Đánh giá tác động của công cụ chính sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.docx

19 689 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá tác động của công cụ chính sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tác động của công cụ chính sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt đối với các nướcđang phát triển Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông Đểphát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tácđộng vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiềuviệc làm ở nông thôn

Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấylương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhucầu tiều dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị Nông nghiệp còn cung cấpcác yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự lànguồn nhân lực dữ trữ dồi dào cho khu vực thành thị Để đáp ứng nhu cầu lâu dài củasự phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năngđáp ứng Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dânsố ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệphoá đất nước Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp các nguyên liệu chocông nghiệp chế biến.

Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triểnkinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá Đa số cácnước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên thiên nhiên và cácsản phẩm nông nghiệp ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hoả), thì nông sảnđóng vai trò quan trọng trong xuắt khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩumáy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.

Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan trọng đểtiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng Nếu Nhà nướccó chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn và thu nhập được phânphối công bằng thì thị trường nông thôn ngày càng có nhu cầu mở rộng về sản phẩmcông nghiệp

Tóm lại, ở hầu hết các nước đang phát triển sẽ không có sự phát triển quốcgia, nếu không có sự phát triển ở nông thôn Nhưng vấn đề cốt lõi của nghèo đói, bấtcông tăng lên, dân số gia tăng nhanh chóng và thất nghiệp ngày càng tăng đều cónguồn gốc ở sự trị trệ và thụt lùi của hoạt động kinh tế ở các vùng nông thôn so vớithành thị Do vậy phát triển nông nghiệp và nông thôn là cơ sở để thúc đẩy sự pháttriển kinh tế của đất nước.

Trang 2

NỘI DUNG

I, Sự cần thiết trợ giúp của chính phủ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông nghiệpkhông những phụ thuộc vào khả năng và kỹ năng của người dân trong việc nâng caonăng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn còn phụ thuộc vào sựhỗ trợ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụsản phẩm của nông dân.

Như đã phân tích trong nền nông nghiệp truyền thống người dân không muốn vàcũng không có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định sựchuyển động của nông nghiệp Do đó, Chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kỹthuật (giống mới, biện pháp canh tác mới….) và hướng dẫn họ thực hiện những biệnpháp này.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ gia đình làchủ yếu Do đó họ không có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng Để giúp họ đầu tư theomô hình lớn như hệ thống điện, đường sá, thuỷ lợi…., Chính phủ cần có chính sáchhỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưuthông hàng hoá.

Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao do hoạt động sản xuất của nó phụ thuộcnhiều vào yếu tố khách quan, đặc biệt là thời tiết Thời tiết có tác động lớn đến nguồnnước, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và tình trạng sâu bệnh Mặt khác do đặcđiểm về sự co giăn của cung cầu sản phẩm nông nghiệp thường làm cho giá cả sảnphẩm có biến động lớn Do đó, Chính phủ cần có chính sách bảo hộ và trợ giúp về giácả tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp.

II Những chính sách cơ bản của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển nôngnghiệp và nông thôn.

2.1 Chính sách sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai luôn là tài sản chủ yếu của nông dân, đặc biệt người nghèo ở nông thôn.Nó là cơ sở cho các hoạt động kinh tế xã hội và sự vân hành của thị trường (ví dụ tíndụng nông thôn) ở nhiều nước đang phát triển Vì vậy, các thể chế liên quan đến đấtđai đã trải qua quá trình phát triển dài và chính sách đất đai luôn chịu tác động của dựkhông hoàn hảo của thị trường.

Nói đến chính sách đất đai trong nông nghiệp trước hết là nói đến quyền sở hữu,quyền sử dụng đất đai của người nông dân.

Tác động của các quyền sở hữu tài sản nói chung, quyền sỡ hữu đất đai nói riêngđối với tăng trưởng kinh tế có thể được phân tích theo cách tiếp cận sau:

Thứ nhất, việc đảm bảo các quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (đất đai) sẽ

tăng cường khuyến khích các hộ gia đình và cá nhân đầu tư cũng như thường xuyêntạo cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn với tín dụng.

Thứ hai, như chúng ta đã biết, trong một nền nông nghiệp thủ công, sự phân

phối đất canh tác trên thực tế có tác động tới sản lượng Điều đó có ý nghĩa là sự bấtbình đẳng cao trong phân phối đất đai làm giảm năng suất Và mặc dù khả năng sử

Trang 3

dụng hữu hiệu đất đai còn phụ thuộc và các chính sách trong những lĩnh vực khácngoài đất đai Nhưng khi quyền về đất đai được xác định một cách rõ ràng và đượcđảm bảo vẫn là điều kiện then chốt đối với các hộ gia đình, đối với sự phát triển sảnxuất nông nghiệp và sự vận hành các thị trường yếu tố.

Cải cách ruộng đất thường được coi là điều kiện cần đầu tiên để phát triển nôngnghiệp ở các nước đang phát triển Cải cách ruống đất thường là việc chia lại quyềnsở hữu hoặc quyền sử dụng đất từ tay địa chủ cho nông dân Cải cách ruộng đât có thểthực hiện bằng nhiều hình thức: trưng thu hoặc trưng mua đất đai của địa chủ chia chonông dân, chuyển nhượng đất từ những trang trại lớn sang trang trại nhỏ hoặc phânchia những trang trại lớn thành những trang trại nhỏ.

Cùng với cải cách ruông đất, việc xác định hình thức sở hữu và sử dụng đất đailà cơ sở hình thành phương thức tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm nôngnghiệp Có nhiều hình thức sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp khác nhau, nhưng nóichung có thể chia làm ba loại

- Hình thức trang trại gia đình Trong hình thức này gia đình sở hữu những mảnhđất nhỏ, lao động trong gia đình là chủ yếu, họ có trách nhiệm rõ ràng và cụ thể vớikết quả sản xuất, do đó hiệu quả sử dụng đất cao Hạn chế của hình thức này là khảnăng áp dụng kỹ thuật mới, đặc biệt là việc sử dụng máy móc cơ khí trong sản xuất

- Hình thức trang trại lớn thuộc sở hữu các điền chủ Họ tổ chức chăn nuôi hoặc

trồng trọt với quy mô lớn, thuê người quản lý và thuê lao động Những người laođộng thường là những người làm công ăn lương, ít phụ thuộc vào kết quả thu hoạch.Hiệu quả của việc sử dụng đất đai và công việc phụ thuộc vào việc quản lý và giámsát lao động

- Hình thức tập thể hoá (nông trang, hợp tác xã…) sở hữu đất đai thuộc Nhànước Mọi người nông dân cùng sử dụng, tổ chức lao động theo tổ, đội, phân phối thunhập dựa vào kết quả sản xuất của tập thể và sự đóng góp lao động của mỗi nông dân.Hạn chế của hình thức này là trách nhiệm với việc sử dụng đất đai không rõ ràng, hiệuquả sản xuất thấp

ở Việt Nam hiện nay đất nông nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng các hộnông dân được giao quyền sử dụng lâu dài Theo quy định của Luật đất đai (năm2003) cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất đai thì có các quyền sau: quyền thừa kế,chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp và cho thuê

2.2 Các biện pháp hỗ trợ trong nước (hỗ trợ giá)

Các nước có thể áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ trong nước Biện pháp thườngđược áp dụng là hỗ trợ giá dưới hình thức sau :

Thứ nhất, xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêu thụ nông sản Khi

người nông dân đã có sản phẩm trao đổi trên thị trường thì cũng như hoạt động sảnxuất khác, họ quan tâm đến lợi nhuận Lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụthuộc vào giá bán của sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào, trong đó phân bón hoáhọc thường chiếm tỷ lệ lớn Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hệ số trao đổisản phẩm.

Pi

In = %

Trang 4

PoTrong đó:

In: Hệ số trao đổi sản phẩm, phản ánh % chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩmđầu ra.

Pi: Giá bình quân các yếu tố đầu vào

Po: Giá bình quân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Về lý thuyết người nông dân sử dụng phân bón hoá học cho đến khi sản phẩm cậnbiên bằng chi phí cận biên (MP=MC)

Do vậy, để tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa cần tăng giá lúa hoặc giảm giá phân bónhoá học hoặc cùng kết hợp cả hai Mối quan hệ giữa giá lúa vá giá phân bón hoá họcvới sản lượng lúa có thể biểu hiện trong hình sau:

P

P2

P1

q1 q2 q3 q4 Q

Hình 1 Tác động của giá lúa và giá phân bón đến sản lượng thóc

Trong hình này, dựa vào giá lúa và giá phân bón để xác định các đường phảnánh chi phí cận biên (MC) và doanh thu cận biên Nếu giá lúa là P1 và chi phí chophân bón là MC1 thì mức sản lượng lúa được sản xuất là là q1 Nếu giá phân bóngiảm từ MC1 đến MC2 và giá lúa không đổi thì sản lượng lúa sẽ tăng từ q1 đến q2.Nếu giá lúa tăng từ P1 đến P2 và giá phân bón không đổi, thì sản lượng lúa sẽ tăng từq1 đến q3 Còn trong trường hợp cả giá lúa và giá phân bón đều biến đổi theo xuhướng giảm giá phân bón và tăng giá lúa thì sản lượng lúa sẽ tăng từ q1 đến q4

Như vậy trong chính sách giá nông sản của Nhà nước cần chú ý đến tác độngcủa mối quan hệ tương quan giữa giá tiêu thụ nông sản và giá các yếu tố đầu vào làmsao đảm bảo được lợi nhuận cho nông dân.

Thứ hai, trợ giá nông sản ở các nước đang phát triển vấn đề trợ giá nông sản

cũng thường được đặt ra Trợ giá được xem xét cả dưới giác độ người sản xuất vàngười tiêu dùng Đối với người sản xuất, nông dân là tầng lớp có thu nhập thấp trongxã hội, nguồn thu chủ yếu của họ là từ lương thực thực phẩm Nếu giá tiêu thụ nôngsản thấp sẽ tác động đến sản xuất làm cho mức sản lượng giảm, do đó thu nhập củangười nông dân giảm Thu nhập không đảm bảo được đời sống sẽ là áp lực thúc đẩyhọ di dân ra thành phố tìm việc làm Ngược lại ở khu vực thành thị nếu giá nông sảntăng, cuộc sống của đại đa số các gia đình sẽ bị tác động mạnh vì người tiêu dùngthường phải chi tiêu đến 50% thu nhập dành cho hàng hoá lương thực, thực phẩm Lợiích của việc trợ giá cho người tiêu dùng hoặc người sản xuất được mô tả trong hình sau:

MR2

Trang 6

Hình 2 Tác động của trợ giá nông sản cho người sản xuất và người tiêu dùng

Nếu người nông dân được hưởng trợ giá, có nghĩa là Nhà nước mua lương thựccủa nông dân với giá P2 và bán ra thị trường với giá P2 Với giá thu mua tương đốicao, khuyến khích nông dân tăng sản lượng từ q1 đến q2 Nhưng do nhu cầu củangười tiêu dùng ở mức q3 cho nên sẽ dôi ra một lượng lương thực dùng cho nhu cầudữ trữ hoặc xuất khẩu.

Nếu người tiêu dùng được hưởng trợ giá, có nghĩa là Nhà nước thu mua với giáP1 và bán ra với giá P1 Khi đó nhu cầu tăng từ q3 đến q4 trong khi khả năng sản xuấtra là q1 Trong trường hợp này lợi ích người tiêu dùng tăng, nhưng lại thiếu lươngthực đáp ứng cho nhu cầu tiều dùng, khi đó cần phải tiến hành nhập khẩu.

Thông thường Chính phủ lựa chọn giải pháp trung gian Trợ giá chi phí lưuthông vận chuyển từ nông thôn ra thị trường bán lẻ ở thành thị.

2.3 Chính sách bảo hộ nông nghiệp

Bảo hộ nông nghiệp là những biện pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất,nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản và đối phó với những hàng hoá nhậpkhẩu Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện qua phương thức sau đây:

2.3.1 Bảo hộ bằng thuế quan.

Xét về bản chất, bảo hộ bằng thuế nhập khẩu đối với nông nghiệp và côngnghiệp là tương tự nhau Tuy nhiên, mức độ, tính chất phức tạp và hình thức thì có sựkhác nhau ít nhiều.

Theo quan điểm của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thuế quan được thừanhận là công cụ hợp pháp bảo hộ sản xuất trong nước và có ưu điểm rõ ràng, ổn định,dễ đàm phán Hạn chế của thuế quan là không tạo được rào cản nhanh như phi thuếquan.

2.3.2 Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan

Các nước nhìn chung thường áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộsản xuất và thương mại hàng nông sản

Có thể chia thành các nhóm sau:

- Hạn chế định lượng bao gồm: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép.

- Quản lý giá là công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước Mục tiêu củabiện pháp này là để tránh gian lận thương mại.

Trang 7

- Chế độ thương mại: biện pháp này liên quan đến các doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu.

- Hàng rào kỹ thuật, như kiểm dịch động vật, nhãn mác hàng hoá…

- Các biện pháp bảo vệ thường mại tạm thời: như hạn chế nhập khẩu tạm thời,chống bán phá giá….

Ưu điểm của bảo hộ phi thuế quan là:

- Hình thức phong phú do đó có nhiều cơ hội chọn hơn.

- Có thể thực hiện đồng thời nhiều mực tiêu với hiệu quả cao.

Hạn chế:

- Gây khó khăn, tốn kém trong quản lý.

- Áp dụng các biện pháp phi thuế quan đôi khi gây ra những hậu quả xấu đốivới nền kinh tế.

- Nhà nước sẽ không hoặc ít thu được lợi ích tài chính.

III, Đánh giá tác động của công cụ chính sách đối với phát triển nông nghiệp,nông thôn ở nước ta:

Các chính sách nổi bật trong nông nghiệp có thể kể đến là xây dựng cơ chế chínhsách khoán ruộng đất, rừng cho người nông dân; tạo điều kiện thông thoáng đểkhuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh trong ngành nôngnghiệp Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư, phát triển công nghiệp và ngành nghềnông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ cũngđược từng bước được nâng lên và điều chỉnh dần theo hướng phù hợp với thông lệquốc tế Tuy nhiên, các chính sách của ta vẫn còn nhiều điểm bất cập so nhu cầu củangành nông nghiệp, cũng như so với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

3.1 Chính sách ruộng đất:

Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam, khu vực nông nghiệp và nông thônđã đạt được những thành tựu vượt bậc Điều đó là do tác động mạnh của các chínhsách phát triển nông nghiệp và nông thôn và đặc biệt là chính sách ruộng đất.

Chính sách ruộng đất được mở đầu bằng luật cải cách ruộng đất và sau nhiều lầnsửa đổi bổ sung hiện nay là Luật đất đai đã được Quốc hội Việt nam thông qua, đã tạomôi trường pháp lý thông thoáng và công bằng hơn đối với người sử dụng Đồng thờicũng khẳng định được vai trò của nhà nước là người bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợppháp của nguời sử dụng đất Điều này làm cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư đểđạt hiệu quả cao trong sử dụng đât đai Kết quả của việc thực hiện chính sách ruộngđất đã tạo ra bước chuyển biến đáng kể trong nông nghiệp và nông thôn Sản lượngnông nghiệp tăng trưởng tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 1995 đến 2003 (bìnhquân khoảng 4,2%/năm), nghèo đói khu vực nông thôn cũng giảm dần.

Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về chính sách ruộngđất, đó là chính sách dồn điền đổi thửa Có thể khẳng định, dồn điền đổi thửa (DĐĐT)là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn rất manh mún, nhỏ lẻ phát triển thànhsản xuất hàng hoá, quy mô lớn Sau hơn 10 năm thực hiện, từ những ý tưởng manh

Trang 8

nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, DĐĐT đã thu được những thành tựu đángkể, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn

Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà DĐĐT mang lại Phá tan tư tưởng“hoa thơm mỗi người hưởng một tý”, xoá bỏ cung cách sản xuất manh mún, bà connông dân đã nhìn thấy lợi ích của những ô thửa lớn như: dễ canh tác, thuận lợi choviệc áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất, hiệuquả kinh tế mang lại cao hơn nhờ chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng - vậtnuôi Qua hơn 10 năm thực hiện, DĐĐT đã có những chuyển biến đáng kể, đến nayhầu hết các tỉnh - thành phố ở Đồng bằng sông Hồng triển khai DĐĐT, số thửa giảmtừ 21.548.260 thửa xuống còn 10.309.812 thửa Mỗi hộ trước đây sử dụng ruộng từ 8- 18 thửa/ha, nay chỉ còn 3,5 - 4 thửa/ha

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách ruộng đất của Chính phủ nhiềuvấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục nảy sinh liên quan tới lợi ích nhiều nhóm xã hội khácnhau và đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách kịp thời

Thứ nhất, một trong những vấn đề quan trọng nhất và cũng "nổi cộm nhất"

trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay là việc nhiều địa phương lấy đấtnông nghiệp làm công nghiệp, đô thị.

Ở nhiều địa phương, Khu công nghiệp (KCN) có thể mọc lên bất cứ chỗ nào, bất

chấp đất trồng lúa màu mỡ Nhiều nhà khoa học lo ngại, nếu Chính phủ không “mạnhtay”, Việt Nam sẽ bất ổn về an ninh lương thực khi không giữ được đất trồng lúa

Thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy, trong vòng 5 năm, từ 2001 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệptới trên 366.000ha, chiếm 3,9% đất nông nghiệp đang sử dụng Bình quân mỗi nămthu trên 73.000ha Trong đó, điển hình là các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,Hà Nội Theo dự kiến năm 2008, Hà Nội sẽ thu hồi 1.500ha, trong đó 904ha đất haivụ lúa Điều này ảnh hưởng đến gần 40.000 hộ dân vốn sống phụ thuộc vào nôngnghiệp.

-Cục HTX - Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tính toán, mỗi hecta đất thu hồiảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay Trong đó, vùng Đồng bằngsông Hồng có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ (do mỗi năm từ 2002-2007, vùng này mất 7.500 ha đất/năm (0,67%), gần gấp hai lần tỷ lệ của cả nước), kếđến là vùng Đông Nam Bộ với khoảng trên 100.000 hộ

Nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam vẫn đang thiếu một bản quyhoạch cụ thể về đất nông nghiệp Chính vì không có cái khung cụ thể, được phê duyệtở cấp cao, mang tính chất pháp lý cho chính quyền địa phương nên nhiều nơi đã tựchuyển đổi đất trồng lúa để làm công nghiệp, với cái nhìn ngắn hạn "ngân sách đầyhơn nhờ nguồn thuế", trong khi chính quyền TƯ lại buông lỏng quản lý

Viện Nghiên cứu Hỗ trợ phát triển nông thôn (IRARD) cảnh báo, những thôn, xãcó diện tích thu hồi chiếm hơn 1/3 đất nông nghiệp đều không đảm bảo lương thực.Nghịch lý khác là trong khi hàng triệu nông dân đang lao đao vì mất tư liệu sản xuấtthì các Khu công nghiệp, sau khi giải phóng mặt bằng xong, lại không được nhòmngó tới

Trang 9

Thứ hai, mặc dù đã thu được những thành tựu đáng kể, tạo tiền đề cho sự xuấthiện của những vùng chuyên canh lớn nhưng xung quanh chính sách dồn điền đổithửa (DĐĐT) vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục kịp thời

Chậm, chất lượng chưa cao là tình trạng chung của công tác DĐĐT ở nhiều địaphương hiện nay Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, vận động chưa đủ sứcthuyết phục; lãnh đạo nhiều nơi còn thụ động, ngại va chạm, một bộ phận không nhỏnông dân chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu tất yếu phải thay đổi phương thức canhtác Ngoài ra, thiếu chính sách giao đất lâu dài, ổn định cũng là một trong nhữngnguyên nhân khiến công tác DĐĐT gặp khó khăn, nhất là trong tư tưởng của một sốnông dân

Thứ ba, trong các chính sách đất đai hiện nay, đặc biệt là việc triển khai chínhsách này vào thực tiễn ở các địa phương vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập mà ViệtNam vẫn chưa giải quyết được Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, những bất cậpcủa chính sách đất đại hiện nay cũng là chuyện tất yếu Bởi vì thực tiễn đang pháttriển quá nhanh Cách đây mươi, mười lăm năm, cách xử lí về đất đai của nước ta tiếnbộ hơn nhiều so với bạn bè trong khu vực (Philippine, Trung Quốc), nhưng đến naylại lạc hậu Và cũng những vấn đề của luật mà chúng ta chưa giải quyết được triệt để.Cụ thể:

- Năm 1987, Nghị định 299, quy định hộ nông thôn được 200m2, miền núi được400m2 đất ở Vườn ao bên cạnh tính là đất nông nghiệp Sau này Nghị định 197 năm2004, lại coi đất vườn ao là đất liền kề và được hỗ trợ đền bù với các mức trợ cấpkhác cao hơn nhiều so với đất nông nghiệp bình thường Từ đó, ở nhiều nơi người dânchiếm ruộng, chiếm ao hồ biến thành đất liền kề Dẫn đến mâu thuẫn, khiếu kiện Màđáng lẽ phải xem xét và quy định chính sách đó cho loại đất đó chỉ được áp dụng ởtừng thời điểm một.

- Hiện nay đa số người dân, kể cả những người thực hiện chinh sách đất đai ở địaphương đều cho rằng giá đất đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp chưa hợp lí Giá đềnbù đất nông nghiệp thấp hơn rất rất nhiều so với đất ở và đất phi nông nghiệp Ở đấtnông nghiệp cơ chế xác định giá đền bù chủ yếu dựa trên địa tô nông nghiệp Nên khithu hồi đất, chỉ có dân đô thị, người ven đô được hưởng lợi nhiều, còn nông dân luônluôn bị thiệt

Về nguyên tắc, phương pháp tính giá đền bù của Nghị định 188 đã thể hiện cơ sởđề bù ở đây là dựa trên địa tô của đất Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay đối với đấtnông nghiệp chúng ta chỉ hiểu địa tô đất bao gồm địa tô tuyệt đối và địa tô tương đối(lí thuyết của Adam Smit, Ricardo hay K Max), mà quên rằng nếu trên đất có nhiềutác nhân kinh tế đang cạnh tranh nhau (ví dụ đất nông nghiệp trong gianh giới đất đôthị hay đất được quy hoạch để làm đô thị) thì địa tô đất sẽ bao gồm cả các địa tô kinhtế, địa tô trạng thái (được hiểu là các thặng dư do vị trí đất mạng lại, giúp cho các tácnhân kinh tế nếu khai thác vị trí này cho phép giảm nhiều chi phí trong sản xuất kinhdoanh: khoảng cách đến thị trường gần hơn, tiếp cận các dịch vụ dễ hơn…) (Lí thuyếtcủa Von Thunen, Wiliam Alonso hay Alfrred Marshall) Nếu như cách xác định giáđền bù theo phương pháp so sánh ít nhiều đã tính đến các địa tô kinh tế này Nhưngnếu đất nông nghiệp chỉ tính đơn thuần trên địa tô nông nghiệp thì sẽ thiệt thòi chongười có đất

Tuy khung giá đất và những quy định để cho các địa phương tùy theo điều kiệncủa mình để điều chỉnh giá đất hàng năm đã ít nhiều thể hiện được địa tô chênh lệch II

Trang 10

của đất nhưng nó chưa đủ và chưa thể hiện được tư duy phát triển tổng hợp và dài hạntrên cả lãnh thổ Những sự thiếu công bằng trên là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫnruộng đất và mâu thuẫu này ngày càng lớn Cụ thể là hình thành nên một mối quan hệkhông tốt đẹp giữa nông dân và Chính quyền, giữa nông dân và doanh nghiệp

3.2 Chính sách đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp, nông thôn thường bao gồm: vốnngân sách Nhà nước (được gọi là nguồn vốn chủ yếu), vốn tín dụng ưu đãi và vốn dodân tự đầu tư Ngoài ra những năm qua Chính phủ đã chủ trương khuyến khích đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào ngàng nông nghiệp, lân nghiệp Vốn ngân sách Nhà nướcđầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chủ yếu để chi cho các mục tiêu xã hội, xoá đói vàthuỷ lợi.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn2001-2005, đã có 113.116 tỷ đồng đầu tư phát triển nông thôn trong cả nước, trongđó, vốn ngân sách Nhà nước chiếm gần 29 ngàn tỷ, chỉ đạt 15 – 17% tổng vốn đầu tưtừ ngân sách hàng năm, vốn đóng góp của nhân dân chiếm khoảng 10% Nhờ đó,nông thôn đã có những bước chuyển tích cực, điện đường trường trạm cơ bản đượcđảm bảo Tuy nhiên, số này mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu phát triển nông thôn.Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh nhưngkhoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng cao Nếu khu vực nông thôn cómức tăng trưởng từ 3,5 - 4%/mỗi năm, thì khu vực công nghiệp và dịch vụ tăngtrưởng cao hơn gấp 2- 6 lần Ngoài ra, do chưa tìm được mô hình điển hình cho pháttriển nông thôn và những bất cập trong việc đầu tư, nên nông thôn đang tồn tại khôngít khó khăn.

Hiện cả nước còn hơn 300 xã với hơn 20.000 thôn, ấp chưa có đường giaothông, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội Bản sắc văn hóa và sinh cảnh nôngthôn đang mất dần; nông sản không có sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là khi ViệtNam gia nhập WTO Vòng lẩn quẩn được mùa-mất giá, được giá-mất mùa, hàng hóakhông tiêu thụ được luôn diễn ra.

Thời gian qua, Chính phủ đã cố gắng cân đối, bổ sung nguồn đầu tư cho nôngnghiệp, nông thôn bằng nhiều nguồn như vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ,ODA… nhưng hiệu quả chưa thật rõ nét Thu hút FDI vào nông thôn cũng vậy Cũngtheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện chỉ có khoảng 9% doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, 7% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là tronglĩnh vực nông nghiệp Trong khi, Việt Nam có trên 70% dân số sống ở khu vực nôngthôn

Trong giai đoạn tới (2006 – 2010), với danh mục 94 dự án trọng điểm quốc giamà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời gọi vốn FDI gần 26 tỷ USD, ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chỉ có 1 dự án; ngành thuỷ sản có khá hơn với4 dự án mời gọi đầu tư Rõ ràng, vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn quá thấp mànguyên nhân cơ bản của vấn đề này là:

- Cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, phân bổ vốn trong các chươngtrình, mục tiêu còn dàn trải, bình quân Trong khi đó, chưa có nhiều cơ chế, chínhsách hữu hiệu nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư chohạ tầng nông nghiệp, nông thôn Nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa đượccác bộ, ngành trung ương quan tâm thực hiện

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan