ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

78 2.2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với xu hướng vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành Du lịch Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA NỘI Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Chanh Lớp : Du lịch 48 MSSV : CQ480204 Hệ : Chính quy NỘI - 2010 SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Với xu hướng vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành Du lịch Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việt Nam có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc của cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với hai thành phố lớn là Nội và thành phố Hồ Chí Minh thu hút các dự án thương mại và nhà ở. Không những thế Việt Nam được mệnh danh là ‘điểm đến an toàn và thân thiện’ cho du khách đặt chân tới đây. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về Du lịch thì năm 2009 Việt Nam đã đón 3.8 triệu lượt khách dẫn tới tổng doanh thu của toàn ngành trong năm ước đạt 68,000 – 70,000 tỷ đồng tăng khoảng 10% so với năm 2008. Chúng ta dự kiến được rằng năm 2010, Việt Nam sẽ đón 4.5 – 4.6 triệu lượt khách quốc tế tăng 18 – 21% so với năm 2009 và 28 triệu lượt khách nội địa. Các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống đặc biệt là hãng kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng cần nắm bắt thời cơ mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời cũng dự trù tới những khoản chi phí hao hụt để làm sao vừa đáp ứng nhu cầu của khách vừa đạt được mục tiêu của mình để làm ăn kinh doanhhiệu quả. Với vai trò là một trong những khách sạn năm sao hàng đầu tại Việt Nam thì khách sạn Hilton Hanoi Opera đang ngày càng củng cố thương hiệu của mình thông qua chất lượng phòng ngủ và các dịch vụ cung cấp như ăn uống, giải trí, làm đẹp… Góp phần làm tăng doanh thu cho khách sạn khoảng 16%, chúng ta phải kể đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng ÂuChez Manon, là nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn theo thực đơn của người nước ngoài cũng là một trong những diện mạo của khách sạn được khách hàng biết tới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhà hàng có thể hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả. Bởi vì quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho nhà hàng củng cố nguồn lực tài chính, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công nghệ kỹ thuật trong nhà hàng. Hơn nữa, khi đó nhà hàng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán tạo uy tín với các nhà cung cấp, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên trong nhà hàng. Nó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng cũng như của toàn khách sạn. Chính vì vậy khi SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho nhà quản trị nắm bắt được những yếu tố tạo ra doanh thu của nhà hàng cũng như những yếu tố làm gia tăng chi phí của nhà hàng, từ đó có thể đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả như: lợi nhuận, doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, lao động, năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân… Và có thể đưa ra những giải pháp giúp nhà hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm trừ những chi phí lãng phí, để ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu của đề tài Việc nghiên cứu này nhằm đánh giá tổng quan, quá trình hình thành và phát triển về khách sạn Hilton Opera Nộicủa nhà hàng Chez Manon. Và phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng ÂuChez Manon. Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối tượng nghiên cứu Thông qua các báo cáo tài chính của phòng kế toán khách sạn, các báo cáo kết quả kinh doanh của nhà hàng Chez Manon, các trang thông tin về khách sạn, nhà hàng. Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu được thực hiện trong khách sạn Hilton Opera Nội và cụ thể tại cơ sở nhà hàng ÂuChez Manon thuộc khách sạn này Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/03/2010 – 15/04/2010. Nhiệm vụ : Đánh giá tổng quan về khách sạn Hilton Opera Nội, nhà hàng Âu - Chez Manon Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn, nhà hàng này Đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu. SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thực tập tại nhà hàng ÂuChez Manon bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ nhân viên trong nhà hàng, khách đến dự tiệc và ăn uống thuần tuý. Qua quan sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động phục vụ trực tiếp tại nhà hàng trong quá trình thực tập. Đồng thời kết hợp với nguồn thông tin thứ cấp lấy từ phòng hành chính nhân sự, các website của khách sạn và một số trang web khác, số liệu từ phòng kế toán, và báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn cũng như của nhà hàng Âu. Sử dụng những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như: chỉ tiêu lợi nhuận – doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu lao động gồm năng suất lao động bình quân và hiệu quả lao động bình quân, chỉ tiêu năng suất lao động và thu nhập bình quân… Kết cấu của đề tài A) Lời mở đầu B) Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong khách sạn, nhà hàng Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu C) Kết luận D) Danh mục tài liệu tham khảo SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh trong khách sạn, nhà hàng 1.1 Một số lý luận về kinh doanh khách sạn, nhà hàng trong khách sạn 1.1.1 Kinh doanh khách sạn Khái niệm: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. (Theo giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn T12) Đặc điểm kinh doanh khách sạn: Thứ nhất, kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch. Bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Như vậy nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không có khách du lịch tới. Như vậy rõ ràng rằng tài nguyên du lịch ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch tại mỗi điểm du lịch sẽ quyết định tới quy mô của các khách sạn trong vùng, Giá trị sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định tới thứ hạng khách sạn. Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn ta cần phải nghiên cứu những thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch. Thứ hai, kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: do sản phẩm của khách sạn yêu cầu chất lượng cao, các cơ sở vật chất, kỹ thuật, các trang thiết bị và dịch vụ cung cấp mang chất lượng cao và tăng lên cùng với thứ hạng của khách sạn. Chi phí đầu tư ban đầu cao là do chi phí mua mới, lắp đặt các trang thiết bị khá cao và bên cạnh đó còn bao gồm chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn, chi phí đất đai, chi phí xây dựng khách sạn… SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thứ ba, kinh doanh khách sạn còn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn do sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và không thể cơ giới hoá được, được thực hiện thông qua những nhân viên của khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn mang tính chuyên môn hóa rất cao, thời gian lao động lại phụ thuộc rất nhiều vào thời gian tiêu dùng của khách. Vì vậy trong kinh doanh khách sạn đòi hỏi nguồn lao động lớn nên chi phí cho lao động trực tiếp tương đối lớn, việc giảm chi phí này nếu không hợp lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khách sạn. Thứ tư, kinh doanh khách sạn mang tính quy luật. Đó là các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý con người… Sự biến động của tài nguyên khí hậu ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch của con người tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh khách sạn. Việc nghiên cứu các quy luật và tác động của nó tới hoạt động kinh doanh khách sạn sẽ giúp tìm ra các biện pháp tác động tới nhằm phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực để kinh doanhhiệu quả. Sản phẩm của khách sạn Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ lien hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. Xét theo hình thức thể hiện thì sản phẩm của khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm hữu hình mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hoá khác được bán trong khách sạn. Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người trả tiền. Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần, cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng. Sản phẩm dịch vụ của khách sạn bao gồm 2 loại là dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung. Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn. Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khác ngoài hai loại dịch vụ trên nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại khách sạn. Trong dịch vụ bổ sung còn bao gồm dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc kinh doanh dịch vụ chính đem lại doanh thu cao cho khách sạn, song để đem lại hiệu quả cao hơn cho khách sạn thì việc đưa vào khai thác kinh doanh các dịch vụ bổ sung vì khả năng quay vòng SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vốn nhanh hơn và yêu cầu về vốn đầu tư lại không cao. Do vậy vấn đề đặt ra là phải xác định cơ cấu sản phẩm của mỗi khách sạn hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng cũng như trình độ tổ chức kinh doanh của từng nhà quản lý khách sạn. Vì sản phẩm của khách sạn hầu hết là dịch vụ nên hoạt động kinh doanh khách sạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nếu xét theo các thành phần cấu thành nên sản phẩm dịch vụ của khách sạn thì nó bao gòm 4 thành phần là phương tiện thực hiện dịch vụ, hàng hoá bán kèm, dịch vụ hiện, dịch vụ ẩn. Đặc điểm sản phẩm của khách sạn Sản phẩm khách sạn mang tính vô hình, người ta không thể mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng được vì thế đặt ra vấn đề làm thế nào trong phân phối cũng như marketing để lôi kéo khách hàng đến khách sạn tiêu dùng sản phẩm tại đây Sản phẩm khách sạn không thể lưu kho cất trữ được, vì quá trình sản xuất và tiêu dùng trùng nhau cả về không gian và thời gian do vậy khách sạn luôn tìm mọi biện pháp để tăng tối đa số lượng buồng bán ra mỗi ngày. Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp. Khách của khách sạn hầu như là khách du lịch, có khả năng thanh toán cao, vì vậy họ cũng đặt ra yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao do xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch là một loại nhu cầu mang tính tổng hợp. Khách sạn luôn tìm ra giải pháp làm sản phẩm của mình khác biệt hoá với sản phẩm của khách sạn khác. Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất nhất định. 1.1.2 Kinh doanh ăn uống Khái niệm: Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi. SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (Theo giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn T16) Đặc điểm kinh doanh ăn uống: Tổ chức ăn uống chủ yếu cho khách là ngoài địa phương và các khách này có thành phần rất đa dạng. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu ăn uống theo tập quán của khách. Sự phục vụ thường mang tính chất đồng bộ kể cả bữa ăn chính, bữa ăn phụ, phục vụ đồ uống… Phục vụ mang tính chất linh hoạt, lưu động, có thể tổ chức phục vụ tại chỗ hay tại các bãi biển, trung tâm thể thao, tại bể bơi ngoài trời… Việc phục vụ ăn uống cho khách đồng thời cũng là hình thức giải trí cho khách. Nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch bao gồm 3 nhóm hoạt động sau: Hoạt động sản xuất vật chất: chế biến thức ăn cho khách Hoạt động lưu thông: bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán (là sản phẩm của ngành khác). Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn cho khách. Kinh doanh ăn uống trong du lịch thực hiện nhiệm vụ sản xuất vật chất vì các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp được sản xuất, chế biến thành các món ăn như thức ăn chế biến nóng, đồ ăn nguội, bánh ngọt… Như vậy kinh doanh ăn uống trong du lịch tạo ra giá trị sử dụng mới và cả giá trị mới sau quá trình sản xuất của mình. Lao động ở khu vực nhà bếp trong nhà hàng du lịch là lao động sản xuất vật chất. Hoạt động kinh doanh ăn uống trong du lịch đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt, với mức độ trang thiết bị tiện nghi cao và đội ngũ nhân viên phục vụ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có thái độ phục vụ tốt để đảm bảo việc phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng các món ăn, đồ uống cho khách tại nhà hàng. Vậy kinh doanh ăn uống trong khách sạn khác hoạt động kinh doanh ăn uống tại các nhà hàng hay hoạt động tổ chức phục vụ ăn uống tại các cơ sở dịch vụ công cộng khác như thế nào về thị trường khách, quy trình phục vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, mục đích hoạt động… Trong các khách sạn thì hoạt động kinh doanh ăn uống là một mảng kinh doanh góp phần làm tăng doanh thu của khách sạn, đối với các nhà hàng kinh doanh độc lập thì nó là hoạt động kinh doanh chính, là sản phẩm chính tạo ra doanh thu cho nhà hàng, còn với các cơ sở dịch vụ công cộng như trường học, SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bệnh viện, ký túc xá thì nó mang tính chất là hoạt động bổ trợ, nhằm mục đích phục vụ là chính. Đối tượng kháchnhà hàng trong khách sạn hướng tới khác với đối tượng khách mà tổ chức phục vụ ăn uống công cộng hướng tới. Đối tượng khách của bộ phận kinh doanh ăn uống trong khách sạn nhằm vào đoạn thị trường có khả năng thanh toán cao, số lượng khách chủ yếu là khách trong khách sạn, khách có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cơ cấu khách đa dạng đến từ các quốc gia khác nhau, ngoài ra còn có nhu cầu sử dụng dịch vụ bổ sung cao… còn đối với hoạt động tổ chức phục vụ của các tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp thì đối tượng khách hầu như không có sự phân biệt rõ nét về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, khả năng thanh toán thấp, nhu cầu tiêu dùng dịch vụ giải trí, bổ sung ít…Do vậy việc tổ chức phục vụ khách cũng khác nhau về quy trình, tốc độ, sự phối hợp giữa các bộ phận hay tính thống nhất đồng đều khác nhau, yêu cầu về người quản lý hay nhân viên phục vụ trực tiếp, việc trang trí nhà hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng khác nhau. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của bộ phận kinh doanh ăn uống tại khách sạn khác so với các nhà hàng kinh doanh độc lập. Trong khách sạn thì việc kinh doanh ăn uống được chuyên môn hoá theo từng bộ phận như bộ phận sale, bộ phận phục vụ trực tiếp, bộ phận bếp, bar, bộ phận dọn vệ sinh, … còn đối với nhà hàng kinh doanh độc lập thì đảm trách tất cả các hoạt động, các lĩnh vực liên quan. Vì vậy trong cách quản lý, chính sách lương thưởng và đào tạo nhân viên là khác nhau … Khách của nhà hàng khách sạn: việc phân loại khách giúp cho nhà hàng chủ động được trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. Khách có thể được phân loại theo mục đích, đọng cơ chuyến đi của khách như khách công vụ, khách nghỉ dưỡng thuần tuý, khách đi với mục đích tham dự vào các sự kiện thể thao hay thăm người thân… Thông thường đối tượng khách thường được phân loại theo quốc tịch vì tiêu thức phân loại này giúp nhà hàng nắm bắt được số lượng khách và cơ cấu khách theo quốc tịch từ đó nắm bắt được các phong tục tập quán, khẩu vị cũng như thói quen tiêu dùng hay các điều kiêng kị trong tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của nhà hàng. Phân tích và đánh giá được thị trường nào chiếm tỷ trọng lớn nhất góp phần quan trọng trong doanh thu của nhà hàng khách sạn để từ đó linh hoạt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng. Bên cạnh đó nhà hàng cũng quan tâm tới phân loại khách theo tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách bao gồm khách là người ở trong khách sạn hay khách là người ở ngoài khách sạn đến để sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà hàng. Điều đó cũng cho nhà hàng dự báo trước được số lượng khách sẽ sử SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dụng dịch vụ để nhà hàng có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh và tổ chức phục vụ khách. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống: Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống của khách du lịch trong khách sạnkhách ở ngoài khách sạn. Vì thế việc tổ chức hoạt động này trong các khách sạn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cả về công tác quản lý lẫn công tác tổ chức thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống trong khách sạn hoàn toàn phụ phụ thuộc vào tổ chức thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đó. Quy trình này bồm các bước sau đây: Xây dựng kế hoạch thực đơn, tổ chức mua hàng, tổ chức nhập hàng, tổ chức lưu kho cất trữ hàng, tổ chức chế biến thức ăn, tổ chức phục vụ trực tiếp. Kế hoạch thực đơn là bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng để tổ chức toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh ăn uống. Bởi vì sự phong phú, đa dạng hấp dẫn của thực đơn sẽ thu hút khách đến tiêu dùng sản phẩm tại nhà hàng. Ngoài ra thực đơn còn cho phép nhà hàng biết được loại nguyên vật liệu cần nhập, ước lượng được số lượng nhập, thị trường mục tiêu, cách thức phục vụ, bài trí món ăn… Thực đơn của nhà hàng có nhiều loại như: thực đơn cố định, thực đơn theo chu kỳ, thực đơn có nhiều sự lựa chọn, thực đơn không có sự lựa chọn, thực đơn trong ngày. Đối với thực đơn cố định thì ưu điểm của nó là nhân viên nhà bếp rất quen thuộc với việc chế biến chúng, do vậy chất lượng đảm bảo, khách hàng thường là khách hàng trung thành, quen thuộc và ưa chuộng khẩu vị nơi đây nhưng điều đó cũng có khó khăn khi khách hàng cảm thấy nhàm chán vì không có được sự lựa chọn mới. Đối với thực đơn không có sự lựa chọn thì các món ăn đem ra phục vụ khách với mức giá đã được xác định trước. Thường được dùng trong các bữa tiệc đã được đặt trước. Thực đơn có nhiều sự lựa chọn (à la carte menu) có ưu điểm là đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng về chủng loại đồ ăn, thức uống, với mức định lượng và mức giá được xác định trước. Loại thực đơn này rất thích hợp phục vụ khách lẻ, họ có thể chọn món ăn đồ uống theo sở thích của riêng mình. Thực đơn trong ngày có ưu điểm là tạo điểm nhấn, sự khác biệt tạo nên sức cạnh tranh của nhà hàng. Vì vậy nhà hàng cần chú ý đến vấn đề làm dị biệt hoá sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiêu thụ được lượng hàng hoá nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng mình. SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du lịch 48 10 [...]... +TC2 1.2.3.1.4 Chỉ tiêu lợi nhuận của nhà hàng L=TR – TC Chỉ tiêu này thể hiện mức độ sử dụng chi phí của nhà hàng một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Vệc làm ăn kinh doanh của nhà hàng sẽ được đánh giá đúng đắn hơn chỉ tiêu doanh thu vì nó còn phụ thuộc vào chi phí của nhà hàng 1.2.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu tương đối • Hiệu quả kinh tế của nhà hàng SV: Nguyễn Thị Chanh Lớp: Du... nghiệp 19 H= TR TC Trong đó TR:Tổng doanh thu của nhà hàng TC:Tổng chi phí cảu nhà hàng Nếu H>1 thì kinh doanh có lãi H=1 kinh doanh hòa vốn H . Chez Manon Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn, nhà hàng này Đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng Âu. . đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng Âu – Chez Manon. Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu

Ngày đăng: 17/07/2013, 19:49

Hình ảnh liên quan

Bảng2.1: Các Nhà hàng trong khách sạn - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.1.

Các Nhà hàng trong khách sạn Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.3 Tổng lượt khách của khách sạn Hilton Hanoi Opera năm 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.3.

Tổng lượt khách của khách sạn Hilton Hanoi Opera năm 2009 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.4 Bảng giá công bố dịch vụ buồng năm 2009 của khách sạn Hilton Hanoi Opera - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.4.

Bảng giá công bố dịch vụ buồng năm 2009 của khách sạn Hilton Hanoi Opera Xem tại trang 36 của tài liệu.
Từ số liệu bảng trên ta thấy tổng doanh thu của khách sạn có sự gia tăng rõ rệt nhất, tốc độ tăng cao nhất vào năm 2006 tăng 50% so với năm 2005 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

s.

ố liệu bảng trên ta thấy tổng doanh thu của khách sạn có sự gia tăng rõ rệt nhất, tốc độ tăng cao nhất vào năm 2006 tăng 50% so với năm 2005 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Ảnh 1: Hình ảnh bàn ăn được set up vào buổi sáng tại nhà hàng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

nh.

1: Hình ảnh bàn ăn được set up vào buổi sáng tại nhà hàng Xem tại trang 41 của tài liệu.
Ảnh 2: Hình ảnh khu vực quầy bánh mỳ kèm các loại bơ, sữa, kem, mật,… - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

nh.

2: Hình ảnh khu vực quầy bánh mỳ kèm các loại bơ, sữa, kem, mật,… Xem tại trang 42 của tài liệu.
Ảnh 4: Hình ảnh quầy hoa quả (quầy dessert) có một nhân viên đảm trách để hướng dẫn, giúp đỡ khách trong quá trình lựa chọn - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

nh.

4: Hình ảnh quầy hoa quả (quầy dessert) có một nhân viên đảm trách để hướng dẫn, giúp đỡ khách trong quá trình lựa chọn Xem tại trang 43 của tài liệu.
Ảnh 4: Hình ảnh bàn ăn được set up cho bữa trưa tại nhà hàng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

nh.

4: Hình ảnh bàn ăn được set up cho bữa trưa tại nhà hàng Xem tại trang 44 của tài liệu.
Ảnh 5: Hình ảnh bàn ăn được set up cho bữa tối tại nhà hàng - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

nh.

5: Hình ảnh bàn ăn được set up cho bữa tối tại nhà hàng Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.2.3 Mô hình tổ chức và cơ cấu lao động của Nhà hàng Âu - Chez Manon. - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

2.2.3.

Mô hình tổ chức và cơ cấu lao động của Nhà hàng Âu - Chez Manon Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.6 Phân công công việc cho nhân viên tại nhà hàng Âu – CHEZ MANON - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.6.

Phân công công việc cho nhân viên tại nhà hàng Âu – CHEZ MANON Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.7: Bảng báo cáo doanh thu của nhà hàng từ năm 2005 – 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.7.

Bảng báo cáo doanh thu của nhà hàng từ năm 2005 – 2009 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.8 Kết quả kinh doanh của Nhà hàng Âu - Chez Manon năm 2009 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

Bảng 2.8.

Kết quả kinh doanh của Nhà hàng Âu - Chez Manon năm 2009 Xem tại trang 56 của tài liệu.
(Nguồn: Sinh viên tổng hợp thông tin vào bảng số liệu trên) - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG ÂU CHEZ MANON KHÁCH SẠN HILTON OPERA HÀ NỘI

gu.

ồn: Sinh viên tổng hợp thông tin vào bảng số liệu trên) Xem tại trang 56 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan