Luận văn bao bì thực phẩm

67 2.1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn bao bì thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn bao bì thực phẩm

Trang 1

TÀI LIỆU

LUẬN VĂN BAO BÌ THỰC PHẨM

vunamnet@yahoo.com

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của nghành nông nghiệp, nó sử dụng phần lớn nguyên vật liệu do nông nghiệp cung cấp để chế biến thành các sản phẩm công nghiệp có giá trị

Ngày nay nghành công nghiệp thực phẩm được coi là nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước ta Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân, vừa là nguồn xuất khẩu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của nước ta

Cùng với sự phát triễn của ngành công nghiệp thực phẩm ta không thể không nhắc đến nghành vật liệu bao bì vì nó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nghành công nghiệp thực phẩm phát triễn Thực phẩm là loại hàng hóa có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sống và sức khỏe của con người và hàng thực phẩm là loại sản phẩm rất nhạy cảm dưới tác dụng của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, vi sinh … Do đó, bao bì là một phần không thể thiếu được của nghành công nghiệp thực phẩm Bao bì được dùng để chứa đựng thực phẩm, vận chuyển và bảo quản Mặt khác bao bì còn có một tác dụng rất quan trọng là dùng để quảng cáo

Bao bì thực phẩm có giá trị lịch sử rất lâu đời, với những loại vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như: lá cây, gỗ, da thú … và với sự phát triển của xã hội công nghệ sản xuất bao bì cũng đã và đang phát triễn không ngừng, dựa trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới tạo ra những tính năng ưu việc phục vụ cho con người

Vấn đề quan trọng nhất của chúng ta hiện nay là cung cấp đầy đủ nhu cầu bao bì cho các mặt hàng hóa trên thị trường không những về mặt chất liệu, thiết kế đồ họa, màu sắc và kiểu dáng phải tiện lợi sử dụng mà còn phải bảo đảm được hàng hóa đến tay người tiêu dùng đầy đủ về số lượng, an toàn chất lượng với thông tin chính xác về thành phần, cách bảo quản, thời gian sử dụng, đảm bảo vệ sinh và giá cả hợp lý

Ở nước ta bao bì ngày càng chiếm vị trí quan trọng, nhất là từ khi nền kinh tế nước chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhưng nghành bao bì ở nước ta còn rất nhỏ và hạn chế và nghành công nghiệp bao bì thực chất là nghành gia công chất dẻo, giấy, kim loại để sản xuất các loại bao bì như: hộp giấy, thùng carton, hộp kim loại, chai thủy tinh … Vì vậy, vấn đề nhập khẩu bao bì cần phải bỏ ra một chi phí rất lớn mới có thể đáp ứng được những nhhu cầu về bao bì của thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Trang 3

Vật liệu bao bì thực phẩm là tấ cả các loại vật liệu có thể dùng để sản xuất ra bao bì phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm Việc sử dụng một số loại vật liệu nhất định để làm bao bì thực phẩm được xác định bằng mối tương quan giữa 3 thành phần: Loại thực phẩm, Vật liệu, Bao bì

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn này là khả năng chế biến từ vật liệu thành bao bì đảm bảo độ cứng, bền, độ dẻo, chống thấm nước, thấm dầu mở, xâm nhập không khí và quan trọng là giá thành không quá đắt

Với những kiến thức đã được tiếp thu ở trường và xã hội, em nghĩ công nghệ bao bì là một nghành có tiềm năng phát triễn rất lớn Vì vậy em muốn tìm và đi sâu hơn về nghành bao bì thực phẩm, mà tiêu biểu là bao bì kim loại dạng lon ba mảnh Em rất mong quý thầy cô và các bạn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM 1.1 Lịch sử phát triển của nghành công nghệ bao bì đồ hộp

Năm 1804, một người pháp tên là Appert đã biết chế biến thực phẩm đựng trong bao bì thủy tinh sản xuất phục vụ trên tàu, du lịch

Năm 1809 báo chí đã viết về ông và tác phẩm “Lart de fixer les saisons” và đến năm 1810 đã được dịch qua nhiều thứ tiếng

Năm 1810 một người anh tên là Pertet Durand dùng hộp sắt đựng thực phẩm thay cho bao bì thủy tinh

Năm 1825 việc sản xuất đồ hộp đã hình thành, hộp sắt đã được sản xuất nhưng còn bằng phương pháp thủ công

Năm 1849 người ta đã chế tạo được máy dập nắp hộp

Trong suốt thời gian này, người ta chỉ biết rằng nguyên nhân hư hỏng thực phẩm là do không khí mà chưa có cơ sở khoa học xác định

Năm 1860 nhà phát minh Louis Pasteur (người pháp) về vi sinh vật và phương pháp thanh trùng, mới thật sự đặt được cơ sở khoa học cho nghành công nghiệp đồ hộp Cũng từ đó nghành công nghiệp đồ hộp rất phát triển

Năm 1861, biết dùng ron cao su làm vòng đệm trong nắp hộp

Năm 1880 chế tạo được nồi thanh trùng đồ hộp

Năm 1896 đã dùng bột cao su đặt biệt làm vòng đệm ở nắp hộp khi ghép mí hộp Nền công nghiệp đồ hộp phát triễn mạnh ở nhiều nước vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Hiện nay trên thế giới có hơn 1000 mặt hàng đồ hộp khác nhau Các nước sản xuất đồ hộp phát triễn như: Mỹ, pháp, Nhật, Ý…

Ở nước ta từ thời thượng cổ, tổ tiên ta biết chế biến các loại bánh gói lá, các loại giò chả nấu chín và đã bảo quản được một thời gian ngắn, những sản phẩm đó cũng được gọi là đồ hộp

Năm 1954 ta được Liên Xô và các nước giúp đỡ ta trong việc xây dựng một số cơ sở chế biến đồ hộp tại miền bắc

Năm 1957 nhà máy cá hộp Hạ Long, Hải phòng được xây dựng xong

Năm 1958 bắt đầu thí nghiệm và sản xuất thử

Đầu năm 1959 bắt đầu sản xuất một số mặt hàng thịt cá, rau quả, hộp xuất khẩu để phục vụ chiến trường Cũng cùng năm ấy, xưởng chế biến chuối sấy được xây dựng xong tại Hà Nội

Trang 5

Năm 1960 nhà máy cá hộp Hạ Long đã sản xuất được với năng xuất gần bằng với năng xuất thiết kế

Năm 1961 phát triển nhiều mặt hàng rau quả, thịt cá hộp

Còn ở miền nam, mãi đến năm 1970 mới bắt đầu hình thành một số cơ sở sản xuất đồ hộp, tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đến sau năm 1975 ngành công nghiệp đồ hộp ở miền nam được chú trọng và phát triễn, sản xuất được nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị

Cho đến nay, nước ta đã thí nghiệm nghiên cứu được hàng trăm mặt hàng và đã đưa vào sản xuất có hiệu quả, đạt chất lượng cao Trong đó có các mặt hàng có giá trị trên thị trường quốc tế như: dứa, dưa chuột, nấm rơm đóng hộp… Những vùng có nhà máy sản xuất đồ hộp thực phẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

1.2 Những bước phát triển quan trọng trong sự phát triển của các loại hình bao bì đang phổ biến hiện nay

1.2.1 Hộp bằng kim loại

Năm 1200 từ sự phát minh ra thép tráng thiếc, người ta có thể tạo ra các loại hộp kim loại Nhưng mãi đến năm 1764 mới xuất hiện ở Luân Đôn các loại hộp nhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá Đầu những năm 1830, diêm và bánh bích quy đều được chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc Một vài loại hộp được thiết kế với các loại hình đặc biệt có ký tự nổi, những loại khác có nhãn hiệu được in trên giấy rồi dán vào hộp Khoảng giữa năm 1850 và 1900, kỹ thuật in trên kim loại được phát triển Những chiếc hộp ban đầu được thiết kế với 8-9 màu so với ngày nay là 4 – 6 màu Ngày nay các loại hộp không được in nhiều hơn năm màu do chi phí cao

1.2.1 Lon kim loại

Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810 Những chiếc hộp đầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3-4cm trên đỉnh Sau khi thực phẩm được đưa vào qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn một miếng thép Có những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thoát khí trong quá trình nấu và sau đó được hàn lại Những người thợ có thể làm được 60 cái/ ngày bằng phương pháp thủ công Nhiều loại dụng cụ và kỹ thuật lắp ráp được phát minh để làm cho công việc chế tạo lon được dễ dàng hơn Vào năm 1868, các loại vecni được chế tạo để phủ bên trong lon sắt, chống lại sự ăn mòn lon bởi thực được chứa đựng và sự hư hỏng thực phẩm do nhiễm kim loại từ bao bì Phương pháp ghép mì lon có dùng các hợp chất hàn của Max Ams được giới thiệu năm 1888, và vào năm 1900, đã ra đời các loại máy ghép

Trang 6

mí lon sắt có công suất 2.500 lon/giờ, từ đó lon được sản xuất từ năm 1922 Bên cạnh đó, loại lon có hàn đáy và nắp vẫn được dùng cho đến ngày nay Lon nhôm được chế tạo để đựng các loại dầu nhờn vào năm 1957, và được dùng làm bao bì cho sản phẩm bia kể từ năm 1963

Những chiếc lon đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa Chiếc khóa mở đồ hộp ( khui hộp) đầu tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên nguyên tắc đòn bẩy được giới thiệu năm 1875 Các loại nắp có thể xé được, được làm bằng giấy nhôm đã xuất hiện vào những năm 1950 Ngày nay, các loại hộp đóng gói chân không có loại nắp này thường được làm từ plastic cho phép hàn kín và mở dễ dàng

1.2.3 Chai và lọ thủy tinh

Đặc điểm của những chai lọ thế kỷ 17 và 18 là có cấu tạo đặc trưng để phân biệt nhà sản xuất và các sản phẩm chứa bên trong Chiếc máy đúc chai tự động đầu tiên bằng phương pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm 1889 Loại máy hiện đại Owen có thể sản xuất 20.000 chai/ ngày

Dưới thời Nữ Hoàng Victoria (nước Anh ), các chai đựng dược phẩm có độc tính cao được thiết kế đặt biệt những chai lọ này được chế tạo để người sử dụng có thể nhận biết những bất thường bằng sự cảm nhận bởi giác quan Đặc điểm này là biện pháp an toàn đầu tiên được sử dụng Nắp chai cũng tiến một bước dài từ dạng nắp gỗ chuốt nhọn và các loại nút bần được dùng từ năm 1000 trước công nguyên, theo Horac Để đóng kín hơn, nắp chai được phủ sáp hoặc nút bần vẫn được sử dụng cho chai đựng rượu cho đến nay Vào giữa thập niên 1930, đã có nhiều thử nghiệm dẫn tới việc sử dụng nắp bằng cao su và nhựa PE bắt đầu từ năm 1945; tiếp theo polycellyar vinyl được sử dụng vào năm 1957 Những lớp bao phủ bằng nhôm được giới thiệu năm 1960 Loại mới nhất được làm bằng nhôm và được thiết kế để có thể xé được vòng xoắn ở dưới, khi phần này bị rời khỏi nắp cho thấy là chai đã được mở, thường được áp dụng trong việc khằng các loại chai rượu hay nước giải khát

Những sản phẩm nước uống đóng chai có nắp vặn bằng nhựa hoặc bằng kim loại; loại chai miệng rộng được đóng bằng giấy sáp hoặc bằng lá kim loại Các loại nắp chặt hơn được làm bằng kim loại có đệm cao su Ngày nay, đa số các loại chai miệng rộng có nắp bằng thép vặn ren, và được bọc lớp platis dạng màng co nhằm khằng sản phẩm

1.2.4 Hộp bằng gỗ và bìa cứng

Từ những năm 1630 cho đến thế kỷ 19, các loại hộp được chế tạo thủ công bằng các tấm gỗ mỏng hoặc giấy bìa cứng (carton), các loại nhãn hiệu được dán bên ngoài thùng, hộp để quảng cáo, phân biệt

Trang 7

Ngày nay việc sản xuất hộp và thùng chứa bằng giấy đã trở thành một ngành thương mại quan trọng Năm 1817 việc sản xuất hộp bắt đầu ở Anh Và ở Mỹ đã bắt đầu sớm hơn vào năm 1810 tại Philadepha Các loại hộp sản xuất ở thời điểm đầu thường có dạng tròn vì khó tạo góc cạnh bằng phương pháp thủ công

Ngành làm thùng hộp carton bằng cơ giới bắt đầu vào năm 1855, dùng để đựng thuốc và đựng kẹo

Các loại hộp, thùng giấy đã giúp tiết kiệm được không gian rất nhiều trong việc lưu trữ hàng hóa trong kho hay cửa hàng Vào năm 1870, Robert Gair, người đã thành công trước đó trong việc sản xuất giấy, đã phát minh ra máy cắt và gấp nếp tự động Vào những năm 1900, các loại ngũ cốc và bánh bích quy được gói bằng các thùng carton có tráng sáp, và được in nhãn hiệu của sản phẩm, các mẫu quảng caó

1.2.5 Giấy gói

Cách bao gói bằng lá cây đã được dùng từ rất xa xưa để ngăn ngừa đất, nước và các tác nhân gây hư hại đối với thực phẩm Khoảng năm 1550, các loại giấy gói đã được in tên của người sản xuất Thuốc và thuốc lá được bán trong các bao băng giấy vào những năm 1660 Vào đầu những năm 1770, người ta đã có thể mua đinh ghim, thuốc lá, trà và các chất dạng bổ trong các hộp giấy Với sự xuất hiện của giấy làm bằng máy và thuật in đá, các loại sản phẩm Chẳng bao lâu sau đó, các sản phẩm thực phẩm được phân biệt bằng nhãn hiệu thuận tiện trong phân phối lưu kho tiêu thụ

1.3 Định nghĩa về bao bì thực phẩm

Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán Bao bì có thể có nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần của sản phẩm

1.3.1 Chức năng của bao bì: Bao bì có 3 chức năng chính 1.3.1.1 Đảm bảo số lượng và chất lượng

Bảo quản thực phẩm và đảm bảo chất lượng và số lượng thích hợp cho từng sản phẩm khác nhau

Bao bì cho sản phẩm được nguyên về trạng thái, cấu trúc và thành phần dinh dưỡng sau quá trình chế biến, thời gian sử dụng thực phẩm sẽ được quyết định bỡi bao bì, trong thời gian bảo quản thì thực phẩm được xem như biến đổi rất ít so với ban đầu Như thế bao bì sẽ giúp cho sản phẩm tránh được các tác động

Trang 8

của môi trường như va chạm cơ học, vi sinh vật, nguồn nước, không khí, đất, bụi đường …

Tác động cơ học: tránh va chạm, gây hư hỏng, vỡ cấu trúc làm mất khả năng cảm quan

Tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài

- Không khí

 vi sinh vật: Phát triễn, sinh sôi tạo độc tố cho thực phẩm

 Hơi nước: Hàm ẩm thực phẩm tăng cao

Các phản ứng nhanh chóng, mất giá trị cảm quan (mất trạng thái cấu trúc bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triễn)

 Oxy: Oxy hóa chất béo

 Gây tổn thất vitamin

 Tổn thất mùi

- Nước: Thực phẩm hư hỏng ngay lập tức

Làm giảm giá thành sản phẩm

- Tác động của chính bản thân bao bì

 Chính bao bì gây nhiễm độc thực phẩm

 Do bao bì ăn mòn bỡi thực phẩm

 Bao bì nhiễm chất độc vào thực phẩm

- Bảo đảm chất lượng: Là sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng chưa được mở ra và lấy sản phẩm nào ra cả

1.3.1.2 Bao bì là lời mời của nhà sản xuất với người tiêu dùng và là thông tin cho người tiêu dùng

 Nói lên tính chất của sản phẩm:  Trạng thái

 Cấu trúc

 Thành phần sản phẩm

 Tính kinh tế:

Trang 9

 Tức là chúng ta sử dụng tiện lợi dựa trên nhu cầu kinh tế và sự cần thiết với mục đích kinh tế: Sử dụng cho mình, quà tặng hay tập thể sử dụng

1.3.1.3 Tạo sự thuận lợi về mọi mặt

Một sản phẩm khi mới sản xuất ra thì phải:

 Phân phối, chuyên chở nên cần có sự quản lý tốt

 Bao bì nhẹ sẽ chở được một lượng nhiều và giảm đi chi phí vận chuyển ra nước ngoài

Bao bì có hình dạng và đặc tính thích hợp với đặc tính bên trong không còng kềnh hoặc quá nặng để bảo đảm chất lượng bên trong

 Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng là dùng để ăn hay để dùng quà biếu  Ăn: Dễ mở ra, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc tái dụng và tái mở

 Biếu tặng: Bao bì hấp dẫn, thông tin chắc chắn, bảo dảm bao bì không bị hư hỏng theo phương pháp bảo quản sản phẩm

1.3.2 Nội dung ghi nhãn bắc buộc đối với bao bì thực phẩm 1.3.2.1 Tên sản phẩm

Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của sản phẩm đó Tên gọi cụ thể, không trừu tượng Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực phẩm cụ thể trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản quy định của nhà nước Trong trường hợp chưa quy định thì sử dụng tên gọi của thực phẩm đã được xác định trong tiêu chuẩn Codex hoặc Iso

Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ ngữ hoặc nhóm chữ nhằm xác nhận về bản chất thực của sản phẩm

1.3.2.2 Liệt kê thành phẩm

Phải liệt kê các thành phẩm của thực phẩm trên nhãn trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần

Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần khi ghi nhãn

Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong các cách sau:

 Tên nhóm và tên chất phụ gia

 Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong dấu ngoặc đơn

1.3.2.2 Ghi nhãn định lượng các thành phần

Ghi tỷ lệ phần trăm thành phần theo khối lượng của một hay nhiều thành phần đặc trưng tại thời điểm sản xuất

Trang 10

Ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh hàm lượng của một hoặc nhiều thành phần thì tỷ lệ ghi nhãn phần trăm thành phần đó theo khối lượng chứa trong thành phẩm

Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng

1.3.2.3 Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước

1.3.2.4 Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo quy định sau:

 Đối với thực phẩm sản xuất tron nước: Theo đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

 Đối với thực phẩm xuất nhập khẩu: Cho phép theo đơn vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh-Mỹ

 Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng set (nhớt)

 Đối với thực phẩm được bao gói trong một môi trường chất lỏng, phải ghi khối lượng tịnh

1.3.2.5 Tên và đỉa chỉ nơi xuất

Phải ghi tên và địa chỉ cơ sơ sản xuất và cơ sơ đóng gói nếu hai cơ sơ đó khác nhau

1.3.2.6 Nước xuất xứ

Nước xuất xứ của thực phẩm phải đươc ghi trên nhãn theo qui định sau:

 Thực phẩm trong nước phải ghi rõ “sản xuất tại Việt Nam”

 Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất

 Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, thì nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn

1.3.2.7 Ký hiệu lô hàng

Trên kiện hàng phải ghi rõ kí mã hiệu lô hàng để nhận biết về cơ sở sản xuất và lô hàng thực thẩm đó

1.3.2.8 Số đăng ký chất lượng

Đối với thực phẩm sản xuất tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn phải phải ghi rõ số đăng ký chất lượng của sản phẩm

Trang 11

1.3.2.9 Thời gian sử dụng hướng dẫn bảo quản

Thời hạn sử dụng ghi như sau:

 Thời gian sử dụng tốt nhất

Thời gian phải được ghi rõ bằng cụm từ:

“ Sử dụng tốt nhất trước … và…

 Ghi thời hạn phải bao gồm:

 Ngày, tháng, năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất không qúa 1 tháng

Tháng, năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất trên 3 tháng

 Ngày tháng, năm được ghi theo dãy số không hóa mã, với 3 nhóm mỗi nhóm gồm 2 chữ số cách nhau dấu chấm để thể hiện ngày, tháng và năm

 Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc ghi rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì

1.3.2.10 Hướng dẫn sử dụng

Phải ghi rõ hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm cần hướng dẫn trước khi sử dụng kể cả tái tạo sản phẩm khi dùng để bảo đảm không gây sai sót trong sử dụng

1.4 Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm

Ví dụ: Thực phẩm từ rau quả sẽ có thành phần gluxit như tinh bột đường khử,

khoáng, cellulose, và vitamin cao Thực phẩm từ nguồn động vật có hàm lượng protein cao và acid amin cao, và cũng có thể hàm lượng lipit cũng cao, cung cấp những acid béo cao không no rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể người

Các thành phần khoáng trong thực phẩm như Na, K, Ca, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, … rất cần thiết đối với cơ thể

Thực phẩm dinh dưỡng là thực phẩm có chứa phần lớn các thành phần mang tính dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu, và các thành phần này không bị biến đổi đặc tính hoặc chỉ biến đổi một phần

Trang 12

1.4.2 An toàn vệ sinh thực phẩm

Tính an toàn vệ sinh thực phẩm bao hàm ý nghĩa: thực phẩm không gây độc hại cấp tính cũng như mãng tính cho người sử dụng Các độc tố có nguồn gốc hóa học hoặc vi sinh từ nguồn nguyên liệu ban đầu, hay được tạo ra trong quá trình chế biến phải được loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép tương ứng với từng loại thực phẩm Trong quá trình bảo quản phân phối sản phẩm cũng phải đảm bảo tính an toàn vệ sinh

Sản phẩm thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng, mất đi sự an toàn đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:

 Vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng bao bì, từ bao bì nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông qua bao bì đi vào thực phẩm

 Tác nhân vi sinh vật sẽ tăng sinh khối trên môi trường thực phẩm, sử dụng và làm biến đổi các tính chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời gây ra độc tố làm mất giá trị cảm quan, giảm nhanh thành phần dinh dưỡng và tạo ra các độc tố có thể gây bệnh cấp tính hoặc mãng tính cho người sử dụng

 Các kim loại nặng như As, Hg, Pb, Sb … từ bao bì, vật liệu polyme, chất màu tổng hợp hữu cơ hay vô cơ để nhuộm màu và in lên bao bì, từ bao bì kim loại bị ăn mòn hoặc từ các monomer hữu cơ, các phụ gia trong quá trình chế tạo plastic nhiễm vào thực phẩm đều có thể gây ngộ độc mãng tính cho người sử dụng

1.4.3 Cảm quan thực phẩm

Tính chất cảm quan bao gồm cấu trúc, trạng thái, màu sắc, mùi vị sản phẩm, cũng chính là các đặc tính để tạo nên một dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm, tạo nên khẩu vị đặc trưng thích hợp cho đối tượng tiêu dùng

Nhiệm vụ của ngành công nghệ thực phẩm là nghiên cứu chế biến, tạo nên sản thẩm thực phẩm đạt chất lượng

Thực phẩm đạt chất lượng là thực phẩm đạt được các mức tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan

Thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng có nghĩa là đạt một số chỉ tiêu dinh dưỡng đúng với chủng loại thực phẩm đó đã công bố hoặc đã đạt qui định của bộ y tế

Trang 13

CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ QUI TRÌNH SẢN XUẤT LON 3 MẢNH

2.1 Các nguyên liệu chính trong qui trình sản xuất lon 3 mảnh 2.1.1 Sắt

 Các thành phần khác trong thép:

 Cacbon không quá 0.17%

 Mangan không quá 0.5%

 Silic không quá 0.03%

 Lưu huỳnh không quá 0.15%

 Phospho không quá 0.09%

Người ta mạ thiếc bằng phương pháp tráng nóng hay mạ điện Sắt tráng nóng có lớp thiếc dày 4µm một mặt nên có thể sơn hay không sơn vecni, emai Sắt mạ điện có lớp thiếc mỏng hơn 0.6 – 0.7µm nên thường phải có màng vecni hay emai bảo vệ

Phẩm chất của sắt trắng được đánh giá theo lượng thép tráng và trạng thái bề mặt Tùy theo lượng thiếc tráng ta chia sắt làm 3 cấp: Cấp 1, cấp 2, cấp

Người ta chỉ dùng sắt cấp 1 và cấp 2 để làm bao bì đồ hộp

 Theo trạng thái bề mặt lá sắt người ta chia làm 3 loại: Loại 1, loại 2,

loại 3 nhưng chỉ dùng loại 1 và 2 để làm bao bì đồ hộp sắt:

 Loại 1 cho phép (trên một lá sắt):

 Rách ở rìa tới 1,5mm sâu vào trong

 Không quá 3 chấm đen có đường kính không quá 1mm, những khuyết điểm này không được phá hoại hoàn toàn lớp thiếc

Trang 14

 Thiếc nỗi trên rìa không quá 3mm

 Hơi mờ đục trên những chỗ khác nhau của lá sắt

 Loại 2 cho phép:

 Hai mép công lên không quá 2mm hoặc bị mất góc với kích thướt như loại 1

 Thiếc bị tróc không quá 3 chỗ, đường kính mỗi chỗ không quá 2mm

 Chấm đen không quá 5, đường kính 1mm trở lại  Thiếc nỗi trên rìa không quá 4mm

 Có những vết rỗ lốm đốm nhẹ của thiếc trên các lỗ khác nhau của lá sắt

 Không quá 3 vết xước, nhưng không được phá hoại lớp mạ

2.1.1.2 Sắt đen

Để tiết kiệm sắt, người ta dùng sắt đen (không mạ thiếc) có sơn vecni, chủ yếu đựng một số đồ hộp

Có 4 hiệu sắt đen sơn vecni cả 2 mặt có độ dày tổng cộng 7 – 14µm

Bảng 1: Phân loại sắt đen

Làm thành cuộn có chiều rộng (mm): 93, 120, 175, 180, 220, 239, 314, 321

Gần dây để tiếc kiệm thiếc nhưng vẫn đảm bảo hình thái đẹp của vỏ hộp, người ta mạ điện mỏng theo yêu cầu sử dụng: Thân hộp mặt trong tráng 0.227kg/BB, mặt ngoài tráng 0.114kg/BB, còn nắp chỉ tráng 0.114kg/BB cho mỗi mặt

2.1.2 Vecni

Đối với một số loại đồ hộp phải sử dụng vecni chống chua hay chống đạm để tránh hiện tượng ăn mòn bao bì sắt

Trang 15

Vecni là một loại sơn tổng hợp, đi từ các hợp chất cao phân tử

 Các loại vecni thực phẩm phảm phải có các tính chất sau:

 Không có chất độc, không gây mùi vị màu sắc lạ cho sản phẩm

 Không có tác động hóa học đối với sản phẩm

 Có tác dụng chống ăn mòn tốt

 Chịu được áp suất và nhiệt độ cao

 Tạo thành lớp mỏng khi sơn

 Tiện gia công: Dung mội bay hơi nhanh, nhiệt độ sấy không cao lắm

Có các loại vecni như sau:

 Vecni dầu có chứa nhựa, dầu và dung môi

 Vecni griptalic gồm có nhựa griptalic, dầu mau khô và dung môi

 Vecni griptalic và phenol

 Vecni có nhựa trùng hợp như polivinilbutiril, policloruavinil…

 Vecni chống đạm hoặc chống lưu huỳnh còn gọi là emai gồm vecni và bột kẽm oxit

 Công thức pha chế gồm:

 ZnO được dùng 10%

 Nhựa 617 87%

 Rượu butilic 3%

Khi tác dụng nhệt, hợp chất lưu huỳnh trong Protit thoắt ra dưới dạng H2S phản ứng với sắt và với thiếc tạo ra FeS và SnS có màu đen Sắt sunfua và thiếc sunfua với hàm lượng thấp không ảnh hưởng tới thực phẩm, nhưng làm cho mặt trong vỏ hộp sắt bị đen, hình thức xấu Nếu trỗn kẽm oxit vào vecni thì khi H2S tác dụng sẽ tạo ra ZnS ở ngay trong màng vecni ZnS có màu trắng, rất ít tan trong môi trường trung tính nên không độc cho thực phẩm và đảm bảo được hình thức của đồ hộp

- Màu Vàng nâu Trắng tro

Trang 16

Chỉ tiêu Vecni chống chua Vecni chống đạm

- Độ trong Trong suốt Nữa trong suốt

- Độ nhớt (BZ-4 ở 250C) đo theo nhớt kế BZ

20 – 30s 50 – 70s

- Độ mịn

Không tạp chất <25µm

- Thời gian sấy 45ph/178 – 1800C 30ph/160 – 1700C

- Độ dẻo Chịu uốn gấp trên miếng sắt dày 1mm

Tương ự

- Độ chịu dập Chịu được vật rơi 1kg đặt ở độ cao 50cm có diện tích tiếp xúc Þ80mm mà không tróc

Tương tự

- Độ bền hóa học

Vẫn tốt trong dung dịch acid axetic 3% đun sôi trong 2 giờ

Vẫn tốt trong dung dịch Na2S.9H2O 1% đun sôi trong 2h hay 1210C trong 30 phút

Bảng 2: Các loại vecni đều phải đáp ứng các chỉ tiêu sau

 Có 2 phương pháp tạo thành màng vecni: Phương pháp phun và

phương pháp in

 Theo phương pháp phun người ta đem vecni pha loãng với dung môi rồi đem phun lên vỏ hộp Phương pháp này tốn nhiều vecni

 Hiện nay người ta dùng phương pháp in là chủ yếu in lên tấm sắt trước khi làm vỏ hộp

Sau khi tạo thành màng phải sấy khô ở nhiệt độ thích hợp để làm bay hơi dung môi và để làm cho màng vecni cứng lại Phương pháp gia công có ảnh

Trang 17

hưởng đến chất lượng màng vecni: Phải tráng mỏng nhiều lần (2 – 3 lần), sấy ở nhiệt độ thích hợp, không nên tráng dày 1 lần và rút ngắn thời gian sấy bằng cách tăng nhiệt độ sấy, làm cho độ bám và độ bền cơ học giảm

STT Loại và các thành

1 Oleo resine (nhựa tổng hợp + dầu khô

Thực phẩm có hàm lượng acid cao

Sử dụng phổ biến, giá thành thấp

2 Oleo resine có thêm ZnO

Các loại rau quả, làm lớp bảo vệ ngoài cho vecni epoxyt phenolic

Không dùng với thực phẩm có hàm lượng acid cao

3 Phenolic

(Formandehyt + phenol)

Thịt cá, xúp, rau quả, nước giải khát, bia

Giá thành thấp nhưng phải dùng màng có độ dày tương đối cao do tính dẻo, bám dính không cao

4 Epoxyt phenolic (phenol resine + epoxyt resine)

Thịt cá, rau quả, nước giải khát, bia, làm lớp phủ bên ngoài cho 1 số vecni khác

Được sử dụng phổ biến

5 Epoxyt phenolic có thêm ZnO

Phủ lên bao bì chứa rau quả, xúp, tráng đáy & nắp lon cho sản phẩm thịt cá

Thực phẩm có tính acid thấp, chịu môi trường kiềm kém có thể làm biến màu rau quả xanh

6 Vinyl (vinyl clorua + vinyl acetat)

Bia, nước giải khát, phủ ngoài cho các vevni khác

Không mùi, không dùng phủ thực tiếp lên thép mà chỉ để phủ bên ngoài vì không chịu được nhiệt độ cao khi hàn thân

7 Vinyl organosol Làm lớp phủ ngoài cho các vecni khác, đối với bao bì đựng bia nước giải khác lon nhôm

Giống như vilyl nhưng cho độ dày hơn và cứng hơn

8 acrylic Thực phẩm có chứa hoặc sót lại SO2 từ quá trình sử lý

Cho vẻ sáng đẹp khi mở hộp

Trang 18

STT Loại và các thành

9 polybutadien Làm lớp tráng cho hộp đựng bia, nước giải khát nếu có ZnO thì dùng làm lớp phủ cho bao bì chứa rau quả

Bảng 3 : Tính chất và công dụng một số loại vecni phủ bao bì thép tráng thiếc

2.1.3 Lớp đệm

Để cho mối ghép hoàn toàn kín người ta dùng lớp đệm hay vòng đệm Lớp đệm được tạo thành bằng cách phun một loại bột đặc cao su hòa tan vào vành nắp các loại hộp sắt tròn rồi sấy khô Với các loại hộp sắt khác và hộp thủy tinh người ta dùng vòng đệm cao su Có nhiều loại bột cao su có thành phần và dung môi khác nhau:

 Bột cao su của Đức có dung môi là aceton

 Của Liên Xô là nước – amoniac và xăng

Các lớp đệm không được chứa các hợp chất chì, asen, thủy ngân và các hợp chất bari hòa tan trong acid

Người ta phun bột cao su lên vành nắp rồi sấy khô trong 18 – 20ph, nhiệt độ nâng dần lên 700C Độ ẩm của lớp đệm không quá 2% Cứ 1cm đường kính của hộp cần phun một lượng bột cao su là 1 – 2mg

Lớp đệm phải được thanh trùng ở 1210C trong 2 giờ

Nếu bảo quản ở nhiệt độ 25-290C, độ ẩm 80-85% lớp đệm sẽ giữ được nguyên tính chất trong một năm Bột cao su nước – amoniac bảo quản ở 5 – 150C trong 1 năm, bột cao su – xăng, cao su – axeton bảo quản ở 0 – 150C và chống lửa Vòng đệm cao su làm bằng cao su tự nhiên không lưu hóa, có tiết diện chữ nhật khoảng 1mm2, vòng đệm cao su phải đàn hồi, kéo giãn được 40% chiều dài ban đầu, chịu được phun nóng 1210C trong 30 phút, khi làm nguội trong không khí không làm biến dạng tiết diện, không dòn, không gây mùi vị lạ khi đun nóng 30 phút trong dung dịch acid, đường, muối,…không tan trong dầu, mỡ

Các nút đệm của chai lọ làm từ cao su hay chất trùng hôp Nút đệm phải giữ được tính đàn hối sau khi thanh trùng và tiếp tục bảo ôn ở 700C trong 3 ngày, chịu

Trang 19

được tác dụng của dầu mỡ, không chất độc, không gây màu mùi vị lạ cho sản phẩm

2.1.4 Hộp kim hàn

Để hàn thân hộp, người ta dùng thiếc hàn 40% thiếc và 60% chì, với yêu cầu tạp chất của chì trong đó có asen không qúa 0.5%, của thếc không quá 1.5%

Thiếc hàn được chế tạo như sau: Đun chảy thiếc trong chảo gang (trên bếp lửa hay bếp điện) khi trên mặt thiết nóng chảy có lớp váng (tức là thiếc oxit) thì cho chì dần dần vào, khuấy cho tan hết và hòa đều vào, rồi đổ khuôn dài 20 – 40cm, rộng 1-3 cm, dày 0.3 – 0.5cm

 Không có chất độc hại làm ảnh hưởng đến đồ hộp

 Nếu còn động lại trên vỏ hộp thì dễ rửa bằng nước nóng

 Trong ngành đồ hộp thường dùng nước hàn như sau

 Nhựa thông: là dung dịch nhựa thông trong cồn theo tỷ lệ nhựa

thông/cồn là 1/8.33 Nước hàn hàn nhựa thông dễ pha, rẻ tiền, nhưng vết hàn khó rửa vì nhựa thông bám vào hộp khá chặt

 Axit oleic: Cứ 1 lít cồn 900 trộn với 50 – 100g axit oleic Loại nước này có tác dụng lên kim loại mạnh hơn nhựa thông

 Clorua: làm từ kẽm clorua và amon clorua, thường pha theo 2 công

thức:

Côngthức 1 Công thức 2

Kẽm clorua Amoniclorua Nước

100g 300g 1200g

75g 25g 102g

Bảng 4: các công thức pha chế clorua làm bao bì

Trang 20

Loại nước này có nhiều ưu điếm: tẩy sạch vết bẩn, không ăn mòn mạnh kim loại, không làm bẩn hộp, dễ tẩy rửa sau khi hàn

 Ứng dụng của bao bì kim loại trong công nghệ sản xuất rau quả:

Bao bì sắt tráng thiếc có đặc điểm là chịu được nhiệt độ thanh trùng, tiệt trùng cao nên thích hợp để đựng những loại rau quả chế biến được thanh trùng hoặc tiệt trùng có thời gian bảo quản rất lâu Tuy nhiên còn tùy bào đặc tính của từng sản phẩm mà ta còn phải chọn bao bì cho thích hợp

Đa số các sản phẩm đều được đựng trong bao bì có sơn vecni nhất là các sản phẩm có pH thấp hay sản phẩm muối

 Các loại bao bì đổ hộp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

 Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm

 Bền đối với tác dụng của thực phẩm  Chịu được nhiệt độ và áp suất cao  Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ  Dễ gia công, rẻ tiền

 Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm  Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi

Trang 21

2.2 Quy trình chế tạo thân lon 3 mảnh

Nguyên liệu

Rửa lớp dầu, sấy khô

Phủ sơn bóng và sấy khô

Sấy Tách lon

sơn

Dung môi hữu

cơ (bốc hơi)

Sản phẩm thân ghép đáy

Trang 22

2.2.1 Thuyết minh qui trình 2.2.1.1 In và tráng vec-ni

Một bề mặt của tấm thép được in nhãn hiệu, sau đó có thể được phủ vec-ni bảo vệ cả hai bề mặt hoặc chỉ phủ một mặt không in là bề mặt trong đựng thực phẩm hoặc không phủ cả hai mặt, tùy theo yêu cầu sản phẩm việc in được thực hiện hàng loạt nhằm tạo nhẵn hiệu cung cấp thông tin cho từng loại sản phẩm, đồng thời cũng tạo nên lớp chống oxi hóa từ bên ngoài tạo nét đẹp cho bao bì

Tráng vec-ni nhằm chống sự oxi hóa, sự ăn mòn lớp thiếc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chứa trong bao bì Tùy loại sản phẩm chứa đựng mà sử dụng lớp vec-ni thích hợp nhằm không làm ảnh hưởng đến thực phẩm, và cũng không gây hư hỏng lớp vec-ni này Lon thực phẩm ta thường dùng vec-ni epoxy phenolic Trường hợp lon đưng thịt cá thì cần tráng vec-ni có đưa vào bột Ti2O hoặc AL để hấp thụ khí H2S thường sinh ra khi tiệt trùng thịt cá đóng hợp

2.2.1.2 Cắt sắt

Thép tấm nguyên liệu sau khi được in nhẵn hiệu và tráng vec-ni được đưa qua máy cắt mảnh hình chữ nhật theo kích thướt lon mà ta cần sản xuất

 Tấm thép nguyên liệu được cắt như sau:

 Giai đoạn 1: Tấm sắt nguyên liệu được cắt thành nhiều tấm nhỏ

có bề rộng bằng chiều cao lon

Tấm sắt nguyên liệu Cắt lần 1

 Giai đoạn 2: Tấm sắt đã cắt lần 1 lại được cắt thành từng miếng

nhỏ có chiều dài chính là chu vi của đáy lon

Tấm sắt cắt lần 1 Tấm sắt cắt lần 2

 Giai đoạn 3: tạo mí thân để ghép mí thân

Hình triễn khai của thân trụ Tạo mí thân

Trang 23

2.2.1.3 Hàn

Mảnh thép tạo thân lon được hàn ghép mí theo chiều cao lon, mối hàn càng mịn thì càng tốt vì ngoài việc tạo mối hàn đẹp còn tạo cho mối hàn thân lon

được chặt khích không có khe hờ

Sử dụng phương pháp hàn điện đa tần tạo dòng điện cường độ cực cao khoảng 4000-6000A, hàn theo nguyên lý cứ mỗi bán sóng thì tạo một nhân giọt hàn

Khác với công nghệ hàn thông thường, phương pháp hàn cao tần tạo ra một bước sóng sau ½ chu kỳ,hàn cao tần tạo được càng nhiều bán sóng trên ½ chu kỳ thì càng tạo nhiều nhân giọt hàn làm tăng độ mịn của mối hàn

 Hiện nay có nhiều công nghệ hàn như sau:

 Công nghệ hàn bướm: có tần số nhỏ khoảng 100Hz, công nghệ này có mối hàn tương đối lớn ( >1mm)

 Công nghệ wima: có tần số lớn hơn 100Hz, tạo mối hàn mịn hơn so với hàn bướm (<0,6mm)

 Công nghệ supper wima: có tầng số từ 400-800Hz, có mối hàn rất mịn từ 0,4-0,6mm

2.2.1.4 Phủ vec-ni trong và ngoài mối hàn

Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ còn lại lớp sắt, do đó ta phải tráng lớp vec-ni trong và ngoài mối hàn nhằm tránh sự ăn mòn của sản phẩm chứa trong nó đồng thời chống sự oxi hóa từ bên ngoài

2.2.1.5 Tách lon

Giai đoạn này chỉ tiến hành khi sản xuất loại lon có chiều cao nhỏ hơn 9cm, vì ở máy hàn chỉ hàn được những lon có chiều cao lớn hơn Do vậy, những lon có kích thướt nhỏ hơn 9cm thì được thực hiện hàn 2 hoặc nhiều lon một lần sau đó tách lon

Trang 24

Mối ghép thân bị lệch do sự sai lệch độ vuông gốc của tấm sắt nguyên liệu, thường mức sai lệch cho phép là 2%, sự sai lệch này thường dẫn đến hư hỏng mối ghép mí thân và nắp đáy

Trầy sướt lớp vec-ni: các thiết bị, máy móc ma sát với tấm sắt trong quá trình cuống thân, ghép mí do đó sau khi ghép mí đáy và thân lon lại được phủ vec-ni ở những vị trí mối ghép, nhằm tăng tính an toàn cho lon, chống sự ăn

mòn của thực phẩm và cả môi trường ngoài

2.2.2 Quy trình công nghệ chế tạo nắp hoặc đáy lon 3 mảnh

Nguyên liệu thép tấm tráng thiếc

Rửa lớp dầu, sấy khô

Tráng vec-ni

Cắt sắt định hình Sấy ở 2100C

Dập gân và móc

Trang 25

2.2.3 Thuyết minh qui trình 2.2.3.1 Sắt nguyên liệu

Thép tấm nguyên liệu đưa vào chế tạo nắp và đáy lon có độ dày cùng với thép nguyên liệu chế tạo thân lon

Tráng vec-ni trong và ngoài

Thép tấm nguyên liệu được tráng vec-ni một hoặc cả hai mặt trong và ngoài tùy theo yêu cầu đối với trường hợp cần phủ cả hai mặt thì có thể tráng cùng loại vec-ni, hoặc ở mặt ngoài ta dùng vec-ni có độ sáng hơn nhằm tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm Lớp vec-ni bên ngoài chống oxy hóa từ môi trường, bảo quản bề mặt ngoài đồ hộp theo thời gian

Mặt trong của thân lon và mặt trong của nắp lon được tráng cùng một lớp vec-ni

2.2.3.2 Sấy khô

Thép tấm nguyên liệu sau khi tráng vec-ni được sấy khô để làm bốc hơi hoàn toàn dung môi tạo nên lớp nhựa rắn chắc trong suốt, bám dính vào bề mặt thiếc

2.2.3.3 Cắt tạo nắp và đáy

Đây là giai đoạn cắt định hình Tại đây tấm sắt nguyên liệu được cắt thành những miếng tròn có kích thướt phù hợp với nắp và đáy đã được thiết kế theo kích cỡ hộp

2.2.3.4 Dập

Giai đoạn dập gân và móc nắp, gân nắp để tạo tính giản nở của nắp theo sự giản nở của khí trong hộp khi thanh trùng, tiệt trùng sản phẩm

2.2.3.5 Viền

Viền nhằm tạo đường cong ở viền nắp giúp cho việc tạo móc nắp trong quá

trình ghép mí được dễ dàng

2.2.3.6 Phun keo

Để đảm bảo độ kín hoàn toàn của lon thành phẩm sau khi đã ghép mí đáy cũng như nắp, một lớp cao su đàn hồi được phun vào viền nắp để tạo vòng đệm cho đáy hoặc nắp, sau khi ghép mí đáy và nắp trở nên chặt khích vào thân lon

2.2.3.7 Sấy khô

Đệm cao su ở viền nắp, đáy được sấy khô ở 600C nhằm làm khô lớp đệm này Đây là giai doạn cuối cùng của quy trình làm nắp, đáy lon

Trang 26

CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT LON 3 MẢNH

3.1 Máy dập dải 3.1.1 Mô tả

 Là máy cắt thiếc bán tự động, cấp thiếc bằng tay Dao cắt có hình zic zac để tạo phôi cho máy dập nắp

 Ngoài ra máy còn có nút tắt an toàn phía sau bàn cấp thiếc và công tắc motơ chính ở phía gần dao zic zac, bàn đạp đẩy thiếc để đưa thiếc vào cắt

Hình 1:Thiết bị cắt thiếc bán tự động 3.1.2 Qui trình vận hành

Khởi động motơ chính

Mở khí nén cho bộ cấp thiếc, mở dao đĩa

Theo dõi máy khi máy đang chạy không tải xem có gì khác lạ không, nếu không có gì thì mở bơm nhớt và giữ trong khoảng 15 giây đồng thời kiểm tra máy bơm nhớt

Dùng tay xé rách tấm thiếc ra khỏi kiện thiếc, từng tấm một và đặt ngay ngắn trên bàn cấp thiếc

Đạp bàn đạp đẩy thiếc cắt thử một tấm

Trang 27

Kiểm tra chất lượng thiếc vừa cắt ra: nếu kích thướt không đạt thì phải chỉnh lại máy, nếu thiếc cắt tốt thì tiếp tục đạp bàn đạp đẩy thiếc để cắt thiếc Chú ý khi đạp bàn đạp đẩy thiếc phải quan sát tấm thiếc phía trước để 2 tấm thiếc không đụng nhau

Bốc thiếc đã cắt từ hộc chứa thiếc ra so, kiểm tra và chất lên pallet

3.1.3 Các sự cố và cách xử lý

Khi thiếc bị kẹt đôi, đẩy xéo: nhấn nút tắt khẩn cấp, gỡ thiếc bị kẹt ra ngoài, nhả nút an toàn rồi tiếp tục cắt tiếp

3.2 Thiết bị dập nắp lon 3.2.1 Mô tả

 Máy gồm 2 phần chính:

 Khuôn dập: là phần cắt thiếc và ép định hình thành nắp

 Phần viền mí: tạo gờ uống cong ở mép nắp

Hình 2:Thiết bị dập nắp lon

3.2.2 Qui trình vận hành

Khởi động motơ chính

Chạy các motơ: viền mí, đĩa từ xếp nắp, thải ba vớ

Cho máy chạy không tải khoảng 2 phút

Kiểm tra tình trạng máy trong khi máy chạy không tải

Khởi động bộ phận cấp thiếc cho máy

Trang 28

Kiểm tra kích thướt của nắp

Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi sản xuất

3.2.3 Các sự cố và cách khắc phục

Khi máy tự động tắt, không dập do bị kẹt thiếc: Gỡ thiếc ra rồi cho máy chạy lại

Kẹt nắp khi viền mí: Tắt máy, gỡ các nắp kẹt ra, cho máy chạy lại

Phôi bị lệch khi cấp vào khuôn máy Kiểm tra và hiệu chỉnh các móng tay cấp phôi và hoạt động các giác hút chân không

Cơ cấu cấp phôi bố trí quá thấp

Bộ hút phôi và cấp phôi không vào chính xác

Kiểm tra bộ điều chỉnh chân không

Thanh gắn móng tay không gắn được phôi vào máy

Hành trình thanh gắn móng tay hiệu chỉnh quá nhỏ

Kiểm tra kích thướt bavia giữa 2 nắp sau khi cắt trên tấm bavia, khoảng cách này phải bằng 2 – 3 lần bề dầy phôi

Tấm bavia sau khi dập bị đứt, bavia không đều

Kiểm tra vị trí các móng đẩy cấp phôi

Sự cố ở bộ phận bắn bavia Kiểm tra điểm đóng mở bộ phận bắn bavia và độ ép giữa 2 roll của bộ phận bắn bavia

3.3 Máy hàn thân lon 3.3.1 Mô tả

 Thiết bị gồm: Máy hàn thân lon, hệ thống giải nhiệt, thang từ tải lon và các đường rây dẫn hướng lon

 Hệ thống nước làm mát:

Gồm 1 hệ thống làm lạnh nước giải nhiệt cho đường hàn và một hệ làm mát nước giải nhiệt cho bộ cán dây đồng

Trang 29

 Than từ tải lon:

 Máy hàn lon: (gồm 2 phần)  Phần định hình và hàn ép

 Phần tự động kiểm tra chất lượng mối hàn: sẽ tự động loại hoặc dừng cả hệ thống lại khi đường hàn không đạt chất lượng, đảm bảo sản phẩm sau khi ra khỏi hệ thống có mối hàn đạt chất lượng

Hình 3:Thiết bị hàn thân lon 3.3.2 Qui trình vận hành

Cho bộ biến đổi tần số hoạt động, chờ khoảng 30 giây cho bộ này đạt đủ tốc độ

Cấp điện cho motơ chính Cấp điện cho môtơ cuốn thiếc Cấp dòng điện hàn ra bộ hàn

Cấp thiếc, máy sẽ tự động chạy Chạy vài lon rồi dừng máy lại và kiểm tra chất lượng đường hàn

 Nếu đạt: quan sát bằng mắt các điểm hàn phải liên tục, đều đặn, màu sắc đường hàn không quá đen hoặc quá trắng

 Nếu không đạt: Dừng máy và kiểm tra lại

Thường xuyên cấp thiếc Theo dõi khâu cấp dây đồng, theo dõi hệ băng chuyền cấp lon sang khâu loe phải ở trong tình trạng hoạt động bình thường không bị tắt nghẽn

Phải thường xuyên theo dõi các thông số trên màng hình

Trang 30

 Số chỉ mức năng lượng

 Số đếm lon bằng 5

 Nếu có gì khác lạ thì reset lại máy, nếu tình trạng này không hết thì dừng máy kiểm tra lại

3.3.3 Sự cố và cách khắc phục

Máy tự động dừng: reset lại máy rồi chạy tiếp

Máy tự động dừng có 2 tấm thiếc ở trong bộ cuốn thiếc: Gỡ 2 tấm thiếc đó ra và để lon ra hết khỏi máy tiếp tục chạy lại

Máy không cho lon ra nữa và có tiếng kêu lạ: Do bộ tách thiếc không tách được thiếc có thể là do tấm thiếc bị kẹt, Dừng hết các motơ rồi gỡ các tấm thiếc kẹt ra, tiếp tục chạy lại

Đầu ghép mối hàn bị so le theo đường sinh: dừng máy, chỉnh 2 tay đẩy thiếc cho đến khi hết so le, chạy lại máy

Khi có sự cố kẹt thiếc trên đường dẫn lon thì: ngưng máy, dùng kiềm gấp thiếc ra và kiểm tra lại thiếc bị

3.3.4 Kiểm tra chất lượng lon

Đường kính trong lon được kiểm tra ở cảc 2 đầu lon bằng dưỡng kiểm đường kính Đưa đầu lon vào trong dưỡng kiểm và đọc giá trị vạch chia trên dưỡng

Chất lượng đường hàn được kiểm tra cảm quan bằng mắt: Các điểm hàn và bề rộng mối hàn phải đều

Kiểm tra chất lượng đường hàn bằng kìm xé, xé tách đường hàn ra khỏi thân lon:

 Vết xé trên lon có mép sạch: Chất lượng mối hàn tốt

 Vết xé trên lon có vẩy: chất lượng đường hàn không đạt

 Vết xé trên lon bị hở rộng ra: Chất lượng mối hàn không đạt

3.4 Máy ghép mí 3.4.1 Mô tả

 Thiết bị gồm: máy loe, máy ghép mí, các băng tải, hệ thống dẫn huớng (đuờng ray), thang từ tải lon

Trang 31

Hình 4: Thiết bị ghép mí lon 3.4.2 Qui trình vận hành

Mở các băng tải để chạy thang tải từ sau loe

Máy loe bắt đầu hoạt động

Đẩy cần ly hợp về phía máy hết cỡ

Máy ghép mí bắt đầu hoạt động

Chạy thử 20 – 30 lon rồi cho hệ thống dừng lại, kiểm tra chất lượng mối ghép

Trong quá trình máy hoạt động phải luôn cấp nắp vào ngăn tiếp nắp, kiểm tra chất lượng nắp và lon (mối ghép, đường hàn, vết xước, lỗi in …) và tình trạng của thiết bị bằng cách:

 Quan sát bằng mắt: mí ghép phải trơn láng, chiều cao mí của các lon phải đều nhau

 Nge ngóng tiếng động, phát hiện tiếng kêu lạ

3.4.3 Xử lý các sự cố

 Phải dừng máy ngay lập tức:  Có tiếng kêu lạ trong máy

 Máy bị kẹt nắp

Trang 32

 Lon bị hư hỏng nhiều

 Lon đi trật đường ray

 Tín hiệu nguy hiểm từ những người xung quanh

o Lon ghép bị hở môi: Dừ hệ thống và kiểm tra lại máy o Lon bị móp phần đáy: Dừng hệ thống và kiểm tra lại máy o Mí ghép không đạt chất lượng

o Lon không đúng với các chỉ dẫn thêm

3.4.4 Kiểm tra chất lượng lon sau ghép nắp

Đo độ sâu gờ nắp bằng đồng hồ đo độ sâu gờ nắp, sử dụng các dụng cụ xé kiểm tra mối ghép nắp để xé mối ghép và dùng thướt cặp để đo các thông số cần thiết Sau đó xác định độ chồng mí theo công thức:

U = Dh+Rh+1.1*Dd – L/ L – ( 2.2*Dd+1.1*Rd)×100%

 Trong đó:

U: độ chồng mí

Dh: chiều cao móc nắp

Rh: chiều dài móc thân

L: chiều cao mí ghép

Dd:bề dày thiết nắp

Rd bề dày thiếc thân

Độ chồng mí phải đạt giá trị ≥50%

Độ kín mí ghép sử dụng thiết bị thử độ kín bằng nước

3.5 Máy hàn AFB 630 3.5.1 Mô tả

 Cấu tạo gồm:

 Máy hàn AFB 630

 Thiết bị phủ vecni đường hàn PRC – T

 Buồng sấy GHS – 9

Trang 33

 Hệ thống nước giải nhiệt tuần hoàn

Hình 5: Thiết bị hàn AFB 630 3.5.2 Qui trình vận hành

Mở máy, chọn chế độ chạy thử máy Xuất hiện màng hình cài đặt các thông số

Thực hiện các bước vệ sinh máy theo hướng dẫn trên màng hình

Thực hiện chế độ kiểm tra/ luồn dây đồng theo hướng dẫn trên màng hình Kiểm tra bộ phận làm tròn thân lon theo hướng dẫn trên màng hình

Kiểm tra vết dây đồng theo hướng dẫn trên màng hình

Kiểm tra chất lượng đường hàn theo hướng dẫn trên màng hình Reset bộ đếm giá trị sản lượg về zero

Chọn chế độ sản xuất hàng loạt

Bắt đầu cho chạy bộ phận bảo vệ đường hàn Khởi động máy hàn

3.5.3.1 Ảnh hưởng của thiếc và dây đồng đối với mối hàn

 Nguyên nhân do thiếc  Dung sai cắt tấm thếc

 Nứt 2 đầu thân

 Độ giãn dài của dây lớn  Độ chồng mí không đều  Thiếu chấm hàn ở 2 đầu

 Khoảng cách thân lon không đều  Không hàn hoặc đườg hàn quá ngắn  Đứt dây đồng

 Đường hàn loang ra quá nhiều

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Phân loại sắt đen. - Luận văn bao bì thực phẩm

Bảng 1.

Phân loại sắt đen Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2: Các loại vecni đều phải đáp ứng các chỉ tiêu sau - Luận văn bao bì thực phẩm

Bảng 2.

Các loại vecni đều phải đáp ứng các chỉ tiêu sau Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3: Tính chất và công dụng một số loại vecni phủ bao bì thép tráng thiếc.  - Luận văn bao bì thực phẩm

Bảng 3.

Tính chất và công dụng một số loại vecni phủ bao bì thép tráng thiếc. Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 4: các công thức pha chế clorua làm bao bì. - Luận văn bao bì thực phẩm

Bảng 4.

các công thức pha chế clorua làm bao bì Xem tại trang 19 của tài liệu.
Cắt sắt định hìnhSấy ở 2100C  - Luận văn bao bì thực phẩm

t.

sắt định hìnhSấy ở 2100C Xem tại trang 24 của tài liệu.
 Là máy cắt thiếc bán tự động, cấp thiếc bằng tay. Dao cắt có hình zic zac để tạo phôi cho máy dập nắp - Luận văn bao bì thực phẩm

m.

áy cắt thiếc bán tự động, cấp thiếc bằng tay. Dao cắt có hình zic zac để tạo phôi cho máy dập nắp Xem tại trang 26 của tài liệu.
 Khuôn dập: là phần cắt thiếc và ép định hình thành nắp. - Luận văn bao bì thực phẩm

hu.

ôn dập: là phần cắt thiếc và ép định hình thành nắp Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 3:Thiết bị hàn thân lon 3.3.2 Qui trình vận hành  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 3.

Thiết bị hàn thân lon 3.3.2 Qui trình vận hành Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 4: Thiết bị ghép mí lon 3.4.2 Qui trình vận hành  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 4.

Thiết bị ghép mí lon 3.4.2 Qui trình vận hành Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 5: Thiết bị hàn AFB 630 3.5.2 Qui trình vận hành  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 5.

Thiết bị hàn AFB 630 3.5.2 Qui trình vận hành Xem tại trang 33 của tài liệu.
Thực hiện các bước vệ sinh máy theo hướng dẫn trên màng hình. - Luận văn bao bì thực phẩm

h.

ực hiện các bước vệ sinh máy theo hướng dẫn trên màng hình Xem tại trang 33 của tài liệu.
3.5.3.4 Kẹt than từ sau máy hàn: đối với các lon bị gạt ra phía sau lò sấy - Luận văn bao bì thực phẩm

3.5.3.4.

Kẹt than từ sau máy hàn: đối với các lon bị gạt ra phía sau lò sấy Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 6: Thiết bị phun keo - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 6.

Thiết bị phun keo Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 8: Hệ thống băng tải - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 8.

Hệ thống băng tải Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 9: Cấu tạo máy ghép nắp - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 9.

Cấu tạo máy ghép nắp Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 10: Máy ghép nắp thủ công 3.9.3 Máy ghép nắp bán tự động  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 10.

Máy ghép nắp thủ công 3.9.3 Máy ghép nắp bán tự động Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 12: Máy ghép nắp tự động - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 12.

Máy ghép nắp tự động Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 13: Máy ghép nắp tự động chân không - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 13.

Máy ghép nắp tự động chân không Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 15: Mẩu đối chứng kèm theo. 4.1.1.1Chất lượng của thiếc  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 15.

Mẩu đối chứng kèm theo. 4.1.1.1Chất lượng của thiếc Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 16: Mẫu đối chứng Thông số kỹ thuật của nhà sản xuất:  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 16.

Mẫu đối chứng Thông số kỹ thuật của nhà sản xuất: Xem tại trang 46 của tài liệu.
Các hình ảnh các chi tiết phải rõ không bị lem. Màu in phải đều.  - Luận văn bao bì thực phẩm

c.

hình ảnh các chi tiết phải rõ không bị lem. Màu in phải đều. Xem tại trang 48 của tài liệu.
Biểu hiện bên ngoài: Các hình ảnh và các dòng chữ được in không giống như - Luận văn bao bì thực phẩm

i.

ểu hiện bên ngoài: Các hình ảnh và các dòng chữ được in không giống như Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 21: kích thướt tiêu chuẩn của mối ghép - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 21.

kích thướt tiêu chuẩn của mối ghép Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 23: Mối ghép giữa thân và nắp bị hỏng - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 23.

Mối ghép giữa thân và nắp bị hỏng Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 22:Vị trí của mốc thân và mốc nắp - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 22.

Vị trí của mốc thân và mốc nắp Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 24: Mối ghép bị nứt vỡ - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 24.

Mối ghép bị nứt vỡ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 25: Mẫu đối chứng - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 25.

Mẫu đối chứng Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình 31: Mí ghép sâu quá - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 31.

Mí ghép sâu quá Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 33: Móc của nắp quá sâu - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 33.

Móc của nắp quá sâu Xem tại trang 60 của tài liệu.
Hình 37: Sự ăn mòn bao bì thép tráng thiếc Phươpng pháp kiểm tra:  - Luận văn bao bì thực phẩm

Hình 37.

Sự ăn mòn bao bì thép tráng thiếc Phươpng pháp kiểm tra: Xem tại trang 65 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan