Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá sặc rằn (Trixchogaster Pectoralic Regan)

27 1.6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá sặc rằn (Trixchogaster Pectoralic Regan)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá sặc rằn (Trixchogaster Pectoralic Regan)

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

* Nhóm sinh viên chúng tôi xin chân thành cảm ơn :

-Ban giám hiệu trường Đại Học Tiền Giang cùng các quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp

-Thầy Trương Khắc Hiếu -Thầy Nguyễn Châu Đức

-Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn

-Đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tập này Do thời gian thực tập có hạn trình độ kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế dù đã cố gắng hết sức bài báo cáo của chúng tôi vẫn không tránh được những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn

Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

2.2 Đặc điểm môi trường sống 5

2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 6

2.4 Đặc điểm dinh dưỡng và phát triển 6

3.3.1 Thu thập và phân tích số liệu 8

3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật 8

3.4 Phương pháp nghiên cứu 9

3.4.1 Kỹ thuật chọn cá bố mẹ 9

Trang 3

4.6 Quá trình phát triển phôi cá sặc rằn 25

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT5.1 Kết luận 26

5.2 Đề xuất 26

DANH MỤC ẢNH TRANGHình 1: Cá sặc rằn cái 10

Trang 4

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:

Hiện nay ngành thủy sản đang giữ một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế nước ta Doanh thu từ các mặt hàng xuất khẩu thủy sản đã mang lại rất nhiều ngoại tệ cho đất nước Tuy nhiên để có lượng sản phẩm xuất khẩu lón thì sản lượng đánh bắt thủy sản hàng năm phải gia tăng lên rất nhiều Điều này dẫn đến tình trạng lạm phát nguồn lợi thủy hải sản gây nên cạn kiệt con giống tự nhiên

Vì thế, kỹ thuật cho sinh sản nhân taọ cá là một phương pháp phù hợp cho thực trạng trên

Trước thời cơ và thách thức đó chúng ta không thể không phát triển tốt hơn nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc chủ động nguồn giống qua công tác sinh sản nhân tạo Điều này góp phần quan trong trong công tác sinh sản bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển thủy sản bền vững

Với những yêu cầu thực tế trên được sự phân công của khoa nông nghiệp bộ môn thủy sản trường Đại Học Tiền Giang, chúng tôi tiến hành “tìm hiểu qui trình sản xuất giống nhân

tạo và ương nuôi cá sặc rằn (Trixchogaster pectoralic regan)” tại cơ sơ sản xuất giống của

anh Nguyễn Van Tuấn tọa lạc xã Trung Hòa, Huyện Chợ Gạo, Tiền Giang

1.2 Mục tiêu thực tập:

- Ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất giống - Rèn luyện kỹ năng trong nghề sản xuất giống và ương nuôi cá - Có thể tự thực hiện một quy trình sản xuất giống

- Học hỏi kinh nghiệm thực tế bổ sung và củng cố phần lý thuyết.

Qui trình ương giống

- Kỹ thuật Cải tạo ao nuôi- Kỹ thuật Xử lý nước

Trang 5

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Hiện nay phong trào nuôi cá đang phát triển mạnh mẽ như cá tra, basa, trê vàng lai, rô đồng, sặc rằn… trong đó sặc rằn cũng là đối tượng nuôi phổ biến Chúng sống ở nước lợ cũng có thể sống ở ao ruộng lúa, rừng tràm… Nuôi cá sặc rằn dễ, thịt lại thơm ngon và là thức ăn của nhiều hộ gia đình, cho nên để đáp ứng cho nhu cầu nuôi, nhà sản xuất đã chủ

động tạo ra nguồn giống bằng phương pháp cho sinh sản nhân tạo Do đó kỹ thuật nuôi cho

sinh sản nhân tạo cần được quan tâm để đạt được hiệu quả cao.

2.1 Phân loại:

- Cá sặc rằn thuộc

+ Bộ : Perxciformes + Họ : Anabantisdae + Giống: Tricbangaster

+ Loài :Trixchogaster pectoralic regan

* Phân bố:

- Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ

- Cá sặc rằn thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa hằng năm nhiều.

-Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL

2.2 Đặc điểm môi trường sống

- Nhiệt độ thích hợp cho cá sặc rằn phát triển từ 15-30oC nhưng có thể chịu được nhiệt độ từ 11-390C

- pH thích hợp từ 6.5-8 nhưng có thể sống ở môi trường có pH từ 4-4.5 nhưng phát triển chậm

- Độ mặn 80/00 - DO 3-4 mg/lít

- Cơ quan hô hấp phụ hình thành từ 2-3 ngày tuổi nên cá có thể thở được khí trời trong điều kiện môi trường sống thiếu oxy.

- Môi trường sống thuận lợi nhất cho sự phát triển nhanh chóng của cá là môi trường giàu chất hữu cơ rong cỏ, cây thối rửa, phân gia súc, gia cầm…

Trang 6

2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

-Cá sặc rằn đẻ trứng và nở sau 18-20 giờ ở nhiệt độ 28-300C.

- Cá mới nở 1 ngày tuổi có màu đen dinh dưỡng bằng noãn hoàng nằm ngửa trên mặt nước bơi lội không định hướng

- Cá 3 ngày tuổi nằm sấp, thường tập trung ở những nơi có ánh sáng Bơi lội định hướng, bắt đầu dinh dưỡng bằng thức ăn bên ngoài

- Cá 5 ngày tuổi noãn hoàng hoàn toàn biến mất và cá chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn bên ngoài.

- Ở ĐBSCL nhiệt độ từ 250C – 300C cá đạt trọng lượng khoảng 140g/con sau 2 năm, quan sát cá đực và cá cái cùng tuổi thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn

2.4 Đặc điểm dinh dưỡng:

-Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật và thủy thực vật phân hủy

- Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước

- Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, cám tấm, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chúng - Khi cá trưởng thành, chiều dài ruột gấp 5,6-8,5 chiều dài thân Cấu tạo đặc trưng của loài cá sử dụng thức ăn là mùn bã hữu cơ thực vật

Trang 7

- Khi mùa mưa tới, nhất là sau những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây cỏ thủy sinh để sinh sản Cá sinh sản trong suốt mùa mưa, nên trong đàn luôn xuất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau.

- Mùa vụ sinh sản trong tự nhiên từ tháng 4- tháng 9 Nhưng trong sinh sản nhân tạo thì thường kéo dài từ tháng 2- tháng 10.

- Sức sinh sản đạt khoảng 150000-250000trứng/kg cá cái nếu điều kiện nuôi vỗ tốt - Khi sinh sản cá sặc rằn bắt cặp và tìm đến vùng nước ven bờ, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh để đẻ.

- Hoạt động sinh sản bắt đầu với việc làm tổ bằng bọt của cá đực, sau đó cá cái đẻ trứng ra ngoài, trứng được thụ tinh và cũng chính cá đực dùng miệng gom trứng lại rồi đặt vào tổ bọt

- Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước 27 – 29oC cá nở sau 18-20 giờ Trong suốt thời gian này kể từ khi trứng đẻ tới nở và dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá đực và cá cái thường xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ và dùng vây quạt nước cung cấp oxy cho trứng

Trang 8

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian3.1.1 Địa điểm

- Tại cơ sở sản xuất giống và ương cá bột của anh Nguyễn Văn Tuấn tọa lạc tại xã Trung Hịa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

3.1.2 Thời gian:

- Thời gian thực hiện từ ngày 20/10-20/11/2009.

3.2 Dụng cụ và phương pháp nghiên cứu

- Bể lĩt bạt cao su (dùng làm bể đẻ và chứa cá bột)

3.3 Phương pháp thực hiện

3.3.1 Thu thập và phân tích số liệu

Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn,cân đo,đếm,tài liệu thao khảo: báo cáo khoa học,trên mạng

Số liệu được xử lý và phân tích trên máy trên phần mềm Microsolf Office (World, Excel).

3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật- Tỷ lệ đẻ (TLĐ) %:

Trang 9

- Tỷ lệ thụ tinh (%): TLTT cho phép đánh giá chất lượng tinh dịch, chất lượng trứng cũng

như thao tác kỹ thuật gieo tinh Để xác định TLTT của trứng, ta lấy 1 hoặc vài mẫu ngẫu nhiên (100 – 200 trứng) Thời điểm thích hợp để xác định TLTT là lúc phôi (trứng đã thụ tinh) và lúc trứng ở giai đoạn phôi vị.

Trang 10

Hình 16: Cá sặc rằn cái

Hình 17: Cá sặc rằn đực

Trang 11

3.4.2 Kỹ thuật xử lý và cho đẻ

- Nguồn nước được lấy từ hệ thống kênh rạch cấp nước nội đồng ở địa phương Dùng máy bơm nước vào bể, nước được lọc qua túi lọc bằng vải kate nhằm ngăn chặn dịch hại xâm nhập vào bể đẻ.

- Các yếu tố môi trường sau đây phải được đảm bảo khi bơm nước vào bể đẻ.+ Nhiệt độ 28-300C

+ LRH-A3 (Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog)

LRH-A3 là một loại kích dục tố được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất cá giống LRH-A3 là kích dục tố tổng hợp (nhân tạo) làm tác động mạnh vào não thùy cá để làm sản sinh ra hormone sinh dục (hormone nội sinh)

Ở nước ta, LRH-A3 hiện nay được dùng rất phổ biến trên nhiều loại cá, được nhập từ Trung Quốc, có giá rẻ lại không gây phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch ở cá (nếu được sử dụng với liều lượng hợp lí)

Trang 12

Tuy nhiên, khi sử dụng LRH-A3 kích thích sinh sản cá có nhiều nhược điểm là làm kéo dài thời gian tái thành thục của cá so với sử dụng HCG hoặc não thùy Nguyên nhân cơ bản là LRH-A3 đã làm cho cá sử dụng cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho quá trình chín và rụng trứng (Nguyễn Tường Anh, 1999).

FSH và LH là hormone hướng dục có ở dịch nghiền não thùy (tuyến yên) cá FSH (Follicicle stimulating hormone- Prolan A) có tác dụng thúc đẩy màng Follicul hoạt động và làm trứng mau chín LH (Luteo tropin hormone- Prolan B) có tác dụng làm vỡ màng Folli và rụng trứng FSH và LH được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1930 trong thí nghiệm kích thích sinh sản cá và đã đem lại thành công Hàm lượng FSH và LH trong tuyến yên cao nhất khi cá có tuyến sinh dục thành thục và hàm lượng ở cá cái cao hơn ở cá đực.

Trang 13

Để làm giảm tác dụng của chất ức chế, người ta phải tiêm thêm chất kháng dophamin là doperidom (DOM) Ngoài DOM, thì hiện nay còn có các chất kháng dopamin thường dùng khác như là pimozid, metoclopramid, reserpin, spiperon, haloperidol

DOM)/kg cá cái Cá đực liều dùng bằng ½ cá cái

-Vị trí tiêm là góc vi ngực, hướng mũi kim tạo với trục cơ thể một góc 30-45 độ, mũi kim hướng đầu cá

Trang 14

Hình 21: Tiêm kích dục tố cho cá

- Sau khi tiêm xong bố trí cá vào thao nhựa đã chuẩn bị sẵn, mực nước là 2/3 chiều sâu của thau, thau có nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài Bố trí mỗi thau là 2 cặp cá bố mẹ

- Dùng lá môn úp lên mặt nước để tạo giá thể cho cá làm tổ và cho trứng nổi tập trung, mỗi cặp chỉ dùng một lá

- Sau khi tiêm khoảng 18-20h cá bắt đầu vật đẻ, trứng cá nổi và dính ở mặt dưới của lá môn, trứng cá có màu vàng sậm

Trang 15

Hình 22: Cá bố mẹ được đưa vào bể đẻ

Hình 23: Trứng cá sặc rằn

Trang 16

3.4.3 Quan sát sức sinh sản sự phát triển của phôi và tỉ lệ cá nở.

-Kỹ thuật ấp trứng

+ Sau khi cá đẻ xong, tiến hành vớt trứng ra để ấp, sử dụng thau nhựa chuẩn bị sẵn được vệ sinh sạch sẽ Nước bơm vào thau được lọc kỹ bằng vải kate và mực nước trong thau bằng 2/3 chiều sâu thau, mật độ ấp khoảng 40000 trứng / thau Ấp trứng theo hình thức nước tĩnh không sục khí ,không thay nước trong quá trình ấp.Nhiệt độ ấp là 28-300C

Hình 24: Ấp trứng cá sặc rằn

+Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàgn nằm ngữa trên mặt nước bơi lội kém và không định hướng Trong thời gian này chú ý sang thưa mật độ, không nên để mật độ quá dày Sau khi cá nở khoảng 60h, khối noãn hoàng đã tiêu hết, lúc này cá bơi lội nhanh và lặn xuống mặt nước và cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, phải nhanh chóng chuyển cá xuống ao nuôi.

Trang 17

Hình 25: Cá sặc rằn mới nở

Hình 26: Bể chứa cá bột

Trang 18

- Phơi đáy ao: phơi đáy ao 3 ngày ,khi mặt đáy ao rạn nứt vết chân chim - Bón phân: sử dụng phân gà ủ hoai lượng dùng 10kg/ 100m2

- Lấy nước cho ao: Nước cần được lọc qua lưới dày trước khi đưa vào ao để tránh cá khác, tép vào ao Nước cấp cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 0,8 - 1m

- Diệt trừ dịch hại trước khi thả cá: Có nhiều loại dịch hại đối với cá Nhưng thường quan tâm để diệt nhất là trứng ếch nhái và bọ gạo Để diệt trứng ếch nhái cần rào lưới xung quanh bờ ao Để diệt bọ gạo, sử dụng dầu lửa

- Sau 2 ngày cho nước vào ao thì tiến hành thả cá bột ,thả cá vào lúc sáng sớm, mật độ

Trang 19

khắp mặt ao Cho ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát

+ Tuần thứ 2 cho ăn 300g cám mịn + 300g bột cá cho 100000 cá/ ngày+ Tuần thứ 3 cho ăn 500g cám mịn+ 500g bột cá cho 100000 cá/ ngày

+ Bắt đầu tuần thứ 3 cho ăn thức ăn công nghiệp khẩu phần 5% trọng lượng thân.

3.5.3 Quản lý chăm sóc:

- Thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, kịp thời phát hiện bệnh và địch hại (ếch, nhái, rắn,cò, vạc ) để kip thời diệt trừ Đồng thời quan sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có thiếu Oxy hay không ) để kịp thời xử lý - Theo dõi mức nước, màu nước hàng ngày, duy trì mức nước luôn ở 1,2m Gĩữ cho màu nước ao luôn có màu xanh đọt chuối, cấp thêm nước khi mực nước giảm.

- Xung quanh bờ ao rào lưới chắn để ngăn chặn địch hại xâm nhập vào.

- Dùng lưới kéo đánh bắt ấu trùng chuồn chuồn, bọ gạo, bắp cầy… vào lúc sáng sớm.- Bổ sung thêm vitamin C, premix khoáng vào khẩu phần ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Trang 20

- Trọng lượng cá trong giai đoạn này khoảng 400-500con/kg

Hình 29: Thu hoạch cá con

Trang 21

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi

Kết quả kiểm tra các chỉ số môi trường (kết quả trung bình) trong bể ấp trứng và ao nuôi vỗ cá bố mẹ là: Nhiệt độ: 18 – 30oC, pH : 7 – 8.5,-Oxy(DO): 3 – 4 mg/l

Cá sặc rằn bố mẹ trước khi cho vào nuôi vỗ được chọn lựa kỹ lưỡng, cá thành thục tốt, tỷ lệ thành thục cao (70 – 80 %), đạt tiêu chuẩn cho sinh sản nhân tạo.

Các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi vỗ cho thấy thích hợp cho sự phát dục của cá bố mẹ.Nhiệt độ là cơ sở quan trọng cho sự tái thành thục nhanh hay chậm của cá bố mẹ được nuôi Trong phạm vi nhiệt độ cho phép, khi nhiệt độ tăng thì cường độ trao đổi chất sẽ tăng Khi nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các sản phẩm sinh dục thoái hóa nhanh hơn, dẫn đến chất lượng các sản phẩm sinh dục thấp.

Nhìn chung, pH nằm trong ngưỡng 7 – 8.5 so với sự thành thục tuyến sinh dục cá bố mẹ Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, pH ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự thành thục cá bố mẹ, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan và khí độc trong ao Khi pH nhỏ hơn 7 và lớn hơn 9 thì sự thành thục cá bố mẹ sẽ chịu ảnh hưởng xấu, nếu thời gian kéo dài thì sự phát triển các sản phẩm sinh dục rất kém và hệ số thành thục của cá thấp, thậm chí có thể gây chết cá bố mẹ.

Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong ao (từ 3-4 mg/l) Hàm lượng oxy hòa tan nằm trong mức thích hợp, các yếu tố sinh lý như sự phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục đạt tỷ lệ cao Ngược lại, khi thiếu oxy trong ao, cá bố mẹ sẽ giảm cường độ dinh dưỡng; giảm khả năng tích lũy dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển tuyến sinh dục sau này Nếu hiện tượng thiếu oxy kéo dài sẽ cản trở sự thành thục của cá, dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý sinh sản và thúc đẩy nhanh chóng sự thoái hóa các sản phẩm sinh dục

Trang 22

Hình 16: Cá bố mẹ sau khi nuôi vỗ

Khi kích thích sinh sản cho cá sặc rằn, sử dụng kích dục tố là (HCG + LRH-A3 + DOM) chích cho cá Qua kết quả sử dụng kích dục tố cho thấy thời gian hiệu ứng thuốc là 7giờ Tuy nhiên, khi đem thụ tinh thì tỷ lệ thụ tinh lại hơi thấp (70%) Nguyên nhân có thể là do thời gian hiệu ứng thuốc của cá đực chậm hơn cá cái, khi cá cái rụng trứng đồng loạt thì cá đực chưa sản sinh ra tinh trùng kịp lúc, dẫn đến chất lượng tinh kém, khả năng thụ tinh không cao Một lý do khác dẫn đến tỷ lệ thụ tinh không cao là do khi đánh bắt cá từ dưới ao về nhà, khả năng cá bị thiếu oxy trong thời gian ngắn cũng làm cho chất lượng tinh không tốt.

Ngày đăng: 30/10/2012, 15:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan