Nhận thức người tiêu dùng và một số yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thảo dược TPHCM 5

7 704 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nhận thức người tiêu dùng và một số yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thảo dược TPHCM 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhận thức người tiêu dùng và một số yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thảo dược TPHCM

Trang 1

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 2

“Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó Và mục

đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con ngườiđược hưởng cuộc sống dài lâu, mạnh khỏe và sáng tạo Chân lý đơn giảnnhưng đầy sức mạnh này rất hay bị người ta quên mất trong lúc theo đuổi củacải vật chất và tài chính.”

Đây là những dòng mở đầu của Báo cáo phát triển con người đầu tiên, xuất

bản năm 1990 trình bày sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của con người trongthế giới toàn cầu hóa ngày nay Không gian đang thu nhỏ, những đường biên giớibiến mất dần đang kết nối cuộc sống của người dân với nhau một cách sâu sắc hơn,mạnh mẽ hơn và nhanh chóng hơn bao giờ hết Toàn cầu hóa đem lại những cơ hộito lớn cho tiến bộ của con người – nhưng chỉ với điều kiện có sự quản lý mạnh hơn.Trong thực tế, mỗi tổ chức sẽ cĩ những phương thức riêng để phát triển hệthống quản lý do họ cĩ cơ cấu quản lý khác nhau, sản phẩm và các dịch vụ khác nhau,các quy trình sản xuất, các mục tiêu ưu tiên và các đặc điểm tài chính - chính trị khácnhau Tuy nhiên, tất cả các hệ thống quản lý đều cĩ một vài phương pháp chung khilập kế hoạch, đánh giá và tổng kết Đối với một số tổ chức năng động, hệ thống quảnlý cĩ thể cĩ tác dụng kích thích, thúc đẩy thực hiện những thay đổi quan trọng tronghoạt động của họ.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự thành cơng của một hệ thống quản lý chấtlượng là khả năng kết hợp trách nhiệm quản lý chất lượng vào tồn bộ cơ chế quản lýcủa tổ chức Sự phát triển của một chính sách chất lượng và cơng tác đào tạo sẽ là nềntảng để đảm bảo chất lượng sẽ được quan tâm đúng mức, các nhân viên sẽ nhận thứcđầy đủ về chất lượng và trách nhiệm của mình, và cơng tác chất lượng của tổ chức sẽthực sự được cải tiến.

Luận văn tốt nghiệp này là một công trình nghiên cứu thực tế và lần đầutiên được thực hiện tại Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc giaTp.HCM Nghiên cứu này tạo tiền đề thuận lợi cho những cuộc nghiên cứu về ISO9000 và các chương trình, công cụ, kỹ thuật cải tiến chất lượng khác trong thời giantới

Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề lớn nhất là: có đến 90.2% tổ chức dừnglại sau khi đã thực hiện ISO 9001:2000, các tổ chức còn lại đã thực hiện thành côngđồng thời các công cụ, chương trình, kỹ thuật cải tiến chất lượng khác như 5S,QCC, ISO 14000, TQM, Giải thưởng chất lượng Việt Nam, OHSAS Người tathường đề cập đến quản lý chất lượng như việc ngồi lên một chiếc xe đạp Khi đãlên xe đạp chúng ta không thể ngồi yên mà phải đạp xe để tiến lên, nều không đạpthì xe sẽ đổ, do vậy chúng ta phải đạp xe liên tục Tất nhiên có lúc ta đi nhanh, cólúc đi chậm, có lúc phải tránh các vật cản Đó cũng chính là ý tưởng của quản lýchất lượng: phải thường xuyên tiến lên, không ngừng cải tiến Dừng lại nghĩa là

Trang 3

thất bại – dừng lại nghĩa là bị đẩy ra ngoài cuộc chơi Tuy nhiên để đạt được mụctiêu đó, chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều động tác lại với nhau một cách nhuầnnhuyễn thành một hệ thống hoàn chỉnh thì mới có thể đi xa được.

Tất cả các tổ chức đều sử dụng kỹ thuật thống kê trong quá trình hoạt độngcủa tổ chức mình với các công cụ thống kê truyền thống: biểu đồ Pareto, phiếukiểm tra, biểu đồ nhân quả, lưu đồ, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ tần suất

Hiểu biết của lãnh đạo cấp cao trong tổ chức về các chương trình, kỹ thuật,công cụ cải tiến chất lượng khác như: 5S, Kaizen, SPC, 6 Sigma, Benchmarking,QCC, ISO 14000, SA 8000, TQM, TPM là chưa tốt

Sau khi được chứng nhận ISO 9000 việc đào tạo trong các tổ chức không đượcxem trọng, thậm chí có tổ chức còn không thực hiện đào tạo bên ngoài và cả đàotạo nội bộ Đa số là ít đào tạo thường xuyên, không phân biệt loại hình kinh doanh,loại hình doanh nghiệp, địa chỉ của các tổ chức

Trong tương lai có 21.3% tổ chức chọn 5S là công cụ cải tiến để thực hiện tiếptheo sau ISO 9001:2000 vì có lẽ nó dễ thực hiện nhất, hiệu quả dễ nhìn thấy nhất,3.3% dự định áp dụng 6 Sigma, 3.3% dự định áp dụng Benchmarking, 3.3% dự địnháp dụng QCC, 6.6% dự định áp dụng ISO 14000, 1.6% dự định áp dụng SA 8000,1.6% dự định áp dụngTPM, 1.6% dự định áp dụng TQM, 1.6% dự định áp dụngGiải thưởng chất lượng Việt Nam 1000 điểm

Mặc dù số lượng các tổ chức dự định áp dụng các công cụ, chương trình, kỹthuật khác là thấp nhưng điều này cho thấy lãnh đạo cấp cao của các tổ chức nàyđã nhận ra được vấn đề ISO 9000 không phải là “chiếc đũa thần”, không phải làđích đến cuối cùng của cuộc hành trình cải tiến chất lượng mà đó chỉ là bước khởiđầu cho việc áp dụng cả một chuỗi các công cụ, chương trình, kỹ thuật khác.

Có 9 khó khăn khi tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật khác rút ra được từ cácđối tượng trả lời phỏng vấn, chia làm 3 nhóm nguyên nhân sau:

* Các khó khăn xuất phát trong chính nội bộ tổ chức:

1/ Khó khăn do trình độ công nghệ, máy móc thiết bị sử dụng là lạc hậu, thiết bịhỗn tạp của nhiều nước sản xuất (thiết bị không đồng bộ): chiếm 54.1%.

2/ Khó khăn do tư tưởng, nhận thức, thói quen của nhân viên, kể cả cán bộ quản lý,có tâm lý chống lại sự thay đổi: chiếm 47.6%.

3/ Khó khăn do chảy máu chất xám: chiếm 37.8%.

4/ Khó khăn do khả năng quản trị, điều hành thấp, hoạt động sản xuất kinh doanhchưa có quy hoạch mang tầm chiến lược trung và dài hạn: chiếm 19.7%.

5/ Khó khăn do phân cấp chưa đủ mạnh, thói quen can thiệp sâu vào mọi công việc

Trang 4

của lãnh đạo nhưng lại do dự trong quyết định nên tốn nhiều thời gian cho các buổihọp: chiếm 13.1%.

* Các khó khăn xuất phát từ mặt lý thuyết và thực hành của các tiêu chuẩn:

6/ Khó khăn do chúng không rõ ràng, khó thực hiện: chiếm 45.9%.

7/ Khó khăn do áp dụng chúng nhưng không tạo được sự khác biệt rõ ràng với cácđối thủ khác: chiếm 9.8%.

* Các khó khăn xuất phát từ phía nhà tư vấn:

8/ Khó khăn do kỹ năng của nhà tư vấn chưa cao, tư vấn chưa sát với tình hình hoạtđộng của tổ chức: chiếm 41%.

9/ Khó khăn do kinh phí tư vấn cao: chiếm 31.2%.

Hạn chế của đề tài:

1 Một trong những hạn chế của cuộc nghiên cứu là mẫu nhỏ nên kết quả thống kêđịnh lượng cũng bị hạn chế Lấy mẫu thuận tiện rơi vào số đông các tổ chứcnhận giấy chứng nhận ISO 9001:2000 được 1-2 năm nên cũng làm ảnh hưởngđến một phần kết quả nghiên cứu.

2 Mẫu lấy tập trung ở Tp.HCM và tỉnh Đồng Nai nên không thể đại diện cho hơn500 tổ chức đã có chứng nhận ISO 9001:2000 trên cả Việt Nam.

Đề ra một số kiến nghị là vấn đề rất cần thiết cho các tổ chức Việt Namtrong hoàn cảnh hiện nay Do một số điều kiện khách quan nên việc nghiên cứu vàkiến nghị chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót nhưng nó không nằm ngoàimục đích đóng góp cho sự phát triển bền vững của các tổ chức và người nghiên cứurất hy vọng đây sẽ là những đóng góp có giá trị thực tiễn

CÁC KIẾN NGHỊ

1/ Để các tổ chức nhận ra được vấn đề ISO 9000 không phải là “chiếc đũa thần”,

không phải là đích đến cuối cùng của cuộc hành trình cải tiến chất lượng, mà đóchỉ là bước khởi đầu cho việc áp dụng cả một chuỗi các công cụ, chương trình, kỹthuật khác; không phải muốn thực hiện các chương trình này đòi hỏi phải có trìnhđộ công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến thì điều cần thiết là phải tổ chức tuyêntruyền cho các nhà lãnh đạo cấp cao biết được sự ngộ nhận này Hình thức có thểlập các câu lạc bộ chất lượng ở từng vùng, miền do các hiệp hội ngành nghề hayChi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng các vùng miền đó chủ trì, mời các tổ chức

Trang 5

Thông qua các buổi hội thảo, thuyết trình về tình hình thực hiện hệ thống ở các tổchức tiêu biểu sẽ giúp mọi tổ chức có cái nhìn đúng đắn về chất lượng và cải tiếnliên tục nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng Bên cạnh đó tổ chức các buổi thamquan học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tại ngay nơi làm việc để tìm hiểu xem họ làmgì để có hoạt động ưu việt hơn hẳn mình – khi đó là các tổ chức bắt đầu đi vào quỹđạo của quá trình cải tiến liên tục với bài học đầu tiên là Chuẩn Hóa(Benchmarking).

2/ Để thực hiện các chương trình thành công các tổ chức phải chú trọng đặc biệt

đến tính chiến lược Mỗi chương trình hành động phải được xây dựng thành kếhoạch cụ thể có lộ trình đầy đủ và nhất là có một dự tính ngân sách cụ thể để trìnhban lãnh đạo phê duyệt Có thế lãnh đạo mới thấy được mục tiêu mà mình đangnhắm đến là gì, đi đường nào để đến mục tiêu đó, kinh phí thực hiện là bao nhiêu,lợi ích mà nó đem lại cho mình là gì… Chương trình phải được thực hiện từng bướcmột để tránh gây sốc Chương trình phải sâu rộng, đều khắp, thu hút mọi thànhviên trong tổ chức bằng các công trình, các việc làm cụ thể Khi áp dụng mộtchương trình mới mà chỉ biết “làm cái gì và làm như thế nào” thì chưa đủ mà cònphải biết “tại sao họ làm thế”, “tại sao mình làm vậy” Không trả lời được câu hỏinày là chỉ biết áp dụng kiến thức chứ chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3/ Các nhà lãnh đạo phải chấp nhận từ bỏ thói quen trong mô hình quản lý cũ, tập

làm quen với việc trao bớt quyền lực cho cấp dưới Phải tiến hành hoạch định chiếnlược đúng đắn, đầu tư đúng hướng, tập trung phát huy sức mạnh của tất cả cácthành viên trong tổ chức Các nhà lãnh đạo phải hiểu rằng quản lý không phải làkiểm soát Quản lý là khuyến khích, gợi mở và thúc đẩy sáng tạo, cải tiến

4/ Sự thay đổi chỗ làm của nhân viên tăng lên chính là nguy cơ mất nguồn tri thức

của tổ chức: các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên có trình độ và kỹ năng caothường có những đòi hỏi cao và các tổ chức sẽ rất khó khăn trong việc thu hút vàgiữ được họ Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động.Họ sẵn sàng chuyển từ công ty này sang công ty khác với những quyền lợi vật chấtcao hơn Khi người lao động chuyển đi, họ không chỉ làm giảm năng suất của tổchức mà còn mang đi những tri thức của mình và cả những tri thức của tổ chức Vìvậy tổ chức phải tập trung phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trongquản trị hiện đại Có chính sách động viên, khen thưởng, lương bổng phù hợp nhằmthu hút, duy trì và phát triển nguồn chất xám quý giá trong tổ chức, bố trí hợp lýnguồn nhân lực, xem xét để đào tạo nâng cao tạo cơ hội thăng tiến cho họ trongnghề nghiệp Đây là cách hay nhất để giúp nhân viên gắn bó với tổ chức lâu dài.Ngày nay tương lai và giá trị của một tổ chức hơn bao giờ hết phụ thuộc vào khảnăng phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để cóthể bắt nhịp với những nhu cầu luôn thay đổi Vì vậy các tổ chức cũng cần xem

Trang 6

quản lý tri thức như một yếu tố mới nhưng quan trọng để giữ vững lợi thế cạnhtranh thông qua thỏa mãn khách hàng.

5/ Tổ chức phải xem đào tạo là một việc phải làm chứ không phải một việc thêm

vào cho vui Phải xác định rõ mục tiêu đào tạo và tổ chức phải tạo điều kiện thuậnlợi cho nhân viên áp dụng những điều họ được học vào thực tiễn sản xuất kinhdoanh của mình Tất cả các kiến thức và kỹ năng đã học cần phải được củng cố vàthực hành tại nơi làm việc Nhân viên không thể thành thạo ngay lập tức chỉ saumột vài khóa huấn luyện Phải định kỳ đánh giá lại chất lượng công việc củanguồn nhân lực để mạnh dạn trao quyền quyết định cho nhân viên, tạo động lựckích thích sáng tạo Tuy nhiên cũng phải nhớ rằng đào tạo không phải luôn luôn làchìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề trong tổ chức Đào tạo phải đúng nhu cầu,đúng người, đúng lúc và đúng cách.

6/ Tổ chức cần có sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên, tinh thần đoàn kết, tự

giác trong công việc, coi công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình Muốn vậy phảiliên kết họ lại bằng các chương trình hành động cụ thể, khuyến khích sáng tạo vàkhen thưởng hợp lý Tuy nhiên tổ chức cũng cần tạo dựng phong cách làm việc mớithông qua các hoạt động nhóm, đào tạo cho mọi thành viên chủ động trong tư duyvà thói quen tự học, tự nghiên cứu như UNESCO đề xướng: “Học để biết, học đểlàm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình” Các nhà quản lý chủyếu là xác định yêu cầu, nêu những vấn đề cần tìm hiểu, gợi ý cách tiếp cận và lýgiải vấn đề, chủ trì các buổi hội thảo, thảo luận nhóm khi cần thiết, huy động mọithành viên vào cuộc, tham gia đến mức tối đa thuyết trình, đối thoại, tranh luậncũng để nhằm tăng kỹ năng trình bày, giao tiếp Tuy nhiên việc làm này không đơngiản, đòi hỏi các chuyên gia đào tạo nội bộ, các nhà quản lý có hiểu biết sâu rộngvề vấn đề, chuẩn bị cho mỗi buổi thảo luận và sẽ rất vất vả, công phu, mất nhiềuthì giờ hơn.

7/ Nên thực hiện 5S trước khi thực hiện ISO 9000 để xây dựng ý thức cải tiến liên

tục của mọi người ngay tại nơi làm việc, sau đó mới dần dần áp dụng các công cụ,kỹ thuật, chương trình cải tiến khác.

8/ Nếu có sử dụng tư vấn thì tổ chức phải đặt rõ những câu hỏi và yêu cầu về các

lợi ích kinh tế mà tổ chức sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ tư vấn đó, phải nắmchắc nhà tư vấn đã hiểu rõ những điều mà tổ chức muốn đạt đến, phải tìm hiểu đểbiết chắc rằng công ty tư vấn mà tổ chức chọn có uy tín, đủ năng lực và là công tythích hợp nhất cho công việc mà tổ chức đang cần Tổ chức phải chủ động trong khilàm việc với nhà tư vấn để xác định vấn đề cần giải quyết và mục đích muốn đạtđược, phối hợp làm việc chặt chẽ với tư vấn và luôn luôn theo dõi để cùng nhaugiải quyết các vấn đề.

Trang 7

thế giới, thứ nhất là việc tích hợp các công cụ quản lý trong hệ thống nhằm giảmthiểu nguồn lực, tận dụng tối đa tác dụng của các công cụ này, đảm bảo hoạt độngnhịp nhàng mà không có xung đột trong các công cụ của hệ thống Thứ hai là sựtích hợp của các hệ thống như ISO 14000, SA 8000… tạo điều kiện cho nguồn trithức được kiến tạo và chia sẻ cho mọi người, giúp cho cả hệ thống vận hành trơntru, hoàn hảo ở mọi mặt Thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hệthống, có thể xây dựng mạng nội bộ để mọi thành viên có thẩm quyền đều có thểtruy cập và sử dụng hệ thống một cách thuận tiện, nhanh chóng, giảm những phiềnhà rắc rối về mặt giấy tờ, làm cho việc chia sẻ và cập nhật thông tin trở nên dễdàng hơn Đa phần các công việc ngày nay đều dựa trên nền tảng thông tin và bảnthân các tổ chức cũng cạnh tranh bằng thông tin Ngày nay các tổ chức thành cônglà các tổ chức nắm bắt nhanh, kịp thời, và xử lý chính xác các nguồn thông tin vềthị trường, khách hàng, sản phẩm… Điều quan trọng hơn nữa là biến các thông tinđó thành nguồn tài sản tri thức của tổ chức, biết chia sẻ tri thức để mọi người trongtổ chức được học hỏi, áp dụng vào công việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các tổ chức

Cuối cùng xin chân thành cám ơn các Thầy Cô, các bạn đọc đã xem qua cuốnluận văn này Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của Thầy Cô và các bạn đểngười viết có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong các cuộc nghiên cứu kế tiếp.

Ngày đăng: 06/11/2012, 15:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan