LUẬN VĂN BS.CKII: Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện

106 252 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
LUẬN VĂN BS.CKII: Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại Việt Nam, các hoạt động đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế được đặc biệt quan tâm và là một trong những yêu cầu để cấp chứng chỉ hành nghề. Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập của cán bộ y tế và chỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Để hướng dẫn thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, Bộ y tế cũng đã ban hành Thông tư số 222013TTBYT ngày 0982013 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trong đó quy định “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm”.

Trang 1

TRẦN ĐỨC TRỌNG

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤCCỦA BÁC SỸ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HẢI PHÒNG – 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Trang 2

TRẦN ĐỨC TRỌNG

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤCCỦA BÁC SỸ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA THÀNH PHỐ VINH NĂM 2020

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP IIChuyên ngành: Quản lý y tế

Mã số: 62.72.76.05 CK

Hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Văn Hùng 2 TS.BS Tăng Xuân Hải

HẢI PHÒNG - 2020

Trang 3

hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Hùng và TS.BS Tăng Xuân Hải Các nộidung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dướibất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ cácnguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhưsố liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thíchnguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung luận văn của mình Trường Đại học Y Dược Hải Phòngkhông liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trongquá trình thực hiện.

Hải Phòng, ngày tháng 12 năm 2020

Tác giả

Trần Đức Trọng

Trang 4

Phòng đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong toàn bộ khóa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn VănHùng; TS.BS Tăng Xuân Hải đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoànthành luận văn Kiến thức về học thuật, sự tận tình trong giảng dạy, hướngdẫn của các thầy cô đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu trong nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo bệnh việnvà các bạn bè đồng nghiệp Khoa Ngoại tổng hợp và Phòng Đào tạo & Chỉ đạotuyến đã tạo điều kiện cho tôi đi học lớp Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Quản lý YTế và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các khoa/phòng và các Bácsĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu này

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãdành tình cảm, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và trong quá trình họctập vừa qua Mặc dù đã rất cố gắng, song đề tài này không tránh khỏi nhữngmặt còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô trong hộiđồng, để tôi rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu sau này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Trần Đức Trọng

Trang 5

(Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa liên tục)BVĐK Bệnh viện đa khoa

HPC Hospice and Palliative Care

(Chăm sóc an dưỡng cuối đời và chăm sóc giảm nhẹ)JSPLL Jefferson Scale of Physician Lifelong Learning

(Thang Jefferson học tập suốt đời của bác sĩ)

NCKH Nghiên cứu khoa học

PBL Problem Based Learning (Học tập dựa trên vấn đề)

UNESCO United Nations Educational, Scientific and CulturalOrganization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóaLiên Hiệp Quốc)

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1.Một số khái niệm và nhiệm vụ của người bác sĩ, điều dưỡng trong cơ sở ytế 3

1.2 Thực trạng công tác đào tạo y khoa liên tục 8

1.3 Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục 22

1.4 Ngành y tế Nghệ An và Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh ……

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp xử lý số liệu ……… ……….33

2.4 Các sai số và biện pháp hạn chế sai số: 34

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 35

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng theo tuổi và giới tính 36

Bảng 3.2: Văn bằng chuyên môn cao nhất của BS, ĐD 37

Bảng 3.3 Tỷ lệ BS, ĐD biết và hiểu đúng về ĐTLT 38

Bảng 3.4 Số tiết ĐTLT các BS, ĐD đã tham gia năm 2020 39

Bảng 3.5 Thời lượng BS, ĐD tham dự tập huấn /đào tạo/chyển giao Bảng 3.6 Thời lượng bác sĩ, điều dưỡng tham dự Hội thảo/hội nghị 40

Bảng 3.7: Lý do BS, ĐD không tham dự tập huấn/đào tạo/CGKT, Hộithảo/hội nghị (n=272) 41

Bảng 3.8 Kết quả tham gia nghiên cứu khoa học theo trình độ 41

Bảng 3.9 Kết quả tham gia nghiên cứu khoa học theo vị trí công tác 42

Bảng 3.10 Kết quả BS, ĐD tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn theo trìnhđộ 43

Bảng 3.11 Kết quả BS, ĐD tham gia biên soạn tài liệu theo vị trí công tác .43Bảng 3.12 Tỷ lệ BS, ĐD tham gia giảng dạy sinh viên y khoa hoặc cộng đồng 44Bảng 3.13 Lời mời BS, ĐD tham dự các khóa ĐTLT 44

Bảng 3.14 Thời gian BS, ĐD dành cho cập nhật kiến thức qua sách, tạp chí45Bảng 3.15 Tỷ lệ tham gia thành viên hội chuyên ngành 45

Bảng 3.16 Yếu tố ảnh hưởng đến các BS, ĐD khi đăng ký một chương trìnhđào tạo 46

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa độ tuổi của đối tượng và sự tham gia ĐTLT 46Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và sự tham gia ĐTLT Bảng 3.19 Mối liên quan giữa vị trí công tác của đối tượng và sự tham gia ĐTLT

Trang 8

Bảng 3.22 Nhu cầu đào tạo chủ đề chuyên môn của điều dưỡng (n=185) 51

Bảng 3.23 Nội dung cần cập nhật đào tạo trong chủ đề chuyên môn của bácsĩ (n=87) 51

Bảng 3.24 Nội dung cần cập nhật đào tạo trong chủ đề chuyên môn của điềudưỡng (n= 185) 52

Bảng 3.25 Nhu cầu đào tạo về kỹ năng mềm (n=272) 52

Bảng 3.26: Hình thức đào tạo liên tục phù hợp (n=272) 53

Bảng 3.27 Nhu cầu về tài liệu/giáo trình đào tạo đối với tập huấn/hội thảo .54Bảng 3.28 Nhu cầu về kỹ năng giảng dạy của giảng viên (n=272) 54

Bảng 3.29 Nhu cầu về môi trường dạy học, cơ sở vật chất (n=272) 55

Bảng 3.30 Thời lượng thích hợp cho một chương trình đào tạo (n=272) 55

Bảng 3.31 Nhu cầu trong nghiên cứu khoa học 56

Trang 9

Hình 3.1 Tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng theo vị trí công tác 37

Hình 3.2 Tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn 39

Hình 3.3 Lý do BS, ĐD không tham gia NCKH (n=272) 42

Hình 3.4: Lý do BS, ĐD không tham gia biên soạn tài liệu (n=272) 43

Hình 3.5: Nguyện vọng được đào tạo ngắn hạn nâng cao chuyên môn 56

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồidưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục(CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật;đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệpvụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốcdân[12]

Hiện nay, với sự phát triển một cách nhanh chóng của các ngành khoahọc kỹ thuật thì nhu cầu đào tạo được cập nhật, bổ sung chuyên môn cùng kỹnăng làm việc cho lực lượng lao động ngày càng trở nên quan trọng Đặc biệtđối với lĩnh vực y tế là một ngành có những đặc thù riêng, liên quan trực tiếpđến sức khỏe con người, do vậy, việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đangnhận được nhiều quan tâm và chú trọng đẩy mạnh.

Trên thế giới, vấn đề đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế luôn gắn vớilịch sử ra đời và phát triển của ngành y Trong bối cảnh hiện nay, với sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu ngày càng cao về chấtlượng dịch vụ y tế nên việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết Phần lớncác nước đều có quy định bắt buộc các bác sĩ phải bổ sung kiến thức liên tục,cập nhật những thông tin mới về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổchức quản lý công việc, đạo đức y học, giảng dạy lâm sàng và nghiên cứukhoa học nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại Việt Nam, các hoạt động đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế đượcđặc biệt quan tâm và là một trong những yêu cầu để cấp chứng chỉ hành nghề.Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập của cán bộ y tế vàchỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Để hướng dẫn thực hiện Luật khámbệnh, chữa bệnh, Bộ y tế cũng đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYTngày 09/8/2013 về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trong đó

Trang 11

quy định “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ thamgia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụđang đảm nhiệm”.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện hạng 2 tuyến huyệnvới quy mô 450 giường bệnh kế hoạch, nhân lực 490 người, với 133 Bác sỹ,266 điều dưỡng, trung bình mỗi ngày bệnh viện phải tiếp trung bình khoảng1800 lượt khám bệnh ngoại trú và 650 người bệnh nội trú Để đảm bảo phụcvụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân, giúp ngườibệnh được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, đòi hỏi Bác sỹ, Điều dưỡng phảiđược cập nhật kiến thức đầy đủ và kịp thời.

Trong năm 2019, bệnh viện đã có 36 đề tài NCKH và sáng kiến cải tiếnđược được nghiệm thu, có 1 đề tài cấp tỉnh triển khai năm 2018 được nghiệmthu, đồng thời bệnh viện đã cử 20 Bác sỹ, Điều dưỡng đào tạo dài hạn 6 thángtrở lên…Tuy nhiên việc tham gia đào tạo liên tục, các khóa học ngắn hạn cònnhiều hạn chế do các bác sĩ, điều dưỡng chưa quan tâm đến công tác đào tạoliên tục Công tác tổ chức, quản lý đào tạo liên tục còn nhiều khó khăn, bấtcập.

Để cung cấp những dữ liệu quan trọng cho lãnh đạo bệnh viện trongcông tác hoạch định chiến lược về đạo tạo liên tục của bác sỹ, điều dưỡng tại

bệnh viện, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu đào tạo liêntục của bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm2020” với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục củabác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2020.

2 Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnhviện Đa khoa thành phố Vinh.

Trang 12

Chương 1TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm và nhiệm vụ của người bác sĩ, điều dưỡngtrong cơ sở y tế

1.1.1 Nguồn nhân lực

1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiêncứu, phát triển khi xem con người với tư cách là một nguồn lực, là động lựcđóng góp vào sự phát triển của xã hội Hiện nay có rất nhiều những khái niệmkhác nhau về nguồn nhân lực, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:"Nguồnnhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sốngcon người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trongmột cộng đồng"[77].

Theo Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng laođộng của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị(ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó,đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[31].

Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể cả về số lượng và chất lượng củacon người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạođức – tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người đã, đang và sẽ huyđộng vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển của xã hội.

1.1.1.2 Nguồn nhân lực y tế

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về nguồn nhân lực y tếvào năm 2006: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếuvào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ” Như vậy, nguồn nhân lực y tế

Trang 13

bao gồm cả cán bộ y tế chính thức và không chính thức (như tình nguyện viênxã hội, những người chăm sóc sức khỏe gia đình, lương y ); những ngườicông tác trong ngành y tế và cả những ngành khác (như quân đội, trường họchay các doanh nghiệp)[87] Nguồn nhân lực này không chỉ là các cán bộchuyên môn về y, dược mà còn bao gồm cả đội ngũ kĩ sư, cử nhân, kĩ thuậtviên, những người làm công tác quản lý và nhân viên… đang tham gia cáchoạt động phục vụ y tế trên khắp các cơ sở y tế từ trung ương đến cơ sở.Nguồn nhân lực này cũng bao gồm cả các nhân viên y tế thuộc biên chế vàhợp đồng đang làm tại các khu vực y tế công lập (bao gồm cả quân y) và khuvực y tế tư nhân.

Nguồn nhân lực y tế vừa là một phần của nguồn nhân lực quốc gia, lạivừa là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống tổ chức y tế Khi đề cập tới nguồnnhân lực này, cần đặt nó trong khái niệm cơ bản:

- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực: Tập trung phát triển các kỹnăng cần thiết của nguồn nhân lực y tế nhằm hoàn thành tốt công việc cả vềchuyên môn lẫn khả năng tổ chức công việc Phát triền nguồn nhân lực y tếđặc biệt phải đi trước nhu cầu xã hội dựa trên những dự báo về nhu cầu cũngnhư khả năng tài chính và kỹ thuật cung ứng cho các dịch vụ CSSK cộngđồng [73].

1.1.1.3 Các loại hình nhân lực y tế

Cần nhiều loại nguồn nhân lực khác nhau để CSSK cộng đồng, trongđó quan trọng nhất là nguồn lực con người Nguồn lực con người quyết địnhtoàn bộ số lượng và chất lượng các hoạt động, dịch vụ CSSK

Nhân lực y tế chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, y sĩ, cử nhân y tếcông cộng, các loại kỹ thuật viên từ bậc đại học trở xuống[90].

1.1.2 Khái niệm học tập, đào tạo

Học tập là quá trình cập nhật, bổ sung, củng cố các kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm, giá trị, nhận thức để tổng hợp các loại thông tin khác nhau cho

Trang 14

CHU TRÌNH ĐÀO TẠO

phép con người thích ứng tích cực với sự thay đổi của môi trường “Học tậpliên tục suốt đời là sự phát triển của tiềm năng con người thông qua một quátrình hỗ trợ liên tục và trao quyền cho cá nhân có được các kiến thức, giá trị,kỹ năng và sự hiểu biết Con người luôn có nhu cầu học tập và áp dụng chúngvới sự tự tin, sáng tạo và thụ hưởng trong mọi vai trò, hoàn cảnh và môitrường” [89].

Đào tạo: đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệphay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắmvững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bịcho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một côngviệc nhất định Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu,đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo [51].

Chu trình đào tạo: Đào tạo có thể được xem như một chu trình liên tục.Chu trình này gồm sáu bước, các bước nối tiếp và tác động tới nhau một cáchlogic Sáu bước đó là:

B1 Phân tích nhu cầu đào tạo B2 Thiết kế và chuẩn bị đào tạo B3 Chuẩn bị tài liệu đào tạo B4 Tiến hành đào tạo

B5 Đánh giá đào tạoB6 Hỗ trợ sau đào tạo

Hình 1.1: Chu trình đào tạo

Nhu cầu đào tạo: là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quanđiểm mà học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc vàcuộc sống của họ[26].

1.1.3 Nhiệm vụ của người bác sĩ trong cơ sở y tế

Trang 15

Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV đã quy định nhiệm vụcủa người bác sĩ [14], cụ thể:

1.1.3.1 Bác sĩ chính - Mã số: V.08.01.02

a) Khám bệnh, chữa bệnh

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe

c) Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnhlựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;

d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệpđiều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ) Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâmthần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyênmôn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

- Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trìnhkỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

- Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuậtđối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

1.1.3.2 Bác sĩ - Mã số: V.08.01.03

a) Khám bệnh, chữa bệnh:

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

c) Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịchvụ y tế phù hợp;

d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệpđiều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ) Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâmthần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

Trang 16

e) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khaiphòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sócsức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:

- Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế,quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

- Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y;- Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

1.1.3.3 Bác sĩ y học dự phòng - Mã số: V.08.02.06

a) Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe; quản lý sức khỏe và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộngđồng;

b) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung CSSK ban đầu;c) Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế,như: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trìnhy tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp,

d) Hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức, họcsinh và sinh viên thuộc chuyên ngành;

đ) Tham gia nghiên cứu khoa học.

1.1.4 Nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng viên trong cơ sở y tế

Theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế về

“Hưỡng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”,điều dưỡng viên có 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh

- Tư vấn, hưỡng dẫn giáo dục sức khỏe

- Chăm sóc về tinh thần- Chăm sóc vệ sinh cá nhân- Chăm sóc dinh dưỡng

- Chăm sóc phục hồi chức năng

Trang 17

- Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật- Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trongchăm sóc người bệnh

- Ghi chép hồ sơ bệnh án

1.2 Thực trạng công tác đào tạo y khoa liên tục

1.2.1 Công tác đào tạo y khoa liên tục trên thế giới

Trong ngành y tế, đào tạo y khoa là một quá trình học tập suốt đời từkhi bắt đầu vào trường y, đào tạo sau đại học và tiếp tục trong suốt cuộc đờichuyên môn của người bác sĩ Việc học tập liên tục suốt đời là một trong 5năng lực được coi là rất quan trọng bởi hơn 75% các bác sĩ trong một cuộckhảo sát quốc gia tại Mỹ và là một yếu tố quan trọng để đánh giá tính chuyênnghiệp trong quá trình làm việc [66] Một trong 9 nguyên tắc đạo đức y tếđược chấp nhận bởi Hiệp hội Y khoa Mỹ là: “Bác sĩ sẽ tiếp tục nghiên cứu, ápdụng và nâng cao kiến thức khoa học, cam kết duy trì học tập, đào tạo liêntục, ” [86].

Đào tạo y khoa liên tục (CME) là quá trình cán bộ y tế không ngừngcập nhật những kiến thức và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực CSSK Đào tạo ykhoa liên tục được định nghĩa là “hoạt động được xác định rõ ràng để pháttriển chuyên môn của cán bộ y tế và dẫn tới việc cải thiện chăm sóc cho bệnhnhân CME bao gồm tất cả các hoạt động học tập mà cán bộ y tế mong muốnthực hiện để có thể thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực chuyênmôn”[58].

Ngày nay nhằm thay đổi thái độ của cán bộ y tế, Tổ chức Y tế Thế giới

đã đưa ra thuật ngữ phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) và được sử dụng

rộng rãi tại các nước Âu, Mỹ Ngoài các nội dung giống như của CME, CPD

Trang 18

còn bao gồm cả các phương pháp học tập khác ngoài hình thức nghe giảng và

ghi chép như các hình thức tự học và tự phát triển của từng cá nhân Pháttriển nghề nghiệp liên tục đề cập việc cán bộ y tế sau khi đã hoàn thành giai

đoạn đào tạo cơ sở, sẽ học tập trong suốt cuộc đời làm việc của mỗi người đểcập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của người bệnh và các dịch vụ ytế CPD được xây dựng dựa trên nhu cầu chuyên môn của cán bộ y tế đồngthời cũng là giải pháp chính để cải thiện chất lượng Khác với đào tạo chínhquy hay đào tạo sau đại học được thực hiện theo các quy định và quy tắc cụthể thì CPD lại chủ yếu là các hoạt động học tập trên cơ sở định hướng cánhân và thực hành để thúc đẩy nâng cao năng lực nghề, nhằm duy trì và nângcao năng lực từng cá thể Trên thực tế hiện nay ở nước ta đang đồng nhất giữaCPD và CME.

Tại Mỹ, theo quy định của Hội đồng Y khoa, CME bao gồm các hoạtđộng ĐTLT cho các bác sĩ để cải thiện dịch vụ cho bệnh nhân, công chúng,hoặc nghề nghiệp Các hoạt động đào tạo bao gồm việc bổ sung hoặc pháttriển, kiến thức, kỹ năng, hiệu suất chuyên môn hoặc các mối quan hệ Cáchoạt động của CME phải tuân theo các tiêu chuẩn của Hội đồng Công nhận vềđào tạo y tế liên tục (ACCME) và được điều chỉnh bởi luật CSSK[84].

Tất cả các bác sĩ hành nghề tại Đức có nghĩa vụ pháp lý tham gia CME.Cứ 5 năm phải tham gia đào tạo liên tục với tổng số tiết đào tạo là 250 điểmtín chỉ CME và nộp cho cơ quan Bảo hiểm Y tế theo Luật định Thời gian củamỗi tín chỉ là 45 phút học Nội dung đào tạo phải được chứng nhận bởi hiệphội y tế liên quan của tiểu bang, liên bang [80]

Theo nghiên cứu về đào tạo y tế và phát triển nghề nghiệp liên tục Sosánh quốc tế của Cathy Peck cho thấy Ở New Zealand, việc tham gia vào mộtchương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ là điều kiện bắt buộc để được cấpchứng chỉ hành nghề Luật hành nghề y khoa New Zealand (1995) tuyên bốrằng nếu các bác sĩ không hoàn thành các chương trình đào tạo liên tục có thể

Trang 19

dẫn tới không cấp hoặc đình chỉ chứng chỉ hành nghề, khi đó bác sĩ sẽ đăng kívào tổ chức chung và làm việc dưới sự giám sát của tổ chức Cũng tại nghiêncứu này, Ở Úc, pháp luật hiện hành không yêu cầu các bác sĩ lâm sàng thamgia vào các chương trình phát triển nghề nghiệp chính thức Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, đặc biệt là ở Tây Úc, các bác sĩ được yêu cầu chứngminh là có tham gia vào các hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng mớiđược gia hạn hợp đồng lao động tại các bệnh viện công [74].

Tại Bồ Đào Nha, hệ thống y tế không yêu cầu các bác sĩ phải tham giaCME/CPD tuy nhiên tầm quan trọng của CME/CPD đã được nhấn mạnhtrong nhiều hội thảo/hội nghị quốc tế và do chính nhu cầu của các bác sĩ.

Tổ chức công tác đào tạo liên tục

Tổ chức thực hiện CME giữa các nước trên thế giới rất khác nhau.Tuynhiên mọi người đều thừa nhận rằng bản thân người hành nghề phải chịutrách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo liên tục Cáchiệp hội y học và tổ chức chuyên môn có vai trò là người khởi xướng, cungcấp và thúc đẩy thực hiện đào tạo liên tục.

Có nhiều tổ chức cung cấp CME thậm chí không liên quan trực tiếp đếnchuyên ngành y tế, chẳng hạn như các công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe, ngành công nghiệp công nghệ y tế, dược,…Mặc dù vậy chúng vẫn cómột số đặc điểm chung, đó là phần lớn các hệ thống đều dựa trên cơ sở số giờđược đào tạo, trong đó giờ học được có thể tính tương đương với tín chỉ Cáchoạt động đào tạo thường được chia làm ba nhóm chính: ngoại khóa (khóahọc, hội thảo, hội nghị,…), nội tại (hội thảo giải quyết tình huống, hội thảonhóm lớn, giảng dạy, tư vấn với đồng nghiệp,…và nhóm tài liệu đào tạomang tính lâu dài như tài liệu in (sách, ), đĩa CD

Tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục y khoa

Nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu cơ bản của giáo dục yhọcvà cũng là nhiệm vụ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) Năm 1998 Liên

Trang 20

đoàn Giáo dục Y học Thế giới (World Federation Medical Education-WFME)với sự phối hợp của WHO đã khởi xướng xây dựng các tiêu chuẩn quốc tếtrong giáo dục y học Mục tiêu là cung cấp một cơ chế cho việc nâng cao chấtlượng trong giáo dục y học ở phạm vi toàn cầu, để áp dụng ở các nước trênthế giới Tiêu chuẩn quốc tế có chức năng như là khuôn mẫu cho việc đảmbảo và nâng cao chất lượng giáo dục y khoa và còn có vai trò đảm bảo nềnmóng vững chắc cho giáo dục y khoa Bộ tiêu chuẩn quốc tế của WHO&WFME gồm có 3 tập bao gồm cả 3 giai đoạn của quá trình đào tạo y học là

Chuẩn về giáo dục y khoa cơ bản (Standard in basic medical education);Chuẩn về giáo dục y khoa sau đại học (Standard in posgraduate medicaltraining) và Chuẩn về Đào tạo y khoa liên tục/ phát triển nghề nghiệp liên tục(Standard for continuing medical education/professional development- CME/CPD) Bộ tiêu chuẩn quốc tế này được chính thức thông qua và dịch ra nhiều

thứ tiếng tại Hội nghị toàn cầu về Giáo dục y học ở Copenhagen (2003).

Tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo liên tục (CME/CPD) gồm 9 tiêu chuẩn

với 32 tiêu chí[61].

Tình hình nghiên cứu về đào tạo liên tục

Tại Mỹ, một vài công cụ đã được sử dụng để đo lường sự tự học trongtoàn dân nói chung, tuy nhiên các công cụ này không được thiết kế dành riêngcho các bác sĩ Từ năm 2003 nhóm nghiên cứu của Đại học y khoa Jeffersonđã thiết kế một bộ công cụ để đánh giá, đo lường việc học tập suốt đời của cácbác sĩ – bộ công cụ có tên là Jefferson Scale of Physician Lifelong Learning(viết tắt là JeffSPLL) Bộ công cụ này đo lường 03 yếu tố chính của việc

học tập,đào tạo suốt đời bao gồm các kỹ năng tìm kiếm thông tin (khả năng),các động lực học tập và khả năng nhận ra nhu cầu học tập của chính các bác

sĩ (nhận thức) Nhóm nghiên cứu đã đưa bộ công cụ vào đánh giá thựcnghiệm 721 bác sĩ Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm số của JSPLL mang lại

Trang 21

kết quả đáng kể và thực tế liên quan đến việc học liên tục của các bác sĩ [65],[66].

Nghiên cứu của H.Li và các cộng sự về thực trạng và ảnh hưởng củaviệc học tập suốt đời đến các bác sĩ ở vùng nông thôn Trung Quốc năm 2015.Kết quả: Thang JSPLL là đáng tin cậy (hệ số α của Cronbach = 0.872) Điểmsố học tập trung bình suốt đời là 45,56 Các bác sĩ thường hạn chế trong cáckỹ năng tìm kiếm thông tin và những người có thâm niên công tác 21-30 nămcó điểm số thấp hơn về học tập suốt đời (p <0,05) so với các nhóm khác Sựhài lòng nghề nghiệp và vị trí chuyên môn có ảnh hưởng tích cực đáng kể đếnđịnh hướng của các bác sĩ đối với việc học tập suốt đời (p <0,05) Tổng sốđiểm học tập suốt đời của các bác sĩ được đào tạo sau đại học cao hơn so vớinhững bác sĩ chưa được đào tạo sau đại học (p<0,05) [71].

Nghiên cứu của ban ESC (2018) về: Sự cần thiết phải tiếp tục đào tạo ykhoa liên tục trong lĩnh vực tim mạch học ở châu Âu Kết quả của nghiên cứucho thấy Tạp chí y tế đóng một vai trò quan trọng trong CME và khối lượngtải xuống là sự phản ánh việc sử dụng của các bác sĩ với hoạt động CME.Nghiên cứu này cũng chỉ rõ việc tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo CME cóchi phí đáng kể và mong muốn của các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sứckhỏe khác là việc đào tạo liên tục sẽ được cung cấp miễn phí, ngược lại vớicác nước khác, nơi chi phí cho CME thường được trả bởi các cá nhân [62].

Năm 2018, H.Schutze nghiên cứu về Phát triển, thực hiện và đánh giáchương trình giáo dục y tế liên tục quốc gia đầu tiên của Úc về chẩn đoán kịpthời và quản lý chứng mất trí trong thực tiễn Nghiên cứu đánh giá các hộithảo đào tạo liên tục ở 16 địa điểm thành thị và nông thôn trên toàn nước Úcvà qua các hội nghị trực tuyến Kết quả: Trong số 1236 người tham gia, 609người đã hoàn thành toàn bộ chương trình trong đó hội thảo nhóm nhỏ (282),hội thảo nhóm lớn (75), hội thảo trực tuyến (252) và 627 người thực hiện mộthoặc nhiều hội thảo riêng lẻ (hội thảo nhóm lớn (444), chương trình trực

Trang 22

tuyến (183)) 76% người tham gia cảm thấy rằng nhu cầu học tập của họ đãđược đáp ứng hoàn toàn và 78% cảm thấy chương trình hoàn toàn phù hợpvới thực hành của họ Sự kết hợp giữa các đào tạo trực tiếp và đào tạo trựctuyến giúp tăng khả năng tiếp cận với các nhà cung cấp dịch vụ [76]

Nghiên cứu của S Kimura (2018) về đặc điểm và nhận thức của hộithảo trên web hai lần một tuần cho các bác sĩ chăm sóc chính tại Nhật Bản.Kết quả cho thấy hình thức hội thảo trên web được cho là mang đến một môitrường học tập thoải mái, cho phép các bác sĩ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm vàgiao lưu học hỏi lẫn nhau [70].

Nghiên cứu của Sandelowsky và các cộng sự năm 2018 về hiệu quả củaphương pháp giảng truyền thống và phương pháp nghiên cứu trường hợptrong giáo dục y khoa liên tục của các học viên Thụy Điển về COPD Nghiêncứu được tiến hành trên đối tượng là 133 bác sĩ gia đình bằng bộ câu hỏi ởthời điểm bắt đầu và sau 12 tháng Kết quả cho thấy ít có sự khác biệt đáng kểgiữa các phương pháp giảng dạy đào tạo liên tục này [76].

Nghiên cứu của Feldacker C và các cộng sự (2017) về kinh nghiệm vànhận thức về phát triển chuyên môn liên tục trực tuyến giữa các bác sĩ lâmsàng ở vùng cận Sahara châu Phi Kết quả cho thấy 62% truy cập vào khóahọc trực tuyến từ công việc, việc chậm (55%) hoặc hạn chế (41%) internetcũng như thiếu thời gian (53%) là rào cản để hoàn thành khóa học NVYT lànữ giới (p <0,001) và dưới 40 tuổi (p = 0,007) có nhiều khả năng thích họcqua sự cố vấn hơn nam giới hoặc cao tuổi 46% những người được hỏi ủng hộthảo luận nhóm, 42% ủng hộ nghiên cứu khoa học; 39% tự học dựa trên máytính [63].

1.2.2 Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam

1.2.2.1 Đào tạo y khoa là đào tạo đặc biệt

Thế giới đang thay đổi mỗi ngày về kinh tế, văn hóa, chính trị đòi hỏisự thích nghi thông qua những hiểu biết, kỹ năng và kiến thức mới Một cá

Trang 23

nhân sẽ ít gặp phải những thử thách trong cuộc sống nếu họ liên tục học tập,tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng [66] UNESCO - Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đã đưa việc học tập, đào tạo liên tục làmột trong những ưu tiên hàng đầu về giáo dục và được các nước thành viêntrong đó có Việt Nam xác định để thúc đẩy quyền được giáo dục cho bất kỳngười nào [51]

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công tác phát triển nguồn nhân lực y tế ở đấtnước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Số cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước quản lý tại thời điểm31/12/2017 là 13.583 cơ sở, trong đó có 1.085 bệnh viện Số nhân lực y tế là297,7 nghìn người, trong đó 264,9 nghìn người làm việc trong ngành Y; 32,9nghìn người làm việc trong ngành Dược Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân tăngtừ 6,6 (2008) lên 7,9 người (2017) [55],[56] Một số chỉ số này thấp so vớimức bình quân của khu vực Tây Thái Bình Dương, nhưng cao so với ĐôngNam Á [57].

Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016 yêu cầu cải cách đào tạo nguồnnhân lực y tế đáp ứng yêu cầu về chuẩn năng lực và nhu cầu của hệ thống ytế; cải tiến thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên y tế nhà nước nhằmnâng cao sự hài lòng của bệnh nhân [24].

Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lựcy tế cũng được ghi nhận như tăng số lượng cán bộ y tế được đào tạo sau đạihọc, hệ thống đào tạo được mở rộng và nâng cao chất lượng, ban hành nhiềuchính sách như chính sách cử tuyển đào tạo nhân lực cho vùng núi, vùng khókhăn, chính sách đào tạo liên tục, chính sách luân chuyển cán bộ Ngoài ra,còn chú trọng đào tạo các chuyên ngành theo nhu cầu xã hội [8].

Trang 24

Năm 2006, tại cuộc họp khu vực được tổ chức tại New Zealand, ViệtNam đã tán thành bản Chiến lược về nguồn nhân lực y tế cho khu vực TâyThái Bình Dương Các tiêu chí về đào tạo nhân lực y tế được đề cập là:

1) Nguồn nhân lực được đào tạo và sử dụng (tuyển dụng, sắp xếp, giaonhiệm vụ) để đảm đương được nhiệm vụ tốt nhất, đáp ứng được các mục tiêucủa hệ thống y tế

2) Nguồn nhân lực được đào tạo, sử dụng và điều phối tốt nhất để cómức chi phí thấp nhất nhưng vẫn có được hiệu quả mong muốn.

3) Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tậpliên tục và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành cótrình độ ngày càng cao, đáp ứng các biến động của nhu cầu CSSK[8]

Như vậy cần xây dựng năng lực chuyên môn tốt cho nhân lực y tế.Muốn vậy cần một chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp, đặc biệt là đào tạoliên tục và khơi dậy sức sáng tạo của NVYT cả khu vực y tế công lập và tưnhân.

Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏecon người; việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tốithiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hànhnghề Khái niệm đào tạo liên tục ở nước ta cũng đã được đưa vào trong ngànhy tế từ những năm 1990, với sự giúp đỡ của dự án hỗ trợ hệ thống đào tạonhân lực y tế (còn gọi là 03/SIDA-Thụy Điển), Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnhtriển khai mạnh mẽ công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục.

Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông quacác hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến Nghị quyếtsố 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “nghề Y là một nghề đặc biệt, cầnđược tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉđạo xuyên suốt, nêu bật tính đặc thù trong đào tạo, sử dụng nhân lực y tế[4].

Trang 25

Các Luật: Cán bộ công chức, Viên chức, Giáo dục, Giáo dục đại học đều đềcập đến chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo y khoa là đặc biệt,đặc thù nên Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã có nhiều quy định liên quan đếncông tác đào tạo nghề nghiệp cụ thể như sau:

Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục

Điều 20 Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lạiCCHN là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Điều 29 Bộ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi CCHN vớingười không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp

Điều 33 Quyền của người hành nghề: Được đào tạo, đào tạo lại và cậpnhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp; Được tham gia bồi dưỡng trao đổithông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật y tế

Điều 37 Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cậpnhật kiến thức y khoa liên tục nâng cao trình độ chuyên môn theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Y tế[43].

Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp

Điều 83 Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồidưỡng về chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề.

Điều 5 Trách nhiệm của Bộ Y tế là phải tổ chức đào tạo, đào tạo liên

tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực (2e) Trách nhiệm của các Bộ ngành,UBND tỉnh: Thực hiện trong phạm vi địa phương (khoản 3,4,5)

1.2.2.2 Thực trạng công tác đào tạo liên tục tại nước ta hiện nay

a Khái quát về thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013.

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc đào tạo liêntục trong ngành y tế, ngay từ khi chưa có Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tếđã ban hành thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 về “Hướng dẫncông tác đào liên tục đối với cán bộ y tế”[7] Sau khi Luật Khám bệnh chữa

Trang 26

bệnh có hiệu lực, Bộ Y tế đã điều chỉnh nâng cấp tiếp tục chủ trương này vàban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 thay thế Thông tư07/2008/TT-BYT Trong cả 2 thông tư trên Bộ Y tế thống nhất chủ trương tấtcả cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạocập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụcủa mình [12] Trừ một số trường hợp cán bộ cao cấp thì việc học tập đượcqui đổi khi tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc tham gia tổ chứcgiảng dạy, nghiên cứu còn yêu cầu chung cho tất cả cán bộ y tế có thời gianđào tạo tối thiểu là 24 giờ thực học Điểm khác biệt của Thông tư22/2013/TT-BYT so với thông tư 07/2008/TT-BYT là yêu cầu cao hơn vớinhững người hành nghề khám bệnh chữa bệnh, ủy quyền phân quyền rộnghơn cho các cơ sở đào tạo liên tục và quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo chấtlượng đào tạo đặc biệt là công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo liêntục[13].

b Một số quy định và yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục Khái niệm về đào tạo liên tục tại Việt Nam

“Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi

dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục(CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật;đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệpvụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốcdân”.

Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi

- Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trựctuyến (E- learning) được cấp chứng chỉ,chứng nhận, xác nhận: thời gian thamgia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.

Trang 27

- Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vựcchuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chươngtrình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính chongười chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4tiết học cho mỗi hội thảo/ hội nghị/ tọa đàm.

- Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bàibáo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học chongười hướng dẫn luận án, chủ trì/ thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/ thư ký đề tài cấp cơ sở (tại thờiđiểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu).

- Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiếtđối với 01 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểmxuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham giagiảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thựctế.

Thời gian đào tạo liên tục

- Cán bộ y tế đã được cấp CCHN và đang hành nghề khám bệnh, chữabệnh có nghĩa vụ tham gia ĐTLT tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

- Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này cónghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp,trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.

- Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau đượccộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục

Tổ chức hệ thống đào tạo liên tục

Trước khi Thông tư 22/2013/TT-BYT ra đời thì việc đào tạo liên tụcchủ yếu do các trường y đảm nhận, gần đây do quá tải về số lượng tuyển sinhmới nên việc đào tạo liên tục ở các trường y càng bị hạn chế Hiện nay cảnước có trên 200.000 cán bộ y tế cần được thường xuyên đào tạo liên tục nên

Trang 28

các trường y không có khả năng đảm nhận Mặt khác thực tế cho thấy cán bộy tế được đào tạo tại chỗ sát với nhu cầu công việc hàng ngày sẽ hiệu quả hơnlà đưa họ về các trường để học tập, do vậy Bộ Y tế chỉ rõ các Sở Y tế, bệnhviện, viện nghiên cứu trung ương cùng với các trường phải tổ chức đào tạoliên tục cán bộ y tế Đến nay mạng lưới các cơ sở đào tạo liên tục đã đượchình thành trong toàn quốc, được cấp mã số đào tạo liên tục.

Mã A được tự động cấp cho các trường y dược

Mã B được bộ cấp cho các cơ sở đào tạo liên tục ở trung ương, hay cáctrung tâm có chức năng hoạt động rộng rãi toàn quốc.

Mã C cấp cho các Sở Y tế các tỉnh/thành phố và y tế các Bộ, Ngành Theo quy định đó các BV trung ương sẽ có mã đào tạo là mã B

Ví dụ

BV Bạch Mai là mã B24 Các BV tỉnh sẽ có mã C Ví dụ Sở y tế Thànhphố Hồ Chí Minh được cấp mã đào tạo liên tục là C01 thì bệnh viện Bình dânthuộc Sở được cấp mã C01.02, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch mã C01.21[10].

Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục

Cơ sở đào tạo xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục, trìnhcấp thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành mở lớp Bộ Y tế khuyến khíchcác chương trình đào tạo liên tục có thời gian từ 3 tháng trở lên và nội dungchuyên môn sâu nên thiết kế để có thể liên thông với các chương trình đào tạosau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II để tạo thuận lợi cho người họcvà nên xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến (e-learning) đối với nhữngnội dung đào tạo phù hợp.

Căn cứ vào chương trình được phê duyệt, các cơ sở đào tạo xây dựngtài liệu dạy-học cho phù hợp Tài liệu dạy-học được cấu trúc theo chương,bài Trong mỗi bài cần có mục tiêu, nội dung và lượng giá Khi biên soạnphần nội dung, lượng giá cần bám sát theo mục tiêu đề ra.

Giảng viên đào tạo liên tục

Trang 29

Giảng viên đào tạo liên tục là người có trình độ từ đại học trở lên, cókinh nghiệm, chuyên môn phù hợp và được đào tạo về phương pháp dạy - họcy học Ưu tiên lựa chọn những giảng viên chuyên môn có nhiều kinh nghiệmthực tế, đặc biệt là trong lâm sàng hơn là trình độ học vấn mang tính họcthuật Giảng viên cũng cần phải có phương pháp dạy học y học hay chứng chỉsư phạm y học theo chương trình của Bộ Y tế Do đặc thù của giảng dạy y họclà dạy nghề, dạy theo nhóm nhỏ nên các lớp học nhất thiết phải có trợ giảngđể đảm bảo chất lượng.

Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh việc đào tạo y khoa liên tục chonhững người hành nghề khám chữa bệnh là công việc rất quan trọng, đặc biệtlà kèm cặp tay nghề trong các bệnh viện Số lượng đào tạo rất lớn bao gồmđào tạo liên tục và đào tạo trước khi hành nghề (theo điều 24 của Luật khámchữa bệnh) Vì vậy trong thông tư 22/2013/TT-BYT đưa ra khái niệm mới là“Giảng viên lâm sàng” đó là những người có kinh nghiệm thực tế trong côngtác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâmsàng Như vậy ngoài kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, giảng viên lâm sàngcòn phải được đào tạo về phương pháp dạy- học lâm sàng theo chương trìnhcủa Bộ Y tế [13].

Quản lý công tác đào tạo liên tục

Bộ Y tế quản lý công tác ĐTLT trong lĩnh vực y tế trên toàn quốc vàgiao cho Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn chỉđạo.

Tại địa phương các Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác ĐTLT ởđịa phương mình về chất lượng các khóa đào tạo và số chứng chỉ ĐTLT.

Các bệnh viện là cơ sở ĐTLT phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo chấtlượng đào tạo, chuẩn bị tốt chương trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên trợgiảng, cơ sở vật chất, học liệu và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc triển khai

Trang 30

khóa học có chất lượng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo định kỳvề cơ quan quản lý cấp trên.

Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục.

Hiện nay Bộ Y tế đã có quyết định ban hành các tiêu chuẩn đảm bảo

chất lượng đào tạo liên tục cán bộ y tế Bộ tiêu chuẩn đó bao gồm 3 loại làtiêu chuẩn cho bệnh viện trung ương, tiêu chuẩn cho viện nghiên cứu trungương và tiêu chuẩn cho sở y tế[11] Trong tiêu chuẩn của sở y tế lại có tiêu

chuẩn cho cơ quan sở y tế, tiêu chuẩn cho bệnh viện thuộc sở y tế và tiêuchuẩn cho các đơn vị khác thuộc sở.

Bộ Y tế sẽ tiến hành công nhận, công nhận lại chất lượng cơ sở đào tạoliên tục theo chu kỳ 5 năm 1 lần và giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạochủ trì, tổ chức thẩm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục

Kinh phí cho đào tạo liên tục

Khó khăn nhất trong việc triển khai đào tạo liên tục là kinh phí ở đâu,thu thế nào? Chi thế nào, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế nhà nước Hiện naychưa có quy định cụ thể nào cho nội dung này Tuy nhiên Thông tư22/2013/TT- BYT cũng nêu rõ kinh phí cho đào tạo liên tục cán bộ y tế đượccó từ các nguồn:

- Do đóng góp của người đi học.

- Kinh phí được kết cấu từ ngân sách nhà nước

- Kinh phí đào tạo liên tục do các cơ sở y tế trả cho cán bộ y tế củamình từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

- Kinh phí có từ nguồn thu hợp pháp khác để đào tạo liên tục.

Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóahọc theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định hiệnhành của Nhà nước Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa họctrước khi triển khai để người học lựa chọn cho phù hợp Theo kinh nghiệmcủa các cơ sở ĐTLT đã thực hiện trong 5 năm qua thì việc chi cơ bản dựa trên

Trang 31

Thông tư số 36/2018/TT-BTC và số 123/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính[9],[18].

Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục

Tất cả các quy định về ĐTLT nêu trên đều ảnh hưởng đến việc thamgia các hoạt động ĐTLT của các bác sĩ Cụ thể:

- Yếu tố từ cơ quan quản lý (Chính phủ, Bộ y tế, Sở y tế): đó là văn bảnquản lý, các hướng dẫn trong ĐTLT: Luật khám bệnh, chữa bệnh; Thôngtư 22/2013/TT-BYT; QĐ 493/QĐ-BYT; phân cấp Quản lý công tác ĐTLT;kinh phí chi cho ĐTLT (lấy một phần từ nguồn ngân sách nhà nước), việc cấpchứng chỉ, chứng nhận.

- Yếu tố từ cơ sở ĐTLT (Bệnh viện): Việc tổ chức các hình thứcĐTLT; Chương trình, tài liệu; giảng viên tham gia giảng dạy, Phương phápgiảng dạy, địa điểm tổ chức…

- Yếu tố từ cá nhân tham gia đào tạo (Bác sĩ): Tuổi, giới, trình độ, vị trí,thâm niên công tác và đặc biệt là nhận thức, thái độ của người BS về tầmquan trọng, quyền và nghĩa vụ của họ trong ĐTLT

1.2.2.3 Một số nghiên cứu về thực trạng đào tạo liên tục tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trịnh Yên Bình (2013) thực trạng nhân lực, nhu cầuđào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giảipháp can thiệp cho thấy số lượng CBYT được đào tạo bổ sung kiến thứcchiếm tỷ lệ thấp 36% CBYT có thâm niên công tác càng cao thì tỷ lệ đượcđào tào liên tục càng lớn (47,4%) Thời lượng của một khóa học đa số từ 4tuần trở lên 64,2% CBYT chưa được đào tạo bổ sung chuyên môn, nâng caokỹ năng có nhu cầu đào tạo; nội dung cần đào tạo liên tục của bác sĩ chủ yếulà: kiến thức về thuốc YHCT, nâng cao kỹ năng về điều trị bệnh và nâng caokiến thức về chẩn đoán[3].

Nghiên cứu của Đỗ Hoàng Đức về hoàn thiện công tác đào tạo bồidưỡng công chức viên chức Bệnh viện Mắt Trung ương trong 02 năm 2014-

Trang 32

2015 Kết quả bệnh viện đã tổ chức đào tạo được 8 lớp với 981 lượt học viênlà bác sĩ 52% học viên cho rằng phương pháp giảng dạy khá phù hợp với nộidung chương trình; 15,4% bác sĩ cho rằng giảng viên có mức độ truyền đạtkiến thức tốt; chỉ có 36% BS cho rằng nội dung của chương trình đào tạo phùhợp với yêu cầu công việc[28]

Nghiên cứu của Đào Xuân Lân năm 2015 về Đánh giá hoạt động đàotạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ học viên đánh giá tốt vềtoàn bộ hoạt động đào tạo liên tục ở mức cao: 79,5% Trong đó, học viênđánh giá tốt về nội dung cán bộ quản lý (97,5%), cơ sở vật chất, tài liệu(90,1%) và tổ chức đào tạo (90,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất Tỷ lệ học viên đánhgiá tốt về nội dung kinh phí đào tạo phù hợp (65,7%) là thấp nhất [36].

Các nghiên cứu trên đã đánh giá được nhiều mặt của các hoạt động đàotạo liên tục trong nước và quốc tế Tuy nhiên, theo hiểu biết của tôi, hiện naytại tỉnh Nghệ An, cũng như một số tỉnh lân cận, chưa có nghiên cứu nào đánhgiá việc tham khảo áp dụng bộ công cụ JSPLL (phiên bản tiếng Việt) để đolường thái độ của các bác sỹ với việc học tập, đào tạo liên tục suốt đời

1.3 Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục

1.3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo là gì[86]

“Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training Need Assement - TNA) là phươngpháp xác định nếu có và tồn tại nhu cầu đào tạo, những gì cần đào tạo là đểlấp đầy các khoảng trống Đánh giá nhu cầu đào tạo là tìm cách xác địnhchính xác mức độ của tình hình hiện tại trong các cuộc khảo sát mục tiêu,phỏng vấn, quan sát, dữ liệu thứ cấp và hoặc hội thảo Khoảng cách giữatrạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn có thể chỉ ra những vấn đề mà cóthể lần lượt chuyển thành nhu cầu đào tạo”

Nhu cầu đào tạo = Khả năng mong muốn – Khả năng hiện tại củanhững người tham gia

Trang 33

Như vậy, Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình mà nhà tổ chức đàotạo thực hiện để hiểu rõ về người tham gia và năng lực của họ trước khi đàotạo Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiếnthức và thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ màngười học cần phải có.

Đánh giá có thể chính thức (sử dụng khảo sát và kỹ thuật phỏng vấn)hoặc không chính thức (hỏi một số câu hỏi của những người liên quan).

Tại sao chúng ta cần đánh giá nhu cầu đào tạo?

Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo cần được coi là một nhiệm vụbắt buộc của công tác đào tạo Trước đây, công việc này thường không đượctiến hành đầy đủ hoặc thậm chí hoàn toàn không tiến hành, các chương trìnhđào tạo được tổ chức chủ yếu là do cảm nhận cho rằng học viên cần họcnhững nội dung này Chính vì vậy thường xảy ra trường hợp: Đào tạo nhữngnội dung học viên đã biết hoặc những nội dung không cần thiết cho ngườihọc, những nội dung cần biết lại không được học Trên thực tế tổ chức nhữngchương trình đào tạo như vậy không mang lại hiệu quả.

Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo là bước phải tiến hành trước tiênđể có một chương trình đào tạo hiệu quả Đây là công việc vô cùng quantrọng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của học viên, đồng thời đảm bảorằng việc đào tạo đứng trên quan điểm lấy học viên làm trung tâm Kết quảđánh giá nhu cầu đào tạo giúp thiết kế khoá đào tạo sao cho có thể đáp ứngđược những nhu cầu chung và cả những nhu cầu riêng biệt của học viên.

Đầu tiên là xác định sự không hài lòng với tình hình hiện tại (thựctrạng) và mong muốn thay đổi (nhu cầu) trong tương lai TNA nhắm vào cáctình huống sau:

 Giải quyết một vấn đề hiện tại

 Tránh một vấn đề quá khứ hoặc hiện tại Tạo hoặc tận dụng cơ hội trong tương lai

Trang 34

 Cung cấp học tập, phát triển hoặc tăng trưởng

Mục đích của TNA là trả lời một số câu hỏi quen thuộc (5W1H): tạisao, ai, như thế nào, cái gì, và khi nào Sau đây là mô tả các câu hỏi và nhữnggìphân tích có thể được thực hiện để trả lời chúng.

 Why: Tại sao mọi người cần đào tạo?

 What: Những kiến thức, kỹ năng nào cần truyền đạt? Who: Đối tượng được đào tạo?

 When: Thời gian, thời lượng đào tạo? Where: Nơi tổ chức đào tạo?

 How: Các kiến thức, kỹ năng mới được truyền đạt như thế nào?

1.3.2 Quá trình xác định nhu cầu đào tạo

Quá trình xác định nhu cầu đào tạo gồm 5 bước:

 Bước 1: Xác định bối cảnh tổ chức; Thiết lập mục tiêu Bước 2:

 Xác định nhóm đối tượng được đào tạo, phỏng vấn,

 Xác định người phụ trách TNA từ các lực lượng thành viên Bước 3:

 Tiến hành phỏng vấn: Phát vấn và khảo sát bằng bộ câu hỏi Rà soát các số liệu thứ cấp

 Quan sát đối tượng tại nơi làm việc Bước 4:

 Tiến hành phân tích định lượng và định tính Trình bày kết quả, kết luận về nội dung đào tạo Viết báo cáo

Trang 35

Cán bộ y tế đặc biệt là các bác sĩ, là những người đã được đào tạochuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốcdân Tuy nhiên trong quá trình làm việc, họ vẫn có nhu cầu và thấy được cầnthiết phải đào tạo y khoa liên tục.

Các hoạt động CME cho các bác sĩ phục vụ cho nhiều mục đích Tuynhiên mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe Đào tạoliên tục là để cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho người bác sĩ, bêncạnh đó việc tham gia các hoạt động ĐTLT cũng nói lên thái độ và hành vicủa bác sĩ với nghề nghiệp Các hoạt động ĐTLT có liên quan chặt chẽ đếnviệc chăm sóc bệnh nhân và văn hóa giáo dục thường xuyên có tầm quantrọng lớn đối với thực hành lâm sàng.

Theo nghiên cứu của Reinhard Griebenow và cộng sự nghiên cứu Vaitrò và trách nhiệm trong việc đào tạo liên tục y tế CME/CPD theo các tiêuchuẩn quốc tế của WHO &WFME (2017) Kết quả cho thấy Đánh giá nhu cầulà bước quan trọng nhất cho sự thành công của hoạt động CME/CPD, tráchnhiệm của các bác sĩ và bệnh viện là xác định các nguồn thông tin để bắt đầuquá trình lập kế hoạch hoạt động CME/CPD[62].

Nghiên cứu của MD.Shah về nhu cầu và thái độ của các bác sĩ ở Ấn Độtheo hướng tiếp tục đào tạo y tế (CME/CPD) năm 2017 Kết quả cho thấy cáchình thức CME hiệu quả nhất là các buổi thuyết trình (73%), các chương trìnhdiễn thuyết trực tiếp (70%) và các cuộc họp nhóm riêng/tập trung (70%) Họưa thích thời lượng <2h cho các hoạt động CME Các yếu tố quyết định quantrọng nhất về chất lượng của một sự kiện CME là yếu tố khoa học (78%) vàtầm cỡ của giảng viên (77%) Các bác sĩ Ấn Độ thích các buổi giáo dục trựctiếp, tương tác, ngắn do các chuyên gia Ấn Độ phân phối và tổ chức bởi cáchiệp hội y tế [78].

Nghiên cứu của Ge N (2018) về nhu cầu đào tạo liên tục chăm sóc tếbào và chăm sóc giảm nhẹ (HPC) ở Trung Quốc Kết quả: Học viên đến từ 19

Trang 36

tỉnh và thành phố gồm 141 người, 111 (78,7%) đã không tham dự bất kỳ khóahọc HPC trước đây, 134 (95,0%) đã nhận thức được HPC, và 131 (92,9%)cần sự giúp đỡ từ những người khác khi chăm sóc bệnh nhân bị bệnh nany.136 học viên (96,5%) có nhu cầu được đào tạo về HPC [85].

Nghiên cứu của Ngô Tuấn Việt về đánh giá thực trạng kiến thức, kỹnăng và nhu cầu đào tạo liên tục nhân viên y tế thôn bản tại 3 huyện tỉnh NamĐịnh năm 2012 cho thấy 100% nhân viên y tế thôn có nhu cầu đào tạo liêntục, 88,6% cho rằng thời gian đào tạo mỗi khóa là 1 tuần, 84,8% nhân viêncó nhu cầu đào tạo tại trung tâm y tế huyện, 85,9% có nhu cầu về khoảngcách thời gian giữa các lần đào tạo là 1 năm [54]

Nghiên cứu của Vũ Văn Sử về thực trạng nguồn lực khám chữa bệnhvà sự hài lòng của người bệnh tại các phòng khám răng hàm mặt tư nhân tỉnhThái Bình năm 2016 cho kết quả tỷ lệ nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghềlà 77,8%, nhu cầu đào tạo tập huấn chiếm 97,2% trong đó các nội dung cầntập huấn về chuyên môn chiếm 98,6%, 44,4% có nhu cầu về đào tạo tâm lýtiếp xúc, 43,1 % là về pháp luật [44]

Một số nghiên cứu trong nước mới chỉ đánh giá nhu cầu đào tạo liêntục trong từng chuyên ngành hẹp, số lượng nghiên cứu đánh giá nhu cầuĐTLT còn hạn chế Việc nghiên cứu nhu cầu khi tham gia các hoạt động đàotạo liên tục là rất cần thiết để phát triển hoạt động bệnh viện, phát triển nguồnnhân lực y tế chuyên sâu trong tỉnh.

1.4Hệ thống y tế Nghệ An và Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh1.4.2.Hệ thống tổ chức ngành y tế Nghệ An [17]

Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của đấtnước, có diện tích lớn nhất 16.493.7 km2, với số dân 3.327.791 ngườivới 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống Tỉnh Nghệ An có 21 đơnvị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vịhành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn [40], [53].

Trang 37

Hệ thống Y tế Nghệ An gồm gắn với hệ thống hành chính nhà nước:cấp tỉnh, huyện và xã Tuyến tỉnh gồm các bệnh viện/trung tâm tuyến tỉnhtrực thuộc Sở Y tế Tuyến huyện gồm các bệnh viện và trung tâm trực thuộcSở Y tế hoặc UBND huyện/thị Tuyến xã gồm các trạm y tế xã/phường trựcthuộc các Trung tâm Y tế; bên cạnh đó là hệ thống các bệnh viện và phòngkhám tư nhân Hiện tại ngành y tế Nghệ An hiện có 46 đơn vị sự nghiệp y tế,gồm: 13 Bệnh viện tuyến tỉnh với đầy đủ các chuyên khoa như: Sản, Nhi,Nội tiết, Mắt, Ung bướu, Chấn thương, Đông y, Da Liễu ; 05 Trung tâm ytế tuyến tỉnh; 07 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng II; 21 Trung tâm y tếhuyện (12 Trung tâm y tế thực hiện 2 chức năng khám chữa bệnh và dựphòng; 09 Trung tâm y tế thực hiện chức năng dự phòng) Bên cạnh đó hệthống hành nghề y tư nhân cũng rất phát triển có gồm 15 bệnh viện, 25phòng khám đa khoa và 504 phòng khám chuyên khoa, dịch vụ y tế Ngoàira trên địa bàn tỉnh có 05 bệnh viện Bộ, Ngành, trường đại học tham giakhám, chữa bệnh.

1.4.3.Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh [52]

Chức năng nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là Bệnhviện hạng II tuyến huyện, trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, Đảng bộ do Thànhủy Vinh quản lý Có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân thànhphố Vinh và nhân dân cùng tuyến khám, chữa bệnh trong và ngoài tỉnh.Với chức năng, nhiệm vụ được giao (theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế), bao gồm: Cấp cứu, khám bệnh, chữabệnh; Tham gia đào tạo cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến;Quản lý kinh tế về y tế; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và các nhiệm vụđược giao khác.

Cơ cấu tổ chức: Gồm 28 khoa, phòng và 01 Trung tâm.

- Ban Giám đốc: 03 (01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc);

Trang 38

- 07 Phòng chức năng: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Tổ chứcHành chính; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Điều dưỡng; Phòng Công tác xãhội và Quản lý chất lượng; Phòng Vật tư - Trang thiết bị và Công nghệ thôngtin; Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.

- 16 Khoa lâm sàng gồm: Thường trực cấp cứu; Khám bệnh; Hồi sứctích cực; Nội tổng hợp; Nội Tim mạch - Nội tiết; Phụ Sản; Ngoại tổng hợp;Chấn Thương và Phẫu thuật thần kinh,Nhi; Bệnh nhiệt đới, Y học cổ truyền;Phẫu thuật Gây mê hồi sức; Tai Mũi Mọng; Răng Hàm Mặt; Mắt; Khám,

chữa bệnh theo yêu cầu.

- 05 Khoa cận lâm sàng gồm: Chẩn đoán hình ảnh; Xét nghiệm; Dược;Kiểm soát nhiễm khuẩn; Dinh dưỡng Tiết chế.

- Trung tâm Dịch vụ tổng hợp: nhà trông giữ xe; nhà ăn; đội vậnchuyển người bệnh nội viện.

Nhân lực: Đội ngũ cán bộ nhân viên của toàn bệnh viện hiện có là: 708

cán bộ, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác tậphuấn, đào tạo, bồi dưỡng Cụ thể: Bác sĩ 182 người, Dược sĩ 40 người, Điềudưỡng 245 người, Y sĩ 10 người, Nữ hộ sinh 34 người, Kỹ thuật viên 35người, Chuyên ngành khác 60 người, Khác 104 người

Trang 39

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các bác sỹ, điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa thànhphố Vinh

- Ban giám đốc bệnh viện

- Trưởng khoa/phòng tại bệnh viện

Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Các bác sỹ, điều dưỡng đang đi học dài hạn

+ Các bác sỹ, điều dưỡng từ chối tham gia nghiên cứu

+ Các bác sỹ, điều dưỡng đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (thai sản,ốm,…)

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 09 năm2020

2.2 Phương pháp nghiên cứu.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang có phântích, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

2.2.2.1 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu đối với bác sỹ được lựa chọn trả lời phỏng vấn qua bộ câu hỏinhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu của họ khi tham gia các hoạt động đàotạo liên tục được tính theo công thức xác định cỡ mẫu cho việc ước tính 1 tỷlệ:

Trang 40

Trong đó:

n: tổng số đối tượng cần điều tra.

Z: hệ số tin cậy tính theo α , chọn α = 0,05 với khoảng tin cậy 95% trabảng có Z= 1,96

p: Tỷ lệ bác sỹ có nhu cầu đào tạo liên tục, được tham khảo từ nghiêncứu của Lương Thị Mai Anh với p = 0,94 [1].

d : độ sai lệch mong muốn giữa giá trị của mẫu và giá trị thực của quầnthể, chọn d = 0,05

Thay vào công thức tính được n = 87

- Cỡ mẫu đối với điều dưỡng: Áp dụng theo công thức trên, với p= 0,86(được lấy từ cuộc điều tra thử tại bệnh viện), thay vào công thức ta có n =185.

- Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu: gồm 08 người, được lựa chọn như sau:- Đại diện Lãnh đạo bệnh viện: 01 người (Giám đốc)

- Đại diện khối phòng chức năng: 02 người (Trưởng phòng ĐT&CĐT,Trưởng phòng Điều dưỡng)

- Đại diện khối cận lâm sàng: 01 người (Trưởng Khoa Chẩn Đoánhình ảnh)

- Đại diện khối lâm sàng: 04 người (02 trưởng khoa thuộc hệ nội và 02trưởng khoa thuộc hệ ngoại)

2.2.2.2 Chọn mẫu:

Chọn đối tượng nghiên cứu định lượng:

Chọn đối tượng là các bác sỹ, điều dưỡng đã loại trừ từ các tiêu chuẩnchọn mẫu, tiêu chuẩn loại trừ (đối tượng là BS, ĐD đang đi học dài hạn vàthực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội,….) với phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên, thuận tiện.

d

22

Ngày đăng: 26/03/2021, 08:34

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

  • LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

  • LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

  • LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

  • LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

  • LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

  • Chuyên ngành: Quản lý y tế

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • 1.1.2. Khái niệm học tập, đào tạo

  • 1.1.3. Nhiệm vụ của người bác sĩ trong cơ sở y tế

  • 1.1.4. Nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng viên trong cơ sở y tế

  • 1.2. Thực trạng công tác đào tạo y khoa liên tục

    • 1.2.1. Công tác đào tạo y khoa liên tục trên thế giới

    • Tình hình nghiên cứu về đào tạo liên tục

      • 1.2.2. Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam

      • 1.3.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo là gì[86]

      • 1.3.2. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo

      • 1.3.3. Nhu cầu đào tạo của người bác sĩ trên thế giới và tại Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan