Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội.DOC

49 1.7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm gần đây làsự phát triển đa dạng hoá, đa phương hoá hoạt động ngoại thương, đa dạng hoácác hoạt động gia công xuất khẩu, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầuđược đề cập trong đường lối ngoại thương đổi mới.

Nước ta là một nước có tiềm năng lớn về gia công xuất khẩu, do vậy cóphương châm chú trọng gia công xuất khẩu trong chiến lược công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Để hoạt đông này mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy sảnxuất phát triển, tạo công việc làm, tăng nguồn ngoại tệ và tiếp cận công nghệmới thì vấn đề nghiên cứu hoạt động kinh doanh gia công xuất khẩu ở các doanhnghiệp là cực kì cần thiết Nó giúp các doanh nghiệp có thể thấy thực trạng kinhdoanh của mình, từ đó đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn Với nhận thức

nói trên và kết hợp với đợt thực tập cuối khoá em chọn đề tài “Thực trạng vàmột số biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở

tốt nghiệp của mình.

Nội dung nghiên cứu là vận dụng các vấn đề lý luận về hoạt động gia côngxuất khẩu trong nền kinh tế thị trường, để từ đó xem xét tình hình hoạt động ởCông ty Giầy Ngọc Hà Trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt độnggia công xuất khẩu của Công ty có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Nội dung luận văn tốt nghiệp bao gồm:Lời mở đầu.

Chương I : Cơ sở lí luận về hoạt động gia công xuất khẩu trong nền

kinh tế thị trường

Trang 2

Chương II : Thực trang gia công xuất khẩu giầy của Công ty Giầy Ngọc Hà trong những năm qua

Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động gia cônggiầy có hiệu quả của Công ty Giầy Ngọc Hà

1.1.1 Ý nghĩa của gia công xuất khẩu.

1.1.1.1.Khái niệm về thương mại quốc tế.

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốcgia, các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau thông qua quá trình mua bánhàng hoá, dịch vụ lấy tiền làm môi giới, nhằm đem lại lợi ích cho các chủ thểtham gia Sự trao đổi đó chính là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánhsự phụ thuộc lần nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệtcủa các quốc gia.

1.1.1.2.Các đặc trưng của thương mại quốc tế.

Do thương mại quốc tế là sự mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gianên nó có các đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thể tham gia: là các bên có quốc tịch khác nhau, có thể là các cánhân, các tổ chức, các doanh nghiệp và các chính phủ.

- Phạm vi trao đổi: Hoạt động buôn bán vượt ra khỏi biên giới quốc gia - Pháp luật chi phối: Luật pháp điều chỉnh thương mại quốc tế rất phứctạp, bao gồm cả luật pháp quốc gia và luật quốc tế.

Trang 3

- Giá cả mua bán: Giá cả mua bán trong thương mại quốc tế là giá quốc tế,nó là mức giá giữa cung và cầu về một hàng hoá nào đó trên thị trường quốc tế - Phương tiện thanh toán: Đồng tiền dùng trong mua bán quốc tế là ngoạitệ Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán quốc tế có theo 3 cách:

+ Chọn đồng tiền của nước người bán + Chọn đồng tiền của nước người mua.

+ Chọn đồng tiền của nước thứ 3 (thường là những nước có đồng tiền mạnh).

1.1.1.3.Đặc trưng cơ bản của sản xuất gia công xuất khẩu.

- Hàng hoá dịch vụ gia công xuất khẩu được thực hiện trong nước nhận giacông nhưng đều xuất khẩu ra bên ngoài quốc gia, phục vụ nhu cầu của nhân dânnước ngoài.

- Lượng giá trị của hàng hoá gia công quốc tế một phần do trong nước giacông tạo ra, là lượng giá trị góp vào tổng sản phẩm xã hội quốc nội.

- Dòng nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ mà bên đặt gia công đưa vàocung cấp cho bên nhận gia công được điều chỉnh bằng những qui định pháp líđặc biệt về thương mại và hải quan.

- Các doanh nghiệp thực hiện gia công xuất khẩu không phải quan tâm đếnđầu ra của sản phẩm vì tất cả hàng hoá dịch vụ làm ra đều do bên đặt gia côngbao tiêu và mang thương hiệu của họ Hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệpnày chủ yếu là tạo đầu vào (tìm kiếm các điểm đặt hàng gia công).

- Đầu tư của các doanh nghiệp nhận gia công thuộc diện đầu tư thấp nhấttrong các loại hình sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp này chủ yếu lo pháttriển nguồn nhân lực (quản lí và sản xuất) cũng như cơ sở nhà xưởng, bởi vìnguyên vật liệu thiết bị, công nghệ chủ yếu do bên đặt gia công chịu trách nhiệmcung cấp.

- Trong sự phát triển của thương mại quốc tế thì gia công xuất khẩu nhấtlà gia công quốc tế ngày càng có vai trò to lớn cùng với xu thế quốc tế hoá, toàncầu hoá về kinh tế và phân công lao động Với sự phát triển gia công quốc tế cácquốc gia tận dụng lợi thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân Từ đó ta có thể hiểu ý nghĩa của gia công xuất khẩu chung nhất:

Trang 4

Gia công là cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động(nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) được tiến hành một cách có sáng tạo cóý thức nhằm đạt được một số giá trị sử dụng nào đó Hoạt động gia công có mộtbên là bên đặt gia công và một bên là bên nhận gia công để tạo ra một sản phẩmmới theo yêu cầu của bên đặt gia công Bên đặt gia công giao một phần hoặctoàn bộ nguyên vật liệu, có khi là bán thành phẩm, có khi là máy móc thiết bịdây truyền sản xuất và cung cấp chuyên gia cho bên nhận gia công Bên đặt giacông có thể chỉ định bên nhận gia công mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thểsau đó gia công thành phẩm theo các tiêu chuẩn kĩ thuật của mình Còn bênnhận gia công tiếp nhận hay mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thể và sau đó tổchức gia công theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công Bên đặt gia công phải trảmột khoản tiền gọi là phí gia công Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biêngiới quốc gia thì gọi là gia công quốc tế Các yếu tố sản xuất có thể đưa vàothông qua con đường nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công Hàng hoá sảnxuất ra không phải để tiêu thụ trong nước mà để phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệchênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền gia công và các chi phí khác đem lại.Thực chất gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao độngdưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu công nhânra nước ngoài.

Trang 5

1.1.2 Các hình thức gia công xuất khẩu:

Có nhiều cách phân loại gia công quốc tế Dựa theo các tiêu thức khác nhaungười ta có thể chia gia công quốc tế :

- Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm - Theo giá cả gia công.

- Theo công đoạn sản xuất.

1.1.3 Nội dung của gia công xuất khẩu:

1.1.3.1 Nghiên cứu, tiếp cận thị trường gia công và tìm đối tác.

Nghiên cứu thị trường gia công xuất khẩu là một loạt các thủ tục và kĩthuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh làm gia công xuất khẩu có đầy đủthông tin cần thiết và từ đó đưa ra các kết luận chính xác nhằm tìm kiếm điểmđặt hàng gia công xuất khẩu trong nước và quốc tế.

Để tìm kiếm đầu vào cho hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp làmgia công xuất khẩu cần thực hiện các công việc chủ yếu sau:

Nghiên cứu thị trường đặt gia công xuất khẩu.

Mục đích của việc nghiên cứu này là tìm kiếm nhu cầu đặt gia công xuấtkhẩu trong và ngoài nước để lo đầu vào cho doanh nghiệp phù hợp với năng lựcvà loại sản phẩm làm gia công của doanh nghiệp Công tác nghiên cứu này cầnphải trả lời được các vấn đề:

- Qui mô, cơ cấu và chiều hướng phát triển của thị trường gia công xuấtkhẩu trong và ngoài nước.

- Tình hình hoạt động làm gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạtđộng gia công xuất khẩu trong nước.

- Các giá gia công và chiều hướng biến động giá gia công trong nước vàở các thị trường nhận gia công trong khu vực và thế giới.

- Các điều kiện ràng buộc đặt ra của các hãng, các Công ty đặt gia côngtrong và ngoài nước.

Trang 6

- Qui mô và thị phần sản xuất gia công quốc tế của các nước nhận gia côngtrong khu vực, tính chất và mức độ cạnh tranh giữa những nhà đặt gia công vàgiữa những nhà nhận gia công và giữa hai loại đối tượng trên với nhau.

Nhận biết sản phẩm gia công xuất khẩu

Mục đích của việc nhận biết sản phẩm gia công xuất khẩu nhằm lựa chọnmặt hàng gia công xuất khẩu có lợi hơn cả Muốn vậy doanh nghiệp cần trả lờiđược các câu hỏi:

- Thị trường gia công đang diễn ra ở các mặt hàng nào? - Tình hình gia công mặt hàng đó như thế nào?

- Mặt hàng gia công đó đang ở giai đoạn nào của chu kì sống.

- Sự tiến bộ về mặt công nghệ sản xuất ra mặt hàng gia công xuất khẩu diễnra như thế nào?

Lựa chọn đối tác đặt hàng gia công xuất khẩu.

Mục đích chọn khách hàng đặt gia công là tìm đối tác đặt gia công manglại nhiều ưu đãi, sự cộng tác an toàn và thu phí gia công nhiều nhất.

Việc lựa chọn đối tác đặt hàng gia công phải dựa trên cơ sở nghiên cứu về: - Quan điểm đặt hàng và gia công của đối tác đó.

- Uy tín và quan hệ bạn hàng trong gia công xuất khẩu - Các điều kiện mà bên đặt gia công đưa ra.

- Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh của đối tác - Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật - Các ưu đãi do bên đặt gia công đưa ra - Mức độ gặp rủi ro của đối tác.

1.1.3.2 Đàm phán, kí kết hợp đồng gia công xuất khẩu.

Đây là nội dung quan trọng của hoạt động gia công xuất khẩu mà kết quảthực hiện có ý nghĩa quyết định đến số lượng và sản lượng đầu vào của doanhnghiệp làm gia công xuất khẩu Ở đây có 3 công việc thực hiện:

- Thành lập tổ giao dịch, đàm phán hợp đồng - Tiến hành đàm phán hợp đồng.

- Kí kết hợp đồng.

Trang 7

Thành lập tổ giao dịch.

Đàm phán với các đối tác đặt gia công xuất khẩu đã được xác định, doanhnghiệp phải tổ chức ra một tổ, nhóm để thực hiện được chức năng giao dịch vàđàm phán với các đối tác đặt gia công.

Đàm phán về gia công xuất khẩu.

Cụ thể tiến hành đàm phán dưới các hình thức khác nhau: - Đàm phán qua hình thức thư tín.

- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.

Việc đàm phán thương lượng được tiến hành qua các bước:

- Chào hàng của người đặt hàng gia công và người nhận gia công Ngườiđặt gia công thể hiện rõ ý định của mình về việc đặt gia công xuất khẩu mộthoặc một số mặt hàng nào đó, người nhận gia công thể hiện rõ ý định sẽ nhậngia công xuất khẩu các mặt hàng mà bên đặt gia công nêu ra Trong chào hàngcó thể là : chào hàng cố định hay chào hàng tự do.

- Hoàn giá: Khi doanh nghiệp làm gia công xuất khẩu không chấp nhậnhoàn toàn các điều kiện của người chào hàng mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghịmới này gọi là hoàn giá Mỗi lần đàm phán phải trải qua nhiều lần hoàn giá mớikết thúc.

- Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện mà hai bên đưa ratrao đổi trong quá trình đàm phán Khi đó hợp đồng được xác lập.

- Xác nhận: Bên đặt và bên nhận gia công sau khi đã thoả thuận với nhaucác điều kiện gia công, có khi cẩn thận ghi lại các điều khoản đã được thoảthuận gửi cho bên kia.

Kí kết hợp đồng.

1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu.

Sau khi hợp đồng được kí kết, cơ sở làm gia công tiến hành tổ chức sảnxuất, giao hàng cho bên đặt gia công và thanh lí hợp đồng.

Tổ chức sản xuất gia công.

Khâu này được tiến hành tương tự như mọi doanh nghiệp sản xuất hànghoá.

Trang 8

Xuất khẩu hàng gia công.

Sau khi được bên đặt gia công kiểm tra và xác nhận về số lượng và chấtlượng hàng gia công, bên nhận làm gia công tiến hành thủ tục giao hàng theonhững điều kiện ghi trong hợp đồng Đối với gia công thì nghiệp vụ giao hàngphức tạp hơn nhiều vì phải qua các thủ tục hải quan khi xuất ra nước ngoài.

Thanh lí hợp đồng gia công xuất khẩu.

Đối với hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên phải làm thủ tục thanh líhợp đồng Đối chiếu phần nguyên liệu và sản phẩm hai bên đã giao nhận, cáckhoản thanh toán, đền bù nguyên vật liệu thiếu hụt, nguyên vật liệu do bên nhậngia công làm sai hỏng, mất mát vượt định mức qui định.

Có thể tổng hợp nội dung của hoạt động gia công xuất khẩu bằng sơ đồ sau:

Nghiên cứu tiếp Đàm phán kí Tổ chức thực cận thị trường gia kết hợp đồng hiện hợp công xuất khẩu GCXK đồng GCXK

Nghiên Nhận Chọn Lập tổ Tiến Kí hợp Tổ Giao Thanh cứu thị biết bạn chức hành đồng chức hàng lí trường sản hàng đàm đàm gia sản hợp phẩm phán phán công xuất đồng

1.2 CÁC THỊ TRƯỜNG GIẦY GIA CÔNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI:

Do điều kiện kinh tế phát triển khác nhau dẫn đến sự phát triển kinhtế của các nước trên thế giới khác nhau Ngày nay trên thế giới đã hình thànhcác trung tâm, khu vực kinh tế, đồng thời nó cũng hình thành nên các thịtrường Mặt khác do ảnh hưởng của nền văn hoá và sự tiêu dùng của conngười ở các nước khác nhau là khác nhau Tất cả các yếu tố đã ảnh hưởng tới thịtrường toàn thế giới, làm cho thị trường thế giới phân thành các khu vực rõ rệt.Một số thị trường gia công lớn đối với chúng ta là:

Trang 9

1.2.1 Thị trường Đông Âu:

Đây là một thị trường tiêu thụ lớn Đặc điểm của thị trường này là tiêudùng về giầy khá cao mà không đòi hỏi chất lượng quá cao, mẫu mã cầu kỳ.Trong những năm trước đây thì tỷ trọng kim ngạch hàng giầy của ta vào thịtrường này chiếm vị trí khá lớn và đóng vai trò khá quan trọng Song ngày naydo sự sụp đổ của Liên Xô và các nước trong khối SEV trước đây đã làm cho nềnsản xuất và giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực giảm sút nghiêm trọng.Nhưng các nước này với tổng dân số trên 300 triệu dân, có nền công nghiệp pháttriển nên vẫn sẽ là thị trường tiềm năng tiêu thụ và đặt làm giầy gia công lớn,vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh và sản xuất giầy nướcta.

1.2.2 Thị trường chung Châu Âu và thị trường Tây Âu.

- Các nước thuộc liên minh Châu Âu có nền công nghiệp phát triểncao, nơi đây là cái nôi của ngành đóng giầy Ngày nay do tập trung đầu tư vớitrình độ cao vào sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao nên ngànhđóng giầy có xu hướng giảm Do vậy không đủ đáp ứng tiêu dùng mà hàng nămphải nhập khẩu giầy từ các nước trên thế giới Đặc điểm của thị trường này đòihỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng, mốt thời trang Các nước trongliên minh Châu Âu đều có mức tiêu dùng về giầy khá cao Thị trường Châu Âucó số dân 340 triệu sẽ là một thị trường tiêu thụ giầy lớn, hàng năm thị trườngnày phải nhập khẩu tới hơn 30 tỷ USD về giầy(năm 1996 nhập 33 tỷ USD vềgiầy) Nhân công ở các nước này cao nên việc đầu tư ra nước ngoài nhất là cácnước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam là vô cùng lớn.

- Thị trường Tây Âu: Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của ViệtNam Việt Nam và Tây Âu đã kí hợp đồng buôn bán giầy từ lâu, qua mấy nămthực hiện hiệp định buôn bán giầy với Tây Âu, sản xuất và xuất khẩu giầy củaViệt Nam sang thị trường này đã có bước tiến vững chắc và khá ổn định.

Trang 10

1.2.3 Thị trường Nhật Bản:

Người dân Nhật Bản rất coi trọng nền văn hoá dân tộc, trình độ dântrí cao, họ thích dùng hàng hoá phải có chất lượng cao Hàng năm Nhật Bảnphải nhập từ 4 đến 6 tỷ USD giầy Đây là thị trường khó khăn khi mới thâmnhập nhưng có sức tiêu thụ lớn đối với hàng cao cấp.

1.2.4 Thị trường trong nước:

Gia công sản xuất giầy ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu Hoạtđộng này đã có các thành công đáng kể như thu ngoại tệ về cho đất nước songlại để lại khoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội địa Hiện nay dânsố Việt Nam khoảng 80 triệu người, số người tiêu dùng đông đảo này đã tạo rathị trường sức mua khoảng 750 triệu USD/năm (chỉ tính khiêm tốn) Đây là consố không nhỏ có sức hấp dẫn đối với bất cứ nhà đầu tư nào Hiện nay trên thịtrường nước ta còn có các mặt hàng “Secondhand” của nước ngoài, chứng tỏnhu cầu đã vượt ra khả năng cung ứng trong nước Hàng giầy của Trung Quốcđang bằng mọi cách đã và đang thâm nhập vào thị trường của ta Do vậy, mộtmặt các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, mộtmặt tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, tránh bỏ phí thị trường này.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIA CÔNG XUẤT KHẨUVÀ TIỀM NĂNG GIA CÔNG GIẦY CỦA VIỆT NAM.

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến gia công xuất khẩu:

Gia công xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại nhữnghiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầuvới một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia làmgia công xuất khẩu không dễ dàng khống chế Do vậy, để đạt hiệu quả cao trongkinh doanh gia công xuất khẩu có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độnggia công xuất khẩu của doanh nghiệp thành hai nhóm lớn:

A 1.3.1.1 .NHÓM NHÂN TỐ TRONG NƯỚC.

Những nhân tố khách quan.

Trang 11

- Những qui định trong pháp luật và các chính sách kinh tế của nhànước đối với gia công xuất khẩu.

Các chính sách của Nhà nước về đầu tư vốn, trợ giá, bảo hiểm giacông cho xuất khẩu, các chính sách khuyến khích, hạn chế hay cấm gia côngxuất khẩu là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũngphải xem xét trước khi ra quyết định gia công xuất khẩu những mặt hàng nào

Các qui định cụ thể của Nhà nước về thuế xuất nhập khẩu, tỷ lệ lãivay ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động gia công xuất khẩu củadoanh nghiệp.

B - Yếu tố tỷ giá hối đoái hiện hành.

Tỷ giá hối đoái tác động mạnh tới hoạt động gia công xuất khẩucủa doanh nghiệp Nếu tỷ giá hối đoái cao thì có lợi cho nhà gia công xuấtkhẩu và ngược lại.

C - Yếu tố công nghệ.

Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của nền kinh tếđang rất được chú trọng bởi những lợi ích nó mang lại Đặc biệt là trong lĩnhvực bưu chính viễn thông là lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến công tác gia côngxuất khẩu của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trựctiếp với khách hàng qua telex, điện tín, fax , qua đó doanh nghiệp nắmvững được các thông tin về thị trường, đồng thời nó còn tác động tới quátrình sản xuất gia công, chế biến hàng xuất khẩu, lĩnh vực vận tải hàng hoá,nghiệp vụ ngân hàng

D - Yếu tố cạnh tranh.

Hiện nay Nhà nước đang chủ trương đa dạng hóa các thành phầnkinh tế, tự do buôn bán kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép Vì vậymột doanh nghiệp gia công xuất khẩu sẽ phải tự đương đầu cạnh tranh với rấtnhiều đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế, buộc doanh nghiệp phải nhạybén linh hoạt với thị trường.

Những nhân tố chủ quan.

Trang 12

- Trình độ, năng lực của cán bộ kinh doanh, đặc biệt của ban lãnh đạodoanh nghiệp và các biện pháp khuyến khích động viên nhân viên làm việc.

- Khả năng thu thập thông tin và phân tích xử lý thông tin của doanhnghiệp.

- Khả năng huy động và đào tạo nhân lực của doanh nghiệp và hiệuquả quản lý, sử dụng nguồn nhân lực đó.

- Thị phần thị trường hiện tại của doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, uy tín, thể diện của doanh nghiệptrên thị trường.

- Hiệu quả mà hoạt động gia công xuất khẩu mang lại cho doanhnghiệp.

1.3.1.2 NHÓM NHÂN TỐ NƯỚC NGOÀI.

Phạm vi kinh doanh của gia công xuất khẩu vượt ra khỏi biên giớiquốc gia Do vậy ngoài các nhân tố ảnh hưởng trong nước, doanh nghiệp còn bichi phối bởi luật pháp, thông lệ quốc tế và các nhân tố khác ở nước nhập khẩu:

E - Yếu tố kinh tế: Bao gồm mức phát triển kinh tế, dân số, tổng sảnphẩm quốc dân, lạm phát, thuế

- Các qui định của chính phủ và luật pháp của Nhà nước đặt giacông quốc tế.

- Yếu tố văn hoá, ngôn ngữ giữa các dân tộc khác nhau.

- Tình hình thay đổi cơ cấu sản xuất trong các nước đặt gia công.

1.3.2 Tiềm năng gia công giầy của Việt Nam.

Hiện nay công nghiệp đóng giầy có dung lượng lớn, tăng lên ở cácnước có chi phí lao động thấp Xu hướng chung của thế giới là xoá bỏ hàng ràothuế quan chống lại nhà sản xuất có giá thành cao.

Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay ngành giầy Việt Nam bắt đầuphát triển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trongnước và xuất khẩu Đây là hướng đi đúng đắn cần phải quan tâm và phát triểnvì:

Trang 13

- Theo kinh nghiệm của những nước đi trước thì họ đặt vị trí côngnghiệp gia công lên vị trí hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá.

- Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao,thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều về chấtlượng, mẫu mã

Việt nam có lợi thế để phát triển ngành giầy đó là lực lượng lao độngtrẻ, giá nhân công thấp Thực chất giầy Việt Nam chủ yếu là gia công cho nướcngoài Thực hiện việc gia công xuất khẩu mặt hàng giầy Việt Nam có lợi:

- Trước tiên là công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước Nóđảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xãhội.

- Việc gia công giầy cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếpthu được khoa học kĩ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lí công nghiệp và đào tạođược đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kĩ thuật tiên tiến và tính tổ chức kỉluật tốt Nhờ nó mà các Nhà máy, Xí nghiệp, Công ty không bị lạc hậu nhiều sovói thế giới, luôn tự trang bị máy móc thiết bị mới và mẫu mã hợp thời trangtheo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

- Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo đượcngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàngbao tiêu toàn bộ sản phẩm Cũng từ đó nảy sinh nhưng nhược điểm của giacông xuất khẩu, là: không quảng bá được thương hiệu Việt Nam trên thị trườngquốc tế và không tạo được những chuyên gia bản xứ thông thạo kinh doanhquốc tế.

Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đầu củaquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì bước đi gia công xuất khẩu là bướcđi cần thiết do thiếu vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường.Nói chung, đối với các doanh nghiệp nên giảm dần gia công xuất khẩu và tăngxuất khẩu trực tiếp

Trang 14

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU GIẦY

CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌCHÀ.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty giầy Ngọc Hà.

Quá trình hình thành:

Công ty giầy Ngọc Hà trước đây là cơ sở 2 của Xí nghiệp giầy da Hà Nội.Đến ngày 12.4.1991 theo Quyết định số 6118/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội được tách ra thành lập doanh nghiệp Nhà nước độc lập vàchịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở công nghiệp Hà Nội.

Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, doanh nghiệpđược quyền chủ động trong việc liên hệ kí kết với khách hàng, thực hiện trựctiếp các khoản thu nộp cho ngân sách Nhà nước.

Khi thành lập doanh nghiệp có 400 cán bộ công nhân viên với mặt bằngrộng 9800m2, trong đó có 4937m2 là nhà xưởng sản xuất, kho tàng và 1067m2

là nhà cửa khu vực phục vụ sản xuất Vốn có 2.626.000.000 đ

Trong đó: Vốn cố định : 1.265.000.000 đ Vốn lưu động : 845.480.000 đ Vốn khác : 515.520.000 đ

Quá trình phát triển của công ty:

 Năm 1991- 7/1992 doanh nghiệp đã trang bị thêm 45 máy chủ yếu là máymay công nghiệp và đã sản xuất được một số mặt hàng có chất lượng tốt nhưgăng tay da xuất khẩu sang Cộng hoà Liên bang Đức, các loại dép xuất khẩusang Angiêri, Pháp, Liên Xô (cũ)v.v đồng thời doanh nghiệp nghiên cứu mẫumã, sản xuất được nhiều loại mẫu sản phẩm khác như: Quần áo, giầy, mũ gửiđi chào hàng ở các thị trường mới như: Tây Âu, Nhật Bản, Canađa, Đài Loan,

Trang 15

Hàn Quốc v.v các sản phẩm này được xuất uỷ thác qua các công ty xuất nhậpkhẩu như: Tocontap, Leprodxim và Intimex Công việc làm không ổn định, cáchợp đồng xuất khẩu hầu hết là ngắn hạn, việc tiếp cận trực tiếp với khách hàngđể khai thác nguồn hàng, kí kết hợp đồng kinh tế, tìm hiểu thị hiếu của kháchhàng về mẫu mã chủng loại sản phẩm hầu như chưa thực hiện được.

Tháng 8/1992 doanh nghiệp đã kí hợp đồng trực tiếp sản xuất gia côngmặt hàng túi, sách, cặp, vali v.v với công ty JEONG HO - KOREA, thời hạncủa hợp đồng là 10 năm, phía bạn chịu trách nhiệm cho vay vốn đầu tư mộtdây truyền sản xuất bao gồm 100 máy may công nghiệp loại chuyên dùng, máytán ôzê, các loại máy cắt, chặt khác.

 Ngày 2/1/1993 theo giấy phép số 205.1.018/GP Bộ Thương mại đã chophép Công ty được trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trang 16

Trong đó Vốn cố định : 4.413.400.000 đ Vốn lưu động : 951.470.000 đ Vốn khác : 445.530.000 đ

Vậy là từ lúc tách ra trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chếthị trường, Công ty đã phấn đấu liên tục hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh củaNhà nước giao, đảm bảo công ăn việc làm ổn định thu nhập khá cho cán bộcông nhân viên Liên tục từ năm 1991 đến nay tốc độ phát triển của Công tynăm sau cao hơn năm trước Công ty đã phấn đấu tiết kiệm trong chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm đồng thời cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩmkết hợp với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, cử cán bộ đi khai thác nguồnhàng hàng hoá sản xuất ra phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội trong vàngoài nước Toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất ra theo các hợp đồng sản xuấtgia công đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, không có hàng ứđọng tồn kho, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho CBCNVC Bằng sựcố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn Công ty nên vốn kinh doanh của Công ty liêntục tăng lên cụ thể là:

Năm 2000 là: 19.275.672.422 đNăm 2001 là: 21.254.356.562 đ

Hiện nay tổng số lao động của Công ty giầy Ngọc Hà (công nhân kĩ thuật,công nhân lành nghề, cán bộ quản lí ) đã là 830 người

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty Giầy Ngọc Hà

2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Giầy Ngọc Hà:

Nhiệm vụ chính của Công ty: Công nghiệp nghành may, công nghiệpthuộc da và sản xuất sản phẩm da, giả da.

Ngày 18/7/1993 nghành nghề kinh doanh được bổ sung: được phép xuấtkhẩu các sản phẩm của Công ty và được nhập khẩu các thiết bị, máy móc,nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty và các đơn vị cùngnghành, được hợp tác, liên doanh liên kết và làm đại lí cho các tổ chức kinh tếtrong và ngoài nước nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty: được mở

Trang 17

các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liêndoanh liên kết.

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy của Công ty Giầy Ngọc Hà:

* Biên chế tổ chức đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật và công nhânsản xuất của công ty được bố trí như sau

- Phân xưởng sản xuất túi cặp:

+ Cán bộ quản lí: 1quản đốc phân xưởng , 4 phó quản đốc , 2 thống kê _ 1 Quản đốc phụ trách chung.

_ 3 phó quản đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất _ 1 phó quản đốc phụ trách vật tư sản xuất.

+ Công nhân kĩ thuật và công nhân sản xuất: có 300 người chia làm9 tổ sản xuất may Mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng phụ trách kĩ thuật và điềuhành kế hoạch sản xuất của tổ

- Phân xưởng sản xuất mũ:

+ Cán bộ quản lí: 1 quản đốc phân xưởng + 1 phó quản đốc + 1thống kê.

_ Quản đốc phụ trách chung.

_ Phó quản đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất.

+ Công nhân kĩ thuật và công nhân sản xuất: có 170 người chia làm 6tổ sản xuất (5 tổ may + 1 tổ là KCS sản phẩm) Mỗi tổ có 1 trưởng phụ trách kĩthuật và điều hành kế hoạch sản xuất của tổ.

- Phân xưởng sản xuất giầy:

+ Cán bộ quản lí: 1 quản đốc phân xưởng + 4 phó quản đốc + 3 thốngkê.

_ Quản đốc phân xưởng phụ trách chung _ 1phó quản đốc phụ trách gò ráp.

_ 1 phó quản đốc cán luyện cao su.

_ 1 phó quản đốc phụ trách cắt dán sản phẩm _ 1 phó quản đốc phụ trách may mũ giầy.

+ Công nhân kĩ thuật và công nhân sản xuất: có 300 người, trong đó:

Trang 18

Cắt 20 người Máy 120 người.

Cao su, hấp, đế 30 người Gò ráp 130 người.

Được chia ra làm nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ có 1 tổ trưởng phụ tráchkĩ thuật và kế hoạch sản xuất của tổ

* Đội ngũ cán bộ quản lí của Công ty:

- Ban lãnh đạo Công ty:

+ Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty là người chịu trách nhiệmtrước Đảng và Nhà nước về toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh, đời sốngcủa cán bộ công nhân viên chức của Công ty.

+ 1 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm Chủ tịch công đoàn + 1 Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất.

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty để quản lí các vấn đềvề nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách của Nhà nước, các công việc vềnghiệp vụ hành chính, y tế và bảo vệ tình hình an ninh chính trị của Công ty - Phòng kế toán tài vụ: Tổng số 7 người, trong đó:

+ 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung.

+ 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách kế toán thống kê.

Chức năng: Quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ, quản lí vềtài chính của Công ty.

- Phòng Kế hoạch- Vật tư- XNK- Kho vận: Tổng số 30 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung.

Trang 19

+ 1 Phó trưởng phòng trình độ đại học phụ trách kế hoạch XNK + 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách vật tư.

+ 1 Phó phòng trình độ đại học phụ trách kho vận.

Chức năng: Nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng kinh tế- thương mạivới khách hàng trong và ngoài nước, lập kế hoạch ngắn hạn- dài hạn Theo dõitổ chức sản xuất, cung ứng vật tư và thực hiện nhiệm vụ XNK của Công ty.Theo dõi bảo quản hệ thống kho tàng tài sản của Công ty.

- Phòng Kĩ thuật- KSC- Cơ điện: Tổng số 25 người, trong đó: + 1 Trưởng phòng trình độ đại học phụ trách chung.

+ 1 Phó phòng trình độ trung cấp phụ trách cơ điện.

+ 1 Phó phòng trình độ thợ bậc cao phụ trách công nghệ giầy + 1 Phó phòng trình độ thợ bậc cao phụ trách công nghệ may.

Chức năng: Quản lí, xây dựng định mức vật tư kĩ thuật, chế tạo mẫu mãsản phẩm, hướng dẫn kĩ thuật công nghệ cho các phân xưởng sản xuất và sửachữa bảo hành máy móc thiết bị của Công ty.

SƠ ĐỒ : MÔ HÌNH QUẢN LÍ TẠI CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ

2.1.3 Đặc điểm sản xuất của Công ty Giầy Ngọc Hà:

Giám đốc

Phòng Tổ chức bảo vệ hành

chính y tế

Phòng KHVT XNK kho

vậnPhòng

Trang 20

* Các lĩnh vực hoạt động của Công ty:

Như phần trên đã trình bày, nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuấtkinh doanh các sản phẩm công nghiệp nghành may, giầy và da giầy Kể từngày thành lập Công ty luôn chú trọng đến việc làm sao để có thể hoànthành tốt nhiệm vụ cấp trên giao

Đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa tại các địa phương như Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh, Nam Hà đã có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm củaCông ty Các bạn hàng lâu năm như Công ty trang thiết bị bảo hộ lao động,Tổng Công ty than Việt Nam, Công ty gang thép Thái Nguyên hàng năm vẫnđặt Công ty sản xuất các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo hộ lao động nhưgăng tay, quần, áo, màn, mũ, giầy

Đối với sản phẩm xuất khẩu, qua việc kí kết gia công với 3 đối tác của HànQuốc và Đài Loan nên Công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của phíabạn, đã đầu tư máy móc mới và thiết bị hiện đại Do có sự giúp đỡ trực tiếp củacán bộ kĩ thuật nước ngoài nên đến nay sản phẩm của Công ty đã đáp ứng vàtiêu thụ tại các thị trường lớn như Tây Âu, Nhật Bản, Canađa, Mĩ, Đài Loan,Hàn Quốc

Hàng hoá sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết, không có hiện tượng hàng tồnkho không bán được Đồng thời các sản phẩm của Công ty đã dần chiếm đượccác thị phần trong và ngoài nước với 3 sản phẩm mũi nhọn của Công ty:

- Sản phẩm giầy xuất khẩu - Sản phẩm mũ xuất khẩu.

- Sản phẩm túi, cặp, vali xuất khẩu.

Với 3 sản phẩm chính trên do luôn cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng nên đã được các thị trường khó tính trên thế giới chấp nhận đơnđặt hàng ngày càng nhiều, sản phẩm sản xuất ra đủ sức cạnh tranh với hàng hoácùng loại của các nước trên thị trường Quốc tế.

* Quy trình công nghệ sản xuất giầy - sản phẩm chủ yếu của Công ty:

Nguyên liệu chính để sản xuất giầy là vải bạt nhập từ Đài Loan để maymũ giầy và cao su làm đế giầy Hoá chất sử dụng bao gồm: Oxytitan, Paraphin,

Trang 21

bột màu và các loại hoá chất khác đóng vai trò chất trộn, chất xúc tác làm dẻocao su, tăng độ bền và chống lão hoá Sử dụng khuôn kim loại để dập ôrê sau đóđưa sang bộ phận gò giầy.

Sản phẩm giầy sau khi được hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK đểkiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập khothành phẩm.

SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY

Vải, cao su, hoá chất

May hoàn thiện mũ giầy, dập ô

Quét keo vào mũ giầy, đế Lồng mũ giầy vào form, ráp đế,gò giầy, dán các đường trang trí, lưu hoá và hoàn chỉnh

Hoàn thiện, lồng dây, đóng góiKiểm Nghiệm OTK

Nhập kho thành phẩm

Trang 22

* Các thị trường chính:

- Thị trường Đông Âu

- Thị trường chung Châu Âu (EC) và thị trường Tây Âu (EU) - Thị trường Nhật Bản.

- Thị trường trong nước.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

1 Tổng doanh thu2 Tổng chi phí3 Tổng lợi nhuận4 Tổng vốn kinh doanh5 Tổng số lao động6 Thu nhập bình quân tháng

2.2 TÌNH HÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY GIẦYNGỌC HÀ.

2.2.1 Phân tích chung kết quả gia công xuất khẩu:

Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động được 10 năm Chức năng nhiệm vụchính của công ty xuất nhập khẩu các mặt hàng như túi, cặp, vali, mũ trong đómặt hàng truyền thống là giầy Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩyhoạt động xuất khẩu, đồng thời tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâusắc, là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty cần tạo ra hướng đi phù hợp để cóthể tồn tại và phát triển hàng gia công giầy xuất sang thị trường Tây Âu và cácnước XHCN Công ty đã tiến hành thăm dò và tìm kiếm khách hàng nước ngoài,vừa chuẩn bị cho khâu sản xuất trong nước Cho đến nay Công ty đã có nhiềuhợp đồng với khách hàng nước ngoài Ngoài gia công giầy Công ty còn tìmkiếm thêm khách hàng HANA Hàn Quốc làm gia công mũ và căp, túi, vali v.v

Trang 23

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà

NămTổng kim ngạch XKKim ngạch XK hàng giầy Tỉ trọng (%)

Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu giầy thông qua hoạt động giacông năm 2001 lớn hơn 2 lần so với năm 2000 Trong cơ cấu hàng xuất khẩucủa Công ty tỷ trọng hàng giầy xuất khẩu chiếm vị trí cao, nó đang là mặt hàngchủ lực xuất khẩu của Công ty.

Từ năm 1993 trở lại đây Công ty luôn là một trong những đơn vị đạt đượctrị giá kim ngạch cao về làm hàng gia công giầy trong toàn quốc Ngoài ra Côngty còn chủ động tìm kiếm khách hàng nước ngoài làm hàng gia công ở những thịtrường không cần hạn ngạch như Đài Loan, Nhật, Mĩ

Thông qua các hợp đồng gia công, công ty đã đề nghị khách hàng nướcngoài cho công ty vay vốn đầu tư thêm máy móc, nhà xưởng để nâng cao trìnhđộ tay nghề, tổ chức quản lí nâng cao năng suất lao động.

Bên cạnh đó công ty còn vận động khách hàng chuyển máy móc thiết bịsang thực hiện gia công ở hình thức này khi nhập máy móc thiết bị Nhà nước sẽtính giá trị và tạm thu thuế nhập khẩu Khi kết thúc hợp đồng, nếu trả máy móccho khách hàng nước ngoài thì Công ty sẽ được Nhà nước hoàn trả lại thuế nhậpkhẩu, nếu bán lại thì sẽ tính giá trị lại và thu thuế nhập khẩu Trường hợp nàyCông ty đã thuyết phục được khách hàng CHENGPAO(Đài Loan) chuyển máymóc sang cho Công ty.

Trên cơ sở cải tiến trang thiết bị đã nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm, giá gia công cũng tăng lên

2.2.2 Phương thức xuất khẩu và nghiệp vụ gia công xuất khẩu của Côngty:

Xuất khẩu các sản phẩm giầy sau khi tiến hành gia công xong: Công ty kíhợp đồng gia công với khách nước ngoài, sau đó nhận nguyên vật liệu tổ chức

Trang 24

gia công, Công ty có thể trực tiếp gia công tại Công ty sau đó xuất hàng cho bênđặt gia công Hình thức này đem lại hiệu quả cao hơn và bước đầu làm quen vớithị trường nước ngoài, làm quen được công nghệ máy móc hiện đại và tạo cơ sởbước đầu cho sự xâm nhập vào thị trường nưóc ngoài của Công ty.

Những năm đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có thị trường và bạn hàng nênkim ngạch xuất khẩu của Công ty là không đáng kể Trước tình hình như vậyCông ty áp dụng một loạt biện pháp nhằm khai thác nguồn hàng đẩy mạnh xuấtkhẩu: Tích cực tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, cử cán bộ giám sátcác cơ sở nhằm giải quyết kịp thời những công việc phát sinh trong quá trình sảnxuất Bên cạnh đó Công ty đã xác định đúng: Với thực trạng về khả năng sảnxuất giầy trong nước muốn đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu bước đầu phải thựchiện gia công

Bên cạnh đó Công ty cũng đã tiến hành xuất khẩu dưới hình thức xuấtkhẩu trực tiếp Công ty tự khai thác nguồn hàng xuất khẩu để xuất ra nước ngoàivà tự chia trách nhiệm về kết quả kinh doanh Phương thức này đem lại hiệu quảkinh tế cao hơn nhưng phải gặp rủi ro cao hơn, đòi hỏi có vốn với đội ngũ cánbộ kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng Thông qua một số hội chợ, triển lãm,Công ty đã trưng bày chào hàng và ký được một số hợp đồng xuất khẩu giầysang một số nước Châu Âu (Đức, Nga), Châu Á(Nhật Bản, Đài Loan, TháiLan ) Tuy nhiên đây cũng chỉ là những bước đầu thực hiện nên tỷ trọng xuấtkhẩu trực tiếp của Công ty vẫn chưa cao Có thể xem qua nhưng số liệu dướiđây ta sẽ thấy rõ hơn.

Tỷ trọng doanh thu về xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà trong năm 2001.

Đơn vị : 1000đ

Tỷ trọng lợi nhuận về xuất khẩu của Công ty Giầy Ngọc Hà trong năm 2001.

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: - Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu giầy ở Công ty Giầy Ngọc Hà - Hà Nội.DOC

Bảng 2.1.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Xem tại trang 23 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan