Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư để làm rõ Luật đầu tư năm 2005 đã tạo ra một khung luật pháp chung cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đ��.doc

6 1.9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư để làm rõ Luật đầu tư năm 2005 đã tạo ra một khung luật pháp chung cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đ��.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư để làm rõ Luật đầu tư năm 2005 đã tạo ra một khung luật pháp chung cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đ��

Trang 1

Đề bài số 8: Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa cácnhà đầu tư để làm rõ: Luật đầu tư năm 2005 đã tạo ra một khung luật pháp chung cho cácnhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Bài làm

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì khuyến khích đầu tư trong nướcvà thu hút đầu tư nước ngoài là những nhân tố quan trọng nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thếcủa quốc gia và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong bốicảnh các nước đang cạnh tranh ngày càng gay gắt thu hút các dòng vốn đầu tư nướcngoài như hiện nay, vấn đề bảo đảm đầu tư được mọi quốc gia đặt lên hàng đầu và bảođảm hơn nữa là sự đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

I Các khái niệm cơ bản liên quan đến biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữacác nhà đầu tư.

1 Khái niệm về bảo đảm đầu tư.

Theo nghĩa rộng, bảo đảm đầu tư bao gồm các biện pháp do Nhà nước đề ra để bảođảm quyền lợi thiết thực, chính đáng cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại mỗi quốcgia Còn theo nghĩa hẹp, bảo đảm đầu tư có thể được hiểu là tập hợp các quy định củapháp luật điều chỉnh việc bảo đảm các quyền lợi cho các nhà đầu tư Đây là sự đảm bảovề mặt pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích và sự an toàn về vốn lẫn lãi của nhà đầu tư trongsuốt quá trình sản xuất kinh doanh, tạo mọi điều kiện cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.

Theo Luật Đầu tư 2005, chủ thể nhà đầu tư trong quan hệ pháp luật đầu tư được mởrộng và được quy định thống nhất giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Quyđịnh về nhà đầu tư như vậy thể hiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầutư thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau không phân biệt quốctịch của nhà đầu tư, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các nhàđầu tư, đáp ứng yêu cầu và khuyến khích đầu tư trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế

2.Khái niệm về đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bình đẳng là được đối xử như nhau của nhà đầutư về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa Không phân biệt thành phần và địa vị xã hội,trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật

Quyền bình đẳng của các nhà đầu tư ở đây được hiểu là bình đẳng trước pháp luật làphải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi như nhau theo quy địnhcủa pháp luật Cho đến nay mặc dù quyền bình đẳng của các nhà đầu tư đã được đề cập ít

Trang 2

nhiều trong các bài viết, tài liệu tham khảo đặc biệt trước và sau khi Luật Đầu tư năm2005 ra đời và với một môi trường kinh doanh bình đẳng đã và đang là mong muốn củacác doanh nghiệp, các nhà đầu tư và của toàn xã hội.

Nói một cách khái quát, bình đẳng là mọi nhà đầu tư được hưởng những khả năng,điều kiện và cơ hội ngang nhau, phải ngang quyền trong quan hệ với nhau, bình đẳngkhông có nghĩa là cào bằng, với những đặc trưng riêng, mỗi loại nhà đầu tư có thể đượcđiều chỉnh bởi những quy định khác nhau.

Tóm lại, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư là việc Nhà nước đảm bảocho các nhà đầu tư đều được hưởng một chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư như nhau vàchỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn ưu đãi chứ không dựa trên tiêu chí nguồn gốcvốn đầu tư hoặc quốc tịch của nhà đầu tư.

II Nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư theoquy định của Luật Đầu tư năm 2005

Luật Đầu tư năm 2005 với tinh thần thống nhất các hoạt động đầu tư để điều chỉnh đãxóa đi khoảng cách phân biệt giữa các hoạt động đầu tư với nguồn vốn trong nước vànước ngoài Nói cách khác thì Nhà nước đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầutư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước Nội dung của biện pháp bảo đảm khôngphân biệt đối xử này rất rộng nhưng có thể tìm hiểu vấn đề này thông qua việc tìm hiểuquyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2005.

1.Đảm bảo đối xử bình đẳng về quyền giữa các nhà đầu tư

1.1 Quyền tự chủ đầu tư và kinh doanh

Đây là quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn,quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án, đó cũng là quyền đăng kýkinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định của phápluật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.

Bình đẳng trong việc tự chủ đầu tư, kinh doanh là một nội dung cơ bản của quyềnbình đẳng của các nhà đầu tư, là tiền đề để thực hiện các quyền khác thuộc nội dungquyền bình đẳng của các nhà đầu tư Quyền bình đẳng của các nhà đầu tư thể hiện ở chỗ:

Theo Điều 22 Luật Đầu tư năm 2005, các nhà đầu tư ko phân biệt trong nước haynước ngoài, cá nhân hay tổ chức đều được đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế sau đây :

“Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”, “Tổ chức tín dụng,

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy

Trang 3

định của pháp luật”

Để bảo đảm bình đẳng trong việc lựa chọn hình thức đầu tư, Luật Đầu tư năm 2005quy định các nhà đầu tư không phân biệt trong nước hay nước ngoài có quyền lựa chọncác hình thức đầu tư khác nhau: các hình thức đầu tư trực tiếp như thành lập các tổ chứckinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài,thành lập các tổ chức kinh tế đầu tư theo hình thức HĐ BCC,BOT,BT ; các hình thứcđầu tư gián tiếp theo Điều 26 Luật Đầu tư năm 2005.

Luật Đầu tư năm 2005 tạo điều kiện để các nhà đầu tư bình đẳng trong việc lựa chọnnghành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư Một nội dung không thể thiếu đối với nhà đầutư và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư Về nguyên tắc các nhà đầu tư có quyềntự do lựa chọn bất cứ lĩnh vực đầu tư nào mà pháp luật không cấm (Điều 30 Luật Đầu tưnăm 2005 quy định các lĩnh vực cấm đầu tư).

Lĩnh vực đầu tư, Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy định thống nhất về lĩnh vực ưu đãiđầu tư (Điều 27), địa bàn ưu đãi đầu tư (Điều 28) Còn về lĩnh vực đầu tư có điều kiện

theo khoản 4 Điều 29 “Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà

đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệcủa doanh nghiệp trở lên.”

- Quyền bình đẳng của các nhà đầu tư được thể hiện ở việc Luật Đầu tư năm 2005 kophân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài về thị trường tiêu thị sảnphẩm (Điều 60);

Nhà nước cam kết thực hiện lộ trình mở cửa thị trường đầu tư, đồng thời không hạnchế, bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện một số hành vi như: ưu tiên mua hàng hóasản xuất trong nước; đạt một tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa, nội địa hóa nhất định; (Điều 8) Như vậy, bên cạnh việc cam kết không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợppháp của các nhà đầu tư, nhà nước Việt Nam còn cam kết thực hiện đúng trách nhiệm,nghĩa vụ trong các thỏa thuận của mình về việc tiến hành mở cửa thị trường, tạo điềukiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Việt Nam Ngoài rabằng những biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể, nhà nước Việt Nam đã dành cho các nhàđầu tư không phân biệt quốc tịch, nguồn vốn đầu tư một quyền rất quan trọng trong kinhdoanh – đó chính là quyền tự do kinh doanh Các quy định ở Điều 8 đã thể hiện được rõnét sự đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư của Nhà nước ta.

1.2 Quyền tự chủ thực hiện các hoạt động phục vụ cho dự án đầu tư

Trang 4

- Các nhà đầu tư bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹhỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sửdụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật (Điều 14, 15, 16, 17, 18).

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đất đai 2003, Nhà nước đã ngàycàng mở rộng quyền năng của chủ thể sử dụng đất, trong đó các nhà đầu tư nước ngoàitiến tới sự bình đẳng cho các nhà đầu tư Đặc biệt Luật Đất đai 2003 được đánh giá là“lần đầu tiên đã tạo ra một mặt bằng pháp lý bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong sửdụng đất giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và người nước ngoài” Những quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài sử dụng đất đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng các quyềncho các chủ thể sự dụng đất này Bên cạnh đó, còn có quy định về việc chỉ cho nhà đầu tưtrong nước được hưởng các biện pháp tài chính hỗ trợ đầu tư như được Nhà nước chovay vốn tín dụng hay sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư đã được xóa bỏ.

- Các nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụdo Nhà nước kiểm soát (Điều 10).

- Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều có quyền ngang nhau tronglĩnh vực xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư có quyền tự mình nhập khẩu hoặc ủy thác nhậpkhẩu vào Việt Nam thiết bi, máy móc, vật tư nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho hoạtđộng đầu tư; được quyền tự mình xuất khẩu các sản phẩm làm ra hoặc ủy thác xuất khẩucho đại lý của bên nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế của Việt Nam theo sự thỏa thuận củacác bên

- Các nhà đầu tư bình đẳng trong việc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyềnkinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giaodịch khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, bình đẳng trong việcchuyển nhượng điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; và bình đẳng trong việc thế chấpquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạtđộng tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật (Điều 17,18).

Trang 5

của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghê tại Việt Nam theo quy định của phápluật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan (Điều 7).

- Quyền tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư;

- Quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về đầu tư theo quy định của pháp luật Trước đây các quyền này không được đề cậpcụ thể trong Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, điều nàythể hiện sự hoàn thiện hơn của pháp luật đt hiện này về quyền của các nhà đầu tư.

2 Đảm bảo đối xử bình đẳng về nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư

Theo quy định của pháp luật đầu tư các nhà đầu tư khi tiến hành các dự án đầu tư tạiViệt Nam, bên cạnh việc được hưởng những quyền thì phải gánh chịu những nghĩa vụpháp lý nhất định Hiện nay, luật đã dành cho các nhà đầu tư sự bình đẳng về mặt pháplý, do đó, nghĩa vụ của các nhà đầu tư là ngang nhau không phân biệt nhà đầu tư trongnước hay nước ngoài Các nghĩa vụ này bao gồm:

- Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư, thực hiện hoạt độngđầu tư theo đúng nội dung đăng kí đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.

- Thứ hai, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.- Thứ ba, thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.

- Thứ tư, thẹc hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôntrọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động

- Thứ năm, tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Thứ sáu, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Kết luận

Để quyền bình đẳng của các nhà đầu tư được thực hiện, pháp luật đầu tư phải đảmbảo những đòi hỏi về bình đẳng trong việc hưởng những quyền và nghĩa vụ của nhà đầutư nói chung, bình đẳng trong việc hưởng các biện pháp bảo đảm đầu tư nói riêng Tuynhiên, với sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế đang chuyển đổi và những diễn biếnnhanh chóng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo việc đối xử bình đẳngcủa các nhà đầu tư được thực hiện tốt, pháp luật đầu tư nước ta cần đổi mới và hoàn thiệnhơn nữa.

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật Đầu tư”, Nxb CAND, 2006.

2 Luật Đầu tư năm 2005.

3 Phạm Thị Thu huyền, luận văn thạc sĩ luật học “Quyền bình đẳng của các nhà

đầu tư theo Luật Đầu tư 2005”, Hà Nội – 2007.

4 Nguyễn Văn Long, luận văn thạc sĩ luật học, “Bảo đảm đầu tư trong nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,Hà Nội - 2007.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan