Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

63 953 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính tất yếu của đề tài

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độngày càng nhanh và sâu sắc Đó là xu thế tất yếu khách quan và là một quyluật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều phải tuân theo.Biểu hiện rõ nhất của xu thế này là quá trình tự do hóa buôn bán trong khuvực và phạm vi toàn cầu.

Thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế của đất nước, hội nhậpvới nền kinh tế thế giới Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không ngừngmở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốctế Trong đó, thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng để Việt Nam dầncó chỗ đứng trong khu vực và trên phạm vi thế giới, thực hiện mục tiêu màĐại hội Đảng đề ra: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đadạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại… xây dựng một nền kinh tế mở,hội nhập khu vực và thế giới…”.

Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm nội dung chủ yếu và quantrọng nhất là hoạt động xuất nhập khẩu Nếu xuất khẩu đem lại nguồn thungoại tệ tích lũy cho đất nước thì hoạt động nhập khẩu lại tác động tích cựcđến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tếquốc dân về sức lao động, vốn, tài nguyên và khoa học kỹ thuật Xuất khẩunhằm bảo đảm nguồn vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu phục vụ cho côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tếhướng mạnh vào xuất khẩu…

Định hướng cho mục tiêu CNH- HĐH đất nước, Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VII đã chỉ rõ sự cần thiết: “Đẩy mạnh xuất khẩu, huy động

Trang 2

các nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư kỹ thuật, hàng hóa thiết yếucho sản xuất và đời sống, tích cực cân đối cán cân thanh toán quốc tế, gópphần duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế…” Thực hiện tốt công tácxuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện naycủa nền kinh tế Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp để tìm ra biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanhnhập khẩu hiện nay là một vấn đề rất quan trọng.

Xuất phát từ quan điểm trên, em đã chọn đề tài :“Hoạt động nhập

khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩuvật tư kỹ thuật REXCO- HN” để hoàn thành chuyên đề thực tập của

mình Em mong rằng thông qua việc xem xét và phân tích tình hình hoạtđộng nhập khẩu của Công ty REXCO- HN sẽ giúp em đưa ra được một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị củaCông ty.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện nhập khẩu tại chi nhánhCông ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiếtbị tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại chi nhánhCông ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

- Hoạt động nhập khẩu và cung ứng máy móc thiết bị của chi nhánhCông ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.

* Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công tyREXCO

- Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2009.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bằng việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng cùng với nhữngtu duy đổi mới của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó kết hợp với nhữngphương pháp toán học như : Phương pháp thống kê; phương pháp so sánhđối chứng; phương pháp phân tích số liệu; phương pháp minh họa Em sẽnghiên cứu hoạt động nhập khẩu của chi nhánh Công ty cổ phần XNK vậttư kỹ thuật REXCO- HN trong những năm gần đây, từ đó rút ra đượcnhững giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu cho Công ty.

Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chinhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩumáy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuậtREXCO- HN.

Trang 4

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ KỸ THUẬT REXCO HÀ NỘI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNGNHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ

1.1 Tổng quan về chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vậttư kỹ thuật REXCO- Hà Nội

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật với tên giao dịch Quốc tế là:TECHNICAL MATERIAL AND RESOURCES IMPORT-EXPORT CO(viết tắt là REXCO ) được thành lập theo quyết định số 171/VKH-QĐ,ngày 20/05/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Côngnghệ Quốc gia( nay đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).Công ty là đơn vị kinh doanh trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam.

Công ty có 2 chi nhánh hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh.

* Chi nhánh Hà Nội:

Địa chỉ: 157 Láng Hạ - quận Đống Đa- Hà NộiĐiện thoại: (84) 04 5 620616

Fax: (84) 04 8 532511

* Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh- quận Bình Thạnh- Thành phốHồ Chí Minh.

Điện thoại (84) 08 8 995275Fax: (84) 08 8 99527

Trang 5

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

- Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật của Viện khoa học Việt Nam, các đơn vị trong nước và nước ngoàivào sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, phục vụcho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đưa các thiết bị công nghệ thích hợp cho việc sản xuất, chế biếnhàng tiêu dùng và xuất khẩu để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên sẵn có của từng địa phương trong nước.

- Thực hiện liên doanh liên kết, các đại lý, hợp tác đầu tư, uỷ thácvà nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tạo nguồn vốn hỗ trợ việc nghiên cứu,ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty

Cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Ban giám đốc, KhốiKinh Doanh và Khối hỗ trợ kinh doanh.

A Ban giám đốc

* Giám đốc

Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng quản lý, điều hành toàn bộ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý nhân sựthông qua việc phân công công việc, giao nhiệm vụ cho các phòng ban,các bộ phận tổ chức

* Phó giám đốc

Nhiệm vụ: Trợ giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành cáchoạt động kinh doanh và hoạt động nhân sự Ngoài nhiệm vụ quản lý,điều hành thì phó giám đốc còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản

Trang 6

xuất, là người thực hiện công việc đấu thầu, tìm kiếm dự án.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành của Công ty

B Khối kinh doanh: Chia ra các phòng theo thị trường và theo đặctrưng thiết bị

* Phòng Kinh doanh: 6 người

Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị về môi trường, thiết bị y tế

cho một số khách hàng đặc trưng như: Các Viện, Bệnh Viện, Sở… vềlĩnh vực Môi trường, Thủy hải sản v.v

Phòng Kế Toán

Các cộng tác viên vàchuyên gia nước ngoàiPhòng Kinh Doanh

Phòng Dự Án

Phòng Hợp Đồng XNK

Khối hỗ trợKinh Doanh

Phòng Thang máyKhối Kinh

Doanh

Trang 7

sản phẩm của Công ty và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng,hàng năm cho Công ty.

- Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, giácả tại từng thời điểm để có quyết định đúng đắn hợp lý trong công táckinh doanh của mình.

* Phòng Dự án: 10 người

Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm cho: Các trường

ĐH, Viện Nghiên cứu… Nhiệm vụ :

- Thực hiện công việc chuẩn bị hồ sơ cho các dự án.

- Lập kế hoạch cho công tác triển khai dự án đúng tiến độ - Thẩm định dự án.

* Phòng Marketting: 5 người

Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các mặt hàng về lĩnh vực sinh học, thực

phẩm… cho các Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Các gói thầu thuộcBộ Công an…

Nhiệm vụ:

- Lập ra các phương án mở rộng thị trường.

- Tổ chức triển khai công tác quảng cáo,tiếp thị, xây dựng chiếnlược và mục tiêu kinh doanh.

* Phòng Thang máy: 4 người

Đặc điểm: Nhập khẩu các loại mặt Thang máy cho các khách hàng:

Ban quản lý các dự án về xây dựng, nhà thầu xây dựng…

C Khối hỗ trợ kinh doanh

Trang 8

* Phòng Hợp đồng Xuất nhập khẩu: 5 người

Nhiệm vụ :

- Thương thảo ký các hợp đồng bán trong nước

- Nghiên cứu các chính sách thuế, hải quan; Các thủ tục về thuế,miễn thuế, giấy phép nhập khẩu v.v

- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty.

- Ghi chép, lưu chứng từ các hợp đồng đã và đang thực hiện.

* Phòng Kỹ thuật: 4 người Gồm:

+ Bên kỹ thuật Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác kiểm tra về tình hình kỹ thuật, tình trạng hiệnthời của các thiết bị.

- Kiểm tra về xuất xứ, so sánh thiết bị vừa nhận với bản kê khai kỹthuật của các thiết bị được đặt mua

+ Bên Dịch Vụ kỹ thuậtNhiệm vụ:

- Thực hiện các hợp đồng về bảo trì thiết bị

- Thực hiện các hoạt động lắp đặt, bảo hành, bảo trì - Thực hiện bàn giao thiết bị cho khách hàng.

* Phòng Tài chính- Kế toán: 6 người

Trang 9

hoạch thu- chi tài chính của Công ty.

- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của Công ty.

* Phòng Hành chính tổng hợp: 4 người

Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác tổ chức lao động, tiền lương.

- Thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động.- Công tác quản trị hành chính.

- Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền.

* Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài

Là bộ phận không thuộc trong cơ cấu nhân sự của Công ty mà làcác nhà khoa học, các kỹ thuật viên, chuyên gia trong nước và nướcngoài có trình độ chuyên môn giỏi, được mời tham gia vào những dự án,hợp đồng mà lĩnh vực đó cán bộ trong Công ty không thông thạo Độingũ cộng tác viên và các chuyên gia không chỉ trực tiếp tham gia vàocac gói thầu, dự án mà còn tổ chức tư vấn, hướng dẫn, đào tạo các cánbộ trong Công ty trong các lĩnh vực cụ thể.

1.1.4 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoánhập khẩu của REXCO-HN

1.1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng nhập khẩu của Công ty

Chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO- HN nhậpkhẩu các loại mặt hàng chủ yếu là : máy móc, thiết bị khoa học, kỹthuật, trang thiết bị y tế, hoá chất các loại, vật tư nông nghiệp…Trongđó, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị cho nghiên cứu cơ bản,các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ cho

Trang 10

nghiên cứu, ứng dụng, các loại hoá chất v.v…

Ngoài ra, Công ty còn liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổchức khoa học, sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước Tổ chức cácdịch vụ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, triển lãm, quảng cáo, dịchvụ, sản xuất, thương mai và chuyển giao công nghệ.

1.1.4.2 Hệ thống phân phối, mạng lưới kinh doanh hàng hóa

Địa bàn hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Công ty chủyếu là Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc như: Hải Phòng, Huế,Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… Đó là những trung tâm giao lưubuôn bán lớn, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh

Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu về cảng Hải Phòng, sau đó vậnchuyển về Hà Nội đi theo quốc lộ 5, giao thông đã được nâng cấp lên rấtnhiều so với trước đây nên hàng hóa vận chuyển rất nhanh chóng kịpthời, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng và giao hàng cho đối tác trongnước.

1.1.4.3 Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn trong kinh doanh

Trong hoạt động nhập khẩu ngoài việc sử dụng vốn sẵn có củaCông ty, Công ty còn vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các nguồnkhác nhau Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn : đó lànguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay Khi Công ty mới thành lập, tổng sốvốn điều lệ của Công ty là :15 tỷ đồng Việt Nam… Nguồn Vốn vay tậptrung vào vốn vay trung hạn và ngắn hạn của ngân hàng và vốn của cáccổ đông vay từ các mối quan hệ cá nhân Lợi nhuận của Công ty sau khitrả cho các chi phí như: Chi phí tiền công, tiền lương, chi phí thuêphương tiện vận tải, chi phí lưu kho, nộp thuế cho nhà nước…Số lợi

Trang 11

nhuận còn lại được cho vào quỹ của Công ty để làm vốn kinh doanh.Hiện nay, số vốn kinh doanh của Công ty đã tăng lên thành 30 tỷ đồngViệt Nam, gấp 2 lần số vốn điều lệ ban đầu.

1.1.4.4 Lực lượng lao động của Công ty

Về nhân lực, Công ty REXCO-HN có tổng số 56 nhân viên Trongđó, đa phần có trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ trình độ trênđại học khá nhiều bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kỹ sư cơkhí, khối kinh tế, quản trị kinh doanh, điện tử viễn thông, kế toán, ngoạingữ, điều khiển tự động hoá, công nghệ làm sạch v.v… Ngoài ra, Côngty còn cộng tác với một đội ngũ công tác viên và chuyên gia tư vấn cảtrong nước và nước ngoài để tăng cường khả năng am hiểu và hoạt độngtốt trong chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.

Bảng 1.1: Tổng hợp trình độ của nhân viên Công ty REXCO-HN năm 2009

STTTrình độ cán bộ chuyên môn và kỹ thuậtSố lượng

(Nguồn: Danh sách nhân viên Công ty năm 2009-Phòng hành chính tổng hợp)

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hoạt động nhậpkhẩu máy móc thiết bị của chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹthuật REXCO- HN

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu máy móc thiết bị

1.2.1.1 Các nhân tố bên ngoài Công ty

Trang 12

 Môi trường luật pháp

Việc kinh doanh không những chịu sự chi phối của môi trường luậtpháp trong nước, mà còn chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế nhất làtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Nếu doanh nghiệpkhông quan tâm đến môi trường luật pháp trong khi tiến hành kinh doanhcó thể sẽ chịu những rủi ro rất lớn.

Trước đây, Việt Nam thi hành nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩunhư: quy định hạn ngạch nhập khẩu, quy định thủ tục hành chính rờm rà…nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước Hiện nay, Nhà nước đã quyđịnh mở rộng hoạt động nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp Tất cả cácdoanh nghiệp có quyền nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép đăng ký kinhdoanh của mình, trừ trường hợp nhập khẩu các mặt hàng cấm Đối vớinhững mặt hàng Nhà nước hạn chế nhập khẩu, Doanh nghiệp cần phải xingiấy phép nhập khẩu.

Thời gian gần đây, hệ thống các thủ tục hải quan của Việt Namcũng đang được thay đổi cho phù hợp với mục đích hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế quốc tế Năm 2006, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụngphương pháp xác định trị giá hải quan theo WVA đối với hàng hóa đến từ51 quốc gia Cũng trong năm này, Việt Nam triển khai thực hiện toàn diệncác cam kết quốc tế có liên quan đến hội nhập kinh tế thế giới như côngước Kyoto sửa đổi, hiệp định GATT, công ước HS, hiệp định liên quan đếnbảo vệ sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa TRIPS.

Ngoài ra, những quy định luật pháp quốc tế, các điều khoản thươngmại quốc tế Incoterms, UCP…và các tập quán quốc tế cũng được cácdoanh nghiệp XNK hết sức quan tâm.

 Môi trường kinh tế

Trang 13

Có rất nhiều yếu tố môi trường kinh tế ảnh hưởng đến các doanhnghiệp XNK như: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá hốiđoái.

Trước hết là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trong những nămqua, nước ta luôn là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới Năm2005 là 8.4%; Năm 2006 là 8.2%; Năm 2007 là 8.5%; Năm 2008 là 6.2%;Năm 2009 là 4.9% Năm 2008 và năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế tuycó giảm đi rõ rệt so với những năm trước đó, nguyên nhân chủ yếu là docuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ cuối năm 2007 Tuy nhiên,Việt Nam vẫn được các nhà kinh tế đánh giá là nước vượt qua khủnghoảng một cách nhanh nhất Điều này càng khẳng định trong những nămtới Việt Nam sẽ là một nền kinh tế nhiều tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầutư nước ngoài, tạo ra nhu cầu đổi máy, lắp đặt máy móc thiết bị để phục vụsản xuất.

Thứ hai là yếu tố lạm phát Yếu tố lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đếngiá vốn hàng bán của Công ty và làm tăng giá vốn hàng bán Nếu như năm2005 mức lạm phát là 8.4% ; Năm 2006 là 6.6% ; Năm 2007 là 12.6% ;Năm 2008 là 19.9% ; Năm 2009 là 6.8% Lạm phát tăng cao khiến cácdoanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho giá hàng hóa, chi phí vậnchuyển, lưu kho, bến bãi Mặt khác, giá máy móc thiết bị tăng làm giảmkhả năng của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khixuất khẩu sang nước thứ ba.

Thứ ba là tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hàngnhập khẩu vì nó là cơ sở để so sánh giá của hàng hóa trong nước với thếgiới, đồng thời phục vụ cho sự vận động của tiền tệ và hàng hóa giữa cácquốc gia, các doanh nghiệp theo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa

Trang 14

đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động nhập khẩu củamình Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu không có lợi vàso với trước, doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hànghóa Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợivà so với trước doanh nghiệp phải trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hóa.Sự điều tiết tỷ giá của Nhà nước : cố định, thả nổi, hay thả nổi có sự điềutiết của nhà nước vì thế có tác động rất mạnh đến hoạt động của doanhnghiệp.

 Môi trường chính trị, xã hội

Tại Việt Nam, trong những năm qua, có thể nói môi trường chính trịtrong nước rất ổn định, Việt Nam là quốc gia được đánh giá là các vụ bạoloạn, xung đột, chiến tranh, đình công ít xảy nhất trên thế giới Sự ổnđịnh của môi trường chính trị trong nước tạo điều kiện cho các doanhnghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh bền vững.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng các mối quan hệgiao lưu kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới Mở rộng quan hệ kinh tếquốc tế giúp cho Việt Nam có thể tìm kiếm được nhiều đối tác nước ngoài.Một điều quan trọng nữa là tham gia các diễn đàn kinh tế thế giới có thểgiúp cho Việt Nam có thể giảm mức thuế nhập khẩu, đây là một yếu tố vôcùng quan trọng để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập hàng hóa vớigiá rẻ, tăng sức tiêu thụ hàng hóa và sức cạnh tranh với nhiều doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước Việt Nam hiện nay là thành viênthứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO Đồng thời, chúng ta cũngtham gia một số diễn đàn kinh tế hợp tác trong khu vực ASEAN, diễn đànhợp tác Á- Âu( ASEM) Điều này dự báo, trong thời gian tới Việt Nam sẽ

Trang 15

có những ưu đãi nhất định khi xuất nhập khẩu hàng hóa ra các khu vựcnày.

Bên cạnh yếu tố chính trị, yếu tố xã hội đặc biệt là sở thích, tâm lý,quan điểm của người tiêu dùng về sản phẩm nhập khẩu của doanh nghiệpcũng có tác động rất to lớn Tuy nhiên, người Việt Nam có sở thích là tiêudùng hàng hóa của những thương hiệu nổi tiếng vì cho rằng chỉ nhữnghàng hóa này mới đảm bảo chất lượng tốt Điều này không đúng hoàn toànvì có thể có những loại hàng hóa giá cả rẻ hơn vì không bao gồm cả giácủa thương hiệu mà chất lượng vẫn đảm bảo Là một doanh nghiệp nhậpkhẩu Công ty REXCO-HN với phương châm :‘‘ Hàng tốt nhất- giá rẻnhất ’’, Công ty luôn tìm kiếm các mặt hàng phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng Việt Nam.

1.2.1.2 Các yếu tố bên trong Công ty

Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc về tiềm năngdoanh nghiệp là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi,điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt độngkinh doanh của mình Một số yếu tố trong nội bộ Công ty ảnh hưởng đếnkhả năng hoạt động của Công ty như sau:

 Quy mô kinh doanh của Công ty: Thể hiện ở tiềm lực tài chính vàdoanh thu hàng năm của Công ty

Với mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị là các mặt hàng cógiá trị lớn Chính vì vậy, việc thiếu vốn hay huy động vốn không kịp sẽhạn chế Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, dẫn đến giảmdoanh thu Kết quả, thị phần của Công ty trên thị trường giảm, tăng chi phí,đồng thời không có nhiều lợi nhuận Tuy nhiên, thời gian qua Công ty đãcó nhiều thuận lợi nhất định trong việc huy động vốn Đầu năm 2009,

Trang 16

Công ty REXCO-HN được ngân hàng phê chuẩn hạn mức tín dụng lên tới60 tỷ đồng Đây là một điều kiện tốt giúp Công ty có cơ hội giảm chi phínhập khẩu.

Bên cạnh nguồn vốn, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng tới hoạt độngnhập khẩu của Công ty Việc chủ động phương tiện, kho bãi và từ đó giúpCông ty giảm chi phí Hàng hóa sau khi được bốc dỡ khỏi hàng sẽ đượcchở trực tiếp đến cho khách hàng tại địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, đốivới những địa bàn ở xa, Công ty sẽ chở hàng về để tại kho ở Viện Khoahọc và Công nghệ Việt Nam.

 Nguồn lực con người trong Công ty : được thể hiện ở số lượng laođộng, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độquản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không.Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh,trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinhdoanh và mức độ kinh doanh mà Công ty lựa chọn thì mới đem lại hiệuquả.

Công ty REXCO-HN hiện có 56 nhân viên, đa số có trình độ đại họcvà trên đại học Nhân viên của Công ty có trình độ chuyên môn tương đốiđồng đều và được kiểm tra ngay từ những ngày đầu tuyển dụng để đảmbảo có thể hoàn thành công việc được giao.

 Đối tượng khách hàng của Công ty : Công ty thường tiến hành lựa

chọn đối tượng khách hàng của mình theo đặc điểm máy móc, thiết bị màmình cung cấp Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa màCông ty kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của Công ty sẽ có mức biếnđộng khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường

Trang 17

Khách hàng chính của Công ty là các cơ quan nhà nước: Các bệnhviện, đại học, viện nghiên cứu, bộ công an… Công ty thường tìm kiếm cáckhách hàng thông qua các gói thầu Sau khi đã thầu được gói thầu ấy, Côngty sẽ tiến hành thực hiện gói thầu, ký kết các hợp đồng kinh tế, nhập hànghóa cần thiết theo các gói thầu.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị

 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu :

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kếtquả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là tiền đề duy trì vàtái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Về mặt lượng, lợi nhuận là phầncòn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu.

Công thức: P = R – C

Trong đó : P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu R : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

C : Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu.

C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng +Thuế

 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu :

Trong đó : DR : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.

P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từmột đồng doanh thu trong kỳ.

RPDR

Trang 18

 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :

Trong đó : DC : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.

P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.C : Tổng chi phí cho hoat động kinh doanh nhập khẩu.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần.

Hiệu suất lợi nhuận kinh doanh

Lợi nhuận trong kỳ Hiệu suất lợi nhuận kinh doanh =

Vốn điều lệ của Công ty

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cơ sở đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận.

Như vậy, qua chuơng 1 chúng ta đã tìm hiểu về chi nhánh Công tyCổ phần XNK REXCO- Hà Nội, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh huởngđến hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Sau đây, chuơng 2chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móccủa Công ty và đánh giá những kết quả đã đạt đuợc.

CPDC

Trang 19

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓCTHIẾT BỊ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬPKHẨU VẬT TƯ KỸ THUẬT REXCO- HÀ NỘI

2.1 Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị tại chi nhánh Công tycổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO-HN

2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị qua các năm

Dựa vào báo cáo nhập khẩu qua các năm 2006; 2007; 2008; 2009 củaphòng Hợp đồng XNK, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty qua các năm

Đơn vị : (USD)

Chỉ tiêu Năm

Kim ngạch nhập khẩuTỷ lệ tăng(%)

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu năm 2006-2009- Phòng Hợp đồng XNK)

Qua hình 2.1 ta thấy, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị củaCông ty có sự biến đổi qua các năm Ở đây, chúng ta sẽ xem xét số liệuqua 4 năm Năm 2006, Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị đạt2,745,674 USD Năm 2007, con số này là 2,860,513 USD Như vậy, chỉtrong vòng thời gian ngắn là 1 năm, kim ngạch nhập khẩu của Công ty đãtăng lên 114,839 USD tương đương với tăng lên 4.18% Điều này dễ hiểu

Trang 20

vì ngoài yếu tố khách quan là tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trongnăm 2006 và những tháng nửa đầu năm 2007 luôn giữ ở mức trên 8%/năm.Còn về mặt chủ quan đó là do Công ty đã gia tăng được nguồn vốn chohoạt động của mình Ngân hàng Vietcombank đã quyết định nâng hạn mứctín dụng của Công ty lên tới 100 triệu đồng Chính vì vậy, Công ty có đủnguồn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị có giá trị lớn làm chokim ngạch xuất nhập khẩu đột ngột tăng lên.

Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty từ năm 2006đến năm 2009

Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ năm 2006 đến năm 2009

(Nguồn: Báo cáo từ phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu)

Tuy nhiên, vì nửa cuối năm 2007, chịu ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu, nó đã tác động đến năm 2008 Kết quả làm cho nhucầu sản xuất, xây dựng, nghiên cứu của các tổ chức trong nước giảm rõ rệt.Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị giảm xuống, Công ty chỉ có mức kimngạch nhập khẩu là 2,801,324 USD, giảm 2.07% so với năm 2007 Kết quảnày tuy có thấp, nhưng là xu hướng chung của thế giới nên không thể tránhkhỏi Sang đến năm 2009, nền kinh tế dần phục hồi Bên cạnh đó, việc

Trang 21

đồng USD tăng giá so với đồng Việt Nam làm cho kim ngạch nhập khẩulại tăng một lần nữa đạt 2,958,871 USD, tăng 5.62% so với năm 2008 Vàđiều này dự báo kim ngạch nhập khẩu đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng vớitốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay.

2.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị

Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu đóng một vai trò quan trọngtrong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty REXCO-HN

Bảng 2.2 ở dưới cho chúng ta thấy một số thị trường nhập khẩu máymóc thiết bị chính của Công ty bao gồm : Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và cácnước khác Có thể thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là thịtrường của các nước phát triển nhất thế giới Vì đặc điểm máy móc màCông ty nhập khẩu là có kỹ thuật cao, hiện đại Một số nước đang pháttriển gần Việt Nam cũng có : Hàn Quốc, Ấn Độ Tuy nhiên, để đảm bảo uytín, và thương hiệu của Công ty mà các thị trường châu Âu, châu Mỹ vẫnđược quan tâm hơn

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị qua các năm

Đơn vị: (USD)

(Nguồn: Báo cáo thị trường hàng năm của Công ty- Phòng hợp đồng XNK)

Trang 22

Căn cứ vào bảng 2.2, có thể thấy Công ty REXCO-HN chủ yếu nhậpkhẩu máy móc từ thị trường Mỹ và Pháp Thị trường Pháp luôn chiếm tỷtrọng trên 30%, còn thị trường Mỹ luôn chiếm tỷ trọng trên 25%, tiếp đếnlà thị trường Đức (trên 15%), và thị trường Nhật (trên 10%) Những nămtrước đây, Công ty chủ yếu nhập từ thị trường Mỹ, Pháp Tuy nhiên, nhữngnăm gần đây thị trường Đức và Nhật cũng có tỷ trọng tăng đáng kể Đó làdo chính sách tích cực tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu của Công ty đã giúpcho việc nhập khẩu hàng hóa ở các nước khác với chất lượng đảm bảo vàgiá cả rẻ hơn so với thị trường Mỹ và Pháp Trong thời gian tới, Công ty sẽtăng cường nghiên cứu một số thị trường trong khu vực: Hàn Quốc, ĐàiLoan

Năm 2009 vừa qua, Pháp vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu củaCông ty chiếm tỷ trọng 36.1%, sau đó là Mỹ chiếm 25.2%, Đức 18.4%,Nhật 12.6%, các khu vực khác 7.7%.

Hình 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2009

Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2009

Các nước khác

(Nguồn: Báo cáo của Phòng hợp đồng XNK)

Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty

Trang 23

Máy móc thiết bị là những mặt hàng có giá trị lớn Vì vậy, để kinhdoanh có hiệu quả Công ty không những luôn tìm những khách hàng mới,mà còn phải giữ gìn, nâng cao uy tín với khách hàng cũ Đó là lý do Côngty được thành lập tại thành phố HCM, sau đó mở chi nhánh tại Hà Nội đểtìm kiếm khách hàng

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm máy móc thiết bị

Đơn vị :(%)

Chỉ tiêuNăm

Miền NamMiền TrungMiền Bắc

(Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh năm 2007,2008,2009)

Có thể thấy rằng tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu theo thị trườngcủa Công ty là khá ổn định Hiện nay, các sản phẩm mà Công ty nhận vềhoàn toàn được tiêu thụ trong nước và thị trường chủ yếu là trong miềnBắc Khu vực miền Bắc luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trên 50% Đây làkhu vực tập trung nhiều Viện nghiên cứu, các trường Đại Học, Bệnhviện…là những khách hàng chính của Công ty Những năm gần đây, tỷtrọng khu vực miền Nam cũng tăng dần lên do Công ty có một số kháchhàng là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp cũng có nhu cầu nhậpmáy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Công ty bao gồm 4 nhóm sản phẩmchính: Thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị y tế, thiết bị cơ khí, thangmáy

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009

(Đơn vị: USD)

Trang 24

NămChỉ tiêu

TB khoahọc

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu của Công ty qua các năm- Phòng hợp đồng XNK)

Năm 2006, Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cơ khí là 869,615 USD,chiếm tỷ trọng trên 31,67% Tuy nhiên, sau đó giảm dần qua các năm tiếptheo Đến năm 2009, tỷ trọng nhóm hàng chỉ còn chiếm 21,72%, đạt642,677 USD Ngược lại, nhóm sản phẩm về thiết bị nghiên cứu khoa họcvà thiết bị y tế, thang máy lại tăng mạnh Tăng nhiều nhất là nhóm sảnphẩm thiết bị y tế, tăng 7% trong vòng 3 năm; nhóm sản phẩm thiết bịkhoa học tăng 5 % trong vòng 3 năm Nhóm sản phẩm khác bao gồm mộtsố loại thiết bị có giá trị nhỏ: máy tính, máy in…cũng giảm dần từ tỷ trọng5.9% (năm 2006) xuống còn 3.41%( năm 2009) Mặc dù về giá trị kimngạch nhập khẩu có sự giảm sụt đáng kể giữa hai năm 2007 và năm 2008là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Nhưng sau thời kỳkhủng hoảng, kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại tăng trở lại nhanhchóng Những năm trước đây, Nhà nước có chủ trương nhập khẩu các thiếtbị cơ khí để phục vụ sản xuất trong nước nên nhóm hàng cơ khí chiếm tỷtrọng trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu Tuy nhiên, những năm gần đây, vìtrong nước đã sản xuất được một số máy móc phục vụ sản xuất Bên cạnh

Trang 25

đó, việc xuất hiện nhiều căn bệnh lạ trên thế giới : Cúm gia cầm, Sars vànhu cầu nghiên cứu cơ bản nên nhóm hàng thiết bị nghiên cứu khoa học vathiết bị y tế tăng mạnh Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng tỷ trọngcác nhóm mặt hàng theo hướng này.

Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009

Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2009

4.15% 3.41%

TB nghiên cứu khoa họcTB y tế

TB cơ khíThang máyKhác

(Nguồn: Báo cáo của phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu)

Năm 2009, thiết bị nghiên cứu khoa học vẫn là nhóm hàng hóanhập khẩu với kim ngạch lớn nhất đạt 1,140,365 USD, chiếm 38.54%.Sau đó là thiết bị y tế đạt 952,156 USD, chiếm 32.18% Tiếp đến là thiếtbị cơ khí và thang máy với số liệu lần lượt là 642,677USD (đạt 21.72%),122,732 USD( đạt 4.15%) Còn lại, các sản phẩm khác chiếm 3.41%

2.1.4 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị

Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công tycổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO-HN.

2.1.4.1 Công tác nghiên cứu thị trường

Trang 26

Về thị trường kinh doanh, Công ty REXCO-HN là một Công ty thuộclĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu thương mại, đặc biệt nghiêng về hoạtđộng nhập khẩu Vì vậy, Công ty không chỉ quan hệ và chịu ảnh hưởng củathị trường trong nước, mà còn chịu ảnh hưởng của cả thị trường nướcngoài Trong những năm gần đây, điều kiện quốc tế và nền kinh tế thế giớiđã và đang tạo ra một thị trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động xuất nhậpkhẩu của Công ty Qua xem xét, ta có thể dễ dàng nhận thấy Công ty có rấtnhiều mối liên hệ với bạn hàng và các nước trên thế giới, chủ yếu là cácnước phát triển thuộc nhiều châu lục như: châu Mỹ( Hoa Kỳ), châuÂu( Pháp, Đức), châu Á( Nhật Bản)…, đây là những khu vực có chấtlượng máy móc, thiết bị tốt, có uy tín, có kỹ thuật công nghệ cao, sản xuấtđang phát triển mạnh Vì vậy, những thị trường này sẽ luôn có trong các dựán khai thác và phát triển thương mại của Công ty trong tương lai.

Bên cạnh đó, Công ty liên tục mở rộng danh mục các mặt hàng kinhdoanh Lúc đầu, Công ty chỉ nhập kinh doanh một số mặt hàng như thiết bịvăn phòng, bàn ghế, thiết bị điện tử, máy cơ khí…, đến nay mặt hàng kinhdoanh của Công ty vô cùng phong phú, Công ty mở rộng quy mô kinhdoanh, nhập thêm những mặt hàng như thang máy, thiết bị khoa học, thiếtbị y tế Xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, ngành hàng, Côngty nhanh chóng nắm bắt, phát triển những mặt hàng phù hợp bắt kịp vớinhững biến đổi của nhu cầu thị trường Bí quyết “ hàng tốt nhất- giá rẻnhất”, Công ty cung cấp đúng những mặt hàng mà thị trường yêu cầu vớichất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng.

Trong thời gian gần đây, cơ cấu mặt hàng kinh doanh có thay đổi cácmặt hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng, nghiên cứu có xu hướng tănglên Nguyên nhân là do hiện nay, chính sách của nhà nước là giảm nhập

Trang 27

siêu, tăng kim nghạch xuất khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu nhà nướcchỉ khuyến khích nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xâydựng như vật tư thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cho công nghiệp, nôngnghiệp Nhà nước hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng Chính vì vậy Công tytập trung khai thác các nguồn hàng vật tư, thiết bị, máy móc hiện đại có kỹthuật tiên tiến, chỉ nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp mà sản xuất trongnước chưa đáp ứng được.

Đối với thị trường quốc tế, Công ty thường thu thập các thông tin dựavào các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày như các tạpchí thông tin thương mại, báo thương mại Trong trường hợp thị trườngnhập khẩu là thị trường mới, Công ty cử nhân viên ra nước ngoài để trựctiếp tiếp cận thị trường lựa chọn đối tác giao dịch Ngoài ra, Công ty còntham gia các hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu các mặt hàng nhập khẩucủa Công ty để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước.

Nói tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường cả trong nước và ngoàinước đối với các loại hàng hoá nhập khẩu ở Công ty đã tiến hành thườngxuyên và liên tục với nhiều nguồn thông tin khác nhau Rồi từ đó, Công tycó những biện pháp xử lý thông tin một các nhanh chóng và chính xác, loạibỏ kịp thời những thông tin nhiễu, thông tin giả để giúp cho việc dự đoánnhu cầu cho việc lập phương án kinh doanh một cách đúng đắn hiệu qủakinh tế cao.

2.1.4.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh

Thông thường mỗi mặt hàng có rất nhiều các nhà cung cấp Các nhàcung cấp này có thể trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia khác nhau.Nhiệm vụ đối với Phòng Kinh doanh là phải xem xét các yếu tố có khảnăng xảy ra khi Công ty muốn đặt mối quan hệ ngoại thương với các nhà

Trang 28

cung cấp Các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạtđộng kinh doanh của Công ty Để trả lời câu hỏi này Phòng Kinh doanhthường tổng hợp phân tích một số chỉ tiêu sau:

+ Mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, tình hình kinh tế - chính trị.+ Hệ thống tài chính tiền tệ, sự biến động giá cả tại nước đó.

+ Loại hình đối tác: Tập đoàn đa quốc gia hay Công ty địa phuơng.+ Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, uy tín.

Sau đó, việc chọn đối tác sẽ căn cứ vào kết quả so sánh giữa các đơnchào hàng, cụ thể Công ty sẽ so sánh để xác định đơn chào hàng nào đápứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, phạm vi cung cấp, giácả, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng Trong các đơn chào hàngthì giá cả là vấn đề rất quan trọng Vì vậy, Phòng Kinh doanh phải tiếnhành phân tích xem với giá đó thì hàng hoá nhập có được thị trường trongnước chấp nhận về chất lượng và giá cả hay không Sau khi tiến hànhnghiên cứu phân tích và so sánh, Công ty sẽ đi đến quyết định cuối cùng lànên chọn đối tác nào.

2.1.4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng* Đàm phán

Cũng giống như bất kỳ một hợp đồng kinh tế thông thường nào việcký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty cũng có thể là gặp gỡ trực tiếphoặc gián tiếp đàm phán thông qua thư từ, điện tín Đối với những kháchhàng quen thuộc hoặc khách hàng ở xa thì Công ty thường ký theo hìnhthức gián tiếp Đối với hình thức gián tiếp, Công ty sẽ lập hợp đồng, ký tênvà đóng dấu sau đó gửi đến cho nhà cung cấp Phương thức này cho phépCông ty ký kết hợp đồng một cách nhanh hơn và tiết kiệm được một khoản

Trang 29

chi phí Trên thực tế, việc lập hợp đồng nhiều khi không phải do cán bộPhòng kinh doanh lập mà do chính phía đối tác lập hợp đồng sau đó gửisang bằng fax Trong trường hợp này, Phòng kinh doanh phải xem xét kỹlưỡng từng điều khoản ghi trong hợp đồng có phù hợp với thoả thuận đãđạt được khi đàm phán hay không Nếu không thấy có sai sót thì Phòngkinh doanh sẽ trình cho Giám đốc ký và fax lại cho bên bán Hợp đồng nàyđược coi là hợp đồng chính thức giữa hai bên, chữ ký và con dấu qua faxcó giá trị pháp lý như khi ký kết trực tiếp đối với những khách hàng có mốiquan hệ làm ăn với Công ty như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, hoặc đốivới những khách hàng quen thuộc như các viện nghiên cứu, nhưng hợpđồng nhập có khối lượng lớn, phức tạp cần có sự thoả thuận kỹ lưỡng thìCông ty sử dụng hình thức trực tiếp ký kết hợp đồng.

* Ký kết hợp đồng

Việc ký kết hợp đồng thường do Giám đốc trực tiếp đảm nhiệm hoặctrưởng Phòng Kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền Sau khi tiến hànhđàm phán trong một khoảng thời gian ngắn (thường là 7 ngày) Công ty vàđối tác sẽ gửi hợp đồng cho nhau hoặc trực tiếp ký với nhau, mở L/C Nếuhợp đồng không thoả mãn đối với một trong hai bên thì hai bên sẽ tiếnhành trao đổi lại cho đến khi cả hai bên cùng chấp nhận Hợp đồng củaCông ty bao giờ cũng được ký kết dưới hình thức văn bản để tránh nhữngtranh chấp có thể xảy ra sau này.

Ngoài ra, do Công ty có khách hàng và có thị trường nước ngoài nênCông ty thường ký uỷ thác để hưởng hoa hồng.

2.1.4.4 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Trang 30

Sau khi thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên bằng việc kýkết hợp đồng, Công ty REXCO-HN với tư cách là nhà nhập khẩu sẽ tiếnhành thực hiện các điều khoản trong hợp đồng Cụ thể:

* Mở L/C: Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiến hành thanh toán

bằng L/C thì cũng sẽ tiến hành làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn và gửicho Ngân hàng đại lý của mình (thường là Ngân hàng Công thương ViệtNam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) Tuy nhiên, trong nhiềutrường hợp ngân hàng mở L/C do bên bán yêu cầu Nội dung của L/C phảiphù hợp, ăn khớp với nội dung của hợp đồng đã ký Ngân hàng căn cứ vàođơn xin mở L/C của Công ty, mở L/C và gửi bản gốc cho người bán(thường là gửi cho ngân hàng người bán).

Thông thường, một thời gian sau khi ký hợp đồng có hiệu lực nhưngtrước khi giao hàng, Công ty phải tiến hành thanh toán một phần trị giáhợp đồng (thường nằm trong khoảng 5% - 10% trị giá hợp đồng) và sẽđược chuyển vào tài khoản của người bán Đối với đồng tiền thanh toán thìmỗi hợp đồng quy định một đồng tiền khác nhau, tuỳ theo tập quán buônbán và sự lựa chọn của các bên.

* Điều khoản giao hàng: Hiện nay, Công ty REXCO-HN thường nhập

khẩu theo điều kiện CIF (như CIF Hải Phòng, CIF Đà Nẵng) và C & F nênhầu như không phải thuê tàu

* Thủ tục thanh toán: Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và vận

đơn B/L do bên bán gửi đến Công ty sẽ kiểm tra kỹ nội dung của bộ chứngtừ với nội dung của L/C đã lập Nếu thấy có sự sai sót thì lập tức thông báolại cho bên bán và ngân hàng mở L/C để kịp thời điều chỉnh xử lý Bộchứng từ hoàn chỉnh bao gồm:

Trang 31

+ Chứng từ giao hàng.+ Hợp đồng.

+ Giấy mở L/C của ngân hàng.+ Phiếu hạn ngạch (nếu có).

Tuỳ từng chủng loại hàng mà Công ty gửi bộ chứng từ đến phòng cấpgiấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương để xin giấy phép nhậpkhẩu hoặc đối với những mặt hàng nhập khẩu theo mặt hàng kinh doanhcủa Công ty thì làm thủ tục nhận hàng trực tiếp tại cơ quan hải quan.

* Làm các thủ tục hải quan

Khi tàu nhập cảng Công ty tiến hành làm các thủ tục hải quan để trongkhoảng thời gian ngắn nhất có thể đưa hàng về kho Tờ khai hải quan códấu của Công ty gửi cùng bộ chứng từ gồm có giấy phép nhập khẩu, hợpđồng ngoại, hoá đơn, vận đơn giao hàng của hãng vận tải, phiếu hạn ngạch(nếu có), phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết để làm thủ tục nhận hàng.

Có 2 hình thức thông quan nhập khẩu:

+ Mở trực tiếp tại cửa khẩu cho hải quan kiểm tra.

+ Mở chuyển tiếp (hàng về Hải Phòng, mở tờ khai ở Hà Nội sau đóchuyển tiếp xuống Hải Phòng và đưa hàng về Hà Nội để kiểm hoá) Nếuhàng hoá có tổn thất, mất mát, hư hỏng không đúng với yêu cầu trong hợpđồng đã đặt ra thì Công ty sẽ khiếu nại tuỳ theo mức bảo hiểm mà Công tymùa thường là 110% trị giá hoá đơn thương mại với điều kiện mọi rủi ro.

* Nộp thuế: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan Công ty sẽ nhận được

thông báo đóng thuế Công ty luôn cố gắng đóng thuế đúng thời hạn đểtránh tình trạng bị phạt do chậm nộp thuế.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:44

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành của Công ty - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Hình 1.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành của Công ty Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1.1: Tổng hợp trình độ của nhân viên Công ty REXCO-HN năm 2009 - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Bảng 1.1.

Tổng hợp trình độ của nhân viên Công ty REXCO-HN năm 2009 Xem tại trang 11 của tài liệu.
2.1. Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO-HN - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

2.1..

Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO-HN Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty từ năm 2006 đến năm 2009 - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Hình 2.1.

Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty từ năm 2006 đến năm 2009 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.2 ở dưới cho chúng ta thấy một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị chính của Công ty bao gồm : Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và các  nước khác - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Bảng 2.2.

ở dưới cho chúng ta thấy một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị chính của Công ty bao gồm : Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và các nước khác Xem tại trang 21 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng 2.2, có thể thấy Công ty REXCO-HN chủ yếu nhập khẩu máy móc từ thị trường Mỹ và Pháp - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

n.

cứ vào bảng 2.2, có thể thấy Công ty REXCO-HN chủ yếu nhập khẩu máy móc từ thị trường Mỹ và Pháp Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm máy móc thiết bị - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Bảng 2.3.

Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm máy móc thiết bị Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009 - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Hình 2.4.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hiện nay tại Công ty REXCO tồn tại hai hình thức nhập khẩu hàng hóa đuợc áp dụng chủ yếu, đó là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy  thác - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

i.

ện nay tại Công ty REXCO tồn tại hai hình thức nhập khẩu hàng hóa đuợc áp dụng chủ yếu, đó là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác Xem tại trang 32 của tài liệu.
Từ bảng trên, ta có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

b.

ảng trên, ta có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.6: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, chi phí, vốn điều lệ của Công ty REXCO-HN qua các năm - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

Bảng 2.6.

Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, chi phí, vốn điều lệ của Công ty REXCO-HN qua các năm Xem tại trang 33 của tài liệu.
Mô hình sau khi chạy hồi quy thu đuợ c: Y= 58040.2* T+2694695 (USD) - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

h.

ình sau khi chạy hồi quy thu đuợ c: Y= 58040.2* T+2694695 (USD) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Mô hình tổng quá t: Y= a* T+b (USD). Trong đó : a : Cứ 1 năm qua đi thì Y tăng thêm 1 lượng giá trị a (USD) b : Hằng số (đơn vị: USD) - Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc

h.

ình tổng quá t: Y= a* T+b (USD). Trong đó : a : Cứ 1 năm qua đi thì Y tăng thêm 1 lượng giá trị a (USD) b : Hằng số (đơn vị: USD) Xem tại trang 46 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan