Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

74 911 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí hết sức quan trọng đối với mỗiquốc gia Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấpnguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, bảo vệ môi trường, duy trì các hệsinh thái… Ở Việt Nam, nghành nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâmnghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản Đối với ngành nông nghiệp nước ta nóichung và đối với ngành trồng trọt nói riêng thì trồng lúa là một lĩnh vực quantrọng hàng đầu Cây lúa là cây lương thực đặc biệt quan trọng trên thế giới,với Việt Nam thì lúa còn được người dân coi là “ngọc thực” Nhưng để làm rađược hạt thóc, người nông dân đã phải quanh năm vất vả, “bán mặt cho đất,bán lưng cho trời”, dầm mưa dãi nắng, không quản ngại khó khăn

Nhằm làm giảm mức độ vất vả của người trồng lúa nói riêng cũng nhưngười nông dân nói chung, Đảng và nhà nước ta đã và đang có những hướngđi, những chính sách thiết thực để áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá trongsản xuất nông nghiệp Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục khẳng định và làm sâusắc thêm nội dung về “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá,thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậuđể sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản” Để từ đó thúc đẩy ngànhnông nghiệp phát triển, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cũng như chấtlượng cuộc sống cho nông dân.

Gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một kỹ thuật tiến bộ trong sảnxuất lúa ở nước ta Cách làm này đã được áp dụng trên phạm vi nhiều tỉnh,nhiều địa phương và đã có kết quả rất khả quan Vụ Xuân năm 2008, Trungtâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh sau khi tham khảo kinh nghiệmvà kết quả trồng lúa ở nhiều địa phương đã áp dụng kỹ thuật này, bước đầu

Trang 2

thử nghiệm mô hình trình diễn tại 3 huyện là Gia Bình, Quế Võ và LươngTài Các mô hình cho kết quả rất tốt Do vậy, năm 2009 trung tâm đã tiếp tụctriển khai nhân rộng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trênphạm vi toàn tỉnh

Phương pháp gieo thóc mầm bằng dụng cụ sạ hàng thể hiện rất nhiềuưu điểm so với phương pháp cấy cổ truyền như giảm công cấy, giảm cônglàm cỏ, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa, tăng năng suất…đặc biệt làgiải phóng sức lao động cho nông dân, nâng cao thu nhập và góp phần nângcao đời sống cho nông dân Để nắm rõ hơn hiệu quả của phương pháp này

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế của mô hình gieolúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieorải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp nhân rộngquy mô của mô hình, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa trên địabàn tỉnh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.+ Phản ánh hiệu quả của việc áp dụng mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieorải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

+ Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nhân rộng phạm vi áp dụngmô hình.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng.

Trang 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nềnsản xuất hàng hoá Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và nhiều quanđiểm khác nhau Về Hiệu quả kinh tế (HQKT), có hai quan điểm: Truyềnthống và quan điểm mới cùng tồn tại (21)

* Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nóiđến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nóđược đo bằng các chi phí và lời lãi Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tếđược xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lạilà chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu hiệuquả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Nó chỉđược tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh

- HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phíbỏ ra (các nguồn nhân lực, vật lực …) để đạt được kết quả đó

HQKT = K/C (1)Trong đó: K là kết quả sản xuất.

C là chi phí sản xuất

Đại diện cho hệ thống quan điểm này là Culicop, ông cho rằng: “Hiệuquả sản xuất là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánhkết quả với chi phí cần thiết để đạt được kết quả đó Khi lấy tổng sản phẩmchia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia chovật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệusuất lao động”(10)

Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồnlực sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất

Trang 4

khác nhau Nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy môcủa HQKT nói chung Ở Việt Nam một số tác giả như Trần Văn Đức (1993)cho rằng: “HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa một bên là kếtquả thu được và một bên là chi phí bỏ ra”(7).

- HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượngchi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.

HQKT = K – C

Tác giả Đỗ Thịnh (1988) cũng cho rằng: “Thông thường hiệu quả đạtđược biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí … Tuy nhiên trongthực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ, hoặc phép trừkhông có ý nghĩa Do vậy, nói một cách khác linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quảlà một kết quả tốt nhất phù hợp mong muốn”(6).

Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệuquả kinh tế.

Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh,chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Thứ hai, nó không tính yếu tố thờigian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh Thứ ba,

hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơbản là thu và chi

HQKT là một trong những thước đo phản ánh trình độ tổ chức quản lýsản xuất, mức độ sử dụng có hiệu quả tài nguyên khan hiếm vào mục đích sảnxuất và phục vụ lợi ích con người, mặt khác HQKT còn phản ánh sự tồn tại vàphát triển của xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Với ý nghĩađó, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từngdoanh nghiệp và từng thành phần kinh tế khác nhau không chỉ xem xét đánhgiá một chiều về số lượng sản phẩm sản xuất ra mà còn phải đánh giá chấtlượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu HQKT

* Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

Trang 5

Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế,nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống Theo quanđiểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.

Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật(Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocativeefficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency)

+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên mộtđơn vị chi phí đầu vào Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tếvi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơnvị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩmvà giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồngchi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực.

+ Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cảhiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiệnvật và giá trị đều tính đến khi xem xét sự việc sử dụng các nguồn lực trongnông nghiệp.

- Yếu tố thời gian:

Các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệuquả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằngnhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau do thời gian thu hồi vốnkhác nhau.

- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường:

Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên baphương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường Hiệu quả tàichính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằngnhững chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoànvốn Hiệu quả xã hội và môi trường thể hiện bằng những chỉ tiêu như việc

Trang 6

làm, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sựhoàn thiện hơn của môi trường sinh thái

Nhìn chung, các quan điểm trên đều đánh giá hoạt động sản xuất kinhdoanh theo tiêu chí chất lượng nhất định, nhưng hạn chế của những quanđiểm trên đều chưa thể hiện được bản chất của nền kinh tế và bản chất xã hội,mà mới chỉ dừng lại xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp, một đơn vị sảnxuất kinh doanh mang tính chất trực tiếp, chưa gắn bó lợi ích của doanhnghiệp với lợi ích xã hội, chưa giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữakinh tế và xã hội.

Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp,mỗi cơ sở sản xuất không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tếcủa mình mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi íchchung bởi các định hướng, chuẩn mực được Nhà nước thực hiện điều chỉnh.Như vậy khái niệm HQKT cần được bổ sung và mở rộng.

Từ những quan điểm trên, xuất phát từ lý luận thực tiễn có thể nói:“HQKT là phạm trù kinh tế xã hội phản ánh các hoạt động kinh tế trong mộtphương thức sản xuất nhất định, không những nó phản ánh mối quan hệ tỷ lệgiữa sự tăng trưởng của kết quả sản xuất với việc sử dụng hợp lý các nguồnlực của doanh nghiệp, của xã hội thông qua mức đầu tư chi phí mà còn manglại lợi ích xã hội”

2.1.1.2 Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

Với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra được khốilượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý Nóicách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phítài nguyên và lao động thấp nhất Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sựliên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả củacác mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.

Trang 7

Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệpđược đánh giá thông qua một số chỉ tiêu có thể lượng hoá được nhưng bêncạnh đó còn những vấn đề không thể lượng hoá được mà chỉ đánh giá mangtính chất định tính như an sinh xã hội, vấn đề môi trường … Đánh giá đúngđắn HQKT của hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ nội dung vàbản chất của nó, vấn đề này phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị xã hội màtrực tiếp tác động là quy luật kinh tế cơ bản.

Trong các nước tư bản phát triển, nền kinh tế thị trường chịu sự tácđộng mãnh liệt của quy luật giá trị thặng dư (quy luật kinh tế cơ bản) Sự chiphối này buộc các nhà sản xuất kinh doanh coi lợi nhuận tối đa là mục tiêuhàng đầu, là lẽ “sống còn” của doanh nghiệp.

Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm của C.Mác thì bản chấtHQKT của nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệmthời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội.

Hai thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp, các thành phầnkinh tế không những thu được lợi nhuận tối đa mà phù hợp với những yêu cầucủa xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định, giải quyếtđúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích doanh nghiệp, người lao động,người tiêu dùng và xã hội Đối với các hộ nông dân, tiến hành sản xuất trướchết là có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày sau đó mới tínhđến lợi nhuận và khả năng tích luỹ.

Để làm rõ hơn nội dung và bản chất HQKT, trong quá trình nghiên cứucần phân biệt khái niệm về kết quả và hiệu quả sản xuất Kết quả sản xuất làđại lượng vật chất phản ánh mặt quy mô, số lượng sản xuất trong điều kiệnnhất định Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu chất lượng dùng để xem xét kết quảđó được tạo ra như thế nào, nguồn chi phí bỏ ra bao nhiêu, lợi ích mức độnào, độ thoả dụng ra sao để đạt được kết quả đó HQKT là một phạm trù kinh

Trang 8

tế - xã hội với những đặc trưng biểu hiện phức tạp nên việc xác định và sosánh HQKT cũng mang tính chất tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất xãhội nhất định.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng, HQKTcũng bị chi phối bởi các yếu tố sau:

- Chất lượng giống cây trồng.- Thị trường đầu vào, đầu ra.- Điều kiện tự nhiên như đất, nước- Phương pháp và kỹ thuật gieo trồng.- Khí hậu.

- Mùa vụ gieo trồng.

2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nôngnghiệp

* Xác định HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp

Theo TS Phạm Xuân Giang trường Học viện quản lý phát triển thànhphố Hồ Chí Minh – DMI thì để đánh giá HQKT của các mô hình phải sửdụng một hệ thống chỉ tiêu và phải so sánh lần lượt từng chỉ tiêu của các môhình với nhau Điều đó chắc chắn dẫn đến việc là mô hình này có chỉ tiêu tốthơn lại có chỉ tiêu xấu hơn mô hình kia Và như vậy, sẽ không có căn cứ đểcho rằng mô hình nào là tốt hơn

Bảng 2.1 : Ví dụ 1

CP vật chất/ha(tr.đ)

Tỷ suấtLN/Vốn (%)

3 2 lúa + 1 vụ dưa45025,0328,9773,5

Mô hình tối ưu380 (2)15,04(1)38,60 (4)73,5 (3)

Với kết quả ở bảng trên, rất khó để cho rằng: mô hình nào từ 4 mô hìnhtrên là có hiệu quả nhất Nếu căn cứ vào chỉ tiêu thứ nhất thì mô hình 2 là có

Trang 9

hiệu quả nhất; căn cứ vào chỉ tiêu thứ hai thì mô hình 1; căn cứ vào chỉ tiêuthứ ba thì mô hình 4; còn nếu căn cứ vào chỉ tiêu thứ tư thì mô hình 3 lại làmô hình có hiệu quả nhất Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/vốn là một chỉ tiêu cơbản để đánh giá HQKT, nhưng nó vẫn chưa phải là một chỉ tiêu toàn diện

* Đánh giá HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp bằng cách tính chỉtiêu hiệu quả tổng hợp

HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các môhình kinh tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu.Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với nhữngcường lực không giống nhau Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳnày tác động mạnh, thời kỳ khác lại có thể yếu hơn Mặt khác, có loại chỉ tiêutrị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càngnhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch) Trong đánh giá HQKT không thểsử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu Các chỉ tiêu nàylại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện HQKT ởmột khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đạidiện để so sánh Bởi vậy, người ta đã đưa ra cách tính chỉ tiêu hiệu quả tổnghợp Chỉ tiêu này có tác dụng tổng hợp được các chỉ tiêu bộ phận để biểu hiệnthành một chỉ tiêu chung nhất phản ánh HQKT của từng mô hình Cách tínhđược tiến hành qua bốn bước (20):

- Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận phản ánh HQKT của từng mô hình.- Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu HQKT tốt nhất từ những mô hình nói

trên và mô hình lý tưởng bao gồm những chỉ tiêu này được coi là mô hình tốiưu.

- Bước 3: Tính chỉ tiêu hiệu quả thành phần bằng cách lấy trị số của các

chỉ tiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mô hình tối ưu Cácchỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại, tức là lấy trị số của chỉ tiêu nghịch trong môhình tối ưu chia lần lượt cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong các mô hìnhcụ thể Kết quả tính ra đều có kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 1.

Trang 10

- Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằng cách cộng trị số của các

chỉ tiêu hiệu quả thành phần Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớnnhất chứng tỏ HQKT của mô hình đó là cao nhất và ngược lại.

Chúng ta có thể ứng dụng cách tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp vào thídụ trên và kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Ví dụ 2

Mô hình

Công laođộng

Chi phí

Vật chấtLãi

Tỷ suấtLN/vốn

Chỉ tiêu hiệuquả tổng hợp

Các số liệu của cột cuối cùng trong bảng trên cho thấy: Mô hình 2 cóhiệu quả nhất, sau đó là mô hình 1, rồi đến mô hình 4 và cuối cùng là mô hình3 Như vậy phương pháp này đã quy đổi được các chỉ tiêu hiệu quả bộ phậnthành một chỉ tiêu chung, qua đó tạo sự dễ dàng cho việc đánh giá hiệu quảcủa các mô hình sản xuất nông nghiệp.

* Đánh giá HQKTcủa các mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện cácnguồn lực (đầu vào) bị hạn chế

Theo chúng tôi, sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để đánh giá HQKTcủa các mô hình đã được trình bày trên đây chỉ có ý nghĩa trong điều kiện cóđủ các nguồn lực, như: vốn, lao động , vật tư… Tuy vậy, trong sản xuất nôngnghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp trong các hộ nói riêng, một số yếutố đầu vào thường bị giới hạn Mức độ giới hạn phụ thuộc trực tiếp vào nguồnlực sẵn có trong hộ và sự gúp đỡ của các tổ chức kinh tế - xã hội, như: ngânhàng, HTX, chính quyền… Có thể nói yếu tố nguồn lực thiếu thốn nhất đốivới sản xuất của các hộ nông dân trước hết là vốn bằng tiền, sau đó là laođộng … Thực ra, lao động nông nghiệp ở nước ta không thiếu, thậm chí là dư

Trang 11

thừa Nhưng thời gian gần đây, do quá trình đô thị hoá nhanh, nên một bộphận lao động nông nghiệp đã chuyển hẳn sang làm công nghiệp và dịch vụ.Kết quả là lao động trong khu vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ngoạithành thiếu lao động trầm trọng Sự thiếu thốn nguồn lực dẫn đến việc là chodù một mô hình nào đó có lãi cao, doanh thu lớn… thì người dân cũng khôngthể áp dụng được Bởi vì những mô hình có lãi cao, doanh thu lớn … cũngthường là những mô hình đòi hỏi đầu tư nguồn lưc lớn Trong điều kiện đóngười dân không thể căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp hoặc chỉ tiêu tỷsuất lợi nhuận/vốn để chọn mô hình áp dụng Ngược lại, họ phải chọn môhình nào mà đòi hỏi ít nguồn lực nhất (mà họ đang thiếu) để thực hiện Nóikhác đi là họ phải căn cứ vào một trong các chỉ tiêu nghịch để chọn mô hìnhsản xuất cho mình Chẳng hạn theo thí dụ trên, nếu thiếu lao động trực tiếp thìnên chọn mô hình 2 (là mô hình cần ít công lao động nhất); nếu thiếu vốn thìchọn mô hình 1 (là mô hình có chi phí thấp nhất) .

Tóm lại: “Đánh giá HQKT của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong điều

kiện còn nghèo của nước ta phải xuất phát từ yếu tố nguồn lực Nghĩa là nếucó đủ nguồn lực thì đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, còn nếu nguồnlực bị hạn chế thì chọn chỉ tiêu nào mà sử dụng nguồn lực hạn chế nhất đểđánh giá”.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất lúa

Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của trồng lúa gồm:Giống, phân bón, nước và khí hậu Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếptới năng suất và chất lượng lúa Trong trồng lúa, để đem lại năng suất cao,chất lượng lúa tốt cần phải có sự kết hợp đồng thời tất cả các nhân tố Giốngtốt phù hợp với điều kiện đầu tư của hộ, bón phân đảm bảo đủ nhu cầu củacây theo từng giai đoạn và cung cấp nước đầy đủ cho cây trong từng giaiđoạn Đối với khí hậu là một yếu tố con người hầu như không thể tác động,nó tuân theo quy lụât của tự nhiên.

Trang 12

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình áp dụng mô hình trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia sản xuất lúa Mỗiquốc gia có đặc điểm: khí hậu, thời tiết, hệ thống thuỷ lợi, số vụ trong năm làkhác nhau nên có những phương pháp gieo trồng khác nhau Trên thế giới,tuỳ theo điều kiện và tập quán, cây lúa thường được canh tác theo hai phươngthức chủ yếu là lúa cấy và lúa gieo thẳng (gieo sạ).

Ở Liên Xô cũ bao gồm các nước Kazaxtan, Uzerbekixtan, Azecbaijan.Lúa được gieo trồng chủ yếu là gieo sạ bao gồm sạ hàng và sạ vãi đều có máylấp hạt Phương pháp vãi chỉ áp dụng tại những nơi không gieo được hàng dođịa hình, chế độ nước không thuận lợi Phương pháp gieo hàng được áp dụngrất phổ biến trong sản xuất lúa ở Liên Xô là gieo hàng bằng máy gieo ở đất đãcầy bừa và chuẩn bị kỹ Gieo hàng như vậy, nhẹ nhàng cơ giới, ít tốn công, dễkiểm tra lượng hạt giống, gieo đều hạt, (Đoàn Doãn Hùng, 1979).

Ở Mỹ, các khâu trong sản xuất lúa đều được cở giới hoá gần như toànbộ từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch Việc gieo lúa tại Mỹ chủ yếuđược thực hiện bằng máy bay gắn liền với làm đất trong điều kiện ngập nướchoặc kết hợp với các máy gieo hàng liên hợp theo sau máy kéo và được thựchiện đồng thời với việc rải phân, (A.T Sađrin, 1985).

Các nước Châu Á như Thái Lan, Philippin, Trung Quốc … thì lúa cấylà chủ yếu Việc áp dụng gieo thẳng lúa bằng máy gieo sạ thủ công như ViệtNam đang là một kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, đặc biệt có ý nghĩa với cácnước trong khu vực và các nước có điều kiện tương tự Việt Nam.

2.2.2 Tình hình áp dụng mô hình tại Việt Nam

Gieo sạ lúa đã được áp dụng ở Nước ta từ rất nhiều năm trước và phổbiến nhất tại Nam Bộ Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 4 triệu hagieo trồng lúa, thì có khoảng 3,5 triệu ha là lúa gieo sạ (Nguyễn Văn Luật,1995) Ở Đồng bằng sông Hồng đã từng phát triển rất mạnh phong trào gieo

Trang 13

sạ lúa trong những thập niên 70, diện tích sạ vãi là rất nhiều nhưng sau đó lạigiảm và chỉ còn duy trì được tại một số địa phương của Thái Bình có hệ thốngthuỷ lợi tốt.

Phương pháp gieo thẳng lúa đã được áp dụng ở miền Bắc ngay từ hồikháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do cố GS.Bùi Huy Đáp và cộngsự hướng dẫn nông dân làm ở vùng trung du với giống lúa bản địa ngắn ngàynhư Ba Giăng, Lúa Lốc …; giống nhập nội từ Nam Ninh – Trung Quốc nhưTrà trung tử …; giống do cố AHLĐ Lương Định Của chọn tạo như Nôngnghiệp 1, Sớm cu …

Vào giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 các cán bộ của trường đại học Nôngnghiệp Hà Nội đã về xã Hưng Đạo tỉnh Hải Dương hướng dẫn bà con sạ lúatheo hàng với máy sạ 2 hàng làm bằng gỗ và cật tre bởi AHLĐ, cố PGS.PhanHồng Diêu chế tạo.

Năm 1990 GS.TS Nguyễn Văn Luật đã mang mẫu dụng cụ sạ hàng củaviện Lúa Quốc tế (IRRI) về nghiên cứu áp dụng Mẫu này làm bằng sắt, có 2bánh trượt, rất khó áp dụng TS Lê Văn Bảnh, đã cùng cộng sự thay bàn trượtbằng bánh lồng mới đưa vào sản xuất được Tỉnh Trà Vinh tiếp thu vào sảnxuất đại trà đầu tiên, từ 1998 Nông trường Sông Hậu ngày đó cũng áp dụnggần 100% diện tích - 6.000 ha Rồi Doanh nghiệp cơ khí Hoàng Thắng, đúcmẫu máy bằng nhựa với đủ kích cỡ như bà con miền Bắc mới dùng vài kiểu.Lãnh đạo địa phương quyết tâm hơn trong việc đưa vào sản xuất máy sạ hàng.Nhiều địa phương cấp máy sạ cho nông dân miễn phí cả, hoặc 1 phần Sau 10năm, mới được trên 20% diện tích, bằng gần 1 triệu ha gieo trồng/năm Cácnước trong khu vực đã đến hội thảo thăm đồng và mua mẫu máy của ta, kể cảPhilippine.

Từ kết quả mô hình của Hà Tây (cũ), đến nay đã trên 20 tỉnh trong cảnước áp dụng kỹ thuật này với diện tích hàng ngàn héc-ta Năm 2008, Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở 2 hội nghị, tháng 4 - 2008 tại BaVì và tháng 6 - 2008 tại Hải Dương, khẳng định đây là tiến bộ kỹ thuật mới,

Trang 14

là giải pháp đột phá trong sản xuất nông nghiệp để áp dụng cho Đồng bằngsông Hồng.

Vụ Xuân năm 2008 tuy diện tích gieo cấy lúa toàn vùng giảm nhưngdiện tích lúa gieo thẳng tăng, diện tích tăng chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằngSông Hồng (10 ngàn ha).

Bảng 2.3: Diện tích lúa gieo thẳng vụ Xuân năm 2008 của miền Bắc

Diện tích gieocấy(ha)

Diện tích gieothẳng

Tỷ lệ(%)

Nguồn: Trung tâm khuyến nông Quốc gia.

Một số tỉnh có diện tích lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hang cao nhưtỉnh Quảng Bình 25.870 ha; tỉnh Quảng Trị 23.450 ha; tỉnh Hải Dương 24.000ha đạt 38% diện tích trồng lúa của tỉnh; tỉnh Hưng Yên 8.230 ha chiếm 20%diện tích trồng lúa của tỉnh

2.3 Hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng tại mộtsố địa phương

2.3.1 Tại tỉnh Vĩnh Phúc

Vụ Xuân năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện mô hình gieo thẳng lúabằng máy gieo rải hàng trên địa bàn 2 huyện với quy mô bước đầu là 60 ha cụthể là:

- HTX nông nghiệp Lạc Trung xã Trung Nguyên huyện Yên Lạc: 20 ha.- Thị trấn Hương Canh xã trung Mỹ huyện Bình Xuyên: 40 ha.

Theo kết quả theo dõi và nghiên cứu của trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc,lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng cho hiệu quả kinh tế cao hơn lúa cấy Lúa cấy tốncông gieo mạ, tốn công nhổ mạ, tốn công cấy, tốn giống nhưng năng suất không cao.Trong 1 vụ, 1 sào lúa gieo thẳng bằng máy gieo rải hàng thu lãi cao hơn lúa cấy là159nghìn đồng tương ứng với 8,9triệu đồng/1 sào/1năm Ngoài ra gieo thẳng còn rút ngắn

Trang 15

thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 đến 10 ngày so với lúa cấy Sử dụng máy gieo rảihang còn thúc đẩy nông dân dồn điền đổi thửa, tăng cường sự hợp tác trong sản xuất.

2.3.2 Tại tỉnh Hà Tây (cũ)

Diện tích lúa gieo bằng máy gieo rải hàng vụ Xuân năm 2008 của tỉnh đạt 1.250 haở 67 HTX của 12/14 huyện, thành phố trong tỉnh Tình hình sinh trưởng và phát triển củalúa gieo được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4 Tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa gieo thẳng tại tỉnh Hà Tây vụ Xuân năm 2008

3Mật độ1kg giống/1sào50 khóm/m2

4Ngày trỗ16/5 – 21/517/5 – 24/5

6Chiều dài bông (cm)21,821,1

Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây.

Theo trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây, lúa gieo thẳng bằng máygieo rải hàng giảm chi phí hơn lúa cấy 34nghìn đồng/sào/vụ tương đương1,9triệu đồng/ha/năm, song lại cho năng suất cao hơn 18,4kg/sào/vụ tươngđương 1,02tấn/ha/năm và cho thu nhập cao hơn 163nghìn đồng/1sào/vụ tươngđương 9triệu/ha/năm.

Trang 16

Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh cónhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:

+ Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ nhưsông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoávà du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

+ Hà Nội, thị trường lớn thứ 2 trong cả nước, sẽ là thị trường tiêu thụtrực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông – lâm - thuỷ sản, vật liệu xâydựng, hàng tiêu dùng …

Do có vị trí thuận lợi nên việc cung ứng đầu vào như phân bón, giống,vật tư nông nghiệp tương đối dễ dàng Việc tiêu thụ lúa gạo cũng như các sảnphẩm khác rất thuận lợi, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn có khả năngxuất khẩu lúa gạo qua Quảng Ninh hoặc Hải phòng.

3.1.2 Điều kiện khí hậu, địa chất, thuỷ văn

3.1.2.1 Về khí hậu

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa động lạnh.Nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1).Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600mm tậptrung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.

Trang 17

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 – 1776 giờ, trong đótháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng ít có giờ nắng trong nămlà tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 nămsau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩmgây mưa rào Điều kiện khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởngvà phát triển tốt, một năm trồng được 2 vụ.

3.1.2.2 Về địa hình - địa chất

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắcxuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ vềsông Đuống Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thườngcó độ cao phổ biến từ 3 – 7m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến300 – 400m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diệntích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du.Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình,Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong Đặc điểm địa chất mang những nét đặctrưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng.

Với địa hình và địa chất như vậy rất thuận lợi trong việc canh tác lúanước Địa hình bằng phẳng, độ dốc hợp lý nên rất thuận lợi trong việc tướitiêu, chăm sóc cũng như thu hoạch lúa.

3.1.2.3 Về đặc điểm thuỷ văn

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sôngkhá cao, trung bình 1,0 – 1,2 km/km2, có hệ thống sông lớn chảy qua gồmsông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có cáchệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, Sông Dân, Sông ĐôngCoi, Sông Bùi … Do đó sẽ chủ động được trong việc cung cấp nước phục vụ

Trang 18

trồng lúa, bao gồm tất cả các khâu như nước cày bừa, nước đổ ải hoặc nướcđể dầm và cung cấp nước cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng.

3.1.3 Về tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổngdiện tích đất rừng là 661,26ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và TiênDu (254,95 ha) Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m3, rừng đặc dụng2.916m3.

* Tài nguyên khoáng sản

Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản chủ yếu chỉ có vật liệu xâydựng như: Đất sét, đá cát kết, đá sa thạch, than bùn …

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km2, trong đóđất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%; đất chuyên dùngvà đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1% Nhìn chung tiềm năngđất đai của tỉnh vẫn còn lớn.

Trang 19

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Tổng diện tích tự nhiên82.271,1210082.271,1210082.271,12100100100100IĐất nông nghiệp45.901,8655,7944.800,5454,4543.681,4353,0997,6097,5097,55

1Trồng cây hàng năm45.421,1698,9544.319,1498,9243.196,3398,8997,5797,4797,52+Trồng lúa39.643,5287,2838.607,4987,1138.112,5088,2397,3998,7298,05

Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng từ năm 2006 – 2008 của tỉnh Bắc Ninh.

Trang 20

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất nước Diện tích đấtnông nghiệp chiếm hơn một nửa diện tích đất tự nhiên, nhưng trong nhữngnăm gần đây do tác động của quá trình CNH – HĐH diện tích đất nôngnghiệp của tỉnh ngày càng có xu hướng giảm Năm 2006 diện tích đất nôngnghiệp của tỉnh là 45.901,86 ha chiếm 55,79%, đến năm 2008 giảm còn43.681,43 ha chiếm 53,09% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trung bình cứmỗi năm diện tích đất nông nghiệp của tỉnh giảm hơn 1000 ha, trong đó chủyếu là đất trồng lúa Diện tích trồng lúa năm 2006 là 43.006,03 ha chiếm93,69% diện tích đất trồng cây hàng năm, năm 2008 diện tích đất trồng lúagiảm còn 40 541,12 ha chiếm 92,81% diện tích đất trồng cây hàng năm.

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.4.1 Về kinh tế

Trong tình hình khó khăn chung của đất nước, năm 2008, hoạt độngkinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và cả nước tăng trưởng kinh tế chững lại vàthấp hơn năm 2006 và 2007 Song, với Bắc Ninh kinh tế vẫn tiếp tục duy trìnhịp độ tăng trưởng cao Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 16,23.Trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 0,78%, khu vực công nghiệp -XDCB tăng 20,41%, khu vực dịch vụ (gồm cả thuế nhập khẩu) tăng 18,34%.% GDP bình quân đầu người ước 1.169 USD, tăng 26,4% so với năm 2007.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực:

Khu vực Công nghiệp - XDCB 56,38% Khu vực dịch vụ 28,32% Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,3%

Nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá cố định 1994) ước2.252,83 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,96%, lâmnghiệp giảm 1,1%, thủy sản giảm 1,4% so năm 2007

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước 94.022 ha, vượt 0,24% kế hoạch và

giảm 2,97% so năm 2007.

Trang 21

Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo một số cây trồngchính

1/ Cây LT81.603 85,74 80.001 82,63 78.837 83,8498,0498,5598,29+ Lúa79.287 97,16 77.215 96,52 76.225 96,6997,3998,7298,05+ Ngô2.3162.842.7863,482.6123,31120,29 93,75 107,022/ Cây TP10.019 10,52 11.214 11,58 11.435 12,16 111,92 101,97 106,953/ Cây CN3.5573,745.5995,793.7504,00157,41 66,98 112,19

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

Cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của tỉnh, diện tích gieo trồng lúa củanăm 2008 là 76.225 ha, chiếm 96,69% diện tích trồng cây lương thực vàchiếm 79,75% diện tích gieo trồng của tỉnh Từ năm 2006 - 2008, cơ cấu cácloại cây trồng hàng năm có sự thay đổi rõ nét, diện tích cây lương thực có xuhướng giảm khoảng 2%/năm, diện tích cây công nghiệp và cây thực phẩmtăng nhanh được biệt cây công nghiệp tăng khoảng 12%/năm Ước tính năngsuất lúa cả năm bình quân đạt 57,8 tạ/ha, tăng 7,76%, sản lượng thóc 440,22nghìn tấn Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 58,9 triệu đồng, tăng 19,6%so năm 2007

Chăn nuôi: Đến nay, tổng đàn đã tăng hơn so với năm 2007 Sản lượng

thịt hơi ước đạt 75,1 nghìn tấn, tương đương năm 2007

Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng vẫn được mở rộng, nhưng mức tăng đã

chững lại, ước 5.177 ha, trong đó, diện tích nuôi cá 4.933 ha Do ảnh hưởngcủa đợt mưa lớn cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008, sản lượng thủy sản ước23,41 nghìn tấn, trong đó: sản lượng thủy sản nuôi trồng 21,5 nghìn tấn, đạt92,67% kế hoạch và giảm 5,82%, sản lượng thuỷ sản đánh bắt 1.910 tấn,tăng 88,9%; sản xuất con giống được 1.612 triệu con, tăng 4,88%

Công nghiệp

Trang 22

Trước những yếu tố tác động không thuận đến hoạt động sản xuất kinhdoanh, Song sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định và đạt mức tăngtrưởng cao Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước 16.045,5 tỷ đồng.

Đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch được 54 KCN nhỏ và vừa, làng nghềvới tổng diện tích là 1.968 ha Các KCN sau khi được quy hoạch và đầu tư hạtầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư góp phầntăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Riêng trong năm 2008, Bắc Ninh đã hoànthiện được 17 khu công nghiệp tập trung, trong đó được Chính phủ duyệt 14khu, có 3 khu khởi công mới Nhiều khu chức năng quan trọng cũng đangđược nghiên cứu để thu hút đầu tư như: Khu du lịch Phật Tích, khu làng đạihọc 2, khu trung tâm thương mại thành phố Bắc Ninh…

Dịch vụ

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùngước 10.170,32 tỷ đồng, tăng 23,51% so năm 2007 Hàng hoá trên thị trườngphong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng; song do tác độngcủa giá cả chung, tính đến tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 20,07%so với tháng 12/2007

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 560,5 triệu USD Cơ cấuhàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhóm hàngcông nghiệp - thủ công mỹ nghệ - nông lâm sản; thị trường xuất khẩu đượcmở rộng tới 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước 754,34 triệu USD; trong đó,nhập khẩu địa phương 158,204 triệu USD Nhập khẩu hàng hoá nhìn chungổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Hoạt động du lịch: Tổng lượt khách và tổng ngày khách đều đạt hoạch.

Tổng doanh thu du lịch ước 80 tỷ đồng, tăng 25,8% so năm 2007

3.1.4.2 Về xã hội

Trang 23

Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất trong cả nước nhưng lại có mật độ dân sốthuộc loại cao nhất nước, chỉ đứng sau 2 thành phố lớn là Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 1,46%.

Bảng 3.3 Dân số trung bình phân theo khu vực thành thị và nông thôn

NămTổng sốSL (người)Thành thịCC (%)SL (người)Nông thônCC (%)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

Dân số của tỉnh phần lớn ở khu vực nông thôn, cùng với quá trình đôthị hoá số dân thành thị cũng tăng dần Năm 2006 tỷ lệ dân thành thị là13,16% đến năm 2008 tỷ lệ dân thành thị tăng lên 19,30% Việc chuyển dịchdân số cũng như lao động từ nông thôn ra thành thị sẽ kéo theo nhiều vấn đềphức tạp, nẩy sinh nhiều tệ nạn xã hội và là gánh nặng cho sự phát triển củacác khu vực đô thị trên đại bàn tỉnh đồng thời khi thời vụ đến vấn đề lao độngnông nghiệp sẽ là một thách thức lớn Thêm nữa, cùng với quá trình CNH –HĐH, sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ trong thời gian qua trên địa bàntỉnh làm dịch chuyển các nguồn lực từ nông nghiệp sang các ngành côngnghiệp và dịch vụ cũng tạo ra nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp Sựchuyển đổi lao động giữa các ngành đợc thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (từ 10 tuổi trở lên)

Toàn tỉnh566.374100570792100575301100100,78 100,79 100,785Nông nghiệp 346.604 61,2033220158,2032641556,74 95,8498,2697,05CN - XD133.411 23,5614921426,1516012327,83 111,87 107,29 109,58Dịch Vụ86.39515,248935015,658876315,43 103,46 99,34101,40

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh

Qua bảng 3.4 cho thấy lao động trong các ngành nghề tăng dần qua cácnăm Năm 2006 tổng số lao động trên 10 tuổi là 566 nghìn người, đến năm 2008

Trang 24

tăng lên tới 575nghìn người, tốc độ tăng lao động bình quân từ năm 2006 – 2008 là100,79%/năm Với số lượng lao động tăng nhanh như vậy không những đảm bảonguồn lao động phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh mà còn có khă năng xuât khẩulao động Bên cạnh tốc độ tăng trưởng lao động nhanh thì quá trình chuyển dịch laođộng giữa các ngành cũng diễn ra mạnh mẽ Lao động chủ yếu chuyển từ lĩnh vựcnông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Năm 2006 tỷ lệ lao động trongcác ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 62%, 23% và15% Đến năm 2008 tỷ lệ lao động trong các ngành đó có sự thay đổi lớn, nôngnghiệp là 56%, công nghiệp là 28% và dịch vụ là 16%

Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 391 trạm

bơm các loại với tổng số 1.157 máy bơm có công suất tưới đạt 71,6m3/s và côngsuất tiêu 259m3/s Hệ thống thuỷ nông đảm bảo tưới cho 78,9 nghìn ha gieo trồng(khoảng 84% diện tích gieo trồng của tỉnh), tưới chủ động gần 60% diện tích, chủđộng tiêu gần 70% diện tích

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

Việc áp dụng phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên địabàn tỉnh Bắc Ninh được áp dụng từ vụ xuân năm 2008 Quy mô ban đầu gồm 11máy và được thực hiện thí điểm tại 3 HTX trên địa bàn tỉnh gồm: HTX Cẩm Xá xãNhân Thắng huyện Gia Bình (6 máy); HTX Trúc Ổ xã Mộ Đạo huyện Quế Võ (3máy) và HTX Mỹ Duệ xã Phú Hoà huyện Lương Tài (2 máy) Do vậy đề tài chọncả 3 HTX này làm điểm nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Việc thu thập các số liệu sơ cấp như: Diện tích gieo trồng lúa, diệntích gieo bằng máy, chi phí vật chất và chi phí công lao động để sản xuấtlúa, trình độ học vấn, số lao động trong gia đình … được tiến hành bằng cáchphỏng vấn trực tiếp các hộ dựa vào bảng câu hỏi có sẵn Phỏng vấn 45 hộ đãáp dụng mô hình từ vụ Xuân 2008 và 15 hộ chưa áp dụng mô hình nhưng cócác thửa ruộng liền kề với các hộ đã áp dụng để làm cơ sở đối chứng Việc

Trang 25

lấy các hộ phỏng vấn được lấy ngẫu nhiên, số lượng hộ được lấy cụ thể theobảng 3.6:

Bảng 3.6 Số lượng hộ điều tra tại 3 HTX của đề tài.

HTX Cẩm XáHTX Trúc ỔHTX Mỹ Duệ

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

+ Các thông tin liên quan đến HQKT như: khái niệm, bản chất, phươngpháp xác định … được lấy từ sách, các báo cáo tố nghiệp và lấy từ mạnginternet.

+ Thông tin chung về mô hình gồm: Số lượng mô hình, địa điểm thựchiện mô hình, cách thức thực hiện … được thu thập tại trung tâm khuyếnnông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh.

+ Thông tin về đặc điểm địa bàn như: vị trí địa lý, Địa hình, khí hậu,thuỷ văn … được lấy từ sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh.

+ Thông tin về kinh tế - xã hội được lấy từ Cục thống kê tỉnh BắcNinh.

+ Ngoài ra các thông tin khác còn được thu thập từ sách, báo, internetvà các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý các số liệu bằng phầm mềm Excel Những số liệu thu thập từphỏng vấn hộ như: khối lượng giống, khối lượng phân bón, số công laođộng… qua chọn lọc được nhập vào bảng tính Excel để tính các giá trị như:Giá trị trung bình; Giá trị tổng số; số chênh lệch …

Ngoài ra còn tính các chỉ số như: Tỷ lệ phần trăm giữa các năm; Sốchênh lệnh về chi phí và lợi nhuận giữa việc áp dụng phương pháp với khôngáp dụng; Các chỉ số VA, MI, …

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Trang 26

+ Phương pháp phân tích thống kê kinh tế:

 Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê quy mô, diện tích áp dụngphương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng qua các năm 2008và năm 2009 trên địa bàn tỉnh để từ đó đưa ra xu hướng phát triển củamô hình đồng thời nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mở rộngmô hình Ngoài ra còn thống kê các chi phí vật chất và công lao độngtrong quá trình trồng và chăm sóc lúa nhằm xác định kết quả và hiệuquả của trồng lúa.

 Phương pháp so sánh: So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất giữa cácvụ trồng lúa trong năm; Giữa phương pháp gieo thẳng lúa bằng máygieo rải hàng với các phương pháp khác; Giữa hộ có áp dụng phươngpháp với hộ không áp dụng; So sánh trong cùng 1 hộ giữa các thửaruộng có áp dụng phương pháp với những thửa ruộng không áp dụng.

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa

* Năng suất lúa trên 1 đơn vị diện tích

* Giá trị gia tăng của sản xuất lúa - VA (Value Added): VA = GO – IC

Trong đó:

+ GO - Giá trị sản xuất lúa: (GO = Sản lượng*Giá)+ IC - Chi phí trung gian trong quá trình sản xuất lúa * Giá trị gia tăng của sản xuất lúa trên 1 đơn vị diện tích * Giá trị gia tăng của sản xuất lúa trên ngày người.

* Thu nhập hỗn hợp của sản xuất lúa - MI (Mix Income): MI = VA – (A + T) – Giá trị thuê lao động nếu có.Trong đó:

A là giá trị khấu hao tài sản cố định

T là các khoản thuế phải nộp của người trồng lúa.

* Thu nhập hỗn hợp của trồng lúa trên 1 đơn vị diện tích.* Thu nhập hỗn hợp của trồng lúa trên ngày người.

Trang 27

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Một số thông tin chủ yếu về máy gieo rải hàng

Hiện nay, gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng đã được áp dụng tạihầu hết các địa phương trong cả nước Với diện tích trồng lúa nước khoảng 4triệu ha nhu cầu sử dụng máy gieo rải hàng là rất lớn, mỗi tỉnh trồng lúa nướccó nhu cầu sử dụng từ 600 đến 2000 máy

Máy gieo rải hàng đang được sử dụng nhiều ở nước ta là máy gieo rảihàng Hoàng Thắng

Hình 4.1 Máy gieo rải hàng Hoàng Thắng

Máy gieo rải hàng Hoàng Thắng được làm bằng nhựa do ông PhạmHoàng Thắng, thợ thủ công ở huyện Thốt Nốt - Cần Thơ thiết kế và chế tạonăm 2000.

* Cấu tạo của máy gieo rải hàng Hoàng Thắng

Máy gieo rải hàng Hoàng Thắng có 2 loại, Loại gồm 6 trống thường sửdụng ở miền Bắc và miền Trung, loại 10 trống thường sử dụng ở miền Nam.Cấu tạo, hoạt động của 2 loại giống hệt nhau chỉ hơn kém nhau về số trống.Hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang sử dụng máy gieo rải hàng 6 trống.

Trang 28

Cấu tạo máy gieo rải hàng 6 trống như sau: Máy gồm có 6 trống nhựađể chứa hạt mầm, trên mỗi trống có 2 đôi hàng lỗ, một đôi hàng lỗ mau gồm14 lỗ để dùng cho lúa thuần (khoảng 40 kg thóc giống/ha) và một đôi hàng lỗthưa có 28 lỗ dùng cho lúa lai (khoảng 30 kg thóc giống/ha) Kích thước củatrống nhựa có đường kính là 18cm, khoảng cách giữa các hàng lỗ cùng mứclà 18cm Các trống được được lắp sát nhau trên một trục vuông được làm từsắt hộp Hai đầu trục có lắp hai bánh xe nhựa, bánh xe nhựa có đường kính là55cm Hai bánh được lắp chặt với trục của giàn kéo tay Ngoài ra còn có mộtcơ cấu tay kéo dùng để kéo toàn bộ giàn chuyển động trên ruộng.

* Nguyên tắc hoạt động:

Khi ta tác dụng lực vào tay kéo làm cho máy chuyển động tịnh tiến,các trống sẽ quay theo nhờ vào việc bắt chặt các trống và bánh xe với trục,nên khi bánh xe quay thì trục quay theo làm cho trống nhựa cũng quay Việcquay trống nhựa làm cho hạt mầm chứa bên trong trống chuyển động quayvới phương ngược chiều với chiều tiến của giàn sạ Do vậy, làm cho hạt mầmrơi ra khỏi lỗ của trống và dải hạt mầm thành hàng trên mặt ruộng Khi tadừng lại thì bánh xe không chuyển động và trống nhựa cũng dừng quay nênhạt mầm không rơi ra ngoài

* Một số loại máy sạ theo hàng

Ngoài giàn kéo tay Hoàng Thắng, ở Việt Nam còn có một số mẫu máygieo sạ khác:

- Máy sạ hàng kéo tay của TS Lê Văn Bảnh, ở đồng bằng sông CửuLong, thiết kế chế tạo năm 1995.

- Máy sạ tỉa kéo tay của TS Nguyễn Văn Yến, ở Đại học Đà Nẵng,thiết kế chế tạo năm 2003.

- Máy sạ hàng kéo tay của ông Đoàn Y, thợ cơ khí hhuyện Mỹ Tú, tỉnhsóc Trăng, thiết kế và chế tạo năm 2004.

- Máy sạ tỉa kéo tay của ông Tô Hồng Quân và ông Đặng Văn Tiễn, hai

nông dân huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An, thiết kế chế tạo năm 2005

Trang 29

4.2 Khái quát về việc triển khai mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieorải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên các điềukiện để sản xuất lúa rất phù hợp như đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào,khí hậu thuận lợi Diện tích trồng lúa hàng năm của tỉnh khoảng trên 75 nghìnha do vậy nhu cầu về nhân lực và vật lực phục vụ cho sản xuất lúa là rất lớn.Bên cạnh đó công nghiệp, dịch vụ của tỉnh cũng rất phát triển, đặc biệt trongnhững năm gần đây Nghị quyết của tỉnh uỷ đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bảntrở thành tỉnh công nghiệp, cơ cấu sản phẩm là công nghiệp – nông nghiệp -dịch vụ do vậy lao động nông nghiệp được chuyển dần sang sản xuất côngnghiệp và dịch vụ Thêm nữa Bắc Ninh cũng là một tỉnh có rất nhiều làngnghề, tốc độ phát triển của các làng nghề cũng rất mạnh mà đa phần các làngnghề đều ở các vùng quê chính vì vậy lao động nông nghiệp ngày càng thiếu,nhất là vào dịp mùa vụ thì càng thiếu Thiếu lao động dẫn đến chậm thời vụhơn nữa phải thuê lao động với giá cao do vậy hiệu quả kinh tế thu được từtrồng lúa là không cao Vì thế, trên địa bàn tỉnh việc giải quyết vấn đề laođộng nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn.

Từ những năm 2000, các hộ nông dân đã áp dụng và mở rộng diện tíchgieo vãi, diện tích gieo vãi của tỉnh khoảng 3 nghìn ha chiếm 4% tổng diệntích lúa toàn tỉnh Gieo vãi đã giải quyết được khâu thời vụ mà vẫn đẩm bảođược năng suất cao Nhưng cách làm này cũng không được áp dụng rộng rãinguyên nhân là do tập quán cấy mạ dược của các hộ đã từ lâu đời nên rất khóđể thay đổi, chưa chủ động tưới tiêu nước và nhất là vẫn tốn công tỉa dặm dogieo vãi không đều Bình quân mất khoảng 2 công để tỉa dặm cho 1 sào lúa.

Cũng từ những năm 2000, một công cụ hỗ trợ trong khâu gieo mạ đã rađời là máy gieo rải hàng Qua sản xuất thực tế, máy gieo rải hàng tỏ ra rấthiệu quả, không tốn công, năng suất cao đồng thời lại giải phóng sức laođộng cho bà con nông dân

Trang 30

Qua thực tế tại nhiều địa phương trên cả nước, vụ Xuân năm 2008trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh đã thử nghiệm phươngpháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng trên 3 huyện:

- Huyện Gia Bình: Thử nghiệm tại HTX Cẩm Xá xã Nhân Thắng với 6máy gieo.

- Huyện Quế Võ: Thử nghiệm tại HTX Trúc Ổ xã Mộ Đạo với 3 máygieo.

- Huyện Lương Tài: Thử nghiệm tại HTX Mỹ Duệ xã Phú Hoà với 2máy gieo.

Bước đầu quá trình thực hiện mô hình được tiến hành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 quá trình chuyển giao máy và kỹ thuật gieo cho bà con nông dân

Tập huấn kỹ thuật sử dụng máy sạ trực tiếp trên đồng

Bàn giao máy sạ cho bà con nông

dân.Tập huấn cho bà con nông

dân về kỹ thuật làm đất, ngâm ủ giống và kỹ thuật

gieo giống.

Tập huấn kỹ thuật sử dụng máy sạ

Mua máy.Tuyên truyền về cách làm

và hiệu quả của mô hình tại địa phương.

Trang 31

Quá trình xây dựng và nhân rộng mô hình gieo thẳng lúa bằngmáy gieo rải hàng trên địa bàn 3 huyện được thực hiện từng bước theo sơ đồ1, cụ thể như sau:

* Tuyên truyền về hiệu quả của mô hình và cách thực hiện mô hình cho bàcon nông dân tại các địa phương.

Ngay khi có kế hoạch, trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Bắc Ninhđã tiến hành các buổi tuyên truyền về hiệu quả của mô hình gieo thẳng lúabằng máy gieo rải hàng so với lúa cấy và lúa gieo vãi, cách làm của mô hìnhcho ban lãnh đạo của HTX Trúc Ổ, HTX Mỹ Duệ và HTX Cẩm Xá của 3Huyện Quế Võ, Lương Tài và Gia Bình, đồng thời thông tin cho các hộ quahệ thống thông tin tại các HTX Từ ngày 02/01/2008 đến ngày 04/01/2008,trung tâm trực tiếp tiến hành 3 buổi tuyên truyền về hiệu quả của mô hìnhgieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng so với lúa cấy và lúa gieo vãi, cáchthực hiện mô hình cho các hộ tại địa phương Việc áp dụng mô hình sẽ đemlại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp cũ như:

- Giảm lượng thóc giống từ 0,8 – 1,0 kg/1 sào.

- Giảm công gieo mạ, công cấy từ 2 – 3 công/ 1 sào đối với lúa cấyvà giảm từ 1 – 1,5 công/ 1 sào đối với lúa gieo vãi.

- Giảm thời gian sinh trưởng từ 7 – 10 ngày/ 1 vụ so với lúa cấy.- Tăng năng suất từ 10 – 20% so với lúa cấy.

- Giảm sâu bệnh.

Việc thực hiện mô hình thử nghiệm hoàn toàn tự nguyện, các hộ nàotham gia sẽ đăng ký mua máy với trung tâm tại cuối buổi tập huấn Giá máygieo mua tại công ty nhựa Cần Thơ là 1.000.000 đồng/1 máy, tỉnh hỗ trợ500.000 đồng/1 máy, do đó số tiền người dân phải trả là 500.000 đồng/1 máy.

* Tập huấn cho các hộ về kỹ thuật làm đất, ngâm ủ hạt mầm, kỹ thuật sửdụng máy và kỹ thuật chăm sóc ruộng lúa sau khi gieo.

Trang 32

Từ ngày 16/02/2008 – 18/02/2008, trung tâm trực tiếp tiến hành 3 buổitập huấn về các kỹ thuật làm đất, ngâm ủ hạt mầm, kỹ thuật sử dụng máy vàkỹ thuật chăm sóc ruộng lúa sau khi gieo cho các hộ tại 3 HTX

Nội dung tập huấn cụ thể như sau:

Chuẩn bị ruộng gieo

Cần quy hoạch, khoanh vùng tập trung để tiện tưới tiêu nước, chămsóc, phong trừ sâu bệnh, chống chim chuột.

+ Làm đất kỹ, bừa phẳng.

+ Bón đủ phân bón lót trước khi bừa cấy.

+ Để lắng bùn sau đó vét rãnh xung quanh, lên luống rộng bằng chiềudài của dụng cụ sạ hàng.

Hình 4.2 Làm đất phục vụ gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàngNgâm ủ hạt giống

Xử lý giống bằng nước muối nhằm chọn ra 100% hạt chắc, mẩy: pha2,0 – 2,2 kg muối ăn với 10 lít nước sạch, sau đó ngâm thóc giống vào dungdịch theo tỷ lệ 1 phần thóc + 3 phần nước Sau đó rửa sạch, ngâm thật nonước cho đến khi thấy trong, phôi hạt phình lên mới đãi sạch.

Xử lý hạt giống bằng Cruiser (5ml pha với 1- 1,5 lít nước, chộn đều 20kg thóc giống) để diệt mầm bệnh và bọ trĩ thời ký đầu rồi đem đi ủ.

Trang 33

Điều khiển để mầm dài hơn rễ, khi gieo xuống rễ bám ngay vào đất:khi hạt nứt nanh chộn với trp bếp (10kg giống chộn với 0.3 – 0.5 kg tro bếp)trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút, sau đó đãi sạch, tiếp tục mang đi ủ sẽkích thích mầm dài hơn rễ Khi mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đigieo.

Hình 4.3: Hạt giống gieo bằng máy gieo rải hàngThời vụ

+ Vụ Xuân: Gieo sau lập xuân đến 25/2, khi nhiệt độ bình quân trongngày trên 15oC.

+ Vụ Mùa: Gieo từ 10/6 đến 20/6, gieo vào buổi chiều hoặc nhữngngày dâm mát.

Kỹ thuật gieo

+ Tháo cạn nước, dùng cây chuối hay tấm ván trang lại mặt ruộng đểtạo lớp bùn loãng nổi lên trên mặt để khi gieo hạt giống chìm nhưng khônglọt vào lỗ hổng lớn.

Trang 34

+ Chuẩn bị giàn gieo: giàn gieo có 6 trống để đựng giống, mỗi trống có4 hàng lỗ (2 hàng lỗ mau gieo với mật độ 40kg/ha; 2 hàng lỗ thưa gieo vớimật độ 30kg/ha).

+ Tuỳ từng chân đất, giống, thời vụ mà gieo với các mật độ khác nhau.Thông thường với lúa thuần thì gieo 2 hàng lỗ mau, lúa lai thì gieo 2 hàng lỗthưa, 2 hàng lỗ còn lại được bịt bằng dây chun hoặc băng dính.

+ Mở nắp trống, chia đều lượng giống vào trong các trống (chỉ đổ đầy2/3 trống), đóng lắp lại, kiểm tra nắp cho chắc chắn để tránh bật nắp.

+ Sau khi chuẩn bị xong, đưa dụng cụ gieo vào vị trí, kéo thẳng theochiều mũi tên trên nắp trống, khi tới đầu bờ nhắc dụng cụ gieo lên quayngược lại 180o, đặt một bánh ở lần kéo sau trùng với bánh ở lần kéo trước rồitiếp tục kéo cho đến khi gieo hết ruộng.

Lưu ý:

- Trước khi kéo phải đẩy lùi giàn gieo về sau để hạt giống văng ra ngaytừ đầu hàng, kéo đều tay để mống xuống đều theo hàng Khi đang kéo màdừng lại, nếu muốn kéo tiếp phải đẩy lùi, kéo tiến lại chỗ một, hai lần cho hạtgiống rơi xuống rồi mới kéo tiếp.

- Nên sạ theo hướng Đông-Tây là tốt nhất, vì hướng này cây lúa sẽnhận được nhiều ánh sáng mặt trời và thông gió nhất, cây này ít che bóng câykia, khoảng cách rộng giữa 2 hàng thông thoáng phát huy tác dụng.

- Khi kéo phải kéo theo chiều mũi tên ký hiệu trên trống (không kéongược), đi thật thẳng và bước thật đều, tránh tạo ra những cú giật làm cho hạtgiống xuống không đều.

- Lượng giống đổ vào trống tối đa 2/3 thể tích trống, tránh đổ quá dàylúa dễ bị nghẽn.

- Không để nước dính vào trống, vì trống ướt hạt giống sẽ không rótđều.

Trang 35

- Trước khi kéo phải đẩy lùi 1/2 vòng để xốc cho đều lúa trong cáctrống và hạt lúa sẽ rơi ra đều hơn Trong khi kéo, nếu phải dừng lại, khi kéotiếp cũng phải đẩy lui nửa vòng vừa giúp lúa ra đều vừa tránh khoảng trốngsau này khỏi phải dặm lại.

Hình 4.4 Kỹ thuật dùng máyBón phân

+ Lượng phân bón cho một sào Bắc bộ như sau: Phân chuồng 200 300kg; Urê 5 – 6kg; Lân supe 15 – 20kg; Kali clorua 6 – 7kg Hoặc bón NPKchuyên dùng, lượng bón quy đổi theo phân đơn.

Trang 36

Chăm sóc sau khi gieo

+ Phun thuốc trừ cỏ, đây là yêu cầu bắt buộc đối với lúa gieo thẳng,dùng Sofit 300 EC phun ngay sau khi gieo từ 1 – 3 ngày Sau khi phun, giữnước ở rãnh để giữ ẩm cho ruộng ít nhất trong vòng 1 tuần

+ Khi lúa được 2 – 2,5 lá đưa nước láng mặt ruộng, bón thúc lần 1, tỉadặm Sau khi bón phân 2 – 3 ngày tháo cạn, giữ ẩm.

+ Khi lúa được 5 – 6 lá, đưa nước trở lại, bón thúc lần 2, làm cỏ sụcbùn và tỉa dặm Giữ mực nước nông để lúa đẻ nhánh.

+ Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản xung quanh 350 dảnh/m2, tháo cạn đểruộng nẻ chân chim, sau đó tưới tháo xen kẽ.

+ Khi lúa có đòng cứt dán, đưa nước trở lại, bón phân đón đòng, giữnước cho đến khi lúa chín đỏ đuôi, tháo cạn nước để thu hoạch được thuậnlợi.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phong trừ, phát hiện và xử lýsâu bệnh kịp thời (14).

* Tập huấn kỹ thuật sử dụng máy gieo rải hàng trực tiếp trên đồng ruộng

Sau khi đã tập huấn về các kỹ thuật sử dụng máy, trung tâm đã bàngiao máy cho các hộ và tiến hành hướng dẫn các hộ gieo trực tiếp trên thửaruộng nhà mình Cụ thể là:

- Ngày 22/2/2008 Trung tâm tổ chức gieo trình diễn tại HTX Cẩm xá.

- Ngày 26/2/2008 Trung tâm tổ chức gieo trình diễn tại HTX Trúc Ổ.- Ngày 1/3/2008 Trung tâm tổ chức gieo trình diễn tại HTX Mỹ Duệ.

Kết quả thu được tương đối tốt, thời gian gieo 1 sào chỉ hết 10 phút vàlượng giống từ 0.9 – 1,0 kg/1 sào (lúa lai)

Qua 2 vụ áp dụng, phương pháp gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàngđã thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp cấy lúa truyềnthống như là: Giảm lượng giống; Giảm công gieo mạ, nhổ mạ; Giảm côngcấy; Giảm thời gian sinh trưởng; Tăng năng suất và đặc biệt là giảm mức độ

Trang 37

căng thẳng của thời vụ Với những kết quả rất khả quan như vậy, vụ xuânnăm 2009 Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh đã mua thêm248 chiếc máy gieo rải hàng để phục vụ nhu cầu của bà con nông dân đồngthời nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn tỉnh Quy mô vụ xuân 2009 nhưsau:

Huyện Lương Tài: 40 máy.Huyện Yên Phong: 123 máy.Huyện Tiên Du: 12 máy.Huyện Thuận Thành: 11 máy.Huyện Gia Bình: 13 máy.Huyện Quế Võ: 80 máy.Thị xã Từ Sơn: 1 máy.Thành phố Bắc Ninh: 4 máy.

Như vậy, đến vụ Xuân năm 2009 toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 295 máygieo rải hàng (vụ Xuân 2008 là 11 máy và vụ Xuân 2009 là 284 máy) Mặcdù số lượng máy này vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu gieo trồng lúa bằngmáy của các hộ trên địa bàn tỉnh tuy vậy đạt được kết quả đó chứng tỏ môhình bước đầu đã có thành công nhất định.

4.3 Diện tích trồng lúa sử dụng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh BắcNinh

Gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng là một cách làm mới, lần đầutiên áp dụng mô hình này ở tỉnh do vậy trung tâm khuyến nông - khuyến ngưtỉnh cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và mở rộng mô hìnhnhư: Tập quán gieo mạ rồi nhổ mạ đem cấy đã thành thói quen đối với các hộdo vậy rất khó để thay đổi được; Hệ thống tưới tiêu chưa đảm bảo; Các hộchưa hiểu rõ được lợi ích mà phương pháp đem lại; Đất đai manh mún, nhiềuô thửa nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc và quản lý Chính vì vậy,qua tìm hiểu và nghiên cứu, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh BắcNinh đã quyết định thử nghiệm mô hình gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải

Ngày đăng: 01/11/2012, 16:19

Hình ảnh liên quan

2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.1.1.3.

Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.2: Ví dụ 2 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.2.

Ví dụ 2 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.3: Diện tích lúa gieo thẳng vụ Xuân năm 2008 của miền Bắc -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.3.

Diện tích lúa gieo thẳng vụ Xuân năm 2008 của miền Bắc Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.4 Tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa gieo thẳng tại tỉnh Hà Tây vụ Xuân năm 2008  -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.4.

Tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa gieo thẳng tại tỉnh Hà Tây vụ Xuân năm 2008 Xem tại trang 15 của tài liệu.
2.3.2 Tại tỉnh Hà Tây (cũ) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.3.2.

Tại tỉnh Hà Tây (cũ) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng từ năm 2006 – 2008 của tỉnh Bắc Ninh. -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 3.1.

Cơ cấu diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng từ năm 2006 – 2008 của tỉnh Bắc Ninh Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo một số cây trồngchính -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 3.2.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo một số cây trồngchính Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 3.4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (từ 10 tuổi trở lên) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 3.4.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (từ 10 tuổi trở lên) Xem tại trang 23 của tài liệu.
+ Thông tin chung về mô hình gồm: Số lượng mô hình, địa điểm thực hiện mô hình, cách thức thực hiện … được thu thập tại trung tâm khuyến  nông  - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh. -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

h.

ông tin chung về mô hình gồm: Số lượng mô hình, địa điểm thực hiện mô hình, cách thức thực hiện … được thu thập tại trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 4.1 Máy gieo rải hàng Hoàng Thắng -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hình 4.1.

Máy gieo rải hàng Hoàng Thắng Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bước đầu quá trình thực hiện mô hình được tiến hành theo sơ đồ sau: -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

c.

đầu quá trình thực hiện mô hình được tiến hành theo sơ đồ sau: Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 4.2 Làm đất phục vụ gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng Ngâm ủ hạt giống -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hình 4.2.

Làm đất phục vụ gieo thẳng lúa bằng máy gieo rải hàng Ngâm ủ hạt giống Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 4.3: Hạt giống gieo bằng máy gieo rải hàng Thời vụ -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hình 4.3.

Hạt giống gieo bằng máy gieo rải hàng Thời vụ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 4.4 Kỹ thuật dùng máy Bón phân -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hình 4.4.

Kỹ thuật dùng máy Bón phân Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4.2 Diện tích áp dụng phương pháp gieo bằng máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.2.

Diện tích áp dụng phương pháp gieo bằng máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 4.4 Lúa gieo bằng máy gieo rải hàng tại HTX Trú cỔ -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Hình 4.4.

Lúa gieo bằng máy gieo rải hàng tại HTX Trú cỔ Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4.4 Cơ cấu diện tích gieo cấy của các hộ điều tra năm 2008 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.4.

Cơ cấu diện tích gieo cấy của các hộ điều tra năm 2008 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 4.6 Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.6.

Chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 4.7 Chi phí lao động cho sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.7.

Chi phí lao động cho sản xuất lúa của hộ áp dụng phương pháp và hộ không áp dụng (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4.8 Chi phí lao động cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.8.

Chi phí lao động cho sản xuất lúa giữa các diện tích áp dụng và không áp dụng trong 1 hộ (tính cho 1 sào 360m2/1 vụ) Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ áp dụng phương pháp và không áp dụng -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.9.

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ áp dụng phương pháp và không áp dụng Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 4.10 hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong cùng 1 hộ -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.10.

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các diện tích áp dụng phương pháp và không áp dụng trong cùng 1 hộ Xem tại trang 55 của tài liệu.
Câu 5: Cô/chú nêu các loại chi phí và thu nhập của 1sào lúa theo bảng dưới đây:Tính cho 1 sào lúa (360m  )  2 -  Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình gieo lúa bằng máy gieo rải hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

u.

5: Cô/chú nêu các loại chi phí và thu nhập của 1sào lúa theo bảng dưới đây:Tính cho 1 sào lúa (360m ) 2 Xem tại trang 66 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan