Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

100 626 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, phần lớn các CTCK đều tập trung vào hoạt động tự doanh cổphiếu và môi giới mà chưa chú trọng tới hoạt động kinh doanh trái phiếu Điềunày đã gây ra khá nhiều rủi ro trong quá trình tham gia thị trường của CTCK bởitự doanh cổ phiếu là hoạt động có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng kèm với nólà rủi ro lớn Trong năm 2008, hoạt động tự doanh cổ phiếu đã đưa phần lớn cácCTCK rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ và CTCK Thăng Long cũng khôngngoại lệ Trước thực trạng trên các CTCK nói chung và CTCK Thăng Long nóiriêng đã nghiên cứu thêm các phương án đầu tư mới trong đó có phương án kinhdoanh trái phiếu Đây là một hoạt động nhằm giảm bớt rủi ro cho CTCK trongthời điểm thị trường biến động mà cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ hơn sovới hoạt động tự doanh cổ phiếu.

TTTP của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nhưng cũng đã đóng góp 14,2%GDP tính đến hết năm 2008 và đang trong quá trình phát triển Trên thế giới,TPCP, trái phiếu công ty có tỷ trọng giao dịch lớn trên TTCK bởi sự sôi độngcủa TTCK phái sinh Thời gian tới, theo xu thế chung của thế giới, hoạt độnggiao dịch trái phiếu sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi TTTP chuyên biệtđã chính thức đi vào hoạt động

Tham gia vào TTTP từ tháng 6 năm 2008 nhưng CTCK Thăng Long đãgặt hái được khá nhiều thành công, đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ chocông ty Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS còn nhiều hạn chếvà vẫn chưa phát triển do quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ, phương thức đầutư còn đơn điệu và mang tính rủi ro cao Nhận thức rõ vai trò của việc phát triển

hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai nên đề tài: “Phát triển hoạtđộng kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long”

đã được chọn để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh tráiphiếu tại CTCK và phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCKThăng Long.

- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCKThăng Long.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

- Nghiên cứu hoạt động phát triển kinh doanh trái phiếu của CTCK.

- Nghiên cứu hoạt động phát triển kinh doanh trái phiếu tại CTCK ThăngLong từ khi Công ty gia nhập TTTP.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phân tích, tổng hợp, tưduy lôgic và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

5 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK, đặc

biệt lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tạiCTCK Thăng Long nói chung và cho các CTCK khác hoạt động trên thị trườngtài chính Việt Nam nói riêng.

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu làm 3 chương chính

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động kinh

doanh trái phiếu tại CTCK.

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu

tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long.

Trang 3

Công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt được hình

thành trong thời kỳ phát triển cao của nền kinh tế Tại Việt Nam, Theo điều 65,

66 Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK Côngty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được

UBCKNN cấp Giấy phép thành lập để hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứngkhoán đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Có phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xãhội và phát triển ngành chứng khoán.

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.

- Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhânviên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉhành nghề kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tựdoanh.

- Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh sau: Đối vớinghiệp vụ môi giới chứng khoán cần số vốn tối thiểu là 25 tỷ đồng; Đối vớinghiệp vụ tự doanh chứng khoán cần vốn tối thiểu là 100 tỷ; Đối với hoạt độngnghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán cần số vốn tối thiểu là 165 tỷ và sốvốn tối thiểu cho hoạt động tư vấn là 10 tỷ - Theo Nghị định số 14/2007, quyđịnh về vốn đối với các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK và quản lý quỹ

Như vậy số vốn tối thiểu để một CTCK hoạt động ở tất cả các nghiệp vụlà 300 tỷ đồng.

Trang 4

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009, ở Việt Nam hiện nay có tất cả 103CTCK trong đó vốn điều lệ cao nhất là CTCK Sài Gòn với số vốn là 1533,3 tỷđồng Tiếp theo là CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vớivốn điều là là 1.200 tỷ đồng và Công ty TNHH chứng khoán Sài gòn thương tínvới vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng Số CTCK thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ là 35CTCK Chi tiết như sau:

STTVốn điều lệSố Công tyThực hiện nghiệp vụ

hành, tư vấn

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

Là một tổ chức trung gian kết nối sự trao đổi mua bán chứng khoán theonhững quy tắc được ấn định, theo quyết định số 27 về việc ban hành Quy chế tổchức và hoạt động CTCK, một CTCK được phép thực hiện tất cả các hoạt độngkinh doanh bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầutư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Hoạt động môi giới chứng khoán

Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán theo yêu cầu của kháchhàng, CTCK thực hiện chức năng làm trung gian nhận lệnh của khách hàng trựctiếp hoặc qua điện thoại sau đó chuyển thông tin tới Sở Giao dịch Chứng khoánHà Nội và Hồ Chí Minh Tại Sở giao dịch chứng khoán khi lệnh mua và lệnhbán gặp nhau và khớp lệnh, CTCK sẽ được hưởng phí giao dịch

Để thực hiện nghiệp vụ này, CTCK sẽ phải mở tài khoản giao dịch chotừng khách hàng; Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng; Thu thập và bảomật thông tin tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của từngkhách hàng; Thực hiện nghiệp vụ nhận lệnh giao dịch mua bán chứng khoán

Trang 5

niêm yết và OTC; Cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký chứng khoánniêm yết, chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịchtập trung, quản lý cổ đông, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán cho kháchhàng; Chăm sóc khách hàng; Tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán;Thực hiện sửa lỗi theo quy định của HNX và HSX.

Hoạt động tự doanh

Ngoài tư cách là môi giới chứng khoán, CTCK có thể sử dụng nguồn vốncủa mình để tham gia kinh doanh chứng khoán như một tổ chức độc lập trên thịtrường nhằm thu được lợi nhuận về cho CTCK Hoạt động tự doanh của CTCKcó thể được chia thành hai lĩnh vực thứ nhất là thực hiện việc mua bán chứngkhoán niêm yết cho chính công ty mình, thứ hai là hình thức mua chứng khoánchưa niêm yết Ngoài ra CTCK còn mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó sẽgộp thành lô chẵn để bán lại trên Sở giao dịch chứng khoán Đây cũng là hoạtđộng mang lại lợi nhuận cho CTCK bởi giá mua lô lẻ là giá thỏa thuận giữaCTCK và nhà đầu tư nên CTCK có thể chủ động đưa ra mức giá thỏa thuận đểvừa có thể tìm kiếm lợi nhuận vừa có thể thu hút khách hàng Phần lớn doanhthu của CTCK thường là từ hoạt động tự doanh.

Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán

Ở lĩnh vực này đòi hỏi các CTCK phải có các chuyên gia phân tích để đưara sản phẩm là các báo cáo phân tích cơ bản như phân tích ngành, phân tíchcông ty chuyên sâu đồng thời nghiên cứu thị trường hàng ngày hoặc hàng tuầnhoặc báo cáo về triển vọng của thị trường Đây là những sản phẩm đòi hỏi sựnghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia Những sản phẩm này có thể đượcthực hiện theo Hợp đồng hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoàinước hoặc có thể là sản phẩm đặc trưng của một CTCK nhằm nâng cao vị thếtrên thị trường.

Hoạt động tư vấn doanh nghiệp

Hoạt động tư vấn của một CTCK có thể bao gồm những hình thức sau;+ Tư vấn bảo lãnh phát hành, chào bán chứng khoán riêng lẻ cho kháchhàng.

+ Tư vấn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sangcông ty cổ phần chuyển công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc chuyển samghình thức công ty mẹ - công ty con hoặc tổng công ty.

Trang 6

+ Tư vấn các thủ tục để thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra côngchúng cho các DNNN cổ phần hóa và các loại hình doanh nghiệp khác; tư vấncác thủ tục đấu giá bán bớt phần vốn nhà nước;

+ Tư vấn thủ tục cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thứcchào bán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng theo đúng các quyđịnh của pháp luật, phù hợp với nhu cầu tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp đó.

+ Tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện niêm yết chứng khoán tại Sởgiao dịch chứng khoán.

+ Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: tư vấn tái cơ cấu tổ chức bộ máy quảnlý và nguồn nhân lực; tư vấn tái cơ cấu hệ thống quản trị bao gồm cơ chế, chínhsách, các quy chế quy định, quy trình công việc; Tư vấn tái cơ cấu chiến lượchoạt động kinh doanh về mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loạisản phẩm hàng hóa; Tư vấn tái cơ cấu tài chính gồm cơ cấu danh mục tài sản, cơcấu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng CTCK, các nghiệp vụ trên được đẩy mạnh hay đầu tưvới cơ cấu lớn/nhỏ Một CTCK nhỏ với vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng thôngthường chỉ có thực hiện nghiệp vụ môi giới và phân tích tư vấn đầu tư chứngkhoán

Các hoạt động phụ trợ

Hiện nay các CTCK thường mở rộng hoạt động môi giới thông qua cácdịch vụ cung cấp cho khách hàng Đó là các hoạt động hỗ trợ tài chính chokhách hàng tham gia đầu tư chứng khoán hoặc hoạt động kinh doanh vốn trênthị trường.

+ Kết hợp với hoạt động môi giới, các CTCK có thể cung cấp cho kháchhàng nguồn vốn để đầu tư chứng khoán với tài sản đảm bảo bằng chính nhữngcổ phiếu của khách hàng Những cổ phiếu này sẽ bị phong tỏa bởi CTCK và sẽđược giải tỏa khi khách hàng trả tiền về cho CTCK hoặc khi khách hàng bánchứng khoán bị phong tỏa, khi đó CTCK sẽ tự động thu phần vốn đã hợp táccùng với khách hàng Nghiệp vụ này áp dụng đối với cả chứng khoán niêm yếtvà chứng khoán OTC.

+ Song song với việc cân đối toàn bộ nguồn vốn hoạt động trong CTCK,một số công ty có bộ phận nguồn vốn trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanhtrái phiếu căn cứ vào tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp và tình hình thịtrường Một số CTCK khác kết hợp với một hoặc nhiều ngân hàng để cung cấp

Trang 7

các dịch vụ cho khách hàng như hoạt động ứng trước tiền mua chứng khoán,hợp tác đầu tư chứng khoán với khách hàng Khi đó ngân hàng trực tiếp đứng raký kết hợp đồng và thu tiền của khách hàng, CTCK chỉ là trung gian và hưởngphần trăm hoa hồng

1.1.2 Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK được hiểu là việc CTCK

thực hiện hoạt động môi giới trái phiếu cho khách hàng hoặc tự doanh tráiphiếu hoặc cả hai để từ đó thu phí giao dịch, hoa hồng, trái tức hoặc chênh lệchgiữa giá mua và giá bán nhằm mang lại lợi nhuận về cho CTCK

Để hiểu rõ về hoạt động kinh doanh trái phiếu ta cần làm rõ các khái niệmxung quanh trái phiếu:

1.1.2.1 Khái quát về trái phiếu

- Trái phiếu là một loại giấy hứa trả tiền dài hạn, do người đi vay phát

hành, hứa sẽ trả tiền cho người nắm giữ trái phiếu một khoản lãi cố định đượcxác định trước mỗi năm Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ khôngchịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả và sử dụng vốn của người vay Nhà pháthành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợpđồng vay Trường hợp nếu một công ty không hoàn trả được lãi cho trái phiếu,người ta sẽ xem xét vấn đề phá sản đối với công ty Quyền yêu cầu về thu nhậpvà tài sản của trái chủ được ưu tiên trước cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường.Đây sẽ là sự đảm bảo quan trọng cho các nhà đầu tư và như vậy trái phiếu cómức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu

- Mệnh giá: Mệnh giá hay giá trị danh nghĩa, hay giá trị bề mặt của trái

phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ đượcnhận cho tới hết thời hạn của trái phiếu.

- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất ghi trên trái phiếu Nó quy dịnh mức lợi

tức mà trái chủ được hưởng so với mệnh giá của trái phiếu

- Lãi suất thực: Lãi suất thực của trái phiếu được xem xét trong mối liên

hệ với giá trị thời gian của tiền

- Kỳ hạn: là độ dài thời gian cho đến khi người phát hành trái phiếu trả lại

toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu Kỳ hạn của trái phiếu thườngrất đa dạng, có thể là 1 đến 30 năm Kỳ hạn của mỗi trái phiếu trong một đợtphát hành có thể khác nhau do phương thức phát hành và việc tổ chức phát hànhmua lại trái phiếu trước hạn theo điều khoản bán.

Trang 8

- Khế ước: Là bản giao kèo mang tính pháp lý giữa công ty phát hành trái

phiếu và người được ủy quyền về trái phiếu (ngân hàng tín thác, người đại diệnsở hữu trái phiếu), đại diện cho quyền của trái chủ, quyền của công ty phát hànhvà trách nhiệm của người được ủy quyền.

- Lãi suất hiện tại: Là tỷ lệ giữa khoản lợi tức được trả hàng năm với giá

cả thị trường hiện tại của trái phiếu đó.

- Hạn mức tín nhiệm trái phiếu: liên quan đến đánh giá rủi ro trong tương

lại của trái phiếu, thứ hạng của một trái phiếu nhận được lại ảnh hưởng đến tỷ lệlợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư đối với trái phiếu đó Hạng trái phiếu càngthấp thì tỷ lệ lợi tức yêu cầu trên thị trường vốn càng phải cao Chúng cung cấptín hiệu rủi ro vỡ nợ ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi tức mà doanh nghiệp phải chi trảbằng các quỹ đi vay Hạn mức tín nhiệm trái phiếu chịu ảnh hưởng tích cực bởi :Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần, những hoạt động sinh lời, sự biến thiên ở mức thấptrong thu nhập quá khứ, quy mô công ty và việc ít sử dụng nợ thứ cấp.

1.1.2.2 Các hình thức kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoána, Căn cứ vào công cụ đầu tư:

Trái phiếu được chia thành hai loại chính: TPCP và trái phiếu công tytương ứng hoạt động kinh doanh trái phiếu được chia thành kinh doanh TPCP(TPCP và TPCQĐP, trái phiếu kho bạc, và trái phiếu đô thị) và kinh doanhTPDN hay trái phiếu công ty.

Việc phân loại hoạt động kinh doanh trái phiếu theo công cụ đầu tư có thểgiúp các nhà quản lý xây dựng danh mục đầu tư với mức độ rủi ro phù hợp, trêncơ sở đó dễ dàng thay đổi kết cấu danh mục đầu tư Đầu tư vào TPCP được coilà có rủi ro thấp nhất do được đảm bảo khả năng trả nợ của Chính phủ Khôngnhững vậy, TPCP còn có khả năng thanh khoản cao, dễ dàng chuyển thành tiềnmặt Trái phiếu công ty cũng có rủi ro thấp nhưng vẫn phụ thuộc vào tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đầu tư kinh doanh trái phiếu công tycòn có thể được phân chia thành đầu tư vào trái phiếu thế chấp (trái phiếu có bảođảm bằng một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan để đảm bảo chắcchắn khả năng hoàn trả của trái phiếu) và loại trái phiếu công ty có tính rủi rocao hơn là đầu tư vào trái phiếu tín chấp hay trái phiếu không có bảo đảm, loạitrái phiếu này chỉ có thể được mua khi tổ chức phát hành là các công ty lớn, cóuy tín danh tiếng trên thị trường.

Dù đầu tư vào TPCP hay TPDN thì hoạt động kinh doanh trái phiếu làkhá an toàn bởi dòng tiền cố định mà nhà đầu tư được nhận đã ấn định từ khi

Trang 9

phát hành trái phiếu chứ không phụ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như kếhoạch phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp.

b, Căn cứ vào nguồn vốn và trách nhiệm của công ty

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK được chia thành hoạt động tựdoanh trái phiếu và môi giới giao dịch trái phiếu cho khách hàng.

Tự doanh trái phiếu là hoạt động CTCK sử dụng nguồn vốn của mình để

kinh doanh trái phiếu trên thị trường Khi đó, khác với tổ chức trung gian,CTCK đóng vai trò là một trong hai phía mua hoặc bán khi thực hiện giao dịch,lúc này công ty sử dụng nguồn vốn của mình để mua hoặc bán trái phiếu trên thịtrường từ đó được hưởng lợi nhuận thu được từ việc mua/bán trái phiếu hoặcphải chịu rủi ro khi bị thua lỗ Đối với hoạt động tự doanh, bất cứ khi nào cầnbán/mua, công ty có thể bán hết lượng trái phiếu đang nắm giữ hoặc mua tối đanguồn vốn phân bổ cho hoạt động tự doanh mà không chịu bất cứ ràng buộc nào– đây là điểm khác giữa hoạt động kinh doanh tự doanh trái phiếu và hoạt độngtạo lập thị trường của các tổ chức tài chính khác.

Hoạt động tự doanh trái phiếu có thể được chia thành hoạt động đầu tưhưởng lợi khi tới thời điểm đáo hạn trái phiếu hoặc kinh doanh hưởng chênhlệch giá Ở hoạt động đầu tư trái phiếu tới thời khi đáo hạn, CTCK sẽ quan tâmtới kỳ hạn nguồn vốn có thể sử dụng cho việc đầu tư trái phiếu và lãi suấtcoupon của trái phiếu để từ đó lựa chọn trái phiếu kỳ hạn 1 năm, 3 năm hay 5năm…và loại TPCP hay TPDN Khi đó, ngay từ khi mua trái phiếu, căn cứ vàotrái tức nhận được hàng năm hoặc hàng quý và mệnh giá trái phiếu khi đáo hạntrái phiếu, công ty có thể tính được lợi suất theo yêu cầu của trái phiếu Trườnghợp kinh doanh hưởng chênh lệch giá, CTCK có thể bán trái phiếu trước thờiđiểm đáo hạn của trái phiếu căn cứ vào tình hình thị trường khi lợi suất theo yêucầu đạt kỳ vọng của CTCK Nắm giữ trái phiếu tới khi đáo hạn hay bán trướckhi đáo hạn tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh tráiphiếu của CTCK và khả năng phân tích thị trường của mỗi CTCK để từ đó đánhgiá được thời điểm bán trái phiếu tốt nhất.

Môi giới hay đại lý (tổ chức trung gian)

Lúc này, CTCK đứng ra thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch vàhưởng phí giao dịch Trong giao dịch trái phiếu, người bán và người mua đã cóthỏa thuận thực hiện hoạt động mua/bán trái phiếu, chỉ là thông qua CTCK đểđặt lệch giao dịch Để thực hiện chức năng này, CTCK phải là thành viên giao

Trang 10

dịch trên hệ thống giao dịch TPCP Kể từ ngày 24/09/2009, hệ thống giao dịchtrái phiếu chuyên biệt chính thức đi vào hoạt động, chỉ có các CTCK thànhviên mới có chức năng giao dịch môi giới cho khách hàng ngoài hoạt động tựdoanh của mình, các NHTM – thành viên đặc biệt chỉ có thể giao dịch tự doanhvà các CTCK không phải là thành viên hệ thống TPCP chuyên biệt sẽ phải đặtlệch qua các CTCK thành viên.

c, Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh:

Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia hoạt động kinh doanh trái phiếuthành ba loại là kinh doanh đầu tư hưởng lợi, kinh doanh đầu tư phòng vệ và nhàtạo lập thị trường.

Kinh doanh đầu tư hưởng lợi: Hoạt động này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu có thể có từ trái tức đượcphân phối hàng năm và từ chênh lệch giá khi bán trái phiếu Hoạt động kinhdoanh đầu tư hưởng lợi còn có thể chia thành hoạt động đầu cơ, kinh doanhchênh lệch giá và kinh doanh xuống giá.

+ Đầu cơ trái phiếu: Là hoạt động đầu tư trái phiếu nhằm tìm kiếm lợi

nhuận từ trái tức và chênh lệch giá trong dài hạn Hoạt động đầu cơ làm cho tráiphiếu trở nên khan hiếm và giá trái phiếu tăng khi đó nhà đầu cơ có thể kiếmđược lợi từ việc tăng giá trái phiếu.

+ Kinh doanh chênh lệch giá: Là hoạt động mua bán trái phiếu nhằm tìm

kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá mua và giá bán Giá chênh lệchcó thể do địa điểm mua bán khi tỷ giá giữa hai đồng tiền tại hai khu vực khácnhau hoặc khi CTCK tìm được người có nhu cầu bán và người có nhu cầu muatrái phiếu mà giá mua cao hơn giá bán khi đó CTCK sẽ là trung gian để hưởngchênh lệch này.

+ Kinh doanh giảm giá: Là hoạt động kinh doanh đầu tư hưởng lợi khi có

hiện tượng giảm giá trái phiếu Khi dự báo lãi suất tăng, CTCK sẽ bán trái phiếuđể chờ giá trái phiếu giảm xuống và mua lại Trường hợp đặc biệt của hoạt độngkinh doanh giảm giá trái phiếu là bán khống Khi đó, CTCK sẽ vay trái phiếucủa nhà tạo lập thị trường để bán khống lượng trái phiếu đó khi lãi suất thịtrường có xu hướng tăng lên trong tương lai làm giá trái phiếu giảm và mua lạitrả nhà tạo lập thị trường khi giá trái phiếu đã giảm tới mức kỳ vọng Phầnchênh lệch giữa giá bán và giá mua sau khi trừ đi phí giao dịch sẽ là thu nhậpcủa CTCK Khi giá trái phiếu không xuống thấp như kỳ vọng mà tăng lên,CTCK vẫn phải mua trái phiếu trả lại nhà tạo lập thị trường và chịu thua lỗ.

Trang 11

Phần thua lỗ là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán Đây cũng là hoạtđộng mang tính rủi ro cao nên để ra quyết định đầu tư, CTCK cần phải xem xéttình hình kinh tế vĩ mô và tình hình biến động lãi suất để từ đó tránh những rủiro không đáng có.

Kinh doanh đầu tư phòng vệ: Là hoạt động kinh doanh đầu tư các công

cụ trái phiếu phái sinh như hợp đồng giao sau (Forwards), Hợp đồng kỳ hạn(Futures), Hợp đồng quyền mua (Call Options), Hợp đồng quyền bán (PutOptions) … CTCK tham gia kinh doanh đầu tư vào các hợp đồng này nhằm mụcđích hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu Ngoài mụcđích phòng vệ, ngày nay tại các nước phát triển, các công cụ phái sinh nàykhông chỉ sử dụng cho nghiệp vụ phòng vệ mà còn được được sử dụng chonghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá và nghiệp vụ đầu cơ.

Tạo lập thị trường: Là khi CTCK đảm nhận tạo lập thị trường cho các

loại trái phiếu Các tổ chức này thường được UBCKNN cấp phép thực hiện nắmgiữ một lượng trái phiếu đủ lớn và thực hiện mua bán theo yêu cầu nhằm tạotính thanh khoản cho trái phiếu Nhà tạo lập thị trường có thể thu được lợi tứcđầu tư từ trái tức, phần chênh lệch tăng giá trái phiếu và tiền hoa hồng khi thựchiện môi giới cho các nhà đầu tư, được miễn giảm thuế, miễn giảm phí giaodịch, được miễn phí thông tin, thuê trang thiết bị với giá rẻ và các hỗ trợ khác.Khi tham gia thị trường với tư cách là nhà tạo lập thị trường, CTCK có thể hoạtđộng giao dịch dưới hai hình thức là hoạt động tự doanh - mua bán trái phiếucho chính mình bằng nguồn vốn của công ty hoặc hoạt động môi giới - làm môigiới đại lý trái phiếu cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

+ Hoạt động tự doanh: Khác với tự doanh trái phiếu tại các CTCK khoán

khác, công ty có thể mua hoặc không mua, có thể bán hết lượng trái phiếu mìnhnắm giữ nếu cần Còn hoạt động tự doanh của CTCK với tư cách là nhà tạo lậpthị trường thì CTCK luôn phải nắm giữ một lượng nhất định trái phiếu đủ lớn đểsẵn sàng bán khi có nhu cầu đặt mua đồng thời phải dự trữ ngân quỹ khi nhà đầutư có yêu cầu bán Khi đó CTCK với vai trò là nhà tạo lập thị trường đồng thờithực hiện quản lý ngân quỹ và đầu tư.

+ Hoạt động môi giới hay đại lý (tổ chức trung gian): Không chỉ đứng ra

thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch và hưởng hoa hồng giống như cácthành viên giao dịch khác, với tư cách là nhà tạo lập thị trường, khi lệnh đặt muađến nhưng nhà tạo lập TTTP không đủ số trái phiếu đặt mua trong tài khoản củamình hoặc lệnh đặt bán đến nhưng nhà tạo lập thị trường không đủ khả năng để

Trang 12

mua toàn bộ lượng trái phiếu đặt bán của khách hàng thì khi đó nhà tạo lập thịtrường sẽ phải tìm một lệnh đối ứng khác thỏa mãn toàn bộ hoặc một phần khốilượng đặt mua của khách hàng đặt ra bằng cách tìm đến một nhà tạo lập thịtrường khác.

Việc phân loại hoạt động kinh doanh trái phiếu theo hình thức này có thểgiúp nhà quản trị CTCK kiểm soát được lượng tiền sử dụng cho hoạt động kinhdoanh trái phiếu theo các hình thức đã được xác định.

1.1.2.3 Quản lý danh mục đầu tư trái phiếu

Hiện nay, hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán nói chung vàtrái phiếu nói riêng là một công cụ hữu hiệu không chỉ cho các nhà đầu tư tổchức mà còn cho cả các nhà đầu tư cá nhân Như vậy, hoạt động quản lý danhmục đầu tư trái phiếu là nhu cầu quản lý danh mục đầu tư trái phiếu trong kho tựdoanh của CTCK, trong kho đối với CTCK là nhà tạo lập TTTP hoặc danh mụctrái phiếu được ủy thác quản lý của các nhà đầu tư Tiền đầu tư trái phiếu có thểlà tiền tự có của CTCK hoặc tiền ủy thác của các nhà đầu tư trong đó CTCKcam kết trả thanh toán cho nhà đầu tư với một tỷ lệ lãi và kỳ trả lãi nhất định.

Vai trò của quản lý danh mục đầu tư trái phiếu

Cũng như các nhà đầu tư kinh doanh khác, CTCK luôn mong muốn lợinhuận cao nhất mà rủi ro nếu thua lỗ là thấp nhất Vì vậy, nhu cầu đa dạng hóadanh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro tránh “cho trứng vào cùng một rỏ” để giảmnguy cơ thua lỗ khi trái phiếu giảm giá là rất rõ ràng Nếu dồn toàn bộ tiền củamình vào một loại trái phiếu như TPDN thì khi nhà phát hành trái phiếu rơi vàotình trạng làm ăn thua lỗ, không trả được trái tức, CTCK sẽ gặp bất lợi trongviệc thu hồi tiền hoặc chỉ kinh doanh TPCP mặc dù rủi ro là rất thấp vì khả năngChính phủ không trả được tiền là hầu như không có nhưng cơ hội để thu đượclợi nhuận cao lại thấp hơn so với TPDN.

Như vậy, nếu với một khoản tiền, CTCK “rải” ra nhiều loại trái phiếukhác nhau, thì tính tổng khoản đầu tư, rủi ro của trái phiếu này sẽ được bù đắpkhoản trái tức hoặc chênh lệch giá của trái phiếu khác Đó chính là đa dạng hóađầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu

Việc lựa chọn một chiến lược quản lý danh mục đầu tư trái phiếu là rấtquan trọng trong quá trình hoạch định hướng đầu tư của CTCK Có ba chiếnlược quản lý danh mục đầu tư mà CTCK có thể lựa chọn đó là chiến lược quảnlý thụ động, chiến lược quản lý bán chủ động và chiến lược quản lý chủ động.

Trang 13

- Chiến lược quản lý thụ động

Chiến lược quản lý thụ động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu chođến khi đáo hạn mà không cần quan tâm đến các biến động của lãi suất Đối vớichiến lược này, về cơ bản khong cần phân tích dự báo tình hình của biến độnglãi suất, song người đầu tư vẫn cần có sự phân tích để đa dạng hóa danh mụcnhằm giảm thiểu rủi ro và xác định số lượng trái phiếu đưa vào danh mục phùhợp với danh mục đầu tư Theo phương pháp này, tốt nhất là đầu tư vào cácdanh mục có thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằmthu được kết quả tương tự của chỉ số đó.

Các bước tiến hành khi thực hiện chiến lược đầu tư thụ động như sau:

Bước 1: Lựa chọn chỉ số trái phiếu:

Trên thị trường có nhiều loại trái phiếu có mức độ rủi ro khác nhau Dovậy, nhà quản lý danh mục đầu tư thụ động cũng cần phải xem xét hai yếu tố đểquyết định nên đầu tư theo danh mục loại nào Yếu tố thứ nhất là xác định mứcđộ rủi ro thanh toán mà CTCK có thể chấp nhận được Nếu lựa chọn danh mụcdựa trên chỉ số chứa đựng hoàn toàn trái phiếu công ty thì sẽ phải gặp rủi ro tínnhiệm hơn là chỉ số TPCP Nếu mức rủi ro quá cao không thể chấp nhận đượcthì tốt nhất không nên dựa vào chỉ số đó để lập danh mục Vấn đề thứ hai là phảituân theo mục tiêu của công ty đề ra Chẳng hạn lợi suất của các chỉ số có thểkhá đồng đều, song độ biến thiên của chúng lại khác nhau mỗi khi có biến độnglãi suất Do vậy, nếu mục tiêu của người đầu tư là lựa chọn những danh mục cóbiến thiên lợi suất thấp thì cần phải đầu tư theo chỉ số có thời gian đáo hạn bìnhquân rất ngắn.

Bước 2: Phương pháp đầu tư:

Khi người quản lý danh mục đầu tư đã quyết định được nên đầu tư theochỉ số nào thì bước tiếp theo là phải xây dựng danh mục đầu tư theo phiên bảncủa chỉ số đó Để thực hiện công việc này thì người quản lý có thể tiến hànhtheo một số cách sau:

Thứ nhất: Mua tất cả các trái phiếu có trong chỉ số chuẩn mà mình cầntuân theo, với tỷ trọng đầu tư vào mỗi trái phiếu bằng tỷ trọng trái phiếu đóCTCK chiếm trong chỉ số chuẩn

Thứ hai: Chỉ mua chọn lọc một số lượng nhất định các trái phiếu trong chỉsố.

Thứ ba: Phương pháp chia nhỏ, đây là phương pháp phân chia chỉ số theo các nhóm nhỏ đại diện cho những đặc tính khác nhau của chỉ số.

Trang 14

Thứ tư: Phương pháp tối ưu hóa (optimization approach).Trong phươngpháp này người quản lý danh mục phải xây dựng một danh mục, một mặt ănkhớp với các nhóm chia nhỏ như phương pháp thứ ba, mặt khác phải tuân theomột số điều kiện và đồng thời tối ưu các mục tiêu đề ra.

- Chiến lược quản lý bán chủ động

Trên thực tế có rất ít nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược thụđộng đơn thuần mà thường là hướng danh mục đầu tư thụ động theo một số mụctiêu nhất định Phương pháp quản lý thụ động đơn thuần chỉ có tác dụng đa dạnghóa danh mục, giúp giảm thiểu rủi ro phi hệ thống của danh mục và đạt được kếtquả tương tự mức bình quân của thị trường mà không có tác dụng phòng tránhrủi ro hệ thống Để đạt được các mục tiêu đề ra và phòng tránh rủi ro hệ thống,các nhà quản lý danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụđộng, một mặt quản lý danh mục mang tính chủ động Phương pháp này đượcgọi là quản lý bán chủ động.

Phương pháp được dùng chủ yếu trong chiến lược quản lý bán chủ độnglà phương pháp trung hòa rủi ro lãi suất Đây là phương pháp phổ biến trongchiến lược loại bỏ rủi ro cho danh mục đầu tư Đó là biện pháp xây dựng mộtdanh mục trái phiếu sao cho khi lãi suất biến động thì rủi ro về giá và rủi ro táiđầu tư gây ra những tác động chính xác bằng nhau và ngược chiều nhau, do đóchúng triệt tiêu nhau Vì vậy, danh mục đầu tư không bị ảnh hưởng Để phòngtránh rủi ro lãi suất, một biện pháp trung hòa rủi ro thường được sử dụng là đầutư vào trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân bằng kỳ đầu tư Một trongnhững phương pháp có thể sử dụng là đầu tư vào trái phiếu không coupon cóthời gian đáo hạn bằng kỳ đầu tư Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nàocũng sẵn có loại trái phiếu này phù hợp với ý muốn của người đầu tư Do vậy,người đầu tư có thể lựa chọn loại trái phiếu đó bằng kỳ đầu tư dự kiến

- Chiến lược quản lý chủ động:

Chiến lược quản lý chủ động là phương pháp mà người quản lý danh mụcdùng khả năng tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng danh mụcđầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.

Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lý danh mục phải theo dõi và dự đoán đó làsự thay đổi về mặt bằng lãi suất, sự thay đổi cơ cấu kỳ hạn lãi suất và thay đổimức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau.

Phương pháp chủ yếu áp dụng:

Trang 15

- Chiến lược hoán đổi lãi suất: Chiến lược này được thực hiện theo một sốnguyên tắc sau:

+ Đánh giá hai loại trái phiếu tương đương chất lượng và thời gian đáohạn, chuyển từ loại có coupon thấp sang loại có coupon cao nhưng giá lại khôngcao hơn nhiều để hy vọng thu được lợi suất cao hơn.

+ Dự đoán mức độ tín nhiệm của một công ty có xu hướng tăng lên,tức lợisuất đầu tư vào trái phiếu do công ty này phát hành sẽ giảm, do vậy phải muangay loại trái phiếu này và bán loại tương đương không có triển vọng.

- Chiến lược dự đoán lãi suất:

Đây là phương pháp đơn giản nhất của chiến lược quản lý chủ động Chìakhóa của phương pháp này là dự đoán được xu hướng biến động của lãi suấttrong tương lai để từ đó xây dựng một danh mục nhạy cảm với sự biến động đó.Vì thời gian đáo hạn bình quân là đơn vị đo mức nhạy cảm của danh mục tới sựbiến động lãi suất nên người quản lý dự đoán lãi suất sẽ giảm thì cần phải xâydựng danh mục đầu tư có thời gian đáo hạn bình quân dài và ngược lại.

- Chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất

Dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất có nghĩa là nhà quản lý dự đoán sựkhác nhau trong xu hướng biến động của lãi suất hai kỳ hạn khác nhau của mộtloại trái phiếu (hoặc hai trái phiếu tương đương về ngành nghề, chất lượng vàcoupon…) Nếu tại một thời điểm nào đó người ta thấy sự biến động lãi suất củahai loại kỳ hạn diễn ra bất thường (vượt xa ngoài mức biến động bình quânthường có trong quá khứ) thì người ta dự đoán nó sẽ đổi chiều vào một thờiđiểm nào đó trong tương lai từ đó có hiện lượng đầu tư thích hợp.

- Chiến lược đường cong lãi suất

Chiến lược đường cong lãi suất là chiến lược mà người quản lý chỉ cần dựđoán về mức biến động của lãi suất, tức lãi suất biến động ít hay nhiều màkhông cần dự đoán về xu hướng lãi suất.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư dự kiến kỳ đầu tư 5 năm vậy trước hết đểphòng ngừa rủi ro lãi suất, anh ta phải chọn danh mục có thời gian đáo hạn bìnhquân bằng 5 theo một trong các cách sau:

+ Có thể rải đều tiền vào tất cả các loại trái phiếu có kỳ hạn khác nhau.+ Có thể đầu tư toàn bộ vào loại trái phiếu khong coupon kỳ hạn 5 năm.+ Có thể đầu tư một nửa vào loại kỳ hạn 3 năm và một nửa vào kỳ hạn 7năm.

Trang 16

Một đặc điểm cần lưu ý là tất cả các phương án trên đều phải có thời gianđáo hạn bình quân của danh mục bằng kỳ đầu tư.

Quy trình quản lý danh mục đầu tư của CTCK

- Xác định rõ mục tiêu đầu tư (policy statement): Trong hoạt động đầu tư

và quản lý danh mục đầu tư, đây là một bước tối quan trọng Khi thực hiện bướcnày CTCK phải xác định rõ ba vấn đề chính Thứ nhất là kì vọng lợi nhuận củamình ở mức nào qua đó lựa chọn tài sản đầu tư thích hợp Thứ hai CTCK cầnphải nhận thức rõ các hạn chế của mình khi thực hiện hoạt động đầu tư như tiềmlực vốn, thời gian dự định đầu tư Thứ ba các CTCK cần phải xác định rõ khảnăng chịu đựng rủi ro của mình ở mức độ nào, điều này sẽ rất có ích trong việclựa chọn các tài sản để đầu tư thích hợp

- Thiết lập chiến lược đầu tư (investment strategy): Đây là bước nhằm thực

hiện các quyết định đã được đưa ra ở bước thứ nhất bằng cách phân tích tàichính và kinh tế Qua các bước phân tích cẩn trọng các CTCK sẽ phải xác địnhmột loạt các quyết định đầu tư xem cần thực hiện chiến lược đầu tư bị động, bánchủ động hay chủ động để nhằm thỏa mãn các mục tiêu đầu tư của mình

- Thực hiện chiến lược đầu tư Đây là bước cụ thể hóa các bước trên bằng

cách xây dựng danh mục đầu tư cụ thể bao gồm danh sách các loại tài sản đểđầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư vào các loại tài sản đó Việc xây dựng danh mụcđầu tư chú trọng nhất là khâu xác định tỷ trong phân bổ vốn đầu tư vì nó đóngvai trò quyết định trong thành công của hoạt động này Các thống kê cho thấyviệc xác định đúng tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư chiếm đến 90% khả năng thắnglợi của một danh mục đầu tư.

- Điều chỉnh và cập nhật Trong hoạt động đầu tư một danh mục đầu tư

không phải là bất biến mà luôn cần được phân tích và điều chỉnh nhằm đáp ứngtốt mục tiêu đầu tư và thích ứng với sự biến chuyển không ngừng của tình hìnhkinh tế vĩ mô cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việc điềuchỉnh này bao gồm điều chỉnh tỷ trọng đầu tư vào các tài sản, chấm dứt đầu tưvào một hay nhiều loại tài sản hay bắt đầu đầu tư vào các loại tài sản khác nhau.Tuy nhiên sự điều chỉnh này phải luôn luôn tuân thủ các mục tiêu đầu tư đãđược nêu ra ở các bước trên.

1.1.2.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh trái phiếu ngày càng thể hiện rõ ưu việt của nó

trong thị trường tài chính bởi hoạt động này giúp Tăng tính lỏng và tính sinhlời của các tài sản đầu tư Bất kỳ một tổ chức nào khi tiến hành đầu tư cũng

Trang 17

phải bảo đảm được tính thanh khoản của danh mục đầu tư Tại CTCK, tài khoảnthanh toán của công ty và tài khoản của các nhà đầu tư được tách riêng theo quyđịnh của UBCKNN để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư CTCK cũng làmột nhà đầu tư tham gia vào thị trường tài chính và để đảm bảo tính thanhkhoản của mình, CTCK luôn phải duy trì một khoản mục dự trữ nhất định Tuynhiên, vấn đề đặt ra là mặc dù dự trữ càng nhiều thì thanh khoản càng được bảođảm nhưng không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp Trong khi đó một yêu cầu cũngđược đặt ra là phải tăng lợi nhuận Vì vậy, các CTCK cũng như các tổ chức tàichính khác như NHTM đã tính tới việc kinh doanh TPCP hoặc trái phiếu công tyvì chúng có thể mang lại được thu nhập ổn định và có tính thanh khoản cao domột số loại còn có thể được bán tại hầu hết thị trường tài chính thế giới như tráiphiếu kho bạc Mỹ và các nước Châu Âu,… Bên cạnh đó, các loại trái phiếu còncó thể được sử dụng để huy động nguồn vốn dễ dàng thông qua các nghiệp vụrepo trái phiếu Đây là nghiệp vụ khá phát triển và là tài sản thế chấp có tính rủiro rất thấp do trái phiếu là tài sản đảm bảo chắc chắn bởi chính phủ hoặc là tàisản nợ của các doanh nghiệp phát hành nên các tổ chức tín dụng rất ưa dùng.

Thứ hai, đa dạng hóa tài sản đầu tư, hạn chế rủi ro: Không rủi ro bằng

các ngân hàng nhưng hoạt động của CTCK cũng chứa đựng những rủi ro tiềmtàng như rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tự doanh, rủi ro do CTCKsử dụng các dịch vụ tài chính để hợp tác kinh doanh chứng khoán với các cánhân hoặc tổ chức đầu tư chứng khoán Nhưng hoạt động này chứa đựng rấtnhiều rủi ro do thị trường biến đổi không ngừng vì vậy để giảm rủi ro thì CTCKcần có cơ cấu danh mục đầu tư, đa dạng hóa tài sản đầu tư Khi tiến hành đầu tưchứng khoán, CTCK có thể tiến hành đầu tư linh hoạt theo danh mục cổ phiếubên cạnh đó cũng cần kinh doanh trái phiếu để đảm bảo khả năng an toàn, từ đóđảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được trên thị trường Vì vậy,bên cạnh danh mục cổ phiếu, CTCK cần có danh mục đầu tư cả TPCP, TPDN.Theo thống kê tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu của Việt Namtương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ởmức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2% Trong đó,TPCP (TPCP) chiếm tỷ trọng chủ yếu, TPDN chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008chỉ là 5,84% (ở Malayssia, Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%) Như vậy,xét về nhu cầu và xu hướng, TTTP Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để pháttriển

Trang 18

Thứ ba, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn cho nền kinh tế, cung ứngvốn: Thông qua hoạt động kinh doanh trái phiếu với tư cách là nhà đầu tư

chuyên nghiệp, CTCK nói riêng và các tổ chức kinh doanh trái phiếu nói chungđã góp phần tài trợ vốn cho các doanh nghiệp phát hành, góp phần điều tiết từnơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn từ đó thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn chonên kinh tế Tạo sự khơi thông và linh hoạt đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.

1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

1.2.1 Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công tychứng khoán

Phát triển là sự thay đổi về lượng và chất theo hướng tích cực Như vậy,phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK được hiểu là sự tăng lên vềchất và lượng trong hoạt động kinh doanh trái phiếu Đó sẽ là sự thay đổi trêncác mặt sau:

- Gia tăng quy mô kinh doanh trái phiếu trên cơ sở gia tăng quy mô tráiphiếu trong danh mục kinh doanh hoặc gia tăng loại trái phiếu kinh doanh hoặccả hai.

- Tăng hiệu quả và chất lượng kinh doanh nhằm tăng doanh thu, giảm rủiro trong kinh doanh trái phiếu từ đó gia tăng lợi nhuận Để tăng hiệu quả và chấtlượng kinh doanh, CTCK cần gia tăng số lượng và chất lượng cán bộ quản lý vàcán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu công việc bên cạnh đó cần nâng cao tínhchuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh trái phiếu trên cơ sở chuẩn hóa quytrình kinh doanh trái phiếu, phát triển hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh

- Tăng giá trị đầu tư thể hiện qua việc tăng lên về số lượng tiền đầu tư vàokinh doanh trái phiếu như vậy danh mục kinh doanh và số lượng trái phiếu cũngtăng lên tương ứng.

- Gia tăng thị phần giao dịch trong hoạt động kinh doanh trái phiếu.

- Đa dạng hóa phương thức kinh doanh: CTCK không chỉ tham gia hoạtđộng môi giới trái phiếu mà còn tham gia tự doanh trái phiếu hay kinh doanhđầu tư hưởng lợi, kinh doanh đầu tư phòng vệ từ đó tiến tới trở thành nhà tạo lậpthị trường.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếucủa công ty chứng khoán

Trang 19

Đánh giá sự phát triển của hoạt động đầu tư trái phiếu cần sử dụng các chỉtiêu sau:

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

- Tính đa dạng của hoạt động kinh doanh trái phiếu thể hiện qua việc

CTCK thực hiện kinh doanh các loại trái phiếu khác nhau với nhiều kỳ hạn khácnhau, hay nhiều mảng thị trường khác nhau Công ty có thể đầu tư vào TPCPhay trái phiếu công ty hay đầu tư vào các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi rokinh doanh trái phiếu Mỗi loại trái phiếu có ưu điểm và nhược điểm riêng nênCTCK cần quản lý danh mục đầu tư trái phiếu để thu được lợi nhuận cao nhất.Công ty có thể chỉ phát triển mảng môi giới trái phiếu hay cả mảng tự doanhhoặc trở thành nhà tạo lập thị trường

Thông thường, các CTCK chỉ có thể tham gia môi giới trái phiếu hoặcđầu tư tự doanh khi nguồn vốn dùng cho kinh doanh trái phiếu là nhỏ Nhưngvới mức đầu tư vốn lớn, CTCK sẽ hướng tới việc trở thành nhà tạo lập thịtrường trên trái phiếu nhằm tạo nên vị thế, tính chuyên nghiệp cao Chính vìvậy, tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh cũng là một chỉ tiêu đánh giá sựphát triển của hoạt động kinh doanh.

Tương tự vậy, tính đa dạng trong kinh doanh trái phiếu có kỳ hạn khácnhau cũng đánh giá mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh tráiphiếu.Thông thường, kỳ hạn của trái phiếu đầu tư càng đa dạng càng thể hiệnhoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK phát triển Các CTCK mới tham giaTTTP thường chỉ đầu tư trái phiếu có kỳ hạn ngắn để có thể thu hồi được vốnsau thời gian ngắn.

- Cơ cấu danh mục đầu tư: Một trong các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển

hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu của CTCK là việc cơ cấu danh mục đầutư trên cơ sở lựa chọn chiến lược quản lý danh mục đầu tư Một cơ cấu danhmục đầu tư tốt là cơ cấu đảm bảo danh mục đầu tư có lợi nhuận cao nhất đồngthời hạn chế được rủi ro Việc quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược chủđộng luôn là một chiến lược mang lại lợi nhuận tốt nhất đồng thời hạn chế đượcrủi ro tốt nhất Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi CTCK cần đầu tư mạnhvào hoạt động kinh doanh trái phiếu cả về vốn kinh doanh và nhân sự Từ đó,CTCK có một danh mục trái đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung củathị trường và một đội ngũ chuyên gia giỏi để dự đoán tình hình lãi suất thịtrường căn cứ vào tình hình biến động kinh tế vĩ mô.

Trang 20

- Tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh trái phiếu và chấtlượng cán bộ tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu Điều này thể hiện ở cơ

cấu tổ chức hoạt động kinh doanh trái phiếu trong công ty, hệ thống trang thiếtbị phục vụ cho hoạt động kinh doanh trái phiếu và khả năng kinh doanh của cáccán bộ tham gia trực tiếp kinh doanh trái phiếu Đánh giá khả năng của cán bộnhân viên phụ thuộc vào chuyên môn và độ nhạy bén cao khi tham gia hoạtđộng kinh doanh trái phiếu.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu về mức tăng doanh thu kinh doanh

Để đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu kinh doanh người ta thườngso sánh so với năm trước (kỳ trước):

Mức tăng doanh thu từhoạt động kinh doanh =

Chênh lệch doanh thu kinhdoanh năm nay (kỳ này)

x 100%Doanh thu kinh doanh năm trước

- Chỉ tiêu về tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh

Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của hoạt độngkinh doanh Tỷ lệ chi phí cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ lợi nhuận từhoạt động kinh doanh của CTCK.

doanh trong kỳ

Trang 21

Chi phí cho hoạt động kinh doanh bao gồm: chi phí tiền lương cho nhânviên bộ phận kinh doanh trái phiếu, chi phí thông tin, chi phí giao dịch trả choSở giao dịch chứng khoán, các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh… Tỷ lệ chiphí hoạt động kinh doanh càng thấp thể hiện chất lượng đầu tư càng cao, hoạtđộng kinh doanh càng phát triển.

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn.Tỷ suất lợi nhuận trên

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

VốnTrong đó,

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

Doanh thu từ hoạtđộng kinh doanh -

Chi phí từ hoạtđộng kinh doanhTỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng hiệu quả.Thông thường chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh với các chỉ tiêu: chi phí cơhội của vốn kinh doanh, chi phí lãi vay

- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận trênvốn

=

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuậnnăm trước

x 100%Vốn

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanhđược đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể Trong giai đoạn hoạt động kinh doanhđang phát triển thì chỉ tiêu này cần duy trì ở mức cao và tỷ lệ này sẽ thấp khi tỷsuất lợi nhuận đạt mức ổn định.

- Chỉ tiêu về tốc độ gia tăng thị phần của CTCK trong hoạt động kinhdoanh trái phiếu

Thị phần gia tăng của công

Thị phần của công ty

-Thị phần của côngty năm trước

Đây cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng để nói lên tốc độ phát triển hoạtđộng kinh doanh trái phiếu của CTCK Để có thể gia tăng thị phần hoạt động,CTCK phải thực hiện nhiều giao dịch với giá trị giao dịch của năm sau cao hơnnăm trước và tăng nhiều hơn so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường Dovậy, qua thị phần giao dịch trái phiếu của CTCK trên thị trường có thể đánh giáđược sự phát triển của hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Trang 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếutại công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK chịu ảnh hưởng rất nhiều cácnhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Tác động của các nhân tố như sau:

1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Với một cơ cấu hoạt động trong CTCK không hiệu quả, các bộ phậnkhông có sự phối hợp chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu kémhiệu quả Hoạt động này đòi hỏi sự phân tích tổng hợp về tình hình thị trường,tình hình kinh tế vĩ mô cũng như ảnh hưởng của các chính sách tài chính tiền tệ,vì vậy, mọi thông tin đều quan trọng và tác động tới TTCK nói chung và TTTPnói riêng Vì vậy, nếu không có sự phối kết hợp giữa nhiều phòng ban nhưphòng Phân tích và tư vấn đầu tư cổ phiếu, phòng quản trị rủi ro cũng như bộ

Trang 23

phận Môi giới, thì thông tin đến hoạt động kinh doanh trái phiếu là không đầyđủ từ đó sẽ giảm hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước phát triển hoạt động kinhdoanh trái phiếu là một mảng lớn không nhỏ hơn thị trường cổ phiếu vì vậy đểphát triển hoạt động này, cần phải có, một bộ phận chuyên biệt, một đội ngũ cánbộ chuyên gia giỏi chuyên trách từ đó mới có thể phân tích xu thế, quản lý danhmục kinh doanh trái phiếu và phát triển mảng hoạt động môi giới trái phiếu Cónhư vậy mới gây dựng vị thế của CTCK trên TTTP và hướng tới tầm cao mới làtrở thành một nhà tạo lập thị trường trong tương lai.

1.3.1.3 Đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu

Nhân viên của CTCK sẽ thay mặt CTCK tìm kiếm đối tác trên TTTP vàthực hiện giao dịch tự doanh của mình hoặc hiện chức năng môi giới, tư vấn tráiphiếu với khách hàng Như vậy, một đội ngũ nhân viên giỏi với trình độ nghiệpvụ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp CTCK kinh doanh có lãi và trở thành mộtcông ty có vị thế trên thị trường.

Trong nghiệp vụ tự doanh của CTCK, nếu CTCK có một đội ngũ nhânviên có khả năng tổng hợp tình hình kinh tế vĩ mô từ đó dự đoán được sự biếnđộng của lãi suất, họ sẽ điều chỉnh kịp thời mức đáo hạn bình quân để đón đầunhững biến động lãi suất thị trường Kết quả là CTCK có thể nắm giữ được danhmục trái phiếu với thời gian đáo hạn bình quân dài khi lãi suất có xu hướng giảmvà ngược lại, nắm giữ thời hạn trung bình của những trái phiếu thấp khi lãi suấtthị trường có xu hướng tăng, từ đó có thể tối ưu hóa được lợi nhuận và hạn chếđược rủi ro cho công ty.

Trong nghiệp vụ môi giới, nhân viên của CTCK là người thay mặt công tytrực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năngcủa mình đáp ứng nhu cầu đó qua việc tư vấn cho khách hàng để từ đó kháchhàng tự ra quyết định và đặt lệnh Lúc này, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệpvụ sẽ là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Để giữ vững uy tínvà vị thế của công ty đòi hỏi nhân viên môi giới có trình độ chuyên môn cao,nhiều kinh nghiệm từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có như vậyCTCK mới thu được nhiều phí giao dịch hay phí hoa hồng trong trường hợpcông ty là nhà tạo lập TTTP gia tăng lợi nhuận cho CTCK.

Bên cạnh đó, nhân viên của CTCK cần phải có tư cách đạo đức nghềnghiệp Trong hoạt động kinh doanh trái phiếu, khi có xung đột lợi ích giữanhân viên – công ty - thị trường – nhà đầu tư, họ có thể hoặc kết cấu với khách

Trang 24

hàng trong việc đặt, nâng, hạ giá trái phiếu nhằm gây biến động giá ảnh hưởngtới hoạt động của thị trường, hoặc bán khống, mua bán nội gián, thông tin sai sựthật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay trái phiếu, lũng đoạn thị trường.Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của CTCK thậm chí gây phương hại tớinền kinh tế của đất nước.

1.3.1.4 Quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu

Với hoạt động môi giới trái phiếu, CTCK chỉ là trung gian giao dịch giữangười mua và người bán khi đó chỉ cần CTCK là thành viên giao dịch TPCP.Trong hoạt động tự doanh trái phiếu hay với tư cách là nhà tạo lập thị trường,CTCK luôn phải đặt yếu tố vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh là tiêu chíđầu tiên cần phải xem xét khi phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Khối lượng và giá trị của mỗi lần giao dịch trái phiếu thường trên 10 tỷ, làrất lớn so với một lần giao dịch cổ phiếu hay các hàng hóa khác, do vậy với khảnăng tài chính mạnh mẽ CTCK có thể mua bán nhiều loại trái phiếu khác nhau,tham gia vào nhiều giao dịch hơn từ đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tạonên vị thế trên TTTP.

Trường hợp, CTCK muốn trở thành nhà tạo lập thị trường thì cũng phảiđáp ứng đủ các yêu cầu về vốn cho không chỉ khoản đặt cọc tại cơ quan quản lýthị trường mà trong quá trình hoạt động quy mô vốn lớn sẽ hạn chế rủi ro vỡ nợkhi tổ chức phát hành phá sản, nhà tạo lập thị trường đối với trái phiếu đó khôngchỉ chịu tác động trực tiếp đến số trái phiếu còn trong kho của mình mà còn chịutrách nhiệm đối với trái phiếu đã bán cho khách hàng và những trái phiếu đãmua vào trong danh mục đầu tư mà khách hàng nhờ quản lý

Bên cạnh đó, nếu nguồn vốn dùng cho kinh doanh trái phiếu là đi vay, khihoạt động quản lý nguồn vốn là yếu kém, kỳ hạn trái phiếu không khớp với kỳhạn nguồn vốn, món vay không gia hạn được, CTCK có thể bị mất thanh khoảnvà có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ Như vậy, việc có một khoản vốn lớn hoặc mộtchỗ dựa tài chính vững chắc là rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh tráiphiếu.

1.3.1.5 Các nhân tố khác

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nếu như uy tín, khả năng tài chính và chất lượng hoạt động của mộtCTCK trong hoạt động kinh doanh trái phiếu là điều kiện quyết định đến sự pháttriển hoạt động kinh doanh trái phiếu thì trình độ công nghệ lại là cơ sở tạo điềukiện để thực hiện các hoạt động đó TTTP luôn nhạy cảm với mọi sự biến động

Trang 25

của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế nên việc có đầy đủ các thông tincần thiết là vô cùng quan trọng Để cung cấp các dịch vụ trái phiếu cho kháchhàng hay để có các thông tin cập nhật về thị trường tài chính thì CTCK phải cócơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đảm bảo việc tiếp nhận và thực hiện các yêucầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác và phục vụ chính hoạtđộng tự doanh trái phiếu của công ty.

Cơ sở vật chất hiện đại cần phải được gắn với việc xây dựng và hoànthiện chiến lược khách hàng sẽ cho phép tìm kiếm, tiếp cận và thỏa mãn ở mứccao nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Bí quyết thành công của cácCTCK trên thế giới trong việc phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu đó làxác định đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của mình và khách hàng, phươngchâm hoạt động vì khách hàng và không ngừng đổi mới.

Trên thế giới, hoạt động kinh doanh trái phiếu tại các tổ chức tài chínhluôn chú trọng tới việc phát triển các mảng dịch vụ nhằm mục đích hỗ trợ kháchhàng trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý sử dụng vốn Các công tynày đều có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao thuộc nhiều lĩnh vực khoahọc kỹ thuật và công nghệ khác nhau Ngoài ra họ còn có đội ngũ cộng tác viênvà mối quan hệ mật thiết với các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệtrong và ngoài nước Áp dụng công nghệ từ đó đưa ra những đánh giá quantrọng trong hoạt động quản lý rủi ro cho phép các công ty tiến hành và trợ giúpđối với khách hàng và chính bản thân công ty từ đó có thể hạn chế được nhữngrủi ro trong kinh doanh bởi vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh củacông ty là giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro từ đó đạt được mụctiêu an toàn ở mức độ nhất định mà vẫn thỏa mãn những đòi hỏi về hiệu quảkinh doanh.

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của CTCK hoạt động kinh doanh trái phiếu là hệ thốngchỉ tiêu, tư liệu liên quan tới trái phiếu và TTTP,là những chỉ tiêu phản ảnh bứctranh của TTTP và tình hình kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc thời kỳkhác nhau của từng quốc gia, từng ngành, nhóm ngành … theo phạm vi bao quátcủa mỗi loại thông tin.

Hệ thống thông tin này có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho CTCK hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu Do vậy, nếu CTCK nào có một hệthống thông tin hiện đại, chính xác và khả năng phân tích tốt thì sẽ hoạt động cóhiệu quả, ngược lại khi thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch sẽ phải chịu tổnthất khi ra quyết định đầu tư.

Trang 26

Quan hệ của CTCK với khách hàng và những tổ chức kinh doanhtrái phiếu khác trên thị trường Nếu những mối quan hệ này tốt, công ty sẽ có

một số lượng bạn hàng lớn sẵn sàng giúp đỡ công ty về vốn, thông tin thịtrường… hoạt động kinh doanh Điều này chỉ có thể có được đối với các côngty đã có thời gian dài kinh doanh trên TTTP, có vị thế và uy tín trên thị trường.

Các hoạt động khác của công ty như: khả năng nắm bắt thông tin trên

thị trường của đội ngũ nhân viên, khả năng phân tích cung cầu của thị trường làcơ sở đảm bảo cho CTCK kinh doanh thành công Việc nắm bắt và phân tích tốttình hình thị trường, quản lý danh mục đầu tư trái phiếu từ đó mô hình hóa khốilượng “lưu kho”, ước lượng nhu cầu tài chính cần thiết theo đặc tính thị trường,là những bài toán mà CTCK phải giải quyết khi muốn phát triển hoạt động kinhdoanh trái phiếu.

Các công cụ phòng vệ Đặc tính của công việc kinh doanh trái phiếu đó

là vừa phải phân tích thị trường, vừa phải dự báo tình hình thị trường, đưa ra cácđiều chỉnh về phương pháp và chiến lược, vừa phải tiến hành áp dụng các côngcụ phòng vệ Các công cụ phòng vệ có chức năng giúp nhà kinh doanh trái phiếuphòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra Các công cụ phòng vệ là các dạng hợp đồngphái sinh, các sản phẩm tài chính, kỹ thuật ứng dụng trong hoạt động kinh doanhtrái phiếu Việc áp dụng các công cụ này cho phép các CTCK đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng thông qua các kỹ thuật xử lý với kỳ hạn và lãi suất củacác loại trái phiếu và phòng ngừa được các rủi ro qua việc áp dụng các hợp đồngkỳ hạn và quyền chọn đối với trái phiếu Đây cũng đồng thời là công cụ đầu cơ,giúp khuyếch đại quy mô đầu tư trái phiếu.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Bên cạnh các nhân tố chủ quan, CTCK cũng phải đối mặt với rất nhiều tácđộng của các nhân tố khách quan Những nhân tố khách quan có thể được kểđến là:

1.3.2.1 Nhân tố pháp lý

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK là một hoạt động phức tạp,mức độ rủi ro cao và có liên quan, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xãhội khác nhau trong nước và trên thế giới Vì vậy, hoạt động kinh doanh này cầnphải được phát triển trên một cơ sở pháp lý chặt chẽ nhằm giải quyết tốt các mâuthuẫn, những xung đột về lợi ích, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên,tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong quá trình tham gia hoạt động kinhdoanh trái phiếu.

Trang 27

Một hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh trái phiếu được xây dựngchặt chẽ sẽ giúp cho các CTCK khi tham gia TTTP phải có ý thức về nhữngnghĩa vụ, quyền lợi và phạm vi hoạt động và trách nhiệm của mình Từ đó, cáchoạt động kinh doanh sẽ không bị chồng chéo lên nhau để gây ra những biếnđộng tiêu cực cho thị trường.

1.3.2.2 Nhân tố chính sách

Nhân tố pháp lý là điều kiện cho các CTCK gia nhập TTTP, còn nhân tốchính sách được coi là định hướng các hoạt động cho các CTCK Tùy vào điềukiện cụ thể của từng quốc gia, xu thế phát triển kinh tế trong nước và quốc tế màChính phủ các nước sẽ đưa ra các chính sách khác nhau

Một chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ khuyến khích các CTCK đẩy mạnhhoạt động kinh doanh trái phiếu Ngược lại, một chính sách không phù hợp hoặcthắt chặt sẽ kìm chế các hoạt động kinh doanh trái phiếu Bên cạnh đó khiCTCK kinh doanh trái phiếu trên TTTP phải đối mặt với các loại rủi ro như rủiro lãi suất, rủi ro phá sản, rủi ro thanh khoản,…Do vậy, sự ổn định các chínhsách sẽ dẫn tới ổn định thị trường tránh những tác động tiêu cực, tạo môi trườnghoạt động tốt.

Để tạo điều kiện ổn định kinh tế và thúc đẩy hoạt động của CTCK, Chínhphủ cần thực hiện đồng bộ Chính sách tài chính tiền tệ, Chính sách thu hút vàkhuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, hoàn thiện chính sách đào tạo,phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đồngthời cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quanquản lý Nhà nước.

1.3.2.3 Sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trườngtrái phiếu nói riêng

TTCK là môi trường hoạt động kinh doanh trái phiếu Sự phát triển củaTTCK ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo ra cơ hội cho các CTCK tham gia TTTP.

Các CTCK để tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu cần phải có quymô lớn, danh mục trái phiếu kinh doanh cần đa dạng, do đó đòi hỏi thị trườngphải sẵn có các trái phiếu có chất lượng tốt, có tính thanh khoản cao, đa dạng vềchủng loại và lớn về số lượng.

Tại các nước có nền kinh tế phát triển, TTCK nợ như TPCP, trái phiếucông ty … có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên TTCK Còn tại các nước đang pháttriển nơi TTCK bắt đầu hình thành thì chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọnglớn hơn Hoạt động sôi động như vậy là do sự phát triển cao của thị trường tài

Trang 28

chính mà chủ yếu của TTCK phái sinh Hiện ở Việt Nam các công cụ giao dịchtrên TTTP vẫn là những công cụ rất cơ bản: các loại TPCP, TPCQĐP và TPDN.Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngânhàng đang có nhu cầu phòng vệ rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng công cụ pháisinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có công cụ gốc là trái phiếuvà các sản phẩm cơ cấu Bên cạnh đó, chỉ khi đa dạng hóa được sản phẩm đầu tưthì mới có thể thu hút được nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường Bêncạnh đó thị trường càng phát triển thì số lượng các nhà đầu tư, các tổ chức pháthành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ của hoạt động kinhdoanh trái phiếu như nghiệp vụ tự doanh, nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tư vấnbảol kãnh phát hành, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư,….

Hệ thống kiểm toán và kế toán cung cấp các quy tắc nền tảng buộc phảituân theo đối với công ty Chỉ có hệ thống kế toán, kiểm toán tin cậy mới có thểcung cấp các thông tin chính xác cho các nhà đầu tư Các tiêu chuẩn về kế toánvà kiểm toán của các nước cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế Các nhàđầu tư rất quan tâm tới hệ thống kiểm toán độc lập trong việc làm tăng uy tíncủa các báo cáo tài chính Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm toán, kếtoán sẽ tạo điều kiện chuẩn hóa về thông tin và giảm rủi ro cho các thành viên

Hệ thống thông tin trên TTTP cũng rất quan trọng đối với sự tham gia củacác thành viên trên thị trường Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấpcho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến trái phiếu vàđể ngăn chặn các gian lận trong giao dịch.

Việc lựa chọn mô hình quản lý TTCK nói chung và TTTP nói riêng cầnphải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạnphát triển của thị trường Các mô hình quản lý và giám sát được lựa chọn trên cơsở không để thị trường phát triển quá “nóng” gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tếvà làm thiệt hại cho các nhà đầu tư, song cũng không nên hạn chế thị trườngbằng việc can thiệp quá mức của Chính phủ bởi như vậy sẽ hạn chế hiệu quả củathị trường và sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới các nhà đầu tư khi tham gia hoạtđộng kinh doanh trái phiếu.

1.3.2.4 Sự phát triển của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính và kinh doanhchứng khoán

Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính và kinh doanh chứng khoán là tổ chứcxã hội, nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm bảo đảm và dunghòa lợi ích của các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị trường.

Trang 29

Trên cơ sở đại diện cho ngành chứng khoán đưa ra những kiến nghị với cơ quanquản lý nhà nước nhằm tăng cường tính hiệu quả và ổn định của thị trường.Ngoài ra, hiệp hội còn thu thập và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đếncác đơn vị thành viên.

Do vậy, sự phát triển của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam vàHiệp hội kinh doanh chứng khoán có ảnh hưởng không nhỏ tơi sự phát triển củaTTCK và từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trên TTTP Khi các nhàCTCK là thành viên của Hiệp hội họ sẽ được hưởng những quyền lợi như chiasẻ thông tin, được ưu tiên về giá … bên cạnh đó Hiệp hội cũng sẽ bảo đảm dunghòa lợi ích của các thành viên nên nó hạn chế được rất nhiều sự cạnh tranhkhông lành mạnh lẫn nhau giữa các tổ chức kinh doanh trái phiếu trong Hiệphội.

1.3.2.5 Các nhân tố khác

Nhân tố về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế: Bên cạnh điều kiện ổn

định về mặt chính trị thị ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố cực kỳ quantrọng đối với mỗi quốc gia Các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ sốlạm phát, tỷ giá hối đoái… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh tráiphiếu của CTCK.

Với một nền kinh tế ổn định, đời sống, thu nhập của người dân được nângcao, phần tích lũy ngày càng lớn, từ đó nhu cầu đầu tư tăng, dẫn đến tạo ra rấtnhiều nhà đầu tư trên TTTP, càng nhiều nhà đầu tư thì hoạt động kinh doanh tráiphiếu sẽ ngày càng sôi động.

Nhân tố về công chúng đầu tư Để hoạt động kinh doanh trái phiếu của

các CTCK có hiệu quả, cần có các chính sách tạo dựng được lòng tin cho cácnhà đầu tư Và để xây dựng và duy trì lòng tin của các nhà đầu tư đòi hỏi các tráiphiếu được phát hành phải bảo đảm chất lượng vàmoij giao dịch của CTCK phảituân thủ pháp luật, thực hiện một cách nghiêm chỉnh các thỏa thuận đã cam kếtvới nhà đầu tư.

Rủi ro về thông tin không cân xứng: Lợi nhuận mà nhà kinh doanh trái

phiếu thu được chủ yếu từ chênh lệch giữa giá mua – giá bán căn cứ vào việcthu thập và phân tích các thông tin thu được Với những thị trường đang pháttriển, việc có những thông tin không cân xứng sẽ làm cho nhà kinh doanh có lợithế nếu có đủ thông tin và chịu rủi ro khi thiếu thông tin Trường hợp công tytiến hành đầu tư vào trái phiếu của công ty đang có nguy có phá sản sẽ dẫn đếnthiệt hại rất lớn Đối với các CTCK chỉ kinh doanh trái phiếu thông thường và

Trang 30

các nhà tạo lập thị trường cũng có sự tiếp nhận thông tin khác nhau Vì vậy việcthiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch sẽ tác động không nhỏ tới hoạtđộng kinh doanh trái phiếu nói riêng và TTCK nói chung

Sự cạnh tranh giữa các công ty tham gia kinh doanh trái phiếu: Áp

lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia kinh doanh trái phiếu là rất lớn, cácCTCK luôn phải giao với những tổ chức lớn như các ngân hàng có bề dày kinhnghiệm và tính chuyên môn hóa cao, các nhà tạo lập thị trường có nhiều thôngtin và chuyên nghiệp Vì vậy, CTCK phải luôn phân tích để đưa ra các quyếtđịnh hợp lý về quy mô, về các mức giá chào mua, chào bán.Cạnh tranh càngmạnh thì chênh lệch giữa giá mua – giá bán càng giảm do đó lợi nhuận sẽ giảmxuống

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNGLONG

- Tên giao dịch tiếng anh: THANGLONG SECURITIES JOINTSTOCK COMPANY

- Tên viết tắt: TLS

- Logo:

Trang 31

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứngkhoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tàichính và các dịch vụ tài chính khác.

- Mạng lưới hoạt động: Ngoài hội sở, TLS còn có 2 chi nhánh tại TP HồChí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long được thành lập tháng 5 năm2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số 05/GPHĐKD do Chủtịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11/5/2000 Là một trong số 5 CTCK được thànhlập đầu tiên tại Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng, đầu tháng 12vừa qua công ty đã tăng vốn điều lệ lên tới 800 tỷ đồng và kế hoạch sẽ tăng tới2.000 vào năm 2012.

Ngân hàng TMCP Quân Đội thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàngNhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầuViệt Nam Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 2.000 tỷ với tôngtài sản là trên 31.000 tỷ đồng và 65 điểm giao dịch trên toàn quốc

Hiện nay ngoài hội sở chính đặt tại 273 Kim Mã, Hà Nội, CTCK ThăngLong có 02 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch trên cảnước cùng 2 đại lý nhận lệnh Công ty CK Thăng Long được thực hiện các hoạtđộng chủ yếu sau:

- Môi giới chứng khoán;- Tự doanh chứng khoán;

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;- Tư vấn đầu tư chứng khoán;

Trang 32

- Tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác;- Lưu ký chứng khoán.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự:

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của TLS

CÁC PHÒNG GD

CHI NHÁNH

HẢI PHÒNGHỒ CHÍ MINHCHI NHÁNH TRỤ SỞ CHÍNH

CÁC PHÒNG GDCÁC

PHÒNG GD

ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC

ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC

Trang 33

Nguồn: CTCK Thăng Long

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS

Ngoài hội sở, TLS còn có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước.

Trang 34

CHI NHÁNHBAN

TỔNG GIÁM ĐỐCĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

HỘI SỞ

HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ

KHỐI MÔI GIỚI

KHỐI PHÂN TÍCH & TƯ VẤN ĐẦU TƯ

TƯ VẤN ĐẦU TƯPHÂN TÍCHKHỐI

INVESTMENT BANK

HỖ TRỢ

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN

PHẦN MỀM

QUẢN LÝ MẠNG

KẾ TOÁN - TÀI CHÍNHNGUỒN VỐN

KHỐI HÀNH CHÍNH

- NHÂN SỰ

KẾ HOẠCHHÀNH CHÍNH

NHÂN SỰHỆ THỐNG

CÁC P MÔI GIỚI

HỆ THỐNG CÁC NHÓM MÔI GIỚI

GIAO DỊCH OTC

KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI & TỔ CHỨC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CK

QUẢN LÝ GIAO DỊCH & THANH TOÁN

KHỐI MARKETING

PR & QUẢNG CÁONGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN

FRONT OFFICEMIDDLE OFFICEBACK OFFICE

Nguồn: CTCK Thăng Long

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính

Trang 36

quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông họp thường niênhoặc bất thường nhưng ít nhất là mỗi năm một lần và họp thường niên trong thờihạn tối đa là 4 tháng (hoặc trường hợp đặc biệt là 6 tháng) kể từ ngày kết thúcnăm tài chính.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, số lượng của mỗi

nhiệm kỳ sẽ do ĐHĐCĐ bầu mãi nhiễm và thông qua theo phương thức dồnphiếu Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trongviệc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật, ĐHĐCĐ vềviệc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình đứng đầu công ty và có bankiểm soát.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn

quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợppháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động

kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT, chịu tráchnhiệm trước HĐQT, trước ĐHĐCĐ và trước pháp luật về việc thực hiện cácquyền và nhiệm vụ được giao Giúp việc cho Tổng giám đốc là gồm 3 Phó Tổnggiám đốc phụ trách Môi Giới, đầu tư và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và khối baogồm phòng chức năng.

- Khối môi giới: Gồm có các bộ phận front office: Thực hiện các nhiệm

vụ nhập lệch giao dịch cho khách hàng về trung tâm, lưu ký chứng khoán chokhách hàng trong và ngoài nước Bộ phận Middle office nghiêm cứu phát triểncác sản phẩm cung cấp cho khách hàng và đưa ra các chính sách hỗ trợ chokhách hàng Bộ phận Back offce: quản lý sau các sản phẩm cung cấp dịch vụchứng khoán và quản lý các giao dịch, thanh toán cho khách hàng Hiện nayTLS đang có một số sản phẩm môi giới hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng làhoạt động hỗ trợ thanh toán, ứng trước, hợp tác kinh doanh chứng khoán niêmyết và OTC

- Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin: Bao gồm Phòng hệ thống, Phòng

Quản lý mạng và Phòng phát triển phần mềm có các chức năng quản lý thốngnhất toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng, hệ thống dữ liệu, hệ thống hạ tầngkỹ thuật, hệ thống trang thiết bị Công nghệ Thông tin hiện đang sử dụng trongtoàn Công ty,

Trang 37

hiện toàn bộ các hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng (PR), Duy trì vàphát triển quan hệ nội bộ, các mối quan hệ với đối tác, xây dựng hình ảnh Côngty trước công chúng ngày càng tốt đẹp và bền vững;

- Khối tài chính: Bao gồm có Phòng Nguồn vốn và Phòng kế toán tài

+ Phòng Nguồn vốn: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hìnhhuy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Công ty bảo đảm tính thanhkhoản hàng ngày và phát triển các sản phẩm phái sinh.

+ Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát cáckhoản chi tiêu nội bộ của Công ty, Xác định cơ cấu vốn của Công ty; Lập báocáo quản trị về tài chính của Công ty.

- Khối phân tích đầu tư: Chịu trách nhiệm tự doanh chứng khoán củaCông ty, nhận ủy thác đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có yêu cầu; Tìm kiếm cơhội đầu tư qua các hình thức khác được pháp luật cho phép như vàng, bất độngsản, ngoại tệ….

- Khối phân tích và tư vấn đầu tư cá nhân gồm có phòng phân tích và

phòng tư vấn đầu tư : Phân tích tình hình kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô để đưara các dự đoán phân tích ngành, công ty chuyên môn sâu, tiếp xúc doanh nghiệp,tìm kiếm cơ hội đầu tư;

- Khối Ngân hàng đầu tư (Investment bank): Thực hiện hoạt động bảo

lãnh phát hành, đại lý bán trái phiếu, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết …

- Khối hành chính nhân sự: Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự

của công ty, tuyển dụng nhân viên và xử lý các vấn đề hành chính hàng ngàycủa Công ty

Vị trí hoạt động của bộ phận kinh doanh trái phiếu: Hiện nay hoạt

động kinh doanh trái phiếu được đặt tại phòng nguồn vốn, là nơi điều hòa vàhuy động nguồn cho toàn bộ hoạt động của công ty Phòng nguồn vốn thuộckhối tài chính và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc.

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự tại TLS

Tổng số cán bộ tại TLS tính đến tháng 12/2009 là 420 người với cơcấu lao động như sau:

Trang 38

STTPhân loại

Trụsở chính

Tổng cộng

2Phân theo thời hạn Hợp đồng lao động

Nguồn: Phòng HCNS- CTCK Thăng Long

Bảng 2.1 Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2009 của TLS

2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu

4,210

0

420

800

9

773

1,778

7

930

2,111 5 Trong đó, nợ quá hạn - - -

2

571

1,362

8

344

606

Trang 39

11 Lợi nhuận sau thuế 8

107

Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2009

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của TLS

1 Các hệ số thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn (đồng thời là hệ số thanh toán nhanh do TLSkhông có hàng tồn kho)

Vòng quay các khoản

phải thu Doanh thu từ hoạt động kinhdoanh chứng khoán và thu lãi đầu tư/Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay vốn chủ sở

hữu Doanh thu từ hoạt động kinhdoanh chứng khoán và thu lãi đầu tư/Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần/Tổng

tài sản Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứngkhoán và thu lãi đầu tư/Tổng tài sản

4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số sinh lời trên

%

Trang 40

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công tychứng khoán Thăng Long

2.2.1 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu là một bộ phận của TTCK, là kênh huy động vốntiềm năng và hiệu quả cho các dự án của Chính phủ và tư nhân TTTP ở ViệtNam bao gồm tín phiếu kho bạc, TPCP, TPCQĐP, TPDN (kể cả trái phiếuNHTM, chứng chỉ tiền gửi) và các chứng khoán nợ khác Các chứng khoán nàynắm giữ vai trò chủ chốt trên thị trường vốn mặc dù hiện nay thị trường vốn ViệtNam hiện vẫn bị xem là thị trường đang phát triển với đặc điểm là nhỏ về quymô và chưa được chuẩn hóa.

2.2.1.1 Hoạt động của thị trường trái phiếu sơ cấp

Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ thị trường trái phiếu của Việt Namtương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ởmức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2% Trong đó,trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp(TPDN) chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% (ở Malayssia,Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%) Theo thống kê trên sàn HNX vàHSX, tính đến hết năm 2009, có 508 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HNX vớitổng giá trị niêm yết là mệnh giá là 166.314 tỷ đồng và 64 mã trái phiếu niêmyết trên sàn HSX với tổng giá trị niêm yết là 13.784,5295 tỷ đồng chiếm khoảng57,4% giá trị toàn thị trường

a, Trái phiếu do Chính phủ phát hànha.1 Trái phiếu Chính phủ

Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK ViệtNam, TPCP chiếm trên ưu thế trên thị trường với tỷ lệ trên 80% khối lượng giaodịch TPCP được phát hành qua ba hình thức là Đấu thầu, bảo lãnh phát hành vàbán lẻ tại Kho bạc Nhà nước

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:26

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.1.

Mô hình tổ chức tại TLS Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.2..

Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2009 của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.1..

Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2009 của TLS Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.3..

Một số chỉ tiêu tài chính của TLS Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.2..

Một số chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của TLS Xem tại trang 37 của tài liệu.
- Tình hình đấu thầu TPCP - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

nh.

hình đấu thầu TPCP Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.5..

Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2009 Xem tại trang 40 của tài liệu.
• Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

nh.

hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.6 Thống kê tình hình giao dịch TPCP từ 2006-2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.6.

Thống kê tình hình giao dịch TPCP từ 2006-2009 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.4. Khối lượng và giá trị giao dịch TPCP từ năm 2000-2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.4..

Khối lượng và giá trị giao dịch TPCP từ năm 2000-2009 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.5. Tăng trưởng vốn điều lệ của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.5..

Tăng trưởng vốn điều lệ của TLS Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 2.6. Giá trị phát hành TPDN tại TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.6..

Giá trị phát hành TPDN tại TLS Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.7. Thị phần giao dịch trái phiếu của TLS qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.7..

Thị phần giao dịch trái phiếu của TLS qua các năm Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.8. Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.8..

Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 2.7. Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.7..

Doanh thu hoạt động tự doanh trái phiếu của TLS Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 2.8. Tỷ trọng doanh thu các hoạt động kinh doanh trái phiếu - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.8..

Tỷ trọng doanh thu các hoạt động kinh doanh trái phiếu Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.9. Tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tại TLS thời điểm tháng 12/2009 - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.9..

Tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tại TLS thời điểm tháng 12/2009 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.10. Quy trình hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.10..

Quy trình hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.11..

Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.11..

Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.12. Thị phần môi giới trái phiếu của các CTCK - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.12..

Thị phần môi giới trái phiếu của các CTCK Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Bảng 2.13..

Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS Xem tại trang 63 của tài liệu.
Hình 2.12. Cơ cấu hoạt động của phòng Nguồn vốn - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 2.12..

Cơ cấu hoạt động của phòng Nguồn vốn Xem tại trang 66 của tài liệu.
Hình 3.1. Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 3.1..

Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm Xem tại trang 70 của tài liệu.
Hình 3.2. Mô hình phòng Nguồn vốn mới - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Hình 3.2..

Mô hình phòng Nguồn vốn mới Xem tại trang 75 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan