1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

29 822 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triểnlà một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗiquốc gia Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trìnhCNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lượcquan trọng của đất nước.

Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trongnhững nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho cácmục đích phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhucầu bức thiết về vốn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên ODA không chỉ là mộtkhoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinhtế Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối củanước ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA Bởi vậyquản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và địnhhướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu.

Là một sinh viên chuyên nghành Kinh tế đầu tư – Đại học kinh tế quốc

dân Hà Nội, em thấy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng

cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” là rất thiết thực và bổ ích vì nó

có thể giúp em có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA Thông qua kiếnthức đã tiếp thu trên lớp cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo bộ môn vàviệc tham khảo một số tài liệu, em xin được trình bày nội dung đề tài này.

Trang 2

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODAI) NGUỒN VỐN ODA

1) Khái niệm ODA

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODAnhưng nói chung những quan điểm ấy đều dẫn đến một bản chất Theo cáchhiêu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vayvới những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức Quốctế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnhvượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đíchthuần túy quân sự).

Các điều kiện ưu đãi có thể là: lãi suất thấp (dưới 3%/1 năm), thời gianân hạn dài hoặc thời gian trả nợ dài (30-40 năm) Nghị định 87-CP của chínhphủ Việt Nam quy định về nguồn vốn ODA là sự hợp tác phát triển giữa nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều Quốc gia, tổ chứcQuốc tế Hình thức của sự hợp tác có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợtheo chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án.

2) Đặc điểm của ODA

Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi

Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạndài Chẳng hạn vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả lsf 40năm và thời gian ân hạn là 10 năm.

Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại ít (chokhông), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thươngmại Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gianân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại Sựưu đãi ở đấy là so sánh với tập quán thương mại quốc tế.

Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc.

Trang 3

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràngbuộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu Ngoài ra mỗi nước cung cấp viên trợcũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặtchẽ đối với nước nhận Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đềuđược thực hiền bằng đồng yên Nhật.

Vốn ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đềukhông quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thựchiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ Chẳnghạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóadịch vụ của nước mình Canada yêu cầu 65%.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêucùng tồn tại song song Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững vàgiảm nghèo ở các nước đang phát triển Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thếchính trị của các nước tài trợ Các nước phát triển sử dụng ODA như mộtcông cujchinhs trị, xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước và khuvực tiếp nhận ODA.Ví dụ, Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới vàcũng là nhà tài trợ đã sử dụng ODA như một công cụ đa năng về chính trị vàkinh tế ODA của Nhật không chỉ mang lại lợi ích cho nước nhận mà cònmang lại lợi ích cho chính họ Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đốiphó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợgiúp tài chính rất lớn cho các nước Đông Nam Á là nơi chiếm tỷ trọng tươngđối lớn về mậu dịch và đầu tư của Nhạt Bản Nhật đã giành 15 tỷ USD tiềnmặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồngyên, và giành 15 tỷ cho mậu dịch và đẩu tư có nhân nhượng trong vòng 3năm Các khoản cho vay tính bằng đồng yên và gắn với những dự án có cáccông ty Nhật tham gia.

Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánhnặng nợ thường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quả

Trang 4

ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâmvào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.Vấn đề ở chỗ là vốn ODAkhông có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trongkhi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, trong khi hoạch địnhchính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sứcmạn kinh tế và khả năng xuất khẩu.

3) Điều kiện để nhận được ODA

Vốn ODA chỉ giành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vìmục tiêu phát triển Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậmphát triển có thể nhận được ODA là:

Điều kiện thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầungười thấp Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷlệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suấtthấp và thời gian ưu đãi càng lớn.

Điều kiện thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phảiphù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệgiữa bên cấp và bên nhận ODA Thông thường các nước cung cấp ODA đềucó những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vựcmà họ quan taamhay có khả năng kỹ thuật và tư vấn Đồng thời, đối tượng ưutiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụthể Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổchức cung cấp ODA là rất cần thiết.

II) VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1) Viện trợ tài chính ở các nước đang phát triển có cơ chế quản lý tốt sẽgiúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạng nghèo đói và đạt được cácchỉ tiêu xã hội.

Trên thực tế, một số nước nhận nhiều viện trợ mà thu nhập giảm trongkhi một số nước nhận ít viện trợ mà thu nhập lại tăng Nhưng nếu chỉ xét đếnsự phân biệt giữa các nước có cơ chế quản lý tốt và cơ chế quản lý tồi thì đối

Trang 5

với các nước có cơ chế quản lý tồi, dù số tiền viện trợ là bao nhiêu thì tăngtrưởng vẫn thấp, thậm chí còn âm Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khiviện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5% Ngoài ra, việntrợ còn góp phần làm giảm đói nghèo Theo các chuyên gia về ODA, bìnhquân ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng 1% đã dẫn đến tỷ lệđói nghèo giảm xuống 2% Nói cách khác, ở các nước có cơ chế quản lý tốt,khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế thì sẽ giảm 1% tỷ lệ đói nghèo Và ở cácnước có cơ chế quản lý tốt, tăng 10 tỷ USD viện trợ mỗi năm sẽ cứu được 25triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Viện trợ tác động đến tăng trưởng, từ đó tác động đến mục đích nângcao mức sống Tăng trưởng không loại bỏ đói nghèo nhưng rõ ràng tăngtrưởng có tác động lớn đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội Nếu một nước có cơchế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ởtrẻ em xuống 0,9% Điều đó có nghĩa là các chỉ tiêu xã hội có quan hệ chặtchẽ với thu nhập bình quân đầu người, hay nói cách khác nó có quan hệ chặtchẽ với viện trợ.

2) Viện trợ thúc đẩy đầu tư

Các nước đang phát triển là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát

triển, và viện trợ ODA chính là một hình thức bổ sung cho nguồn vốn trongnước Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn nướcngoài có tầm quan trọng đặc biệt Nguồn vốn ODA thường được các nướcđang phát triển đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đườnggiao thong, phát triển ngành năng lượng,… Vì đây là những ngành cần phảiđầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên tư nhân không có khả năng đầu tư.

Viện trợ còn thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và pháttriển nguồn nhân lực Nhờ có viện trợ mà nước nhận tài trợ với cơ chế quản lýtốt sẽ tạo ra được cơ sở kinh tế hạ tầng vững chắc, giao thong thuận tiện, hệthống pháp luật ổn định Viện trợ là sự chuẩn bị cho vốn đầu tư trực tiếp đượcthu hút vào, là điều kiện cho FDI được sử dụng một cách hiệu quả Mặt khác

Trang 6

viện trợ còn giúp những nước đang phát triển tiếp thu nhưng thành tựu khoahọc kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, kỹ năng chuyên môn cao.Đây chính là lợi ích căn bản, lâu dài của các quốc gia nhận tài trợ.

Viện trợ thúc đẩy đầu tư tư nhân Ở những nước có cơ chế quản lý tốtthì viện trợ nước ngoài khkoong thay thế cho đầu tư tư nhân mà đóng vai trònhư là nam châm hút đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD việntrợ.Đối với các nước quản lý tốt thì viện trợ góp phần củng cố niềm tin chokhu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng Viện trợ tăng với quy mô1% GDP sẽ lam tăng đầu tư tư nhân lên 1,9% GDP.

3) Viện trợ giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.

Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển làchìa khóa để tạo bước nhảy vọt về lượn trong thúc đẩy tăng trưởng, tức là gópphần làm giảm đói nghèo Mặt khác, viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách Khicác nước mong muốn cải cách thì viện trợ nước ngoài có thể đóng góp nhữngnỗ lực cần thiết như hỗ trợ thử nghiệm cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà vàphổ biến các bài học kinh nghiệm Những nước mà ở đó chính phủ thực hiệnnhững chính sách vững chắc phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu và cung cấpdịch vụ có hiệu quả cao thì hiệu quả chung của viện trợ là lớn Ngược lại, ởnhững nước mà chính phủ và nhà tài trợ không đòng nhất quan điểm trongviệc chi tiêu, hiệu quả lại thấp thì các nhà tài trợ cho rằng cách tốt nhất làgiảm viện trợ và tăng cường hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xâydựng thể chế cho đến khi các nhà tài trợ thấy rằng giá trị thực của các dự án laở chỗ thể chế và chính sách được củng cố, cải thiện việc cung cấp dịch vụ xãhội Việc tạo ra được kiến thức với sự trợ giúp của viện trợ sẽ dẫn tới sự cảithiện trong một số ngành cụ thể trong khi một phần tài chính của viện trợ sẽmở rộng các dịch vụ công cộng nói chung.

Cơ chế quản lý tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước pháp quyền và hạnchế tham nhũng sẽ dẫn đến tăng trưởng và giảm đói nghèo Qua các nghiên

Trang 7

cứu của các chuyên gia có thể thấy khó có thể nhận ra mối quan hệ giữa việntrợ mà các nước nhận được với trình độ chính sách của họ Tuy không có mốiquan hệ về lượng giữa viện trợ và chất lượng chính sách của nước nhận việntrợ nhưng trong một số trường hợp viện trợ vẫn có thể góp phần cải cách,thông qua các điều kiện đặt ra hoặc thông qua việc phổ biến ý tưởng mới Tóm lai, viện trợ đã và đang có hiệu quả Tuy nhiên, nguồn vốn ODAchỉ phát huy hết vai trò của nó khi có một cơ chế quản lý tốt, một thể chế lànhmạnh và một môi trường chính trị hoàn thiện Nếu không chẳng những ODAphông phát huy vai trò của nó mà còn đem lại gánh nặng nợ nần cho đất nước Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện đang mong muốn nhậnđược nhiều nguồn ODA và quản lý sử dụng ODA thật hiệu quả phục vụ chophát triển đất nước Việt Nam cần nhận thức rõ được vai trò của ODA, cácđiều kiện để ODA phát huy vai trò của nó để từng bước hoàn thiện công tácthu hút, quản lý và sử dụng ODA.

Trang 8

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG ODATẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

I) TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG ODA

1) Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên tài trợ cho Việt Nam

Trên thế giới hiện nay có 4 nguồn cung cấp ODA củ yếu là: các nước

thành viên của DAC; Liên Xô cũ và các nước Đông Âu; Một số nước Arap vàmột số nước đang phát triển Trong các nguồn này, ODA từ các thành viênDAC là lớn nhất Bên cạnh ODA từ các quốc gia thì ODA từ các tổ chức việntrợ đa phương cũng chiếm một khối lượng lớn trong đó bao gồm: Các tổ chứcthuộc hệ thống liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu (EU), các tổ chức phichính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (WB,ADB,IMF)…

Đối với Việt Nam trước năm 1993 nguồn viện trợ chủ yếu từ Liên Xôvà các nước Đông Âu nhưng kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng các nhàtài trợ quốc tế năm 1993 thì cho đến nay tại Việt Nam có trên 45 tổ chức tàitrợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1500 dự án ODA và trên 350 tổchức phi chính phủ đang có tài trợ cho Việt Nam.

Sau đây là các lĩnh vực ưu tiên chủ yếu của một số nhà tài trợ lớn giành cho Việt Nam:

Trang 9

Hạ tầng kinh tế & dịch vụPhát triển kinh tế; cải thiện điều kiện sống

Tăng trưởng kinh tế; ổn định dân số và sức khỏe

Phát triển đô thị; GTVT; giáo dục; khai thác mỏ

Cơ sở hạ tầng; phát triển khu vực tư nhân; môi trườngNhiều lĩnh vực

Thúc đẩy phát triển kinh tế vàtăng phúc lợi

Cân bằng về mậu dịch quốc tế; ổn định tỷ giá hối đoái

Hạ tầng kinh tế và dịch vụHỗ trợ cải cách kinh tế;phát triển hệ thống GT

Cứu trợ nạn nhân chiến tranh và trẻ em mồ côi

Phát triển nhân lực; GTVT; thông tin liên lạc

Hỗ trợ KT & TC; thiết chế và quản lý

Xóa đói giảm nghèo; GTVTXóa đói giảm nghèo; GTVT

Hỗ trợ cán cân thanh toán và điều chỉnh cơ cấu

2) Chiến lược huy động ODA của Việt Nam

Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từbên ngoài và xuất phát từ xu hướng vần động và những ưu tiên của nhà tài trợchính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động cácnguồn ODA Trước hết, để duy trì long tin đối với các nhà tài trợ nhằm duy trìcác nguồn cung cấp ODA đang khai thác, chính phủ Việt Nam đã tạo ra mộtkhung pháp lý cho việc khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA thong qua việc

Trang 10

ban hành các chính sách và các văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liênquan đến ODA.

Trước năm 1993, việc quản lý và sử dụng ODA được điều tiết bởi từngquyết định riêng lẻ của chính phủ đối với từng chương trình, dự án ODA vàtừng nhà tài trợ cụ thể Để quản lý vay và trả nợ nước ngoài một cách có hệthống nhà nước ban hành nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 về quản lý vàtrả nợ nước ngoài, nghị định số 20/Cp ngày 20/4/1994 về quản lý nguồn vốnhỗ trợ phát triển chính thức Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mớiquản lý từ năm 1997-1999 chính phủ ban hành nghị định 87/1997/NĐ-CPngày 5/8/1997 thay thế nghị định 20/CP và nghị định số 90/1998/NĐ-CPngày 7/1/1998 thay thế cho nghị định 58/CP về quy chế vay và trả nợ nướcngoài đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phân công tráchnhiệm rõ ràng giữa các cơ quan của chính phủ, các Bộ, Ngành, Địa phương vàcác tổ chức kinh tế trong việc quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài Để hoànthiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 4/5/2001 chính phủ đã ban hành nghị địnhsố 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợphát triển chính thức thay thế cho nghị định 87/CP nói trên Các văn bản nàyđã tạo ra hành lang pháp lý trong việc quản lý và sử dụng vay nợ nước ngoàigóp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng ODA tạo niềmtin cho các nhà tài trợ và điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc huy động tài trợ củacác nhà tài trợ Bên cạnh đó, đẻ tăng khối lượng nhận viện trợ Việt Nam cũngđã chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp ODA, tăng cường, mở rộng cácmới quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ động đưa ra những khókhăn, những lĩnh vực cần được hỗ trợ với các nhà tài trợ và đưa ra những camkết trong việc quản lý và sử dụng vốn của các nhà tài trợ.

3) Tình hình huy động ODA trong thời gian qua

Kể từ năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với cáctổchức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODAchoViệtNam.Các nhà tài trợ đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam

Trang 11

vàcónhữngđộngthái hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này (vốn ODA cam kết cho Việt Nam ngày càng nhiều, đề xuất một số sáng kiến:sáng kiến áp dụng mẫu báo cáotiếnđộ thực hiện dự án theo Quyết định803/2007/QĐ-BKH của nhóm 6 Ngân hàng phát triển (WB,ADB,SBIC,KFD,EXB Hàn Quốc), sáng kiến “Một Liên hợpquốc”nhằm thúcđẩy thực hiện chương trình dự án, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quảviện trợ; sáng kiến hài hòa quy trình và thủ tục ODA trong nội bộ các nướcthành viên EU, cụ thể hóa các cam kết trong tuyên bố Paris thành cam kết HàNội, tham gia tích cực các Hội nghị của các nhà tài trợ, các Hội nghị của cácnhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, v v…) Đặc biệt là nỗ lực củaChính phủ Việt Nam trong mục tiêu quản lý nợ công nói chung, nợ nướcngoài và ODA nói riêng Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọngcông tác thông tin ra bên ngoài, tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu nhiềuhơn về Việt Nam, phát triển mạnh mẽ các quan hệ song phương và đaphương, hoàn thiện dần thể chế pháp lý về ODA (ban hành Nghị định số131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về Quy chế pháp lý và sửdụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Quyết định số 181/2007/QĐ-TTgngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế cho vay lại từ nguồnvốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ), tổ chức nhiều Hội thảo chuyênđề về ODA, thực thi các biện pháp kiểm soát nguồn ODA v.v…)

Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạtnhững kết quả quan trọng Từ 1993 đến 2005, Việt Nam đã thiết lập quan hệ vớihơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ vớihơn 1500 chương trình dự án Tình hình nợ của khu vực công nói chung và nợODA nói riêng trong giai đoạn 2002- 2006 ( số liệu cuối năm) được phản ánhqua bảng sau:

Chỉ tiêu ĐV 2002 2003 2004 2005 2006

Trang 12

1- GDP Tỷ.đ 535762 613443 715307 839211 9742662- Tổng nợ công

a- Nợ trong nướcb- Nợ nước ngoàiTrong đó: nợ ODA

Nợ ODA quy đổi ngoại tệ

179100 34728144372133173 8683

249419 71829177590166191 10652

311834 99572212262198305 12617

365229139843225386200044 12611

359599108477251122223497 13921

3- Cơ cấu ODA theo chủ thể cho vay

a- Chính phủ- Nhật Bản- Pháp- LB Nha- Khácb- TC tài chính

- ADB- IDA- IMF

%

61,9130,78 4,9913,5612,5938,0812,8619,80 4,18

56,6233,03 5,95 6,2211,4243,3814,4824,26 3,21

56,1834,06 6,08 5,1510,8943,8214,4824,26 2,26

54,5432,69 5,60 5,3110,9445,4514,7526,81 1,75

54,4533,80 5,86 4,7610,0345,5515,0126,83 1,41

II) THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA

1) Tình hình quản lý và sử dụng ODA

Nguồn vốn ODA đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, song nguồn vốn này có

một thời gian bị gián đoạn từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cho đến cuối năm1993 với việc bình thường hóa với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới(WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) các nguồn vốn ODA chuyển vàoViệt Nam co triển vọng tăng nhanh.

Trang 13

Trong tổng số vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thì ba nhà tàitrợ lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB chiếm trên 50% tổng số Cụ thể: NhậtBản 21,25%; WB 18,63%; ADB 10,56% còn lại là của các quốc gia và tổ chứctài trợ khác Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế,xã hội ưu tiên của chính phủ, đó là: Năng lượng 24%, giao thông vận tải 27,5 %,phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷlợi 12,74% ngành cấp thoát nước 7,8%, các ngành y tế- xã hội, giáo dục vàđào tạo, khoa học- công nghệ- môi trường 11,78% Ngoài ra, nguồn ODA cũnghỗ trợ đáng kể cho ngân sách của chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinhtế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế ( các khoản tín dụng điều chỉnh cơcáu kinh tế, điều chỉnh cơ cáu kinh tế mở rộng, quỹ Miyazawa, PRGF,PRSC) Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thànhvà đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo như:nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, một số dự ángiao thông quan trọng như Quốc lộ 5, quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận…, nhiềutrường học đã được xây dựng mới, cải tạo hầu hết ở các tỉnh, một số bệnh việnlớn ở các thành phố, thị xã như Bệnh viện Bạch Mai( Hà Nội), bệnh vện ChợRẫy( Thành phố Hồ Chí Minh), nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xâymới, các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh, thành phố cũng như ở nôngthôn, vùng núi Các chương trình dân số phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹvà trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả

Tuy nhiên, việc phân bổ vốn ODA theo vùng lãnh thổ còn nhiều bất cậpchưa đáp ứng được nhu cầu của những nơi cần được hỗ trợ nhiều hơn, hiệu quảhơn Theo UNDP, vùng duyên hải Bắc trung bộ và Đồng bằng Sông cửuLong là những vùng đang bị thiệt thòi nhất về sử dụng vốn ODA Trong khicác vùng này chiếm gần 70% số người nghèo của cả nước nhưng họ mới chỉnhận được 44% các khoản giải ngân ODA trực tiếp và đây là một điều cần hếtsức lưu ý khi phân bổ vốn ODA

Trang 14

2) Tình hình giải ngân vốn ODA

Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 10 do chínhphủ Việt Nam và ngân hàng thế giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội cuối năm2002 Tại hội nghị này, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư thìđến hết năm 2001 tổng cộng số vốn cam kết mà các nhà tài trợ dành cho ViệtNam là gần 20 tỷ USD và theo số liệu của chính phủ những khoản cam kết nàyđã được chuyển thành hiệp định ký kết với giá trị khoảng 16,4 tỷ USD và nếutính cả năm 2002 thì mức giải ngân lên tới 10,8 tỷ USD Điều này có nghĩalà còn khoảng 6,1 tỷ chưa được giải ngân Tốc độ giải ngân đạt bình quân hàngnăm khoảng 49,2% Tình hình giải ngân qua các năm cụ thể như sau:

Năm ODA cam kết ODA giải ngân1997

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua lượng ODA vào Việt Nam khôngnhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng và có tác động tích cực đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước:

- Đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế ODA đóng góp trực tiếpvàoquá trình phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan