Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa. Nêu nhận xét về ưu, nhược điểm của PP này..doc

16 4.6K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa. Nêu nhận xét về ưu, nhược điểm của PP này..doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa. Nêu nhận xét về ưu, nhược điểm của PP này

Trang 1

Đề Tài: Vận dụng phương pháp xác định tài sản thuần để định giá DN Lấyví dụ minh họa tại một DN cổ phần hóa Nêu nhận xét về ưu, nhược điểmcủa PP này.

BÀI LÀM1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.

Rất nhiều nguyên nhân khiến cho chúng ta phải tiến hành định giá một doanh nghiệp như sáp nhập, mua bán, hợp nhất, chia nhỏ, cổ phần hóa, phá sản… Khi định giá một doanh nghiệp cần có phương pháp có cơ sở khoa học rõ ràng, chặt chẽ và có thể chấp nhận được, thì trước hết nó phải thuộc một trong hai cách tiếp cận, đó là:

+ Đánh giá giá trị của các tài sản và các giá trị của các yếu tố tổ chức – các mối quan hệ.

+ Lượng hóa các tài khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư Có thể nói, các hoạt động quản lý và các giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi có tínhchat thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chúng là mối quan tâm của ba loại chủ thể đó là: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp Định giá doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp

Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Mức độ đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vàomôi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnhcủa môi trường kinh doanh

“Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp”.

Trang 2

Môi trường kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố khác nhau, thôngthường được phân chia thành 2 môi trường đó là: môi trường bên ngoài và bêntrong.

1.2.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.2.1.1 Môi trường kinh doanh tổng quát

Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanhnghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội… đối với doanh nghiệp

* Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển tốt thì doanh nghiệp có xu hướng đi lên và ngượclại khi kinh tế giảm sút thì doanh nghiệp đi xuống Như vậy, nếu dự đoán đượcxu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triểnchung của doanh nghiệp

Thẩm định viên cần đánh giá môi trường kinh tế của doanh nghiệp dựa vàocác yếu tố sau: tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá,các chỉ số trên thị trường chứng khoán…Tất cả chúng đều có tác động trực tiếptới giá trị doanh nghiệp.

* Môi trường chính trị pháp luật

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanhnghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ,hệ thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễnbiến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới

Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh tốt cần phải có những điều kiệnnhư môi trường chính trị ổn định ở mức độ nhất định được quy định trong lộtrình phát triển kinh tế, các điều luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh…phải chi tiết,rõ ràng, đồng bộ.

* Môi trường văn hóa xã hội

Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội như: những quan niệmvề đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán,truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; dân số, giới tính, độ tuổi, sựgia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, trình độ nhận thức, học vấn chung

Trang 3

của xã hội, các vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của doanh nghiệp Doanhnghiệp phấn đấu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và thích ứng với từngvăn hóa xã hội thì sẽ được xã hội chấp nhận.

* Môi trường công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đedọa đối với các doanh nghiệp Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệlà sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranhcủa các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống Sự bùng nổ củacông nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

1.2.1.2 Môi trường ngành

Khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần phân tích những nộidung: quan hệ doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp, các đối thủ cạnhtranh, cơ quan nhà nước, chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành,cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng.

* Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng

Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra của doanh nghiệp Thị trường củadoanh nghiệp thể hiện bằng yếu tố khách hàng, họ có thể là cá nhân các doanhnghiệp khác hoặc nhà nước ở cả hiện tại và trong tương lai Doanh nghiệp muốnđánh giá đúng khả năng phát triển cần phải xác định tính chất, mức độ bền vữngcủa doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng Uy tín của doanh nghiệp vớikhách hàng có được không phải một sớm một chiều, mà cả quá trình và do nhiềuyếu tố hình thành Chúng thể hiện ở: sự trung thành và thái độ của khách hàng, sốlượng và chất lượng khách hàng, tiếng tăm và các mối quan hệ tốt Một khi cácyếu tố trên được đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững.

* Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp

Doanh nghiệp thường sử dụng các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, các dịch vụ,nước, thông tin, tư vấn… có tính ổn định và đầy đủ nhằm phục vụ quá trình sảnxuất kinh doanh Do tính chất khan hiếm các nguồn lực, nhà cung cấp không đủlớn doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động một cách liên tục không bị gián đoạncần có nhiều nguồn cung cấp có đủ số lượng yêu cầu, cung cấp kịp thời với chấtlượng ổn định, chủng loại nguyên liệu có thể thay thế được nhau.

Trang 4

* Các đối thủ cạnh tranh

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập không những doanh nghiệp phải đối mặtvới các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoàiđầu tư tại thị trường Việt Nam Sự quyết liệt của trong môi trường cạnh tranhđược coi là nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp Khi đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố: giá cả, chất lượngsản phẩm, hậu mãi, số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thế mạnh của đốithủ là gì Đồng thời cũng phải xem xét tới các những yếu tố xuất hiện các đối thủmới.

* Các cơ quan nhà nước

Hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đặt trước sự kiểm soát, giám sát cảucác cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, tổ chức công đoàn…Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là những doanhnghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với xã hội như nộp thuế đúng hạn,chấp hành tốt luật lao động, quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường sinhthái…đó cũng thường biểu hiện là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớnmạnh, lợi nhuận thu được là chính thực lực chứ không phải là làm hàng giả, trốnthuế…

* Chu kỳ kinh doanh

Nhìn chung, tình hình hoạt động của nhiều ngành thường hoàn toàn tương

đồng với các chu kỳ kinh tế Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực cụ thể của mộtngành có thể không hoàn toàn tương đồng với chu kỳ kinh tế.

Do đó, khi đánh giá cần phân tích cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của doanhnghiệp.

* Triển vọng tăng trưởng của ngành

Triển vọng tăng trưởng của một ngành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh

tế Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanhnghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi Những cơ hội này thể hiện ở tiềmnăng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế tài chính của các doanhnghiệp,…

Vì vậy, khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần xem xét triểnvọng của ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàngcủa nền kinh tế đối với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Trang 5

1.2.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp

* Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp

Khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng quan tâm ngay đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp vì hai lý do chủ yếu :

- Thứ nhất : tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản xuất kinh doanh Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra

- Thứ hai : Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp

* Vị trí kinh doanh

- Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD Vị trí kinh doanh được đặng trưng bởi các yếu tố như địa điểm , diện tích của doanh nghiệp và các chi nhánh thuộc doanh nghiệp, yếu tố địa hình , thời tiết …

- Một doanh nghiệp , nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại ,dịch vụ , được đặt gần đô thị , các nơi đông dân cư , các trung tâm buôn bán lớn và các đầu mối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể giảm được nhiều khoản mục chi phí chủ yếu như : chi phí vận chuyện, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí giao dịch…

* Uy tín kinh doanh

- Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hang về sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong doanh nghiệp như: do chất lượng sản phẩm cao, do năng lực và trình độ quản trị kinh doanh giỏi, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên …

- Trong thực tế, có những doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng không thua kém hàng nước ngoài nhưng không thể bán với giá cao như mặt hàng đó, bởi chưa xây dựng được uy tín với khách hàng

* Trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động

- Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người lao động không chỉ có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể làm giảm chi phí SXKD doviệc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu … trong quá trình sản xuất , giảm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp

Trang 6

- Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lão động không chỉ xem ở bằng cấp , thợ bậc và số lượng lao động đạt được các tiêu chuẩn đó mà quan trọng hơn trong điều kiện hiện nay, còn cần phải xem xét hàm lượng trị thức có trong mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra

* Năng lực quản trị kinh doanh

- Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý SXKD đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực giúp cho quá trình sản xuất , biết tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường.

- Quản trị kinh doanh là một khái niệm rộng lớn Năng lực quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp cần được đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị, bao gồm sự đánh giá về khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lực quản trị các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, khả năng quản trị nguồn nhân lực vv…

1.3 Phương pháp giá trị tài sản thuần.1.3.1 Cơ sở lí luận

Phương pháp này còn gọi là pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản,được xây dựng trên dựa trên các nhận định:

● Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa thông thường.

● Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tồntại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp.

● Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn được bổ sung trong quá trình sản xuấtkinh doanh Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lí các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với các tài sản đó.

Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Phương pháp xác định

Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào người chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn được hình thành trên các trái quyền khác nhau như: các

Trang 7

trái chủ cho doanh nghiệp vay vốn, tiền lương chưa đến kỳ hạn trả, thuế chưa đến kỳ hạn nộp, các khoản ứng trước của khách hàng do vậy, mặc dù giá trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp Theo đó công thức tổng quát như sau:

V0=VT – VN (1)Trong đó:

V0: giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.

VT: tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

+ Đây là một cách tính đơn giản, dễ dàng Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy địnhcủa kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về sốvốn theo sổ sách của của chủ sở hữu đang được huy động vào sản xuất kinh doanh Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhà tài trợđánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp.

+ Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau Song theo cách này nó cũng chứng minh cho các bên liên quan thấy được rằng:đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sảnhiện có trong doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái “có thể” như nhiều phươngpháp khác.

Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũng chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trong quá trình

Trang 8

vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp một cách đúng hơn.

* Cách thứ hai

Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do nhà nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ số tài sản trong doanh nghiệp vì các lí do sau:

+ Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán,các bảng kê các số liệu này phản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên độ kế toán Đó là những chi phí mang tính lịch sử,không phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát.

+ Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào,phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế cua TSCD Vì vậy , giá trị TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp vớigiad thị trường tại thời điểm xác định giá trị kinh doanh

+ Trị giá hàng hóa, vật tư, công cụ lao động …tồn kho hoặc đang dùng trong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cach sử dụng già hoạch toán là giá mua dầu kỳ, cuối kỳ hay giá mua thực tế bình quân Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hóa dự trữ Do vậy,số liệu kếtoán phản ánh giá trị của loại tài sản đó cũng được coi là không có độ tin cậy ở thời diểm đánh giá doanh nghiệp.

Đó là một lí do cơ bản, nhưng cũng đủ để giả thích: vì sao giá trị tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài liệu tham khảo trong quá trình đánh giá lại toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp

Để xác định giá trị tài sản theo giá trị thị trường ,trước hết người ta loại khỏidanh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá trị thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể như sau:

Trang 9

+ Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu trênthị trương hiện có bán những tài sản như vậy Trong thực tế, thường không tồn tạithị trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Khi đó, người ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của một TSCĐ mới Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì người ta áp dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương.

+ Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài sản.nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm đánh giá.vàng bạc, kim khí, đá quý,…cũng được tính toám như vậy + Các khoản phải thu :do khả năng đòi nợ các khoản này ở nhiều mức độ khácnhau Vì vậy, bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp không có khả năng đòi được hoặc khả năng đòi được là quá mong manh.

+ Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: về mặt nguyên tắc phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị với các dopanh nghiệp hiện dang sử dụng các khoản đầu tư đó Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư này không lớn, người ta thường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác địnhb theo cách thứ nhất đã đề cập ở phần trên.

+ Đối với các tài sản cho thuê và quyền cho thuê BĐS: tính theo phương phápchiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

+ Các tài sản vô hình: theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị củacác tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không tính đến các lợi thế của thương mại của doanh nghiệp.

Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở trên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng them của số tài sản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Trang 10

2 XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THUẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NAM VIỆT

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT

Ngày 30 tháng 06 năm 2011

Đơn vị tính : triệu đồng

2Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng(127.270)

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan