Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

25 1.5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Trang 1

mục lục

Đặt vấn đề 1

Nội dung 2

I Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2

1 Vị trí và vai trò của công nghiệp 2

2 Cơ cấu ngành công nghiệp 3

II Quan điểm của Đảng ta về vấn đề công nghiệp qua các kỳ đại hội 4

III Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 7

1 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua 7

2 Những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển công nghiệp Việt Nam 9

IV Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước 11

1 Phương hướng phát huy vai trò công nghiệp trong quá trình CNH - HĐH đất nước 11

2 Phương hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 14

3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước 19

V Dự báo sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong những năm tới 20

Kết luận 22

Tài liệu tham khảo 23

Trang 2

đặt vấn đề

Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp là mộtngành sản xuất vật chất rất quan trọng “Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vậtchất to lớn và độc lập Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân cônglao động xã hội”.

Trong nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhautham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thìvấn đề công nghiệp hoá-hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan của lịch sửnước nhà Quá trình này diễn ra trong điều kiện nước ta là một nước có nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu, kém phát triển, tụt hậu khá xa so với các nước phát triển, thua kém nhiềuđối với các nước trong khu vực về trình độ, khó khăn về vấn đề vốn, thị trường tiêu thụ,kinh nghiệm vận hành theo nền kinh tế thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh theo cơchế mới Trong điều kiện như vậy cần nghiên cứu vấn đề công nghiệp của nước ta theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa là rất cần thiết Liệu Việt Nam có thể đi lên thànhmột nước phát triển nhờ con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa dựa trên cơ sở pháttriển nghành công nghiệp được hay không đó là vấn đề mà chúng ta đang cần nghiêncứu.

Thực tế đã chứng minh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền sản xuất là điềukiện tiên quyết đối với hầu hết các nước đang phát triển muốn vươn lên hàng các quốcgia có thu nhập bình quân đầu người cao Tuy nhiên đây không phải là một quá trình đơngiản, nó không đơn thuần là sự chuyển tiếp kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất theo hướngtăng tỷ lệ công nghiệp trên nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc, mà là một quá trìnhphức tạp, lâu dài Đây là một quá trình chuyển đổi tổng thể, bao quát nhiều vấn đề quantrọng của nền kinh tế vĩ mô mà sự thành công hay không của quá trình này có tính quyếtđịnh đến mục tiêu CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân.

ở nước ta, từ Đại hội Đảng lần thứ I (9/1960) đã đề ra chủ trương công nghiệp hóađể tiến lên chủ nghĩa xã hội và qua một thời gian dài trên ba mươi năm qua chủ trươngđó của Đảng vẫn được quán triệt và thực hiện triệt để

Hướng chủ yếu để thực hiện CNH-HĐH ở Việt Nam là phát triển công nghiệp - làngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó cũng có vai trò to lớntrong quá trình CNH-HĐH đất nước Không thể nào CNH-HĐH nếu không có sự pháttriển công nghiệp vì CNH-HĐH không thể được thực hiện khi mà nền kinh tế lạc hậukém phát triển Đồng thời quá trình CNH-HĐH lại tạo điều kiện cho công nghiệp ngàycàng phát triển mạnh mẽ Vì vậy việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp trong quátrình CNH-HĐH là rất quan trọng và cần thiết.

Trang 3

Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập Đó chính làkết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất công nghiệp hoạt động theo nhu cầucủa các quan hệ sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh,

Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vât chất cơ bản của nền kinh tế quốcdân, trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đanh giá trình độphát triển kinh tế của một quốc gia.

Trong những năm qua, công nghiệp nước ta đã trải qua một quá trình lịch sử đầy thửthách gay go, ác liệt để tồn tại và phát triển Công nghiệp nước ta đã bước đầu xây dựngđược một số cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế Trong quá trình phát triển, côngnghiệp được vận động theo một trình tự nhất định như sau:

Công nghiệp với tư cách là một loại lao động sản xuất nằm trong nông nghiệp dongười nông dân sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất ra các sản phẩm thủ côngnghiệp có tính chất tự cấp tự túc phụ thuộc nền kinh tế nông nghiêp Như C Mác đã chỉra đó là sự phụ thuộc có tính chất nguyên thủy của công nghiệp đối với nông nghiệp

Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dưới hình thức nghề thủ công nghiệp độc lập.Nền sản xuất đó là nền sản xuất hàng hóa nhỏ Quá trình phát triển công nghiệp từ nềnsản xuất hàng hóa nhỏ lên nền đại công nghiệp cơ khí qua 3 giai đoạn đó là: hợp tác giảnđơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Quá trình phát triển của côngnghiệp vừa thể hiện sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội vừa thể hiện trình độ pháttriển của nền sản xuất hàng hóa trong sản xuất công nghiệp cũng như ảnh hưởng của sựphát triển sản xuất công nghiệp đến trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nói chung củanền kinh tế quốc dân

Nghiên cứu lịch sử phát triển công nghiệp cho thấy: “Công nghiệp không chỉ tái sảnxuất cơ sở vật chất cho xã hội mà còn tái sản xuất ra các quan hệ sản xuất khác nhau trênbước đường phát triển của mình Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa.

Tóm lại, công nghiệp là một phạm trù kinh tế với nhiều hình thức phát triển ở mứcđộ khác nhau như: công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, công nghiệphiện đại, công nghiệp tư bản chủ nghĩa, công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Nhưng đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộngrãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tạicủa hệ thống máy móc, tính liên tục của quá trình sản xuất Sản xuất công nghiệp có tínhchuyên môn hóa.

Trang 4

Quá trình phát triển sản xuất công nghiệp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhưkinh tế xã hội đã khẳng định vai trò chủ đạo và từng bước phát huy vai trò chủ đạo củacông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Thực chất vai trò chủ đạo của công nghiệp là sự ảnh hưởng quyết định của côngnghiệp đến việc phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân đồng thờicông nghiệp có khả năng tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triểntheo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa Vì công nghiệp có lực lượng sản xuấttiên tiến và quan hệ sản xuất tiên tiến hơn các ngành kinh tế quốc dân khác Trong sảnxuất công nghiệp con người sử dụng các công cụ lao động chủ yếu là máy móc thiết bịcòn như nông nghiệp chỉ sử dụng công cụ lao động thô sơ Vai trò chủ đạo của côngnghiệp được bắt nguồn từ chỗ nó tập hợp và không ngừng phát triển giai cấp công nhânđội quân tiên phong trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới xã hội Do đó màcông nghiệp có quan hệ sản xuất luôn được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất Công nhân trong ngành công nghiệp có trình độ caohơn trong sản xuất nông nghiệp Đối tượng lao động của công nghiệp rất phong phú vàđa dạng (cả tự nhiên và nhân tạo ).

Mặt khác, sản xuất công nghiệp là sản xuất chuyên môn hóa phân công lao động vàhợp tác lao động chặt chẽ Hình thức sở hữu là hình thức toàn dân còn phân phối theohình thức tiền lương: đây là hình thức phân phối tối ưu nhất và hình thức tổ chức quản lýở trình độ cao nên hình thành các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp.

Trong cách mạng quan hệ sản xuất: công nghiệp quyết định sự phát triển của cácngành kinh tế quốc dân chủ yếu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa Công nghiệp làngành duy nhất trang bị công cụ lao động cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác.Vìvậy, tốc độ và sự phát triển của công nghiệp quyết định đến trình độ phát triển của lựclượng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất Đồng thời quá trình đó cũng tácđộng tới quá trình phân công lao động Công nghiệp thông qua việc trang bị kỹ thuật chocác ngành kinh tế (nhất là nông nghiệp) Như vậy, sức mạnh của công nghiêp không chỉcó tác dụng củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong bản thân côngnghiệp mà còn có tác dụng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trong cách mạng khoa học kỹ thuật: "Công nghiệp giữ vai trò vô cùng to lớn Vaitrò đó thể hiện chủ yếu ở việc đem các thành quả của công nghệ áp dụng vào các ngànhkinh tế quốc dân bằng cách trang bị kỹ thuật cho nó làm cho các ngành đó có nhữngbước tiến mới về cơ sở vật chất kỹ thuật đẩy mạnh quá trình cách mạng khoa học kỹthuật của mình

Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Công nghiệp là tiền đề vật chất để thay đổi tận gốccác tư tưởng và văn hóa cũ, xây dựng tư tưởng và văn hoá mới, nânbg cao đời sống vậtchất và văn hóa của nhân dân góp phần bảo đảm sự phát triển và tiến bộ đồng đều giữacác vùng: vùng miền núi - đồng bằng, thành thị - nông thôn, lao động trí óc - lao độngchân tay, tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân

Ngoài ra trong các lĩnh vực khác: công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trongquá trình phát triển của lĩnh vực đó.

2 Cơ cấu ngành công nghiệp.

Xuất phát từ vai trò chủ đạo của công nghiệp ta xem xét đến cơ cấu kinh tế của côngnghiệp Cơ cấu ngành công nghiệp là số lượng ngành công nghiệp chuyên môn hóa vàmối liên hệ kinh tế sản xuất giữa các ngành đó biểu hiện quan hệ tỷ lệ về mặt lượng trong

Trang 5

lĩnh vực sản xuất giữa các ngành đó với nhau Cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện trìnhđộ phát triển công nghiệp của đất nước, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tự chủ của nếnkinh tế cũng như trình độ tăng năng suất lao động xã hội và mức độ hiệu quả của sảnxuất Cơ cấu ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát huy vị trí chủ đạocủa công nghiệp Do đó, kế họach cơ cấu ngành công nghiệp là một bộ phận trọng yếutrong kế hoạch hóa công nghiệp Vì vậy để kế hoạch hóa kinh tế ngành công nghiệp cầnphải có sự nhận thức đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp đó là:

- Nhân tố ảnh hưởng quyết định là tiến bộ KHKT Nhân tố này làm xuất hiệncác ngành sản xuất công cụ lao động mới, làm xuất hiện nhiều ngành hiện đại như: chếtạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa , sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệucao cấp.

- Trình độ và tính chất phát triển của công nghiệp thể hiện ở mối quan hệ gắnbó lâu đời giữa hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế Nông nghiệpcung cấp lương thực, thực phẩm, lao động, nguyên liệu cho công nghiệp và là thị trườngtiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp.

- Cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài nguyên thiên nhiêncủa đất nước Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết hay hạn chế việc hình thành các ngànhcông nghiệp - Trên cơ sở đó xây dựng một cơ cấu công nghiệp phong phú và cũng thểhiện được tính riêng biệt, tính mũi nhọn của công nghiệp một nước.

- Điều kiện lịch sử kinh tế xã hội sẽ để lại những đặc điểm riêng về cơ cấucông nghiệp mỗi nước, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi cơ cấu công nghiệp trongthời kỳ Phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất công nghiệp ở mỗi nước cũng đượcthể hiên rõ nét trong cơ cấu Nhân tố này tác động gián tiếp qua nhu cầu và là nhu cầu cókhả năng thanh toán của dân cư

- Trình độ phân công lao động quốc tế , tính đa dạng của nhu cầu, sự khácnhau về diều kiện thuận lợi trong sản xuất ở các nước đòi hỏi bất kể nền kinh tế nào cũngcần có sự trao đổi kết quả hoạt động lao động, Chính vì vậy cần phải mở rộng

- Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, mở rộng thị trường thế giới

Các nhân tố trên tạo thành một hệ thống phức tạp có quan hệ mật thiết với nhau và đồng thời phát huy tác dụng ảnh hưởng đối với cơ cấu ngành công nghiệp Quá trìnhxây dựng và phát triển công nghiệp nước ta cũng là quá trình cải tiến cơ cấu công nghiệpnói chung và cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng

ii/ quan đIểm của đảng ta về vấn đề công nghiệp qua các kỳ đại hội

Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng để thủ tiêu tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, khai tháctối ưu các nguồn lực và các lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, giảiquyết cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, Con đường để đạt được nhanh nhấtlà công nghiệp hóa (CNH) Sự nghiệp CNH ở nước ta được bắt đầu từ năm l960, từ đạihội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) Đảng đã khẳng định: “nhiệm vụ trung tâm củacả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là CNH XHCN mà mấu chốt là phát triển nền côngnghiệp nặng”(1) và chủ trương CNH là “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiệnđại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng, ưu tiên pháttriển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển công nghiệp và công

(1) Đảng Lao động Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu to n quàn quốc lần III, 1960.

Trang 6

nghiệp nhẹ”(2) Chiến lược này được củng cố và bổ sung qua các thời kỳ đại hội IV(12/1976) V(1981) và các hội nghị trung ương, đại hội Đảng Để thực hiện chiến lượcnày, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, chúng ta đã tậptrung mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài, tranh thủ sự viện trợ và giúp đỡ của cácnước bạn XHCN chú trọng một khoảng thời gian chúng ta đã hình thành được một nềnkinh tế đa ngành, có các ngành quan trọng như cơ khí, luyện kim, điện năng, khai thácthan

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) đề ra đường lối: “ xây dựng kinh tếXHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏlên sản xuất lớn; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, xây dựng côngnghiệp với nông nghiệp cả nước thành cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp…”(3)

Sau năm 1975 thống nhất đất nước do vậy đòi hỏi phải có chiến lược CNH thích hợphơn Nhưng thực tế, đường lối CNH do Đảng đề ra vẫn giữ nguyên Do chủ trương nônnóng chủ quan duy ý chí và với sai lầm trong công tác chỉ đạo, trong cơ chế và chínhsách nền thời kỳ đầu 1974-1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng,cơ cấu kinh tế ngày càng trở nên bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng Nông nghiệpkém phát triển không đáp ứng được nhu cầu trong nước, công nghiệp nặng không pháthuy được tác dụng Thời kỳ 1976-1980 tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%; thu nhậpquốc dân chỉ tăng 0,6% Trong khi đó dân số tăng 2,24%/năm, sản xuất công nghiệp bìnhquân chỉ tăng 0,6%, trong đó công nghiệp quốc doanh giảm 2,6%; sản xuất nông nghiệptăng bình quân 1,9% Quá trình CNH diễn ra có nhiều khó khăn và chậm chạp vì thiếunhững tiền đề kinh tế cơ bản Hiệu quả kinh tế rất thấp so với nguồn vốn và công sức bỏra Nguồn lực bị lãng phí nhiều, chưa có tích lũy nội bộ.

Nóng vội trong cải tạo XHCN, hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế tưnhân và cá thể vì vậy không huy động được các nguồn lực trong nước tham gia vào CNHđất nước Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quồc lần thứ V (3/1982) đã xác định:“Nội dung chính của CNH XHCN trong những năm tới là tập trung sự phát triển mạnhnông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớnXHCN, ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệpnặng quan trọng” (4) Sự thay đổi đó bước đầu đã có tác dụng đến phát triển kinh tế - xãhội và CNH Bình quân hàng năm sản xuất công nghiệp tăng 0,5%; TNQD tăng từ 20,5%năm 1980 lên 30% năm 1985 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa V củaĐảng cộng sản Việt Nam đã coi “Công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốcđộ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắnvới đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao và lâubền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân" (KTQD) và cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VI Đảng ta đã quán triệt tư tưởng CNH: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa với nhịp độtăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả" (5) và đại hội Đảng VI đã khẳng định : "Tiếptục nắm vững hai chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa".

(2) Đảng Lao động Việt Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu to n quàn quốc lần III, 1960.(3) Trang151 - Giáo trình Lịch sử Đảng.

(4) Văn kiện Đại hội Đại biểu to n quàn quốc lần thứ V.(5) Trang 33- Văn kiện Đại hội Đảng VI.

Trang 7

Kể từ năm 1986, đây là thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ cả vềnhận thức quan điểm và tổ chức chỉ đạo thực hiện Đại hội lần thứ VI(12/1986) đã xác định rõ quan điểm và chủ trương, phương hướng đổi mớikinh tế - xã hội ở nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lênCNXH, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết choviệc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp theo” (6) và“Trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người,sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực,thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” (7) Từ quan điểm và chủtrương mới trên Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa bằng cơ chế và bằng cácchính sách biện pháp thực hiện cụ thể là: chính sách kinh tế nhiều thànhphần, chính sách kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chínhsách tài chính tiền tệ kiềm chế lạm phát, chuyển cơ chế kế hoạch hóa tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Nhờ vậy nền kinh tế đã vượt qua trạng thái suy giảm lạm phát đáng kể, điềuchỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tiếp tục công nghiệp hóa Lạm phát từ mức3 con số năm 1986: 5887,2%; năm 1987:417,6% ; năm 1988: 410,9%; giảmxuống còn hai con số năm 1989: 30%; năm 1990: 52,8% Tốc độ tăng bìnhquân hàng năm của tổng sản phẩm xã hội là 4,8% Thu nhập quốc dân:3,9%; giá trị tổng sản lượng công nghiệp 5,2%, giá trị tổng sản lượng nôngnghiệp 3,5%; giá trị xuất khẩu 28%; giá trị nhập khẩu 8% Một số mặt hàngxuất khẩu cơ bản được hình thành như dầu mỏ, than đá, lâm hải sản, gạo.Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vực tăng nhanh Thu nhậpquốc dân năm 1991 tăng 2,4% so với năm 1990, năm 1992 tăng 5,4% so với1991 Sản lượng công nghiệp tăng 5,3% (1991) và 15,5% (1992) Cơ cấu côngnghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp và có hiệu quảhơn Năm 1986 cơ cấu tổng sản lượng công nghiệp, ngành điện lực chiếm3,66%; cơ khí 9,65%; hóa chất phân bón cao su 8,26% thì năm 1990 tỷ trọngtương ứng các ngành đó là 5,1% - 15,9% - 9,4% Giữa các ngành côngnghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B đã bước đầu có sự điều chỉnh trongsự phát triển theo hướng chú trọng thích đáng hơn đến các ngành côngnghiệp nhóm B để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và đểsử dụng tốt hơn các nguồn lực với kỹ thuật truyền thống lao động Côngnghiệp ngoài quốc doanh đã được phát triển chiếm 31,4% (1976) và 43%(1989) còn công nghiệp quốc doanh năm 1989 chiếm 57%.

Để tiếp tục những quan điểm, chủ trương chính sách đổi mới, Đại hội Đảng lần thứVII (6/1991) đã chỉ rõ: “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đườngXHCN điều quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém pháttriển, phát triển lực lượng sản xuất CNH theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triểnmột nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật của XHCN không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cảithiện đời sống nhân dân” (8) Đại hội Đảng VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế

(6) Văn kiện Đại hội Đại biểu to n quàn qu ốc lần thứ VI.(7) Văn kiện Đại hội Đại biểu to n quàn quốc lần thứ VI.

Trang 8

hoạch 5 năm (1991-1995): “Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định phát triển vànâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dânvà bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế” (9)

Quá trình đổi mới đã tạo nên được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, thànhtựu CNH trong những năm 1991,1992,1993 cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực tếhơn so với nhiều năm trước đây - lạm phát được kiềm chế, tốc độ tăng giá trị xuất khẩulớn hơn tổng sản phẩm xã hội Cán cân thanh toán chuyển từ thiếu hụt 9% GDP giữanăm 1980 sang thặng dư 2%GDP Tổng sản phẩm trong nước 1991 tăng 6,1% so vớinăm 1990 Trong đó giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 10,4%; nông nghiệp tăng1,9%; xuất khẩu tăng 13,2%.Sự phát triển công nghiệp trong những năm đổi mới khôngchỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là ở sự chú trọng đổi mới công nghệ,tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, và ở sự chuyển dịch cơ cấu theohướng sản xuất gắn với thị trường trong và ngoài nước, phát triển nhanh các ngành cólợi thế so sánh, các ngành có tác động đến sự phát triển chung của nền KTQD và đa dạnghóa các loại hình tổ chức kinh doanh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã coi “Công nghiệp hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng nhanh hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân"

Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996) Đảng ta đã quán triệt tư tưởngCNH: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa với nhịp độ tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả" (10) và đạ hội VIII xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam đến năm 2020 và năm2000 là: ” Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mục tiêu của công nghiẹp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phong, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” (11) Đại hội xác định: Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kì phát triển- đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thữ IX (4/2001) của Đảng đã xác định: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển sản xuất, đồng thời xây dưng quan hệ sảnxuất phù hợp theo định hướng XHCN…” (12) Để thực hiện đường lối và chiến lược kinh tế, đến năm 2010, Đại hội đề ra chủ trương, giảI pháp sau:

- Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm.- Phát triển kinh tế nhiều thành phần (3 hình thức sở hữu cơ bản và 6 thành phần kinh tế)

- Tiếp tục lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản

(9) Văn kiện Đại hội đại biểu to n quàn quốc lần thứ VII.(10) Trang 33- Văn kiện Đại hội Đảng VIII.

(11) Trang 174 – Giáo trình Lịch sử Đảng.(12) Trang 182 – Giáo trình Lịch sử Đảng.

Trang 9

lý kinh tế nhà nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội

Các quan đIểm của Đảng về vấn đề công nghiệp qua các kỳ đại hội đã và đangxuyên suốt sự phát triển của công nghiệp Việt Nam.

Iii/ Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua1 Thực trạng công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.

Trong những năm gần đây, nhất là trong quá trình đổi mới, khu vực công nghiệpphải đương đầu với những khó khăn khá gay gắt Do những khuyết điểm, sai lầm trongquá khứ về chính sách cơ cấu và chính sách đầu tư, đến nay công nghiệp nước ta có trên4584 xí nghiệp nhưng trình độ công nghệ chỉ đạt từ 60%-70% mức trung bình của thếgiới Thậm chí có loại chỉ bằng 15-20% Nhiều loại thiết bị sử dụng đã làm cho mức haophí nguyên liệu gấp 2 đến 3 lần mức trung bình của thế giới Nét nổi bật là thiết bị cũ,thiếu phụ tùng thay thế, thiếu bảo dưỡng và sửa chữa nên thiết bị ngày càng xuống cấpnghiêm trọng Phần lớn các xí nghiệp chỉ mới hoạt động 50%-60% công suất máy Trìnhđộ sử dụng tài sản thấp phổ biến là làm việc 1 ca (36%).

Do chưa ý thức đầy đủ về giá thành và chất lượng, nhất là chưa có quan điểm rõràng việc nâng cao đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và quy trình sản xuất nên giá thànhsản phẩm sản xuất thường cao, chất lượng kém, mẫu mã xấu, vì thế sản phẩm khó tiêuthụ trên thị trường Nhiều xí nghiệp đòi hỏi được HĐH nhưng lại gặp phải khó khăn vềnguồn vốn đầu tư.

Sự phát triển quá lớn về lượng của các xí nghiệp công nghiệp địa phương càng làmgay gắt thêm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế và gây lãng phí lớn trong sử dụngvốn đầu tư, tài nguyên, nguyên vật liệu Hiện nay bình quân mỗi tỉnh, thành phố có 60%-70% xí nghiệp công nghiệp, quá khả năng cho phép của một địa phương.

Tuy nhiên cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cơ chế quản lý kinhtế theo đường lối Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhiều cơ sở kinh tế, nhất là các xínghiệp quốc doanh trung ương đang thích ứng dần với môi trường kinh doanh mới, bướcđầu duy trì, ổn định và phát triển sản xuất Điểm nổi bật là hầu hết các xí nghiệp dần dầngắn sản xuất với thị trường, chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới mặt hàng, quan tâm đến chiphí giá thành Một số xí nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi thực sự và tăng nhanh khoản nộpcho ngân sách Nhà nước (như liên hiệp xí nghiệp xi măng năm 1990 nộp ngân sách gấp19 lần năm 1991) Đây là những chuyển biến bước đầu trong công nghiệp và có thể xemxét đánh giá thực trạng cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua:

Thời gian năm 1955-1975.

Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của nền công nghiệp nước ta Sau hòa bìnhlập lại ở miền Bắc chúng ta đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh Cho đến nayhầu hết nhà máy lớn còn tồn tại và phát huy tác dụng đều được xây dựng trong thời kỳnày như: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Trung tâm (Cẩm Phả), Khu Gangthép Thái Nguyên, phân đạm Hà Bắc, phân lân Văn Điển, Apatít Lào Cai Hàng loạtnhà máy điện được xây dựng mới: điện Vinh, Lao Cai, Uông Bí, Ninh Bình, Quảng

Trang 10

Ninh, được khôi phục cải tạo và phát triển Trong công nghiệp nhẹ, chúng ta đã xâydựng một số cơ sở tương đối lớn như khôi phục và mở rộng nhà máy liên hiệp dệt NamĐịnh, xây dựng nhà máy dệt kim 8/3… Do những nỗ lực trên giá trị tổng sản lượng côngnghiệp đã tăng lên với nhịp điệu nhanh Đó là thời kỳ công nghiệp phát triển công nghiệptheo chiều rộng với số vốn đầu tư khá lớn và cũng nhanh chóng phát huy tác dụng, mứchuy động công suất máy móc, thiết bị khá cao Với cơ cấu công nghiệp như vậy góp phầnvào việc phát triển các ngành kinh tế khác, trước hết là nông nghiệp có tác động trực tiếpvào nâng cao mức sống toàn dân Với chủ trương xây dựng kinh tế địa phương làm hậucần tại chỗ nên công nghiệp địa phương thời kỳ phát triển mạnh nhất là ngành cơ khí địaphương.

Tính đến năm 1975 miền Bắc có 1337 xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanhvới 35,5 vạn lao động, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp 309 hợp tác xã cùng hàngvạn tổ sản xuất với 60,4 vạn lao động Giá trị tổng sản lượng đạt 4 tỷ đồng chiếm 24%trong tổng thu nhập quốc dân (miền Bắc bằng 53,6% tổng sản lượng công nông nghiệp).

Thời kỳ 1976 – 1985.

Sau khi thống nhất đất nước, công nghiệp đã có thay đổi nhất định Đây là thời kỳ cảnước có nhiều biến động Vừa qua khỏi cuộc chiến tranh kéo dài mấy thập kỷ lại bướcvào cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của Tổ quốc Nền kinh tế bịbao vây, Trung Quốc cắt viện trợ, các nước phương Tây tẩy chay chúng ta chỉ còn lạiLiên Xô là đang giúp đỡ Trong thời kỳ này nhiều dự án đầu tư với số vốn lớn đã khôngthực hiện được Nhiều máy móc thiết bị toàn bộ nhập về không lắp ráp được hoặc xâydựng xong phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu v.v

Thành quả lớn nhất của thời kỳ này là đã cố gắng duy trì năng lực sản xuất của côngnghiệp nhẹ và thực phẩm đồng thời xây dựng một số cơ sở như giấy Bãi Bằng, điện PhảLại, điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch v.v Kết quả đã làm chotài sản cố định tăng 2,5 lần số lượng xí nghiệp quốc doanh tăng 1,4 lần Số lượng côngnhân tăng 1,3 lần, khối lượng sản phẩm tăng gấp 2 lần so với trước năm 1975.

Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở sản xuất nhiều, lực lượng lao động đông đặc, songmất cân đối (thiếu điện, nguyên liệu, phụ tùng thay thế v.v ) nên không huy động đượccông suất vốn có, chậm đưa cơ sở mới đầu tư vào hoạt động Sản phẩm thiếu thị trườngtiêu thụ.

Thời kỳ từ 1986 cho đến nay.

Nét nổi bật là hầu hết các cơ sở công nghiệp cấp huyện và một số cấp tỉnh, thànhquản lý đều đứng bên bờ vực của phá sản Đối với ngành cơ khí chế tạo máy móc thiếtbị cũ kĩ, lạc hậu, mặt hàng không thích hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Các cơ sởsửa chữa cơ khí hầu hết đều không có việc làm, rơi vào tình trạng bế tắc Một số ít cơ sởcông nghiệp tìm đường ra bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, chuyển mạnh sang sản xuấttheo đơn đặt hàng của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, xây dựng,giao thông vận tải v.v…

Trang 11

Ngành luyện kim cả kim loại màu và kim loại đen cũng gặp không ít khó khăn, sảnxuất cầm chừng

Ngành dệt và may còn duy trì và phát triển được do nhập nguyên liệu từ nước ngoài.Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị như dệt khổ rộng, nâng cấp sản phẩm,tạo nguyên liệu cho ngành may có điều kiện sản xuất những loại quần áo đáp ứng nhucầu thị hiếu nước ngoài.

Ngành năng lượng nhờ sự đầu tư tập trung của Nhà nước đã phát triển khá mạnh dođưa vào sử dụng những cơ sở năng lượng quy mô lớn Bên cạnh đó là những thành tựuvề khai thác dầu lửa ở thềm lục địa phía Nam góp một tỷ trọng đáng kể trong nguồn thucủa ngân sách Nhà nước.

Qua nghiên cứu quá trình biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp ta thấy được ta thấyđược mới chỉ là những buổi ban đầu của công nghiệp, khó khăn vẫn còn lớn, nhiều xínghiệp đang đứng trước quy mô phá sản, thua lỗ kéo dài, không có khả năng hoàn trảvốn.

2 Những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn chế về phát triển công nghiệp ViệtNam.

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng nền công nghiệp Việt Nam trong thời gianqua, ta đã thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của nền côngnghiệp nước ta Những thành tựu do công nghiệp đạt được thật vô cùng to lớn góp phầnnâng cao TNQD, giúp cho các ngành khác phát triển, bản thân ngành công nghiệp cũngđạt được những thành quả lớn, đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, dầndần hình thành các khu công nghiệp hóa Giá trị tổng sản lượng của công nghiệp trongnền KTQD ngày càng tăng.

Bên cạnh đó những hạn chế về sự phát triển công nghiệp không nhỏ, trình độ kỹthuật chưa cao, chưa phát huy hết vai trò chủ đạo của mình trong nền KTQD Côngnghiệp còn vấp phải nhiều khó khăn làm không phát huy hết vai trò của mình, mà mộttrong những nguyên nhân đó là :

- Trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta đã gặp phải một khó khănlớn là phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Cuộc chiến tranhđã gây nên nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước ta, trong đó công nghiệp chịu một phầnkhông nhỏ Nhiều nhà máy bị phá hủy gây nên tình trạng nền công nghiệp gặp nhiều khókhăn

- Quá trình quản lý kinh tế của Đảng đã mắc nhiều sai lầm , chủ quan duyý trí , nóng vội trong chủ trương CNH-HĐH đất nước bằng con đường đẩy mạnh pháttriển công nghiệp nặng Do vậy làm cho công nghiệp khó phát huy được vì không thểmột chốc một lát phát triển ngay công nghiệp nặng mà muốn phát triển công nghiệp phảiqua phát triển công nghiệp nhẹ trước mới phù hợp vói điều kiện ở nước ta Cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của lực lượngsản xuất.

- Chúng ta chưa xác định rõ ràng hướng đi của CNH cho phù hợp vớihoàn cảnh thực tế của đất nước Nhận thức về CNH còn đơn giản, phiến diện và đồng

Trang 12

nhất cách đi rập khuôn máy móc lý luận và mô hình CNH ở Liên Xô Do vậy quá trìnhCNH ở nước ta diễn ra chậm Mà quá trình CNH có quan hệ đến quá trình phát triểncông nghiệp làm cho quá trình phát triển công nghiệp cũng chậm lại.

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hìnhthành và phát triển công nghiệp nước ta Từ chiến lược đề ra cơ cấu công nghiệp hợp lýnhằm sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng của đất nước về lao động, tài nguyên, tiền vốn, đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội với hiệu quảcao.

- Quá trình phân công lao động ở nước ta chưa thực sự phát huy tác dụng,việc chuyên môn hóa bước đầu được thực hiện nhưng chưa cao, các mối liên hệ giữa cácngành đã được hình thành nhưng chưa chặt chẽ Việc đưa khoa học kỹ thuật vào nước tacòn ồ ạt, thiếu chọn lọc Quá trình chuyển giao công nghệ không chọn được công nghệphù hợp nhập vào trong nước những công nghệ quá lạc hậu hoặc quá hiện đại mà chúngta không sử dụng được do yếu về trình độ Có những công nghệ nhập về lại phải mờichuyên gia về gây tốn kém và không sử dụng hết công suất của máy.

- Đối với những nước chậm phát triển như nước ta, tài nguyên thiên nhiênlà nhân tố quan trọng trong việc phát triển công nghiệp Với tiềm năng nguyên liệu hiệncó chúng ta có điều kiện hình thành các ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành côngnghiệp khai thác và công nghiệp chế biến và thu hút được lực lượng lớn lao động Tuynhiên việc khai thác tài nguyên của nước ta chưa hợp lý, làm cạn kiệt những nguồn tàinguyên thiên nhiên quý và không chú trọng cải tạo khôi phục những nguồn tài nguyênhữu hạn.

- Trong điều kiện hiện nay của nước ta, nền kinh tế là nền kinh tế mở dovậy thị trường không còn bó hẹp trong nước mà đã mở rộng ra khu vực và thế giới.Nhưng sản phẩm công nghiệp của nước ta không chinh phục được thị trường, chưa đượcthị trường chấp nhận, do vậy sản phẩm sản xuất không bán được ra thị trường thế giới.

- Bên cạnh đó là những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể Mỗi giai đoạn lịchsử phát triển đều có một trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất do vậy côngnghiệp phải thường xuyên thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện lịch sử.

Từ tất cả những nguyên nhân trên nên công nghiệp nước ta hiện nay chưa phát huyhết vai trò của mình

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan