Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế.doc

28 13.3K 188
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnhmẽ vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phươnghóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế Để có thể tiến hành từng bước hộinhập vững chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hànhlang pháp lý tiến bộ, theo kịp với thực tiễn quốc tế Xét trong lĩnh vực thươngmại quốc tế, các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thốngcác nguyên tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh Trong hệthống các nguyên tắc đó, Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) là hainguyên tắc cơ bản nhất.

Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) có chung bản chất là đốixử bình đẳng - cơ sở để tạo nên môi trường thương mại quốc tế cạnh tranh lànhmạnh Hai nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các hiệp định của Tổ chứcThương mại quốc tế (WTO), đồng thời cũng là những nguyên tắc quan trọng ápdụng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xửquốc gia (NT), nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng nguyên tắcTối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế” làm đềtài thuyết trình của nhóm trong quá trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế.

Bố cục đề tài được chia làm ba phần chính sau:

I Giới thiệu chung về nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắcĐối xử quốc gia (NT)

II Thực tiễn áp dụng hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xửquốc gia (NT)

III Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia(NT)

Trang 2

I.Giới thiệu chung về MFN ( Most Favoured National) vàNT( National Treatment):

1.Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN- Most Fovoured National)

a Lịch sử ra đời và khái niệm:

Thuật ngữ MFN là một thuật ngữ có lịch sử lâu đời, nó đã xuất hiện từthế kỷ 12 ở một số dạng khác nhau Tuy nhiên nó chỉ chính thức trở thành mộtnguyên tắc có ý nghĩa trong thương mại quốc tế khi vào thế kỷ 17 các quốc giachâu Âu cạnh tranh với nhau trong việc xây dựng hệ thống chính sách thươngmại Hiệp ước có điều khoản MFN là hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1778.Tiếp theo đó, điều khoản MFN cũng được đưa vào Hiệp ước Cobden-Chevaliernăm 1860 giữa Pháp và Anh Từ đó trở đi, nguyên tắc MFN đã được áp dụngtrong nhiều hiệp định thương mại khác của Châu Âu với những mức độ khácnhau

Tình hình chính trị căng thẳng trước và trong Chiến tranh thế giới lần thứnhất đã làm cho nguyên tắc MFN bị mai một và gần như bị mất hẳn Khi chiếntranh gần kết thúc, nhiều quốc gia đã có những nỗ lực nhằm phục hồi lại tầmquan trọng của MFN nhưng không thành công Mãi đến tháng 1 năm 1918, tạiđiểm thứ ba trong chương trình 14 điểm của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Wilsonđã kêu gọi dỡ bỏ càng nhiều càng tốt tất cả các hàng rào cản trở kinh tế và thiếtlập các điều kiện thương mại bình đẳng giữa các quốc gia cùng đồng tâm phấnđấu vì hoà bình và cam kết duy trì hoà bình

Hội nghị Hoà bình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất không bànđến hàng rào cản trở thương mại, nhưng trong Hiệp ước hoà bình, Đức và mộtsố nước có quyền lực khác đã được yêu cầu mở rộng vô điều kiện MFN trongthương mại với các nước đồng minh trong 3 năm Hội Quốc Liên cũng dẫnchiếu tới nguyên tắc "đối xử bình đẳng” trong thương mại giữa các quốc giathành viên, điều này cũng tương đương với nguyên tắc MFN

Hội nghị Kinh tế Thế giới Geneve tháng 5 năm 1927 đã tuyên bố ủng hộkhả năng diễn giải nguyên tắc MFN, và nhấn mạnh rằng nguyên tắc này cần

Trang 3

được sử dụng rộng rãi trong các hiệp ước thương mại

Năm 1933, Hội Quốc Liên đã xuất bản một văn bản mẫu với khoảng 300từ về nguyên tắc MFN Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới1929-1933, nguyên tắc MFN đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi Nguyêntắc này gần như đã biến mất vì cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng sauchiến tranh nguyên tắc lại hồi sinh mạnh mẽ và cùng với sự phát triển của hệthống thương mại đa phương, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại (GATT 1947), MFN đã trở thành nền tảng của thương mại quốc tế

Theo GATT 1947, MFN là nghĩa vụ ràng buộc chung, bất kỳ một đối xửnào được dành cho một nước thì ngay lập tức cũng sẽ được mở rộng tới tất cảcác thành viên khác Điều này cũng được quy định trong một số hiệp định củaWTO Ví dụ, tất cả thành viên GATT dành cho nhau đối xử thuận lợi trong việcáp dụng và điều hành các quy định hải quan, thuế quan và các khoản thu khác cóliên quan như đã dành cho bất kỳ một nước khác Năm 1948, quy chế này chínhthức được GATT đưa vào điều 1 của GATT, trở thành cơ sở quan trọng trongviệc giao dịch thương mại trên thế giới.

MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hànghóa (GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệpđịnh, không cho phép đối xử đặc biệt hơn hoặc kém giữa các nước tham giaGATT.

Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét vềbản chất MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhấtcho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viênkhác của WTO Do đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệtđối xử và nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại

b Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng

Cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản quy định vềMFN Căn cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bênký kết khác phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ

Trang 4

tối huệ quốc trong phạm vi áp dụng do WTO quy định.

Có 2 phương pháp để đạt được sự đãi ngộ MFN từ một hay nhiều nướckhác:

+ Kí kết các hiệp định thương mại và trong hiệp định thương mại đó cócác điều khoản quy định về MFN.

+ Quy định của các tố chức quốc tế mà các quốc gia thành viên của tổchức phải tuân thủ.

Thông thường quy chế tối huệ quốc mang tính song phương Tuy nhiênquy chế này cũng có thể áp dụng đơn phương nhằm đáp ứng tình trạng kinh tếđặc biệt của một quốc gia hay do áp lực chính trị.

VD: Mỹ không áp dụng nguyên tắc MFN đối với Cuba mặc dù Cuba và Mỹ đềulà thành viên của WTO.

Cách áp dụng tối huệ quốc:

Áp dụng MFN ngay lập tức và vô điều kiện(áp dụng tối huệ quốc kiểuchâu Âu): Các nước dành cho nhau MFN(ký kết các hiệp định ưu đãi và miễntrừ thuế cho bất kì một quốc gia thứ ba nào) mà không kèm theo bất kì điều kiệnràng buộc nào.

VD: Năm 1641, đãi ngộ tối huệ quốc lần đầu tiên được áp dụng trong điều ướckí kết giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha.

Áp dụng MFN có điều kiện (áp dụng tối huệ quốc kiểu châu Mỹ): quốcgia được hưởng MFN phải chấp nhận những điều kiện về kinh tế hoặc chính trịmà quốc gia cho hưởng đòi hỏi.

VD: Năm 1778 lần đầu tiên được áp dụng cho điều ước thương mại mà Mỹ kívới Pháp.

Năm 1979, Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Mỹ quy định 2 bên sẽdành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu…Nhưnghàng năm quốc hội Mỹ vẫn phải xét và phê chuẩn cho Trung Quốc được hưởngnhững ưu đãi tối huệ quốc từ Mỹ Đây chính là loại ưu đãi tối huệ quốc có điềukiện.

Trang 5

c Ngoại lệ MFN

Tương tự như trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ, Đãingộ tối huệ quốc (MFN) là một nguyên tắc nền tảng trong thương mại dịch vụ.Điều II, GATS quy định “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điềuchỉnh của hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiệndành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sựđãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành viên đó dành cho dịch vụvà người cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác” Nghĩa vụ này có thể đượchiểu là các thành viên WTO sẽ dành cho các thành viên khác và đồng thời đượchưởng từ các thành viên đó đãi ngộ ưu đãi nhất mà mỗi thành viên dành cho bấtkỳ quốc gia nào, bất kể quốc gia đó có là thành viên WTO hay không Như vậy,về nguyên tắc, mọi biện pháp mở cửa thị trường đối với các dịch vụ thuộcGATS, bất kể được cam kết đơn phương, song phương hoặc đa phương đều phảiđược áp dụng vô điều kiện với mọi thành viên WTO.

Tuy nhiên, trên thực tế, đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ là một nộidung hết sức phức tạp bởi chính những thuộc tính của thương mại dịch vụ.

Trước hết, do tính chất vô hình của dịch vụ nên rất khó định lượng tác động của

các biện pháp bảo hộ cũng như giá trị của các cam kết tự do hoá trong lĩnh vựcnày Bởi vậy, trong đàm phán về dịch vụ không có được những công thức cắtgiảm chung như trong thương mại hàng hoá và mỗi quốc gia tự đưa ra một lịch

trình cam kết riêng Với trình độ phát triển, năng lực đàm phán khác nhau, mỗiquốc gia có một Danh mục cam kết riêng và không nước nào giống nước nào.Thứ hai, các nhóm nước có cách tiếp cận rất khác nhau trong đàm phán dịchvụ Trong khi các nước công nghiệp phát triển muốn thúc đẩy mạnh mẽ các thoả

thuận mở cửa thị trường thì các nước đang phát triển lại hết sức dè dặt trong việcđưa ra các cam kết Bên cạnh lý do về trình độ phát triển, một nguyên nhânkhông kém phần quan trọng là sự e ngại việc mở cửa thiếu kiểm soát các dịch vụnhạy cảm (tài chính, viễn thông, vận tải, giáo dục…) có thể dẫn đến mất ổnđịnh, tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế-xã hội Cụ thể, trong số các thành

Trang 6

viên đang phát triển của WTO, 44 nước cam kết dưới 20 phân ngành và 47 nướccam kết từ 21 đến 60 phân ngành Các nước phát triển đều cam kết từ 60 đến130 phân ngành Từ hai lý do cơ bản nêu trên, nếu áp dụng cứng nhắc nguyêntắc MFN sẽ không thúc đẩy được tiến trình đàm phán dịch vụ Bởi điều này sẽmâu thuẫn với một nguyên tắc quan trọng của đàm phán là nguyên tắc có đi cólại và không khuyến khích các thành viên tự nguyện đưa ra các cam kết tự dohoá dịch vụ.

Một số ngoại lệ được nêu rõ trong những bản dự thảo ban đầu của cácĐiều khoản MFN, ví dụ như trong GATT Khi xây dựng Hiệp định GATT, thựctế đã có một loạt các hệ thống ưu đãi có hiệu lực, đặc biệt là Hệ thống Ưu đãicủa Khối Thịnh Vượng chung Hiệp định GATT 1947 đã thừa nhận sự tiếp tụctồn tại của các hệ thống ưu đãi này như những ngoại lệ có từ trước GATT vớigiả thiết rằng ảnh hưởng của các ưu đãi này sẽ giảm bớt theo thời gian Trênthực tế, cùng với sự sụp đổ của hệ thống thực dân cũ, các ưu đãi được ghi tạiphụ lục kèm theo Điều I của GATT đã mất đi hiệu lực (ví dụ như “thương mạiưu đãi” của Pháp đối với Đông Dương theo phụ lục B).

Các ngoại lệ của nghĩa vụ MFN quy định trong Hiệp định GATT và cácHiệp định khác gồm có:

- Thoả thuận thương mại khu vực (liên minh thuế quan, khu vực thươngmại tự do): Các thể chế thương mại khu vực đã và đang được hình thành trênnhiều khu vực theo Điều khoản XXIV của GATT 1994 (quy định về áp dụngtheo lãnh thổ, vận chuyển biên giới, liên minh quan thuế và các khu vực thươngmại tự do)

- Thương mại biên giới: Thương mại biên giới được xem là một thực tếthương mại quốc tế đặc biệt mà cư dân hai bên biên giới của các nước lánggiềng được phép buôn bán không theo những quy định xuất nhập khẩu thôngthường Các nước láng giềng thường có những chính sách riêng để tạo điều kiệncho quan hệ thương mại của cư dân hai bên biên giới và những chính sách nàykhông phải áp dụng đối với những nước không có cùng biên giới

- Mua sắm của Chính phủ: Nghĩa vụ MFN của Điều I, GATT không áp

Trang 7

dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu vì mục đích tiêu dùng tức thời hoặc tiêudùng cuối cùng của Chính phủ và không nhằm mục đích bán lại hoặc sử dụngcho sản xuất hàng hoá để bán.

- Ngoại lệ chung theo Điều XX của GATT 1994: Điều khoản XX củaGATT 1994 cho phép các thành viên được hạn chế nhập khẩu từ hoặc xuất khẩuđến những nguồn cụ thể Những biện pháp này được áp dụng vì những mục đíchcụ thể, gồm:

• Bảo vệ đạo đức công cộng

• Bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệsức khoẻ

• Bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất tươngthích với các quy định của hiệp định này

• Liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân

• Bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ• Liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếucác biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêudùng trong nước

• Thi hành nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hànghoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã được đệ trình và khôngbị phản đối

• Hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cầnthiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt độngchế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thựchiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với điều kiện cáchạn chế đó không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộvới ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định củaGATT về không phân biệt đối xử

• Nhằm có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếmchung trong nước hay tại một địa phương.

- Ngoại lệ về an ninh theo Điều XXI của GATT 1994: Điều XXI của

Trang 8

GATT cho phép các thành viên được hạn chế nhập khẩu từ và xuất khẩu đếnnhững nước cụ thể vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

- Ngoại lệ liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc đối xử khác biệt vàthuận lợi hơn cho các nước đang phát triển Ngoại lệ này cho phép các nướcdành các đối xử khác biệt và thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển màkhông đòi hỏi có sự đối đẳng từ các nước đang phát triển và không phải áp dụngcho các nước phát triển khác Ngoại lệ này được áp dụng trong các trường hợpsau:

• Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP): đây là hệ thống thuế quan ưu đãimà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển;

• Đối xử khác biệt và thuận lợi hơn đối với các biện pháp phi thuếquan dành cho các nước đang phát triển;

• Các thoả thuận giữa các nước đang phát triển với nhau không phảiáp dụng cho các nước phát triển;

• Đối xử đặc biệt dành cho các nước kém phát triển.

- Các ngoại lệ khác được GATT công nhận (thuế chống phá giá, thuếchống trợ cấp, trả đũa theo quy định về giải quyết tranh chấp): Các hiệp địnhWTO cho phép áp dụng những biện pháp cụ thể sau khi đã áp dụng các thủ tụccụ thể dưới hình thức thuế đối kháng, thuế chống phá giá, các biện pháp trả đũatheo quy trình giải quyết tranh chấp Các biện pháp này được áp dụng dưới hìnhthức sản phẩm bắt nguồn từ các nước thành viên cụ thể của WTO

- Các hiệp định nhiều bên: Các Hiệp định của WTO bao gồm 4 Hiệp địnhđược gọi là các Hiệp định nhiều bên Đó là: Hiệp định Thương mại về Máy bayDân dụng, Hiệp định về Mua sắm Chính phủ, Hiệp định Quốc tế về Sữa và Hiệpđịnh Quốc tế về Sản phẩm Thịt bò Các Hiệp định này chỉ áp dụng cho các thànhviên thoả thuận chấp nhận chúng, nên những quyền lợi dành cho các thành viêncủa các hiệp định này chỉ giới hạn cho những thành viên nào đã chấp nhận từnghiệp định đó Trường hợp này gọi là MFN có điều kiện: là việc dành MFN căncứ vào một số điều kiện mà nước được hưởng phải đáp ứng Do đó quy chếthành viên của một hiệp định có thể là một điều kiện Điều này đôi khi được gọi

Trang 9

là MFN với điều kiện cùng tham gia một hiệp định.

2.Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT- National Treatment)

a Lịch sử ra đời và khái niệm

Cùng với MFN, nguyên tắc NT được đề cập trong nhiều hiệp định thươngmại song phương và đa phương Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng những sảnphẩm nước ngoài và đôi khi là nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xửtrong thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa hay các nhàcung cấp những sản phẩm đó Trong một số tài liệu cũ, đôi khi nguyên tắc nàycòn được gọi là "sự ngang bằng nội địa"

NT tưởng như là một vấn đề đơn giản, nhưng nguyên tắc này đã gây ranhiều sự tranh chấp, một phần là vì sự giải thích chặt chẽ của nguyên tắc NTtrên thực tế có thể gây ra sự bất lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài Vì lý donày, nguyên tắc NT đã được chỉnh lý qua nhiều năm để cho phép đối xử khácnhau hoặc ưu đãi hơn một cách chính thức đối với các sản phẩm nước ngoài nếunhư đó là cách duy nhất để bảo đảm rằng các sản phẩm nước ngoài không bịkém lợi thế hơn Tất nhiên, đôi khi các nước cố tình dành cho các nhà đầu tưnước ngoài những ưu đãi hơn so với chế độ NT nhằm thu hút đầu tư.

Trước GATT 1947, không một Hiệp ước đa phương nào có quy định vềNT Sau khi được đưa vào Điều III của GATT 1947, NT đã trở thành nguyên tắcphổ biến trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương Theo ĐiềuIII của GATT, NT đối với hàng hoá là sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh.

Trong Tuyên bố của OECD năm 1976 về Đầu tư Quốc tế và các công tyđa quốc gia, đã đề cập đến NT Văn kiện này thiết lập một tiêu chuẩn được quốctế công nhận về sự đối xử nhằm giúp xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với các nhàđầu tư nước ngoài trong các nước thành viên OECD Đây không phải là sự camkết có tính chế định nhưng dựa trên những thủ tục định chế được thoả thuận.

WTO được thành lập là một bước ngoặt trong việc mở rộng phạm vi ápdụng của nguyên tắc NT Lần đầu tiên có một điều khoản liên quan đến Đối xửquốc gia trong dịch vụ, (Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ-

Trang 10

GATS), để đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các dịch vụtương ứng của họ được đối xử ngang bằng so với các nhà cung cấp dịch vụ trongnước và các dịch vụ mà họ cung cấp.

- Quy tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu,dịch vụ và quyền sở hữu trítuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùngloại trong nước.

- Quy chế này thể hiện sự đối xử công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu vàhàng hóa nội địa, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hàng hóa này.Theo BTA về quy chế đối xử quốc gia, 2 bên chấp nhận dành cho nhauquy chế đối xử quốc gia như quy định của WTO:

+ Phía Hoa Kỳ cam kết dành ngay quyền kinh doanh XNK tại Hoa Kỳ chomọi pháp nhân và thể nhân ở Việt Nam.

+ Còn Việt Nam sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình từ 0 đến 7 năm saukhi HĐ có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ đượcphép kinh doanh XNK và sản xuất tại Việt Nam.

Đối với hàng hóa, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung cónghĩa là hàng hóa nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảovệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như hàng hóa và trong nước đối với thuế vàlệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển.

Trong lĩnh vực dịch vụ:

Điều 17 GATS quy định “Mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và nhà cungcấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơnsự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ củamình”.

Trang 11

Theo hiệp định, Việt Nam cam kết mở cửa cho Hoa Kỳ tham gia từng bướcvào kinh doanh 53 phân ngành trong số 155 phân ngành theo quy định củaWTO Tùy từng lĩnh vực, Việt Nam sẽ cho phép Hoa Kỳ lập các công ty liêndoanh hoặc 100% vốn theo một lộ trình với các thời hạn khác nhau.

Về phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ cam kết mở cửa thị trường cho 103 phân ngànhdịch vụ của Hoa Kỳ cho Việt Nam như các thành viên WTO khác.

Trong lĩnh vực đầu tư:

Theo nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại điều 2 TRIMS, có 5 biệnpháp đầu tư cụ thể bị cấm áp dụng: Cấm các quốc gia đặt ra biện pháp đối xửvới hàng hóa nhập khẩu kém thuận lợi hơn hàng hóa trong nước, nếu làm nhưthế sẽ vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia:

- Yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa

- Yêu cầu cân bằng mậu dịch, quy định không được sử dụng cáchạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu.

- Yêu cầu cân bằng mậu dịch dẫn đến hạn chế nhập khẩu.- Hạn chế giao dịch ngoại hối dẫn đến hạn chế nhập khẩu.- Yêu cầu tiêu thụ nội địa dẫn đến hạn chế xuất khẩu.

Các nước phải chỉnh lý các biện pháp trái với hiệp định này trong mộtkhoảng thời gian ấn định và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mỗi bên ký kết, phù hợp với luật và các thủ tụccủa mình, phải dành cho những tác phẩm của những nhà sáng tạo và nghệ sĩ làcông dân hoặc người thường trú của bên ký kết kia và cho các tác phẩm công bốlần đầu tại lãnh thổ của bên ký kết kia sự bảo hộ bản quyền không kém thuận lợihơn sự bảo hộ mà bên đó dành cho công dân của chính mình.

Việt Nam sẽ tuân thủ ngay lập tức Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại (TRIPS), không có giai đoạn chuyển đổi.

c Ngoại lệ NT

Điều kiện có ngoại lệ:

Trang 12

Không được tạo ra sự phân biệt đối xử phi lý giữa các nước có điều kiện nhưnhau hay hạn chế, ngăn cản thương mại quốc tế.

Áp dụng trong trường hợp cần thiết: - Bảo vệ đạo đức công cộng

- Bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật hay thực vật- Liên quan đến việc xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc

Ví dụ: Việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng và bạc được quy địnhtại Điều 31: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chứcđược phép kinh doanh vàng.

Liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân.

Bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quyđịnh về áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độcquyền, bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và các biện phápngăn ngừa gian lận thương mại; di sản quốc gia; gìn giữ nguồn tài nguyên có thểbị cạn kiệt.

Ví dụ : Theo Điều 4 Luật Thương mại thì Nhà nước thực hiện độc quyềnNhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụhoặc tại một số địa bàn.

Cách thức thực hiện :

Những ngoại lệ này được quy định trong các văn bản liên quan như Pháplệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, LuậtHàng hải, Luật Xuất bản, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật

Trang 13

thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật an ninh quốc gia, Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước,Pháp lệnh bưu chính viễn thông và một số văn bản dưới luật khác

Ví dụ: Điều 10 Luật bưu chính viễn thông còn cấm việc cung cấp, sửdụng dịch vụ bưu chính, viễn thông hoặc sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bịvô tuyến điện, thiết bị bưu chính, viễn thông nhằm mục đích chống lại Nhànước, gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 10 Luật Xuất bản cấm một số hành vi như tuyên truyền chống lạiNhà nước; kích động chiến tranh xâm lược

II.Thực tiễn áp dụng MFN và NT1.Thực hiện theo MFN và NT

a Thực hiện theo MFN

Nghĩa vụ MFN và NT là hai nghĩa vụ cơ bản mà các nước thành viên củaWTO phải tuân thủ Đồng thời nó cũng là nghĩa vụ bắt buộc trong các Hiệp địnhthương mại song phương, các thoả thuận thương mại khu vực Vì vậy, hầu nhưtất cả các nước trên thế giới đều phải thực hiện nghĩa vụ này Tuy nhiên, songsong với các quy định ràng buộc về nghĩa vụ MFN các hiệp định thương mạisong phương, đa phương hay các thỏa thuận khu vực cũng cho phép áp dụng cáctrường hợp ngoại lệ Nghĩa là một nước có thể sử dụng các ngoại lệ của MFN đểdành đối xử MFN cho một hoặc một số nước thay vì toàn bộ các nước thànhviên của hiệp định Mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng các ngoại lệ MFN nàylà làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ các nước không đượchưởng đối xử MFN

Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp trong đó một nước quy địnhdành MFN cho một nước khác chỉ khi một số điều kiện không liên quan đếnthương mại được đáp ứng Ví dụ điển hình là trường hợp Quốc hội Hoa Kỳthông qua Luật Jackson-Vanik sửa đổi Luật Thương mại 1974 hạn chế việc dànhMFN cho các nước cho các nước có nền kinh tế phi thị trường nếu các nước nàytừ chối quyền di cư đối với công dân của họ, đánh thuế di cư cao hơn mức thuế

Trang 14

danh nghĩa, và áp dụng mức thu cao hơn mức danh nghĩa đối với ai muốn di cư.Động cơ đưa ra Luật Jackson-Vanik ban đầu nhằm vào Liên xô cũ, cho đến naynó vẫn còn hiệu lực và đã được sử dụng trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳvới Trung Quốc, Việt Nam, Rumani, Mông cổ Việc Hoa Kỳ từ chối không chocác nước nói trên hưởng MFN có nghĩa là hàng hoá của các nước đó sẽ bị HoaKỳ áp dụng thuế suất cao theo Luật Smoot-Hawley Điều này sẽ làm giảm đángkể sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của các nước đó trên thị trường HoaKỳ

Một ngoại lệ MFN khác được các nước sử dụng khá phổ biến là ngoại lệvề các thoả thuận thương mại “khu vực” mà gần đây thường được gọi đó là “chủnghĩa khu vực” (regionalism) và thậm chí một số trường hợp còn gọi là “chủnghĩa song phương” (bilateralism) Do GATT thừa nhận sự tồn tại của các thoảthuận thương mại khu vực như một ngoại lệ của MFN nên trong 4 thập kỷ từ1950 đến 1990 có 75 thoả thuận thương mại khu vực được hình thành và riêngthập kỷ 1990 đến 2000 đã có tới 82 thoả thuận như vậy ra đời Tuy nhiên, có tớihơn 100 kiểu “thoả thuận thương mại khu vực” chỉ mang danh nghĩa vì chỉ cómột số hàng hoá được đưa vào diện thực hiện Do đó, nghĩa vụ MFN đang bị đedoạ nghiêm trọng và WTO đã buộc phải thành lập một Uỷ ban để rà soát vàkiểm tra các thoả thuận thương mại khu vực này nhưng cho đến nay, các thoảthuận thương mại khu vực và song phương có chiều hướng ngày càng tăng lên.Ngày nay khoảng 50% tổng giao dịch thương mại toàn cầu được tiến hành thôngqua các thoả thuận thương mại khu vực

Việc áp dụng MFN có thể chia thành các giai đoạn :

Giai đoạn đầu (từ 1947-1954)

Việc đối xử công bằng là thực sự cần thiết về cả kinh tế và chính trị đốivới các nước sáng lập GATT nhằm tránh được cuộc ganh đua về thuế trong cuộckhủng hoảng 1929-1933 khiến thương mại thế giới giảm hai phần ba giá trị danhnghĩa, do đó, việc không tuân thủ nguyên tắc này chỉ được tuân theo các trườnghợp ngoại lệ.

Từ 1954 đến 1979

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan