạc loài "Tôi" là chiếc thuyền say "Tôi" trở thành nguyên tắc cắt nghĩa thế giới một cách riêng tư Cả tạo vật chỉ là sự phản chiếu của một cái "tôi" tự ý thức về tồn tại của mình, thế hệ mình Thế giới cái "tôi" mang lại những giá trị thẩm mĩ mới nhưng thường là cô đơn, u sầu, lắm khi còn đau đớn, tuyệt vọng Thế giới Thơ Mới hoàn toàn đồng nhất vào cái "tôi", một cái "tôi" bao trùm tất cả

Ở thơ trữ tình cách mạng, đặc biệt là thơ trẻ thời chống Mỹ, các nhà thơ không đi tìm vẻ đẹp ở cái tôi trong con người cá nhân nữa mà chủ yếu tập trung khai thác giá trị cao cả trong cuộc sống thường nhật, cuộc sống chiến trường; đi tìm vẻ đẹp của con người trong các mối quan hệ đa dạng với xã hội, với cộng đồng, dân tộc Con người thực sự được khẳng định phẩm chất cách mạng của mình trong các mối quan hệ ấy

Như vậy, trong các sáng tác của một nhà văn (nhà thơ), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về hệ thống hình tượng, về thế giới và hệ thống bút pháp phù hợp với cách cảm nhận ấy Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lí, sinh lí, cá tính, xu hướng đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành của phong cách nhà văn, nhà thơ Từ đó có thể thấy rằng, muốn tìm hiểu phong cách tác giả, ta cần đặt các tác phẩm của tác giả trong khuynh hướng sáng tác

Trang 10

chung Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tính thống nhất của các yếu tố chỉnh thể trong tác phẩm - sự biểu hiện của tính nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật,

trước tiên, Luận văn muốn trình bày những nét khái quát nhất về thơ trẻ

chống Mỹ nói chung trong đó có thơ Phạm Tiến Duật

1.2 THẾ HỆ CÁC NHÀ THƠ TRẺ THỜI CHỐNG MỸ

Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1964-1975) có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn hoc dân tộc Đây là thời kì văn học phát triển rực rỡ trên nhiều thể loại để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: Làm cuốn "biên niên văn học" về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Trong sự phát triển đó, thơ chống Mỹ, nhất là thơ của các nhà thơ trẻ thời kỳ này đã gây được sự chú ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Người ta sẽ không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây bút trẻ xuất hiện thời kỳ này

Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ ca chiến tranh và cách mạng

1.2.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Từ tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt Phản ánh kịp thời và động viên chiến đấu, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong thời kỳ chống Mỹ Đó không chỉ là đòi hỏi cả thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ Nhanh nhạy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã "nhập cuộc" tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân

Trang 11

trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ

Nền thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh ), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông ) và thế hệ nhà thơ ra đời trong thời kỳ chống Mỹ Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có thế mạnh riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ Chỉ trong vòng mười năm, nền thơ chống Mỹ đã liên tiếp xuất hiện một đội ngũ những gương mặt thơ trẻ như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ Đó là những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ thời kỳ chống Mỹ

Thuộc lớp người phần lớn được sinh ra từ sau Cách mạng, được trau dồi tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, nhiều nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từ cánh cửa nhà trường đi thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu Hiện thực đời sống những năm tháng chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện họ thành những con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật Sáp mặt với thực tế chiến tranh, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tự ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống nhất chung cao độ của cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng khi viết về cuộc chiến tranh Các nhà thơ trẻ một mặt có ý thức kế thừa, nhưng mặt khác chính điều kiện sáng tác giàu chất sử thi ấy đã tạo ra tiếng

Trang 12

nói riêng, giọng điệu riêng cho thế hệ của họ Như những mầm cây có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi, trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, một thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã vượt lên tự khẳng định mình, vừa tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước, vừa có sáng tạo độc đáo làm nên những nét riêng của cả một giai đoạn thơ ca

1.2.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Nhìn tổng quát, thơ trẻ chống Mỹ cứu nước là một dòng chảy liên tục, nhưng mỗi bước phát triển mang dấu ấn phong cách riêng và có thể chia làm ba chặng đường:

1.2.2.1 Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968

Ở chặng đường đầu tiên này, đội ngũ những nhà thơ trẻ bước đầu được khẳng định với sự xuất hiện của những cây bút như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Hương Ly, Phạm Ngọc Cảnh, Vũ Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, Cảnh Trà, Vương Trọng Những

nhà thơ trẻ này, lúc đầu được tập hợp và giới thiệu trong tập thơ Sức mới,

(1965, Nxb Văn học, Hà Nội) Nhà thơ Chế Lan Viên viết tựa cho tập thơ đã biểu dương "Điều đáng yêu nhất của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống, của chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc nước ta" Nhìn chung, thơ của các nhà thơ trẻ chặng đường này vừa trẻ trung tươi tắn, vừa bồng bột sôi nổi Các tác giả đều chọn lọc chất liệu cuộc sống theo hướng thi vị hoá Cảm xúc trong thơ họ vừa mang đậm màu sắc lí tưởng, ít nhiều còn vương dấu vết của sách vở nhà trường Những mô típ quen thuộc trong thơ chặng đường này thường là những buổi chia tay, những đêm hành quân, những dự cảm vào

cuộc vv thể hiện khát vọng ra trận của tuổi trẻ thời đại chống Mỹ

Thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này rưng rưng cảm xúc, thấm đậm chất trữ tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ Họ nói tới khao

Trang 13

khát của thế hệ trẻ được cầm súng trực tiếp chiến đấu bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng nhất:

Ôi ta thèm được cầm khẩu súng Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng Ta cay nồng mùi lá rụng bờ tre

(Gửi Bến Tre - Lê Anh Xuân)

Những năm đầu của cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng bột, mang cái nhìn lãng mạn Hình ảnh thế hệ trẻ cầm súng chỉ thấp thoáng trong thơ họ Có chăng đó chỉ là hình ảnh những bước chân du kích, những anh giải phóng quân:

Phía trước chúng tôi cả miền Nam ruột thịt Đang hành quân mải miết đêm ngày

Bước chân biểu tình, bước chân du kích Anh giải phóng quân, đuổi giặc không giầy

(Hành quân - Lữ Huy Nguyên)

Thơ chặng đường này, các nhà thơ hay nói tới những cuộc chia ly đầy lưu luyến và lãng mạn:

Nào đâu phải người đi không lưu luyến

Mắt người trong như nước giếng ban đầu Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau

(Lưu Quang Vũ)

Và những cuộc chia ly thấm đẫm tinh thần lạc quan của thời đại:

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng

(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Trang 14

Thơ trẻ chặng đường này thường nói đến những đêm hành quân với một niềm vui háo hức, hăm hở, đầy tin tưởng: "Đường nào vui bằng đường ra trận tuyến", "Ta náo nức như suối về sông biển" (Lưu Quang Vũ) Cái nhìn lãng mạn, lí tưởng hoá, thi vị hoá cũng rất đậm trong thơ Lê Anh Xuân ở chặng đường này:

Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy Súng trên vai cũng đẹp như em Em ơi! Sao tóc em thơm vậy

Hay là em vừa đi qua vườn sầu riêng Ta yêu giọng em cười trong trẻo Ngọt ngào như nước dừa xiêm Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo Dịu dàng như những nàng tiên

Trong những năm cuối của chặng đường thứ nhất, thơ trẻ bắt đầu giàu có thêm nhờ chất suy nghĩ và khả năng khái quát Tuy nhiên, về cơ bản, sự từng trải, sự chiêm nghiệm cá nhân, sự lắng đọng trong suy tư còn ít thấy trong thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này Không khí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được gợi lên một phần trong thơ của các nhà thơ trẻ nhưng hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu chưa nhiều ở các trang thơ Hình ảnh con người và thời đại chống Mỹ chủ yếu được nhấn mạnh ở cái thanh tao, đường hoàng, cái thơ mộng của cuộc sống và con người trong lửa đạn: một tiếng gà trưa, nụ cười, tiếng hát, nhịp đập bình yên của trái tim con người làm nổi bật "cái yên trong cái động", "sự sống át cái chết", cái bình thản tự tin của một dân tộc gan góc, bất khuất, kiên cường

Nhìn chung, các tác giả thơ trẻ chặng đường này đều có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng đời sống trong trẻo của chiến tranh Nhưng thơ chặng đường này đã tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thơ trẻ chống Mỹ ở những chặng đường sau

Trang 15

1.2.2.2 Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972

Cùng với những tác giả xuất hiện ở chặng thứ nhất, đến chặng thứ hai này đội ngũ thơ trẻ được bổ sung thêm nhiều cây bút tài năng khác như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Vương Anh, Bế Kiến Quốc, Phan Thị Thanh Nhàn, Vương Trọng Chính sáng tác của những nhà thơ trẻ này đã góp phần quan trọng đưa nền thơ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao, làm thay đổi bộ mặt của cả nền thơ chống Mỹ Ở chặng đường này, những nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của thế hệ mình qua những vần thơ giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khói lửa đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu

Nếu ở chặng đường trước, những nhà thơ trẻ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng hiện thực đời sống có vẻ nên thơ, trong trẻo thì ở chặng đường này, họ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong các mảng hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội, đầy ác liệt của cuộc sống chiến trường Cảm hứng thơ vì thế càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi, khác hơn ở chặng đường trước

Thơ trẻ trong chặng đường này có xu hướng vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với những sắc thái dữ dội, ác liệt của nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ Những chi tiết chân thực của đời sống chiến trường ùa vào các trang thơ Không khí sôi sục của những năm tháng chống Mỹ được truyền vào các bài thơ Đời sống thực của người lính được thể hiện chân thực trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm Chưa bao giờ hình ảnh thế hệ trẻ sống, chiến đấu giữa chiến trường lại được thơ tập trung khắc hoạ đạt được tính chân thực cao như thơ trẻ chống Mỹ Đó là những người lính lái xe, chiến sỹ công binh, anh bộ đội coi kho, cô

thanh niên xung phong, cô gái giao liên:

Đi qua hầu hết tuổi thanh xuân

Trang 16

Để lại trong rừng những gì quý nhất

Mất mọi thứ để nhân dân không mất

(Đi trong rừng - Phạm Tiến Duật)

Chứa đựng nhiều chi tiết chân thực, tươi ròng sức sống, thể hiện được nhiều gương mặt trẻ trung, tinh nghịch mà kiên cường, anh dũng, thơ Phạm Tiến Duật được coi như "một góc bảo tàng tươi sống" về Trường Sơn (Đỗ Trung Lai) trong những năm tháng chống Mỹ

Thơ trẻ chặng đường này vẫn tiếp tục viết về đề tài quê hương, đất nước, nhưng với một ý thức tự giác cao hơn và tình cảm sâu nặng hơn Sự thống nhất cao độ giữa ý thức của nhà thơ với trách nhiệm công dân, tư cách người chiến sĩ cầm súng đã tạo nên cho những trang thơ của những nhà thơ trẻ một chiều sâu mới trong nhận thức và trong tình cảm Thấm thía hơn thực tế chiến tranh, các nhà thơ trẻ càng nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, càng thấy mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, với đất nước Thơ họ chính là tiếng lòng những con người trực tiếp cầm súng, lấy máu mình để giữ gìn, bảo

vệ non sông Vùng làng của Phạm Tiến Duật, Mùa giống của Cảnh Trà, đặc

biệt là những trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên một cách thấm thía và đầy xúc động tình cảm thiêng liêng, sâu nặng ấy

Thơ trẻ chống Mỹ ở chặng đường thứ hai này đã đạt tới một mức độ nhất định chiều sâu của suy nghĩ và tầm cao của sự khái quát Thường là từ những chi tiết, những hình ảnh thực của chiến tranh, của đời sống chiến trường, các nhà thơ trẻ đã soi rọi vào đó luồng ánh sáng của tư tưởng để làm nổi bật lên ý nghĩa nhân sinh sâu sắc Và cũng thường từ những chi tiết, những hình ảnh cụ thể, các nhà thơ trẻ đã "quy nạp", tổng hợp, nâng lên thành những khái quát Từ những trái cây chín, từ một ngọn" lửa đèn, Phạm Tiến Duật đã khái quát thành sức sống tiềm tàng, bất diệt của đất nước và con người Việt Nam Từ những tiếng chim kể chuyện trên đồi chốt, nhà thơ nói tới nỗi đau một thời bị cắt chia: "Mẹ ơi đất nước cắt chia - Tiếng kêu con

Trang 17

cuốc vọng về quả tim" Từ hơi ấm ổ rơm, bằng hình ảnh "rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm", tác giả nói lên một cách thấm thía, sự gắn bó máu thịt của tình quân dân, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam

1.2.2 3 Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985

Đến chặng này, thơ trẻ chống Mỹ được bổ sung thêm những nhà thơ đồng thời là chiến sỹ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Sự xuất hiện của những cây bút trẻ như Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc vv đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thêm đông đảo và thực sự bề thế

Chặng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên thế mạnh của những nhà thơ trẻ ở chặng đường này: có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc Tầm nhìn cùng với nhận thức về hiện thực cuộc sống chiến trường được mở rộng và sâu sắc hơn Chứng kiến chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, những nhà thơ trẻ đồng thời cũng thấu hiểu sự hy sinh, mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó Bức tranh hiện thực đời sống chiến trường hiện lên qua những trang thơ trẻ ở chặng đường này cũng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn: có hy sinh, mất mát, có chiến thắng lạc quan, tin tưởng Thái độ, tình cảm của nhà thơ viết về sự thực của đời sống chiến trường, nhất là về những gian khổ, hy sinh cũng chân thực hơn Tính chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay cho tính chất thi vị, hồn nhiên ở những chặng đường trước

Thơ trẻ chặng đường này nói nhiều, nói sâu sắc, thấm thía về người mẹ, nhân dân, về những con người vô danh, về những con người bình thường mà kiên cường, bất khuất, về Tổ quốc và về thế hệ mình Ý thức về cái tôi - thế

hệ của các nhà thơ trẻ đạt đến độ sâu sắc nhất Chân dung tinh thần của thế

hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên cụ thể, chân thực, phong phú và sâu sắc:

Những thằng con trai 18 tuổi

Trang 18

Nhiều khi bực quá khóc oà

phanh ngực áo và mở trần bản chất mỉm cười trước những lời lời to tát

nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc

(Thanh Thảo)

Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn

Sống thì đi mà chết thì nằm

(Trần Mạnh Hảo) Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc? nhưng ai cũng tiếc tuổi 20

thì còn chi Tổ quốc?

(Thanh Thảo)

Sáng tạo những vần thơ giàu chất suy nghĩ, triết lý, những hình tượng thơ mang ý nghĩa khái quát là xu hướng chính của thơ trẻ ở chặng đường này Cũng chính ở chặng đường này, khuynh hướng muốn phản ánh những mảng hiện thực lớn của chiến tranh, tổng kết cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đã xuất hiện như một đòi hỏi chính đáng của thời đại Không phải ngẫu nhiên mà từ sau 1975, thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện hàng loạt những trường ca viết về chiến tranh, thể hiện khát vọng tổng kết cuộc chiến

thông qua cách nhìn và sự trải nghiệm riêng của mỗ i nhà thơ Những người

đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo là sự thể hiện cụ thể những khát

vọng đó Với những đặc trưng và ưu thế của thể trường ca, trong những trường ca tiêu biểu của chặng đường này, các nhà thơ trẻ đã kết hợp khá

Trang 19

nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, đan xen phối hợp nhiều thể thơ trong một trường ca, phác hoạ được nhiều chân dung của nhân vật trữ tình nhằm vươn tới xu hướng khái quát, tổng hợp mở rộng hiện thực, tăng cường tính triết lí, chính luận trong thơ Qua những trường ca này, tính chất dữ dội, khốc liệt của chiến tranh được khơi sâu, nhấn mạnh Các nhà thơ trẻ đã tập trung khám phá những ngọn nguồn sâu xa nhất tạo nên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, lý giải động cơ cầm súng của con người Việt Nam và nguyên nhân của những chiến công Những hình tượng chứa đựng phẩm chất và tinh thần chung của cả dân tộc và thời

đại như người mẹ, người lính, tổ quốc, nhân dân, đất nước vv thể hiện

bằng những cảm xúc trữ tình thâm trầm sâu lắng, qua những suy tư sâu sắc đạt tới tầm cao của sự khái quát, triết lí Do có độ lùi nhất định về thời gian, cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện với một cách nhìn trầm tĩnh hơn, hiện thực chiến tranh được tái hiện toàn vẹn, đầy đặn, sâu sắc và chân thực hơn

1.2.3 Thơ trẻ chống Mỹ - một dàn đồng ca thống nhất

Thực tế, sự phân chia thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ thành các chặng đường như trên chỉ mang tính chất tương đối khó có thể chia tách một cách rõ ràng Trong quá trình vận động và phát triển của thơ trẻ chống Mỹ, mỗi nhà thơ có một tiếng nói, một cách thể hiện, nhưng tất cả vẫn nằm trong dàn đồng ca của một màn hợp xướng để cổ động và ngợi ca sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc

1.2.3.1 Hiện thực sinh động, cụ thể, giàu chất sử thi

Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ chung của cả nền văn học thời kỳ chống Mỹ nói chung và thơ ca nói riêng Trong sự nỗ lực chung ấy, thơ trẻ chống Mỹ đã vượt lên, góp vào nền thơ chống Mỹ những trang thơ viết về đời sống chiến trường, phản ánh được tính chất dữ dội, ác

Trang 20

liệt, những hy sinh gian khổ của con người Việt Nam trong chiến tranh Về phương diện này, có thể xem thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một dòng thơ giàu có chi tiết cụ thể, sống động Nhiều nhà thơ trẻ đã mạnh dạn đưa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn của đời sống chiến trường, vừa độc đáo lại giàu chất sử thi

Sống giữa chiến trường, những nhà thơ trẻ đã chứng kiến tận mắt những cảnh tượng dữ dội, ác liệt của chiến tranh nên có thể nói, họ đã ghi lại một cách đầy đủ về quang cảnh chiến trường Trường Sơn Có những sự thật trần trụi tưởng chừng như vô lí ở Trường Sơn cũng được các tác giả ghi lại :

Cây lá thiếu màu xanh

Rừng hoang thừa tiếng nổ

(Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu)

Sống giữa chiến trường đầy gian khổ và ác liệt, các nhà thơ vẫn kể bằng một giọng điềm tĩnh, bình thản:

Cạnh giếng nước có bom từ trường

Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm

Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà

(Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)

Không phải là người đứng ngoài để tưởng tượng về chiến tranh nữa, các nhà thơ trẻ đã thực sự sống giữa chiến trường Cái thế mạnh của người trong cuộc này đã tạo nên những vần thơ giàu chi tiết chân thực:

- Đây Quảng Trị lần đầu ta gặp

Trang 21

(Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu)

Chúng ta hãy đọc lên những cảm nhận của Nguyễn Duy khi đến vùng

đất Gio Linh "Cát trắng" trong những năm chiến tranh ác liệt:

- Máu người thấm vào trong cát - Cát tím bầm - lở loét vết giầy đinh

Có thể nói, Trường Sơn trong con mắt của những người ở giữa chiến trường, trong cái nhìn cận cảnh hiện lên thật khốc liệt :

Cánh rừng này mấy trận B52

Cây cụt ngọn dựng bia vào trời xanh căm giận

(Con chim thời gian - Nguyễn Khoa Điềm)

Đó là hình ảnh Trường Sơn cụ thể, chân thực và sống động với cảnh tượng hàng ngàn cây khô chết cháy đứng bên đường như những bia căm thù đầy uất hận

Hơn ai hết các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ nói thật sâu sắc, thấm thía sự hi sinh gian khổ tột cùng của đời sống chiến tranh Đây là kỷ niệm ngày sinh nhật của người lính trẻ qua những vần thơ đầy suy tư của Thanh Thảo:

Buổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25 Ở đường dây 559 - trạm 73

Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc

Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên Ngày sinh nhật tuổi 25 mình được sống

Phải là người nếm trải cơn đói cồn cào, cái đói quay quắt của người lính, Hữu Thỉnh mới thấu hiểu tại sao người lính lại quý đến nhường ấy từ "con tép chết bom từ bến ngược trôi về", từng "hạt thóc gầy" "mót cuối bìa rừng"; mới thấm thía cái thực tế đầy xót xa: "Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ

Trang 22

cả"- "Cứ đói ròng con gái hoá con trai" Phải từng sống ở ngã ba Chân Vạc, nơi được mệnh danh là "túi bom" của Quảng Trị, Hữu Thỉnh mới ghi được hình ảnh:

Nồi cơm chiến trường phải đội bốn tấn bom Hạt sống vãi cùng hạt khét

(Ngã ba Chân Vạc)

Đồng hành với cái đói là những cơn sốt rét Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khi nói tới người lính cũng thường nhắc đến căn bệnh quái ác này Ấy là khi Tố Hữu ghi lại hình ảnh anh vệ quốc quân: "Giọt giọt mồ hôi

rơi - Trên má anh vàng nghệ" (Cá nước) Quang Dũng khắc hoạ hình tượng

người lính Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá

dữ oai hùm" (Tây Tiến) Chính Hữu miêu tả cụ thể cơn sốt ớn lạnh run người

của người lính: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh - Sốt run người vừng trán

ướt mồ hôi" (Đồng chí) Không dùng bút pháp lãng mạn, các nhà thơ trẻ

thời kỳ chống Mỹ dùng bút pháp hiện thực để miêu tả cụ thể chi tiết hơn căn bệnh đặc trưng của chiến trường Chỉ nhìn những "dấu chân qua trảng cỏ", Thanh Thảo rưng rưng cảm động, bùi ngùi hình dung ra những người đồng đội của mình: "Những người sốt rét đang cơn - Dấu chân bấm xuống đường

trơn có nhoè?" Hữu Thỉnh trong trường ca Đường tới thành phố nhiều lần nói

đến "cơn sốt rét rừng run bắn" Trong thơ Nguyễn Đức Mậu, căn bệnh sốt rét cứ trở đi trở lại Nó bám riết tuổi thanh xuân của người lính: "Nơi thuốc súng

trộn vào áo lính - Cơn sốt rét rừng đi dọc tuổi thanh xuân" (Trường ca sư

đoàn) Nhà thơ như "vật vã" cùng với người lính trong những trận sốt rét ác

liệt giữa giữa rừng sâu khi "cơn sốt rét ngấm vào tận cùng cơ thể "

Thơ trẻ ở những chặng đầu ca ngợi sự hi sinh của những người lính,

Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn

Đức Mậu, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ hướng tới việc khẳng

Trang 23

định tư thế hiên ngang, ca ngợi sự hi sinh với ý nghĩa là cái chết gieo mầm cho sự sống Thơ trẻ ở chặng cuối cùng, nhất là trong những trường ca đã nói tới cái chết như là sự hi sinh mất mát to lớn trong chiến tranh, phản ánh tính chất ác liệt, dữ dội của nó

Những nhà thơ trẻ đã tìm những cách nói khác nhau để nói về sự hi sinh to lớn của người lính Hữu Thỉnh nói tới cái chết của người chiến sĩ lái xe tăng Nguyễn Đức Mậu nói tới hiện thực bi thương sau một trận đánh:

Rồi hôm ấy mười căn hầm sập

Người nuôi quân thành người giữ chốt Mười nắm cơm thừa

Mười khẩu súng Một mình anh

(Trường ca sư đoàn)

Thơ trẻ đã gợi lên tính chất dữ dội, ác liệt, sự gian khổ trong chiến tranh nhằm thể hiện thực chất của đời sống chiến trường Tuy nhiên, đời sống chiến trường dù có gian khổ, ác liệt, tàn khốc đến đâu cũng chỉ là cái phông, cái nền để làm nổi bật chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ cầm súng

Hình ảnh những người lính trẻ trong những trang thơ của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước thật khó lẫn được Trong hành trang ra trận của họ có cả tiếng ve kêu:

Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ

Trong những ba lô kia ai bảo là không có Một hai ba giọng hát chú ve kim?

Và trong lửa đạn khốc liệt, những người lính ấy vẫn hướng tới cuộc sống thanh bình, hướng tới những điều bình dị nhất của tuổi trẻ:

- Vừa tiu nghỉu tiếng bom rung

Trang 24

Đã nghe nhỏng nhảnh chim rừng tán nhau

(Tiếng chim sau trận B52 - Nguyễn Duy) - Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Cây xấu hổ với màu xanh bối rối

Tự dấu mình trong lá khép lim dim (Cây xấu hổ- Anh Ngọc)

Viết về thế hệ trẻ cầm súng, các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ tập trung làm nổi bật hình ảnh của những con người mang trong mình dòng máu tươi trẻ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trẻ trung và rất đỗi yêu đời trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt Có nói đến cảnh đạn bom dữ dội, nhưng thơ trẻ không gây cảm giác hãi hùng, ghê rợn, bởi vì thơ trẻ chỉ cốt ghi lại chân dung của thế hệ mình Đọc thơ của Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy người đọc sẽ thấy rất rõ điều này Hình ảnh người lính qua thơ của các nhà thơ trẻ không chỉ là những con người bình tĩnh, can trường, dũng cảm mà còn là những con người có đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú Đời sống nội tâm ấy được thể hiện qua những tình cảm, suy nghĩ về tình đồng đội, tình cảm với quê hương, với người mẹ và những người thân thiết ở hậu phương Có thể nói rằng, bằng chính máu thịt của tâm hồn mình, các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã dựng lên một cách cụ thể và sinh động bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ cầm súng: "cả thế hệ dàn hàng - gánh đất nước trên vai" (Bằng Việt)

Nhạy cảm và giàu vốn sống chiến trường, mỗi nhà thơ trẻ gắn bó máu thịt với một vùng hiện thực, một vùng thẩm mỹ riêng Và bằng cách nhìn, cách khai thác riêng của mình, họ đã phản ánh chân thực từng mảng hiện thực riêng độc đáo ấy, tất cả hợp lại, tạo thành bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ Thơ trẻ chống Mỹ thực sự trở thành một dòng thơ có sức sống trẻ

Trang 25

trung, cường tráng khi nó bám rễ sâu vào hiện thực chiến trường, phản ánh được hình ảnh chân thật của những con người trực tiếp chiến đấu, tạo nên được

âm hưởng riêng của thời đại chống Mỹ trong thơ trữ tình cách mạng

1.2.3.2 Một tiếng thơ trải nghiệm giàu chất trí tuệ và chính luận

Trên cái nền của hiện thực đời sống chiến trường, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ còn cất lên tiếng thơ trải nghiệm mang sắc thái trí tuệ, chính luận riêng của thế hệ mình

Một nền thơ ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử chiến tranh và cách mạng không chỉ bằng lòng với việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của con tim nữa mà còn hướng tới tiếng nói trí tuệ của bộ óc căng thẳng những suy tư Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, trình bày mà còn ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người về cuộc sống, về dân tộc và thời đại mình Thơ chống Mỹ muốn vươn tới khả năng nhận thức lý tính các vấn đề của đất nước và dân tộc Có thể nói, chưa bao giờ, trong nền thơ hiện đại Việt Nam, tầm suy nghĩ khái quát của thơ lại đạt đến độ sâu sắc như thơ thời kỳ chống Mỹ So với thơ thời kỳ chống Pháp, đây là nét mới, một bước tiến của thơ chống Mỹ

Khát vọng muốn trả lời những câu hỏi lớn của thời đại, khám phá bản chất con người và cuộc sống đã tạo nên chất trí tuệ cho cả một nền thơ Trong xu hướng chung ấy, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cất lên tiếng nói trí tuệ mang sắc thái riêng của thế hệ mình Đó là cái tôi tự bộc lộ mình, đại diện cho thế hệ mình - thế hệ những người trẻ tuổi đang tôi luyện trong ngọn lửa chiến tranh, thực sự nếm trải những gian lao thử thách và tự nguyện đem xương máu của mình để bảo vệ quê hương, đất nước Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là tiếng nói của cái tôi thế hệ vừa trẻ trung vừa già dặn, vừa hồn nhiên trong cảm xúc vừa sâu lắng những suy tư Tư thế trữ tình của cái tôi - thế hệ là suy ngẫm, tự bạch, tự phân tích, tự biểu hiện, độc thoại, đối thoại với thế hệ mình,

Trang 26

với những thế hệ khác qua những kinh nghiệm và trải nghiệm của những người trong cuộc

Những nhà thơ trẻ đã rọi vào hiện thực chiến trường những ánh sáng tư tưởng, bắt chi tiết, hình ảnh hiện thực nói lên ý nghĩa sâu xa của nó Ví như những suy nghĩ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo về nhân dân, đất nước trong chiến tranh thật sâu sắc, thấm thía Nhân dân, đất nước là trường tồn, là muôn đời, là vĩnh hằng, bất diệt

Chính luận không phải là nét riêng của thơ trẻ mà là một đặc điểm chung của thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước Nhưng cùng với khuynh hướng mở rộng, đào sâu hiện thực trong thơ, chất suy nghĩ, chính luận trong thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ mang sắc thái riêng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo Chất trí tuệ, chính luận đã làm cho chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên như những con người giàu có suy tư và tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước

Có thể nói, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã phản ánh một cách cụ thể, sinh động và khái quát được hình ảnh con người và đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mỹ Qua những trang thơ của thế hệ trẻ, người đọc có thể tìm thấy bức tranh hiện thực, tâm hồn và tính cách con người Việt Nam, đặc biệt là chân dung của thế hệ trẻ cầm súng trong thời đại chống Mỹ Và thơ trẻ chống Mỹ đã góp cho nền thơ hiện đại Việt Nam những cây bút tiêu biểu có phong cách, có bản sắc và giọng điệu riêng Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình thơ ca đã nhận xét về những nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ như một dàn đồng ca cùng xướng lên bản anh hùng ca chống Mỹ Tuy còn có những non nớt nhất định nhưng thơ trẻ chống Mỹ đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của mình, có những đóng góp đáng ghi nhận, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam 1945 - 1986

1.3 CON ĐƯỜNG THƠ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

Trang 27

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 04- 01-1941 tại thị xã Phú Thọ - tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) trong một gia đình nhà giáo Tuổi thơ của ông gắn bó với miền đất trung du "rừng cọ đồi chè", với bầu không khí văn hoá dân gian của miền quê xoan ghẹo, với những lễ hội của miền đất tổ vua Hùng Miền quê bình yên của ông những năm tháng chống Mỹ cũng sục sôi không khí kháng chiến Là con người sôi nổi, ông nhanh chóng bị cuốn vào không khí hào hùng của đời sống văn nghệ kháng chiến trên đất quê hương Phú Thọ

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, thay vì đứng trên bục giảng làm thầy, ông đã khoác ba lô ra chiến trường Cuộc đời quân ngũ của ông gắn liền với những con đường, với rừng già Trường Sơn Kể cả khi là cán bộ tuyên truyền hay làm phóng viên thì chiến trường vẫn là địa chỉ công tác, hoạt động, sáng tác của ông Sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật thơ ca Có thể nói, sự hình thành phong cách thơ Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Phạm Tiến Duật là một thanh niên trí thức có cái tài hoa của một người Bắc kỳ đã từng được sống khá lâu ở Hà Nội Ông là người thích sự tinh nghịch, say mê cái lạ Từ cánh cửa nhà trường bước ra ngoài đời có nhiều cái lạ, vào đến Trường Sơn lại càng nhiều điều mới mẻ Phạm Tiến Duật - người lính trẻ tài hoa, có văn hoá không khỏi ngạc nhiên khi đặt chân tới cái "vùng rừng không dân" ấy Ngạc nhiên về âm thanh, ngạc nhiên về cảnh thiên nhiên, và ngạc nhiên hơn cả là những con người đang sống, chiến đấu ở đây Cá tính ấy của hồn thơ Phạm Tiến Duật đã tìm đúng được mảnh đất riêng của mình - đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ Và hồn thơ ấy chỉ có thể phát triển mạnh mẽ, trở nên cường tráng trên mảnh đất hiện thực này

Trang 28

Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm tháng chống Mỹ là điển hình của cuộc sống sôi động ấy Nếu không có nó, Phạm Tiến Duật không thể cất lên giọng điệu thơ đích thực của mình Chính Phạm Tiến

Duật trong lời Tự bạch đã khẳng định: "Nếu không có cuộc sống với những

con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ" [55; 413]

Trong lời giới thiệu tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967, nhà thơ Chế Lan Viên rất quan tâm tới sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ Ông đã nhắc tên một số cây bút "có hay chưa có bài trong tuyển tập", nhưng tuyệt nhiên, Phạm Tiến Duật vẫn không hề được nhắc đến Chỉ đến khi Phạm Tiến Duật

đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1969 - 1970 với chùm bốn bài thơ: Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô thanh

niên xung phong, tên Phạm Tiến Duật mới gây được sự chú ý đặc biệt, khẳng

định tiếng nói trữ tình của thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ

Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng thời cũng chính là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ Nhiều nhà thơ trẻ có tên tuổi thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn riêng, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của mình Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ còn thiếu hụt một mảng, và người đọc vẫn khao khát được đọc những vần thơ của những người trực tiếp cầm súng - những vần thơ như còn vương bụi đất chiến trường và nồng nặc mùi lửa của bom đạn Phạm Tiến Duật đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới có cá tính riêng độc đáo

Ở nhà thơ Phạm Tiến Duật, sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật thơ

ca Vầng trăng quầng lửa (1970, thơ), Thơ một chặng đường (1971, thơ), Ở

hai đầu núi (1981, thơ), Vầng trăng và những quầng lửa (1983, thơ) là những

tập thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật những năm trực tiếp cầm súng và cầm

Trang 29

bút sáng tác ở Trường Sơn Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đi thẳng vào giữa hiện thực của cuộc chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt nhất Đọc những tập thơ ấy, người ta thấy được cái không khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt, sôi động và hào hùng của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ Phạm Tiến Duật đã gắn bó sâu sắc, đã sống hết mình, đã hoà nhập thực sự với những con người sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn Ông đã được chứng kiến tận mắt cảnh trong đêm tối "tàn lá đầy trời như mưa tuyết

màu đen" (Những mảnh tàn lá) Cảnh "xe đi trong tầm bom rơi" giữa một

vùng rừng "ngổn ngang cây đổ", đã nhìn thấy "hố bom dày như lỗ hà ăn chân" ở ngã ba Đồng Lộc Không còn là một Trường Sơn trong trí tưởng tượng bay bổng mà là một Trường Sơn hiện thực - một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất

của đế quốc Mỹ Ấy là nơi "Mười bẩy trận bom Mỹ dội một ngày" (Tiếng

cười của đồng chí coi kho), ấy là "nơi túi bom bay mù bụi đỏ" (Niềm tin có thật) Ở chặng đường này, ít thấy những trang thơ của Phạm Tiến Duật

không có cảnh khói lửa đạn bom Tuy nhiên, đọc thơ Phạm Tiến Duật sẽ thấy ông không nghiêng về phía miêu tả cái khốc liệt, cái dữ dội của chiến tranh mà chủ yếu là thể hiện những con người mang trong mình dòng máu chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu lòng lạc quan, tha thiết yêu đời trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, hiểm nguy Cái khốc liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền làm nổi bật chân dung những người ra trận Thơ Phạm Tiến Duật không gây cho người đọc cảm giác rùng rợn, ghê sợ về những cảnh tàn phá dữ dội của chiến tranh Chính hiện thực Trường Sơn và sự gắn bó sâu sắc với con đường máu lửa này đã giúp cho Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ mình những chi tiết đời sống rất chân thực, còn tươi ròng cảm xúc, bám đầy bụi đất chiến trường Phạm Tiến Duật đã tạo được bản giao hưởng Trường Sơn mang đầy chất lãng mạn

Trang 30

Thơ Phạm Tiến Duật như một bức tranh thu nhỏ, phản ánh được hiện thực cuộc sống ở chiến trường thời kỳ chống Mỹ, trong đó nổi bật những chân dung dũng cảm, lạc quan, yêu đời của thế hệ trẻ cầm súng Hình ảnh những anh lái xe, cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là những bức chân dung mà Phạm Tiến Duật đã có công góp vào bảo tàng những con người Việt Nam chiến đấu thời chống Mỹ Nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật, ta được đến gần hơn với vẻ đẹp hồn nhiên, anh dũng của con người một thời đau thương mà hào hùng của lịch sử

Hiện thực chiến trường và con đường Trường Sơn một thời đã giúp Phạm Tiến Duật tự phát hiện mình, phát hiện chất thơ của thế hệ mình trong những chi tiết hiện thực thô nhám và thuyết phục sự đồng cảm của người đọc bằng chất thơ trữ tình tươi trẻ, tinh nghịch, hóm hỉnh, lãng mạn

Mùa xuân năm 1975, hoà bình trở lại trên đất nước Việt Nam, người chiến sỹ - nhà thơ Phạm Tiến Duật trở về cuộc sống đời thường Thay vì cái thời trẻ trung, sôi nổi của thời thanh xuân nóng bỏng tại chiến trường, thơ ông trầm tư hơn trước những vấn đề thế sự, trước những đổi thay của cuộc sống,

trước những số phận của con người Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997, trường ca), Đường dài và những đốm lửa (2002, Tuyển tập) đã thể hiện

những cố gắng tìm tòi của ông trong việc đổi mới thi pháp thơ ca, nhưng người đọc dường như vẫn mong muốn điều gì đó nhiều hơn thế ở ông Thiết nghĩ, mỗi con người, mỗi nhà thơ chỉ có một cái tạng, cái tạng ấy sẽ được thăng hoa đến đỉnh cao trong một điều kiện, một hoàn cảnh, một thời điểm nhất định Với Phạm Tiến Duật cái thời ấy là Trường Sơn những năm tháng chống Mỹ Nhà thơ chỉ có thể viết hay được về những gì mình có, những gì trở thành máu thịt của mình Sau chiến tranh ông vẫn viết tiếp những "bài ca kháng chiến" đã bổ sung thêm, làm hoàn chỉnh, đầy đủ hơn cho phong cách nghệ thuật thơ Sự từng trải cá nhân và sự chiêm nghiệm của cuộc sống trước

Trang 31

hiện thực mới đã tạo cho thơ Phạm Tiến Duật sau này có cả niềm vui và nỗi buồn, có bề cao, bề rộng và có cả bề sâu, có tập thể và có cá nhân, có rừng núi và có cả phố phường, có quá khứ và hiện tại, có khoảnh khắc và có muôn thuở vĩnh hằng

Nhìn lại một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy rõ những nét riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân Khuynh hướng sáng tạo chủ yếu của thơ Phạm Tiến Duật, nói như Lê Đình Kỵ, là đi tìm, khám phá cái đẹp của con người từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống Thời gian thẩm định cho ta thấy thơ Phạm Tiến Duật có sức hấp dẫn kỳ lạ Tài năng và lòng nhiệt tình gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ đã tạo nên một hồn thơ - một phong

cách thơ Phạm Tiến Duật thật độc đáo

Trang 32

Chương 2

HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

Phong cách trong sáng tác của một nhà thơ không phải là một phạm trù nghệ thuật trừu tượng Các dấu hiệu của phong cách dường như nổi lên trên bề mặt của tác phẩm như một thể thống nhất "hữu hình" và có thể "tri giác" được Cái "hữu hình", cái ta có thể "tri giác" cảm nhận ấy, trước hết là hệ thống hình tượng nghệ thuật, sản phẩm của sự thể hiện và cải tạo hiện thực theo quy luật thẩm mỹ, đồng thời bộc lộ và cắt nghĩa về chính mình của người nghệ sĩ trước cái đẹp

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu phong cách thơ Phạm Tiến Duật thông qua hình tượng các nhân vật trữ tình và hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật

2.1 HÌNH TƯỢNG CÁC NHÂN VẬT TRỮ TÌNH 2.1.1 Nhân vật trữ tình trong thơ

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người trong cuộc sống cho dù những nhân vật văn học đều có mẫu gốc từ đời sống hiện thực

Nhân vật trữ tình trong thơ là một kiểu nhân vật văn học đặc biệt Thông thường, nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết qua lại được miêu tả trong mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác Nhân vật trữ tình trong thơ thường là những con người được nhà thơ mượn làm đối tượng để gửi gắm thế giới tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh những cảm xúc về cuộc sống, con người của tác giả Quan sát, cảm nhận, miêu tả đối tượng khách thể chính là một trong những phương thức biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thế giới quan của nhà thơ Nhà thơ có thể tự biểu hiện bằng việc khai thác, đào sâu vào chính thế giới cái tôi của mình

Trang 33

Đối với thơ ca cách mạng, xu hướng trữ tình hướng ngoại, hướng tới nhân dân, hướng tới những con người lý tưởng của thời đại ngày càng rõ rệt Thậm chí có khi nhà thơ còn lùi lại hẳn phía sau, giấu mình để cho nhân vật tự biểu hiện, tự vận động Thơ trữ tình Phạm Tiến Duật nằm trong trào lưu thơ ấy Bàn về vấn đề nhân vật trong thơ, chính tác giả Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, đây là một vấn đề khó, bởi nhân vật trong thơ "mang tính huyền ảo của sự trộn lẫn hai đối tượng, khách thể miêu tả và chủ thể sáng tạo" [8; 47] Theo ông, nhà thơ có thể viết bất kỳ đối tượng nào: người say, người làm thuê, người điếc nhưng "vấn đề là ở chỗ, phải tìm ra cho mình bằng được cái nhân vật của chính mình và nếu như nhân vật của văn học lại trùng với nhân vật thời đại thì còn gì tốt bằng" [8; 27]

Đến với thơ ca vào năm tháng kháng chiến chống Mỹ hào hùng, Phạm Tiến Duật tạc vào thơ mình những hình tượng con người tiêu biểu của thời đại Đó là bộ đội, là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Những nhân vật ấy đã theo ông đ i hết một chặng đường khói lửa và sau này còn thuỷ chung trong thơ ông cho đến tận những năm tháng cuối cùng của

cuộc đời nhà thơ

2.1.2 Hình tƣợng các nhân vật trữ tình tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật

2.1.2.1 Hình tượng người lính trên đường Trường Sơn

Nói đến thơ ca viết về chiến tranh không thể không nói tới hình tượng anh bộ đội, những người lính Họ là những người đứng mũi chịu sào, trực tiếp đối diện với quân thù Đề tài người lính trở thành một vầng sáng rực rỡ trong lịch sử thơ ca cách mạng Việt Nam Hầu như các nhà thơ thời ấy đều viết về họ với một thái độ trân trọng và bằng những cách biểu hiện khác nhau: khi mộc mạc, giản dị; khi hào hoa, thanh lịch; khi gần gũi, chia sẻ; khi ngưỡng mộ, khâm phục Phạm Tiến Duật đến với đề tài người lính bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc Do đó, những cảm nhận của ông về người lính

Trang 34

vừa gần gũi, vừa chân thực, vừa sâu sắc Ông viết về người chiến sỹ như viết về bản thân mình Nếu anh bộ đội trong thơ Tố Hữu mang sức mạnh thần thoại, có khả năng lay trời chuyển đất:

Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con

Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương (Bài ca xuân 68)

Hay Lê Anh Xuân lại nhìn anh giải phóng quân bằng sự khâm phục bởi vẻ đẹp phi thường :

Chẳng để lại gì cho anh trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

(Dáng đứng Việt Nam)

thì trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính không chỉ là con người lý tưởng, con người có hành động cao đẹp mà còn là con người của đời thường với đời sống nội tâm phong phú Hình tượng người lính là hình tượng trung tâm trong thơ kháng chiến của Phạm Tiến Duật (kể cả những tác phẩm viết sau 1975) nói riêng và thơ trẻ chống Mỹ nói chung Có thể nói rằng, Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng thơ chân thực, sâu sắc trong việc hoàn thiện bức chân dung về người chiến sỹ trong chiến tranh

Đọc thơ Phạm Tiến Duật, cái in sâu trong lòng người đọc đó là vẻ đẹp của người chiến sỹ trong chiến tranh Người lính ấy trước hết nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của họ đối với đất nước Phần lớn những người lính này còn rất trẻ, nhưng tuổi đời của họ không ngăn cản ý thức trách nhiệm với Tổ quốc Họ đã cùng lên đường gánh vác nhiệm vụ chung, cả một thế hệ cầm súng, một thế hệ dàn hàng "gánh đất nước trên vai" Đến với chiến trường, nơi khốc liệt của chiến tranh, bom rơi, đạn nổ nhưng họ hiểu vì sao họ phải

Trang 35

chiến đấu Đất nước này còn đến mai sau phụ thuộc vào chính thế hệ những người cầm súng ấy Vì thế, họ chấp nhận sự mất mát, hy sinh Hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cả tính mạng của mình, nhưng họ biết sự hy sinh của mình không vô ích :

Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm sống trong núi, trong hang Tất cả riêng chung

Tất cả cho miền Nam, tất cả

(Tiếng cười của đồng chí coi kho)

Nhận thức được trách nhiệm của mình, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân, "Để lại trong rừng những gì quý

nhất, mất mọi thứ để nhân dân không mất" (Đi trong rừng) Họ chiến đấu để

hướng tới một ngày mai thanh bình, để lứa đôi được dắt tay nhau đến những "miền quê yên ả" để được thắp đèn "chơi trăng ngoài thềm" Nhưng để thực hiện được ước mơ chân chính và giản dị ấy, các thế hệ người Việt Nam đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, bằng hạnh phúc của mỗi cá nhân Những gian khổ, hy sinh mà họ phải chịu đựng là có thật, hiện hữu từng ngày,

từng giờ

Trong thơ Phạm Tiến Duật, anh bộ đội đã trở thành những con người lý tưởng của thời đại Họ đại diện cho giai cấp, cho cộng đồng, trực tiếp làm nhiệm vụ mà sứ mệnh lịch sử dân tộc đã trao vào tay họ Chân dung anh bộ đội luôn hiện diện ngời sáng, nổi bật trong thơ Trường Sơn, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc Làm nên điều kỳ lạ ấy chính là "mấy chục vạn người con" đã gắn bó, sống chết với Trường Sơn, đã bền chí, bền gan chiến đấu giữa

Trường Sơn "lính gặp lính trùng trùng như rừng thẳm" (Đi trong rừng) Phạm

Tiến Duật đã đến với những con người anh hùng của thời đại từ nhiều phương diện, nhiều góc độ Có khi họ là những tập thể, cũng có khi là những cá nhân;

Trang 36

chiến sỹ đang chiến đấu hay trong lúc nghỉ ngơi Nhưng dù ở đâu người chiến sỹ Trường Sơn vẫn ngời sáng phẩm chất anh bộ đội giải phóng Đọc thơ Phạm Tiến Duật, hình ảnh anh bộ đội lái xe, những người lính công binh, những anh pháo thủ, người lính coi kho, trên tuyến đường Trường Sơn gây ấn tượng thật đặc biệt

2.1.2.1.1 Hình tượng người lính lái xe

Hình ảnh người chiến sỹ lái xe được tác giả tập trung thể hiện sâu nhất, đậm nhất, nổi bật nhất Bản thân nhà thơ là người trong cuộc nên ông viết về mình, viết về đồng đội chân thực, hồn nhiên hơn ai hết Giữa bom réo, bom rơi, chiến trường ngổn ngang cây đổ, giữa tiếng gầm gào của đại bác, trên

những con đường "Bụi mù trời mùa hanh, nước trắng khe mùa lũ" (Gửi em cô

thanh niên xung phong) những đoàn xe vẫn trùng trùng ra trận Dù ở hoàn

cảnh nào, "Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước" Chân dung người chiến sỹ lái xe mưu trí, dũng cảm, đối diện với quân thù luôn làm xúc động lòng

Trang 37

Bỗng nhiên bên rừng bom nổ Chiếc xe bùng cháy bất ngờ Chúng tôi lao vào dập lửa Biết nơi cần đạn đang chờ

(Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi)

Hành động quyết liệt cứu xe, cứu hàng của những người chiến sỹ, của đồng chí lái chính, lái phụ có cội rễ từ trong tiềm thức Hành động ấy không hề bị những yếu tố cá nhân nào chi phối, cho dù trước đó họ vừa không đồng tình với nhau về chuyện vừa gặp một cô gái giữa đường Có lẽ chân dung anh

bộ đội lái xe được tác giả tập trung miêu tả, biểu hiện qua bài Bài thơ về tiểu

đội xe không kính Thơ Phạm Tiến Duật giàu tính tự sự và chất liệu hiện thực Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ tiêu biểu Ông đã đưa một

mảng hiện thực của đời sống chiến trường vào trong thơ, một thứ hiện thực trần trụi, nóng bỏng hơi thở cuộc sống và dường như không cần một chút dụng công nghệ thuật nào:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Không chỉ không có kính, xe không có mui, thùng xe có xước Tất cả đều thiếu hụt, mất mát Qua bài thơ, người đọc thấy một khả năng đặc biệt của Phạm Tiến Duật Ông không hề miêu tả sự dữ dội, ác liệt, của chiến tranh nhưng sự dữ dội, ác liệt vẫn hiện hữu trước mắt người đọc Trên cái nền hiện thực ấy, chân dung anh người lính lái xe hiện lên thật rõ nét Họ là những con người bình thường nhưng rất anh dũng Dù khó khăn, khốc liệt là vậy nhưng những tiểu đội lái xe độc đáo có một không hai ấy vẫn ung dung trên đường ra mặt trận:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Trang 38

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Những người lính lái xe hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, dù khó khăn đến thế nào họ cũng có thể vượt qua Chân dung người chiến sỹ lái xe Trường Sơn trở nên vừa lớn lao, vừa gần gũi Họ hiểu những khó khăn nơi chiến trường là lẽ đương nhiên Là người trong cuộc, nhà thơ viết về cái khổ không phải để kể khổ mà nói đến như một lẽ thường tình Xe không có kính thì "Bụi phun tóc trắng như người già", rồi "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời" là điều không tránh khỏi Song, điều quan trọng chính là tinh thần vượt lên gian khổ, khó khăn Không lên gân, không hô khẩu hiệu, không sử thi hoá người chiến sỹ, chân dung người cầm lái hiện lên thật gần gũi, bình dị Đọc thơ Phạm Tiến Duật ta thường chú ý tới hình ảnh anh lính lái xe mặc kệ mặt lấm, tóc phủ trắng vì đất bụi "phì phèo châm điếu thuốc" rất ung dung và cũng rất yêu đời, có vẻ hơi bất cần, ngang tàng với những tiếng cười sảng khoái hơn là nhìn ngắm những chiếc xe không kính Chiến tranh có thể tàn phá đời sống vật chất nhưng làm sao phá được "lòng dân ta yêu nước thương

nhà" (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Tinh thần lạc quan, bình tĩnh, tự tin, nêu

cao tinh thần trách nhiệm, gan góc trên đường ra tiền tuyến là đặc điểm nổi bật ở những người chiến sỹ lái xe này Thêm một nét đẹp nữa ở anh bộ đội lái xe là tình đồng đội, gắn bó Những khoảng thời gian ngắn ngủi được tụ họp trên đường hành quân: dựng bạt giữa trời, chung bát đũa, mắc võng chông chênh tất cả làm thành không khí "gia đình" Một gia đình của tiểu đội lái xe Chính vì vậy, tuy những khó khăn, mất mát dồn dập nhưng đoàn xe vẫn vượt lên, hăm hở lăn bánh ra mặt trận Tất cả tiến lên miền Nam phía trước Cuối cùng, sức mạnh của người cầm lái chính là tình cảm yêu thương, là chủ

nghĩa anh hùng cách mạng, là ý chí đấu tranh thống nhất đất nước

Trang 39

2.1.2.1.2 Hình tượng những người lính công binh, lính pháo thủ, lính thông tin và lính coi kho

Trên đường Trường Sơn "trùng trùng như rừng thẳm", bên cạnh những người chiến sỹ lái xe còn biết bao những những người lính khác vẫn ngày đêm đối diện với quân thù Đó là những người lính công binh, lính pháo thủ, lính thông tin và lính coi kho Như một nhà nhiếp ảnh tài ba, Phạm Tiến Duật đã ghi lại chân dung của họ một cách sinh động Trong thơ Phạm Tiến Duật, những con người ấy thật đáng yêu Ông không chỉ có tài trong việc quan sát những biểu hiện bên ngoài, mà quan trọng hơn là những diễn biến về tâm

trạng Đây là bức tranh về những người chiến sỹ trước lúc vào trận đánh:

Rơi từ mây những cánh bướm đen;

Cậu chiến sỹ bên tôi ngồi xuống, đứng lên Sốt ruột vì nghe nứa nổ;

Người cán bộ già ngồi bên bãi cỏ Đăm đắm nhìn tàn lá đang rơi

(Những mảnh tàn lá)

Giặc điên cuồng bắn phá, rừng cháy, tàn lá rơi, cái ác hiện hình biến thành chủ nghĩa tất cả đều tác động đến những người lính Họ đứng ngồi không yên, họ nóng lòng, sốt ruột được tấn công, được xông lên tiêu diệt kẻ thù Người lính trẻ nôn nóng không còn bình tĩnh, người lính già ném cái nhìn vào những tàn lá đang rơi Cuộc sống chiến trường không được Phạm Tiến Duật tô điểm qua cái nhìn lãng mạn hoá mà bình dị và chân thực như nó đã và đang diễn ra

Trên con đường Trường Sơn ấy, hình tượng người lính công binh trong thơ Phạm Tiến Duật cũng thật đặc sắc:

Những đồng chí công binh lầm lì Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát

Trang 40

Trên áo giáp lấm đầy đất cát Lộp độp cơn mưa bi sắt đuối tầm

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Hiện thực máu lửa trên con đường huyết mạch Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ không làm chùn bước chân của họ Trái lại, đó chính là môi trường tôi luyện lòng can trường, dũng cảm nơi những người lính Những người lính công binh đối diện với gian lao, thậm chí là cái chết cận kề, tận mắt chứng kiến cảnh "cơn mưa bi sắt" nhưng họ vẫn vượt lên bằng tinh thần "tiếng hát át

tiếng bom" Ở họ có một niềm tin mãnh liệt khiến người đọc phải cảm phục:

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Mọc qua quầng lửa mọc lên cao

(Vầng trăng và những quầng lửa)

Chiến tranh đi liền với sự khốc liệt Chiến tranh là thứ lửa khắc nghiệt nhất để thử vàng của lòng người Khi phải đối diện với sự mất còn, phải tính toán đến lợi ích cá nhân, tập thể, sự sống cái chết, con người mới chứng tỏ hết được sự thật về nhân cách của mình Ai đã từng đến với chiến trường, đã từng thấy hết những gian khổ, mất mát có lẽ mới hiểu sâu sắc về điều đó Trong thơ Phạm Tiến Duật, rất nhiều sự thật về chiến trường đã được ông đề cập đến, trong đó có một sự thật cao cả đó là ý chí kiên cường, bất khuất của con người, một tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh Song điều quan trọng hơn, sự thật cao cả vĩ đại ấy lại được diễn tả bằng cảm xúc chân thật, hiền lành:

Bom giật liên hồi Lỗ tai chảy máu Xông lên phá đường Mặc cho áo cháy

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan