Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

75 1.8K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo Cây Cao su được nhập vào nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu , cây cao su còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.

Hiện nay, giá Cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất cao.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn, trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn.

Thực hiện phát triển cao su tiểu điền tại Thừa Thiên Huế đã góp phần thực

Trang 2

nghiệp, nông thôn; giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số Tuy vậy thực trạng việc phát triển sản xuất cao su ở Thừa Thiên Huế còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là phần lớn diện tích trồng cao su có độ dốc cục bộ lớn, manh mún, thời tiết khí hậu không ưu đãi; hơn nữa, Thừa Thiên Huế được xem là vùng ngoài truyền thống về phát triển cây cao su, người dân địa phương mới bắt đầu thích nghi, trình độ tay nghề chưa có, cán bộ kỹ thuật thiếu, yếu

Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển Bên cạnh những lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Hương Trà cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú Tuy nhiên trong những năm qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp chuyển dịch chậm, kinh tế trang trại chưa phát triển Trong những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ) Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến việc phát triển cao su tiểu điền không đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất như mong muốn.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình phát triểnsản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa

luận tốt nghiệp của mình.

* Mục đích, nội dung của đề tài:

- Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Trang 3

* Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

- Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su.

- Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ mủ Cao Su của nông hộ.

- Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền, với số mẫu điều tra là 60 hộ, trong đó 30 hộ ở xã Hương Bình, 15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền.

- Phương pháp quy đổi tất cả các khoản đầu tư của các năm về hiện giá tại thời điểm hiện tại để xem xét năm hoàn vốn đầu tư của nông hộ.

- Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sản xuất Cao Su của nông hộ (Phương pháp phân tích ANOVA trên phần mềm SPSS)

Chúng tôi sử dụng phuơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với kích thước mẫu là 60 hộ trồng cây cao su (30 hộ ở xã Hương Bình,15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền).

* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề:

+ Đối tượng: Tình hình phát triển sản xuất cao su của các hộ trên địa bàn huyện

+ Phạm vi: - Về không gian: Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Về thời gian: Từ 2005 – 2008 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2008 với các số liệu sơ cấp.

Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Trang 4

PHẦN II:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản trị, đảm bảo sử dụng tất cả các nguồn lực của DN nhằm đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.

Qua quan điểm trên, ta thấy hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị được biểu hiện qua 02 phạm trù đó là kết quả và chi phí.

Kết quả là những gì đạt được sau quá trình kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, sản lượng.

Chi phí là toàn bộ những hao phí lao động sống và vật hoá vào sản phẩm kinh doanh cho 1 thời kỳ nhất định thường được tính theo tháng, quý, năm

Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết là một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa hiệu quả đạt được và các chi phí sản xuất kinh doanh, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tối thiểu hoá chi phí, là nhà kinh doanh làm thế nào để tối đa hoá kết quả đạt được và tối thiểu hoá chi phí là một nhiệm vụ hàng đầu.

Quan điểm thứ hai do ngành thống kê đưa ra: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực với chi phí, trình độ, các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Ngoài ra còn có các quan điểm khác như: hiệu quả nghĩa là không lãng phí, hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một đơn vị hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của lao động sản

Trang 5

xuất trong một thời kỳ nhất định, hay hiệu quả sản xuất là là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị.

Tóm lại, tất cả các quan điểm về hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh) đều xoay quanh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, với đầu vào là ít nhất và đầu ra là cao nhất trong đó có thể đề cập đến các lợi ích của xã hội Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo về mặt chất lượng, không những phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp/đơn vị; hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao doanh nghiệp càng đứng vững trên thương trường nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại tạo điều kiện nâng cao đời sống cho CBCNV và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước Vì vậy, khi nhận xét đánh giá hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp ta phải đặt nó trong mối quan hệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế, là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu sản xuất của từng đơn vị kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢ SẢN XUẤT

1.2.1 Đặc điểm sinh học

Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB) :

Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm.

- Thời kỳ kinh doanh (TKKD):

Trang 6

Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su.

1.2.2 Đặc tính của mủ cao su

Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theo giống cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 ( khi DRC = 25%)

Thành phần mủ nước trung bình gồm:

- Cao su = 30 - 40%, Nhựa ( Resine) = 1,5 - 2%, Nước = 55 - 60%, đường, Indositol = 1%, Protêin = 2%, Chất khoáng = 0,5 - 1%.

Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey -Wyssling chứa trong 1 dung dịch gọi là mủ thanh Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, Acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buổi sáng.

1.2.3 Vai trò và giá trị kinh tế của cây Cao su

Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguy ên liệu chính của Ngành công nghiệp thế giới Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70% sản lượng cao su thế

Trang 7

giới, kế đến là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao

Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn, mặt hàng đồ gỗ cao su Việt Nam chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị đồ gỗ xuất khẩu, giá gỗ cao su có thể dao động từ 400 - 600 USD/m3 ( bản tin cao su Việt Nam số 10 ngày 30/07/2006) Hàng năm sau năm thứ 7, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 -300 kg hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10 - 20% trọng lượng hạt; lượng prôtêin trong hạt, dầu cao su có thể dùng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm; cuối cùng việc trồng cao su đem lại những lợi ích về môi trường, về rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất góp phần xây dựng chương trình XĐGN, ổn định xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa và là môi trường tốt để nuôi ong.

Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền trong trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ II sự xuất hiện của cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su thiên nhiên bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỷ Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ cao su luôn ổn định trong thời gian dài Tuy vậy, những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70% kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng như chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân 2.054 USD/tấn ( bản tin cao su Việt Nam - số 10 ngày 30/07/2006) đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ

1.2.4 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất Cao su

Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:

Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25

-300C Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm bằng 280 + 20C và biên độ nhiệt trong ngày là 7

Trang 8

-80C Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sáng sớm ( 1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.

- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500

- 2.000 mm nước/năm Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su.

- Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông

thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được.

- Giờ chiếu sáng, sương mù:

+ Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700 giờ/năm.

+ Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng

- Đất đai

Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.

Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đặc biệt là huyện Hương trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi Trong đó: Cây cao su thích hợp với các vùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m Điều này là một

Trang 9

thuận lợi lớn của địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.

- Độ dốc

Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng mức Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc.

Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây Cao su ở huyện Hương Trà đã chú ý đến độ dốc: đối với những Xã đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theo hàng ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thì trồng theo đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120 cm, lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 mm/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển.

* Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su

Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian đầu tư ban đầu ( Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm) cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy trình.

Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:

- Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao.

- Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển

Trang 10

và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập hoặc úng nước

Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa Công tác khai hoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém.

- Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức

* Các loại bệnh

Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một số loài bệnh hại Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất 15% sản lượng.

Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến như bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc dẫn đến các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận.

Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung và các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên

Trang 11

vẫn có nguy cơ xuất hiện tại các vùng này Kinh nghiệm cho thấy trong cùng một vùng sinh thái dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là nhẹ trên các diện tích có phòng trị bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức.

Ở huyện Hương Trà, một số diện tích đã xuất hiện bệnh: loét sọc mặt cạo và nứt vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha) đã làm giảm đi sản lượng mủ đáng kể Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau:

- Phải có một đội ngủ bảo vệ thực vật tương xứng với quy mô diện tích và tình trạng bệnh hại Đội ngủ bảo vệ thực vật và công nhân phải được tập huấn nâng cao tay nghề cũng như trình độ hiểu biết về các loại bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loại bệnh Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh.

- Đối với vườn cây khai thác, một số bệnh xảy ra vào mùa mưa, có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp, cần phòng tránh không cạo mủ khi cây còn ướt, vườn cây phải sạch cỏ, thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh mặt cạo.

- Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai ngay việc phòng trị để giảm bớt tác hại của bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho việc chữa bệnh.

- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắc ngay sự lây lan của bệnh.

- Sau mỗi đợt trị bệnh, phải kiểm kê đánh giá lại mức độ bệnh để có kế hoạch hữu hiệu cho đợt trị bệnh tiếp theo.

* Kỹ thuật khai thác mủ

Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh tế của cây cao su Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến cho chất dịch đang chưa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su.

Trang 12

Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tìm các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo chẳng những thu được mức sản lượng tối đa tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho cây để có thể khai thác đủ niên hạn kinh tế của cây Cho đến nay, việc cạo mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu như suốt năm theo một định kỳ nhất định ( 2 - 3 ngày/lần) và kéo dài từ 20 - 30 năm.

Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:

- Tiêu chuẩn cây cạo

Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( mỏ cạo) khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên Lô cao su KTCB có từ 50% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.

-Thời vụ cạo mủ cao su trong năm

Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng 3 - 4 và tháng 10 Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 - 4 ( cạo úp cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 ( cạo úp 5 tháng/năm)

Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tuỳ theo dòng vô tính, nền đất trồng ( đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu Vì vậy vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định Vườn cây nào có tán lá ổn định trước thì cho cạo trước.

- Độ sâu cạo mủ: cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả 2 miệng ngửa

và úp Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm

- Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng,

vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng.

- Giờ cạo mủ: tuỳ theo điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn

thấy rõ đường cạo Mùa mưa chờ võ cây khô ráo mới bắt đầu cạo Nếu đến 11 - 12 giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo.

Trang 13

Tóm lại, cạo mủ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật và tính kỷ luật cao Sự khai thác cao su hợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt động tái tạo mủ của các tế bào ống mủ với những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằm đảm bảo thu được sản lượng mủ cao mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của cây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho cây cao su.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU

Để đánh giá một cách chi tiết ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng, mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây để từ đó thấy được những hướng tác động khác nhau của từng nhân tố mà có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mủ cao su, chúng ta có thể xếp chúng thành những nhân tố sau.

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô

- Chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế

Chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng Mỗi chính sách phù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện kinh tế xã hội nhất định Vì vậy, các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế Đối với sản xuất cao su, cần phải sản xuất trên quy mô lớn, tập trung và yêu cầu về vốn lớn nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với những đặc điểm sản xuất của nó.

- Thị trường - giá cả

+ Thị trường: trong nền kinh tế phát triển, thị trường vừa là điều kiện vừa là

phương tiện đển thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của ngành Vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế.

Trang 14

+ Giá cả: Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các

nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng chư chịu sự tác động của chúng.

- Sự phát triển hệ thống dịch vụ

Sự phát triển của hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất có tác động rất lớn đến

việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa Nó đảm bảo cho quá trình

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phần nâng cao giá trị của nông sản hàng hóa nói chung và hàng hóa cao su nói riêng.

Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, điều này sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho người sản xuất.

1.3.2 Các nhân tố vi mô

- Mức độ tập trung hoá sản xuất

Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai, lao động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm Quá trình đó có thể diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu.

Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa về ruộng đất Mức độ tập trung về ruộng đất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: chính sách của Nhà nước, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hộ, trình độ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động và tư liệu sản xuất sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất.

- Mức độ đầu tư thâm canh

Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thuỷ

Trang 15

lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản

Với quỹ đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩm hoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức độ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng mức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

- Tổ chức sản xuất

Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn Do vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.

Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.

Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, mang cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra

1.4.1 Tổng Giá trị sản xuất (GO)

Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định, thông thường là một năm

Trang 16

GO = P x Q Trong đó: P: giá bán/kg mủ cao su Q: sản lượng mủ cao su

1.4.2 Chi phí

- Chi phí trung gian ( IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi

phí vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê Lao động).

- Chi phí đầu tư cơ bản bình quân 1ha: là toàn bộ các khoản chi phí cho khai hoang,

trồng và chăm sóc vườn cây Cao su từ khi bắt đầu cho đến năm đầu tiên cho sản phẩm.

- Tổng chi phí sản xuất ( TC): là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao

động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất

TC = IC + KH + Công lao động gia đình1.4.3 Chỉ tiêu (GO- TC)

- GO -TC: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí sản

xuất, đây là chỉ tiêu để xác định năm hoà vốn hoạt động.

Giá trị (GO- TC)/TC: chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí bỏ ra thì

thu về được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng

1.4.4 Chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận: là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh; là một khoản

tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí1.4.5 Năm hòa vốn hoạt động

Là năm mà doanh thu từ hoạt động trồng cao su năm đó bù đắp được chi phí hoạt động trong năm đó.

1.4.6 Năm hoà vốn đầu tư

Là năm mà hiện giá tích lũy của doanh thu bù đắp được hiện giá tích lũy của chi phí Chỉ tiêu này giúp cho các đơn vị xác định được đến năm nào đó hoạt động kinh doanh cây cao su đã bù đắp được chi phí đầu tư và bắt đầu có lãi.

1.4.7 Giá trị tương lai của khoản đầu tư (FV)FV= ∑ Ai * (1+ r)n

Trang 17

Trong đó: FV là giá trị tương lai Ai: Doanh thu năm thứ i

r: lãi suất chiết khấu, được xác định bằng lãi suất cho vay của ngân hàng theo Dự án là 10,2%/năm.

i: Năm thứ i

n: Số năm của chu kỳ sản xuất

Trong báo cáo này chúng tôi quy đổi tất cả các khoản đầu tư của 12 năm về hiện giá tại thời điểm năm 2008.

Ngoài ra để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế ta còn sử dụng các chỉ tiêu: - Lợi nhuận/ha

- Lợi nhuận/đơn vị sản phẩm

1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀTẠI VIỆT NAM

1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới

Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao su Hevea Brasiliensis đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia

Trang 18

Việt Nam 394.9 412 415.8 428.8 440.8 454.1 480.2

Nguồn: Cơ quan thống kê cao su thế giới

Trong đó Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước sản xuất chính, các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng cao su Đứng vị trí thứ hai và thứ ba là Malaysia và Indonesia Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên.

Diện tích cây cao su thiên nhiên tăng mạnh trong những năm đầu thế kỷ XX: năm 1905 toàn thế giới trồng được 52000 ha, sản lượng cao su đạt khoảng 49,9 nghìn tấn Đến năm 1910 được 455.000 ha với sản lượng cao su đạt mức cao nhất là 80 nghìn tấn Theo viện nghiên cứu cao su Malaysia thì tổng diện tích cao su hiện nay khoảng 9,7 triệu ha và được trồng trên 30 nước Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, khoảng 75% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ở Thailan, Indonesia, Malaysia.

1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Cao su tại Việt Nam1.5.2.1 Tình hình sản xuất

Ở Việt nam, cao su bắt đầu được gieo trồng từ năm 1897 do Raoul, một dược sỉ hải quan Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitnzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ỏ Sông Bé và tại trại thí nghiệm của viện Pasteur tại suối Dầu Nha Trang do bác sĩ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhận trồng Sau đó ông Yersin đã nhập nhiều hạt giống cao su từ Srilanca để thành lập đồn điền cao su ở nước ta Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ

Từ sau năm 1975 hậu quả của chiến tranh và cơ chế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của ngành cao su Sau thời kỳ đổi mới ngành cao su đã dần cải thiện được vị trí cùa mình Năm 1991 đến nay một số nông trường được giải thể hay sát nhập một phần diện tích đất quy hoạch mà chưa sử dụng đến giao lại cho các địa phương theo nghị định NĐ 388/HĐBT Năm 1997, diện tích cao su tăng lên đến 329.400 ha với sản lượng 180.700 tấn và lên đến 403.775 vào năm 2000 Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005 thể hiện qua bảng sau:

Trang 19

Bảng 2: Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005NămDiện tích ( 1000 ha)Sản lượng mủ khô(1000 tấn) Năng suất

Như vậy, những năm qua một số địa phương đã có những cố gắng tích cực trong công tác phát triển diện tích trồng cây cao su do người dân thực sự thấy được những giá trị mang lại từ vườn cây cao su Do vậy, diện tích và sản lượng cao su đã tăng lên qua các năm.

Hiện nay ở Việt Nam tồn tại ba mô hình tổ chức sản xuất cao su như sau: - Cao su Quốc doanh của Tổng công ty cao su quản lý, đến năm 2006 có 217.674 ha, trong đó có 178.457 ha đang khai thác mủ, trải rồng từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên và miền Trung, xuất khẩu 290.000 tấn chiếm 72% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam Công ty cao su Quốc doanh thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su Mô hình này có tổ chức hoàn chỉnh gồm 4 cấp: cấp công ty, cấp nông trường, cấp đội và cấp tổ chức sản xuất Tổ chức cao su Quốc doanh có ưu điểm là tập trung được nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liên doanh với nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới nhanh Tuy vậy, mô hình này lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, dài hạn và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bộ máy quản lý tốn kém

Trang 20

- Cao su Quốc doanh địa phương: Đó là các công ty nông trường Quốc doanh trực thuộc tỉnh, phần lớn tập trung tại vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

- Cao su tiểu điền: Cao su tiểu điền phần lớn là do nông dân hay công nhân cao su có đất và vốn hay vay vốn của các quỹ tín dụng để tiến hành sản xuất với quy mô dưới 4 ha Hầu hết chất lượng của các vườn cây cao suchưa cao do chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ Sản phẩm thu hoạch được bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi( bao gồm mủ nước và mủ tạp) Theo Hiệp hội cao su Việt Nam thì diện tích cao su tiểu điền hiện tại đạt khoảng 180.000 ha, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ (65%), Tây Nguyên (23%), Bắc Trung Bộ ( 8%), Nam Trung Bộ (3,8%)

1.5.2.2 Tình hình tiêu thụ

Việt Nam xuất khẩu cao su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản Ngoài ra, có các nước như Singapore, Malaixia, Hàn Quốc là khách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng khá nhanh Theo đánh giá xếp hạng mới công bố của Hiệp hội cao su Thế giới thì Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới( sau Thái Lan, Indonesia, Malayxia) Giá bán cao su của Việt Nam băng 80 – 90% giá bình quân của thị trường thế giới, điều này chủ yếu do chất lượng sản phẩm chưa cao cũng như quá trình tổ chức xuất

Trang 21

Nguồn: www.vinanet.vn

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2006.

Bên cạnh những sản phẩm chính làm từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối vòng đời cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất đồ gỗ nội thất Sản xuất đồ gỗ cao su nội thất xuất khẩu hiện là một hoạt động đầy tiềm năng của ngành cao su Việt Nam Nguyên liệu gỗ từ vườn cao su được thanh lý để chuẩn bị tái canh chưa đủ cung cấp gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ trong cả nước, hàng năm có khoảng 100.000–120.000 m3 gỗ phôi/năm được cung cấp từ vườn cao su

1.6 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪATHIÊN HUẾ

Cây cao su được trồng tại Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vào năm 1993, với giá trị kinh tế cao và kỹ thuật chăm sóc tương đối đơn giản, cho nên quy mô diện tích cũng như sản lượng mủ cao su trên địa bàn đã phát triển một cách nhanh chóng Trong những năm qua được sự đầu tư của dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập ban chỉ đạo trồng và chăm sóc cây cao su Sau khi tiếp quản diện tích cao su trồng theo chương trình dự án 327-CP, tỉnh đã nhanh chóng phân loại và đưa vào đầu tư chăm sóc 1382 ha Cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng cho các vùng trồng cao su với 30km đường cấp phối và trên 7 km đường lô Hầu hết diện tích cao su đều có đường ô tô nên thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh và khai thác mủ Hầu hết các hộ tham gia dự án trồng cao su đều được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác giải ngân vốn đầu tư cho các hộ được thực hiện 2 lần/ năm theo mùa vụ chăm sóc đã khuyến khích các hộ nghèo tham gia tích cực Nếu như trong giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh chỉ trồng được 1.600 ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500 ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500 ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD/năm

Trang 22

Bảng 4: Diện tích và sản lượng cao su tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án Đa dạng hóa nông nghiệp từ 2007 – 2010, trong đó cây cao su được đặc biệt quan tâm với mục tiêu trồng mới thêm 4.500 ha Như vậy, với tốc độ nhân rộng diện tích cao su như hiện nay thì đến 2010, diện tích cao su của Thừa Thiên Huế đạt trên 12.000 ha, dẫn đầu các tỉnh duyên hải miền Trung về sản lượng cao su thành phẩm.

Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cao su Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu

Trang 23

Năm 2009, tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa từ 1.300 ha đến 1.500 ha cây cao su vào khai thác mủ, dự tính sản lượng mủ khô đạt 2.800 tấn, thu 55 tỷ đồng/năm; trong khi đó sản lượng khai thác được trong năm 2007 vừa qua là 2.015 tấn mủ khô Sản phẩm cao su hiện đang được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường, nên càng lôi cuốn người dân phát triển mạnh cây cao su Trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế có kế hoạch trồng mới hơn 4.000 ha cây cao su trên vùng gò đồi tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới, nâng diện tích cây cao su toàn tỉnh lên hơn 11.000 ha

Cây cao su đã thực sự làm đổi thay những vùng đất nghèo khó của Thừa Thiên Huế và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng nguyên liệu Cây cao su ngoài những lợi ích về kinh tế lâu dài còn là loại cây rừng mang tính bền vững giúp cải tạo tốt môi trường sinh thái và cảnh quan nhưng cũng không ít khó khăn thách thức Nếu được sự quan tâm đúng mức của các ngành các cấp chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ cao su góp phần tích cực trong xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của Thừa Thiên Huế.

Trang 24

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SUTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hương Trà có tổng diện tích tự nhiên là 520,9088 km2, chiếm 10,31% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn, trong đó có 2 xã thuộc vùng đầm phá ven biển, 5 xã vùng núi, còn lại 8 xã và 1 thị trấn thuộc vùng đồng bằng và bán sơn địa.

Huyện Hương Trà nằm trong tuyến hành lang Huế - Đông Hà, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ và đường sắt Trung tâm hành chính kinh tế -văn hóa của huyện là thị trấn Tứ Hạ, cách thành phố huế 17 km về phía Bắc; có hai con sông lớn nhất tỉnh bao quanh là sông Hương và Sông Bồ; do ở vào vị trí trung độ của cả tỉnh nên Hương Trà tiếp giáp với phần lớn các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Phía Bắc giáp biển Đông và huyện Quảng Điền; - Phía Tây giáp huyện Phong Điền;

- Phía Đông giáp thành phố Huế, huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang; - Phía Nam giáp huyện A lưới

Trên địa bàn huyện có quốc lộ IA và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài 12 km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế chạy qua 19 km, có quốc lộ 49A nối thành phố Huế với huyện miền núi A lưới qua địa bàn 42 km, quốc lộ 49B qua xã vùng biển Hải Dương 7 km.

Do vậy, Hương Trà là huyện có vị trí khá thuận lợi: tiếp giáp với thành phố Huế, nằm trên các trục giao thông quan trọng, địa hình đa dạng có điều kiện cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, là hậu cứ quan trọng trong chiến lược an ninh

Trang 25

quốc phòng, đồng thời là cửa ngõ đi ra biển và sang nước Lào.Tuy nhiên, do nền sản xuất chưa đa dạng về ngành nghề nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển.

Địa hình huyện Hương Trà thấp dần từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùng tương đối rõ rệt:

- Vùng đồi núi: có tổng diện tích 316,28 km2, chiếm 60,7% so tổng diện tích toàn huyện, địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, không thuận lợi cho phát triển đường bộ và thủy lợi.

-Vùng đồng bằng: có tổng diện tích tự nhiên 178,64 km2, chiếm 34,4%; so tổng diện tích toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng

- Vùng đầm phá và ven biển: có tổng diện tích 25,96 km2, chiếm 5% so tổng diện tích toàn huyện

Trên địa bàn huyện Hương Trà có 12 loại đất chính Trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có 20.320,78 ha, chiếm 39,01% và đất đỏ vàng trên đá granit có 10.913,7 ha, chiếm 20,95% tổng diện tích Hai loại đất này phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả như cao su, hồ tiêu…

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Hương Trà

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hương Trà 52.090,88 ha, với diện tích đất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm:

* Đất nông lâm nghiệp, thủy sản 30.494,14 ha, chiếm 58,54 % Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 7.476,93 ha, với diện tích trồng cây lâu năm (cây lâm nghiệp) là 2.023,64 ha.

* Đất chưa sử dụng 12.448,36 ha chiếm 23,9% Trong đó có đất bằng 621,87 ha, đất đồi núi 11.748,38 ha…Đây là nguồn tài nguyên lớn để huyện phát triển thêm diện tích Cao su trong thời gian tới

Trang 26

Bình quân đất sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trên 1 nhân khẩu 0,2600 ha/người Trong đó: bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên nhân khẩu 0,0637 ha; đất lâm nghiệp 0,1930 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,0025 ha Cụ thể được thể hiện qua bảng 5:

Bảng 5: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của huyện năm 2006

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

3.3.Đất núi đá không có rừng cây 78,11 0,63

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Trà năm 2007

Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phương hướng phát triển của toàn huyện Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiện nay là làm sao để một mặt mở rộng diện tích đất đai từ nguồn chưa sử dụng (621,87 ha), mặt khác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện.

Trang 27

2.1.2.2 Tình hình dân số, lao động

Qua bảng 6, ta thấy rằng: dân số trung bình của huyện Hương Trà là 117.255 người, chiếm 10,33 % so với dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó nam 59.151 người chiếm 50,45 %, nữ 58.104 người chiếm 49,55 %

Trên địa bàn huyện gồm 6 dân tộc sinh sống: Kinh, Pa Kô, Kơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 99,13 %.

Tổng số hộ hiện có trên toàn huyện 23.446 hộ; trung bình 05 người trên 1 hộ

- Tỷ lệ tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm

1,2%; từ năm 2003 đến nay bình quân mỗi năm nhân khẩu trên địa bàn huyện tăng thêm khoảng 1.300 người/năm.

* Lao động trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi (P) hiện có 71.340 người chiếm tỉ lệ 60,84% so với tổng dân số Đây là nguồn lao động dồi dào, vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương phải có chính sách tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động địa phương để làm giàu chính đáng trên quê hương mình.

- Dân số dự kiến: Dự báo dân số toàn huyện đến năm 2010 là: 123.268 người

- Bảng 6: Dân số và lao động huyện Hương Trà năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

Trang 28

Nhìn chung, dân số của huyện Hương Trà trong những năm gần đây không có sự biến động mạnh Điều này được giải thích là do các xã đã thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình nên số hộ sinh con thứ 3 đã giảm đi rõ nét Tổng số nhân khẩu tăng lên không nhiều, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng của công tác dân số toàn huyện.

Tóm lại, lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quá trình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Những năm gần đây, bộ mặt của toàn huyện thay đổi hẳn, tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ và công nghiệp chiếm 61,4%, ngành nông nghiệp chiếm 38,6% Điều này cho thấy bộ mặt kinh tế của huyện Hương Trà đang ngày một khởi sắc Chính sự thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đã thu hút được một lực lượng lao động lớn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và tập trung vào cây công nghiệp chủ lực Chương trình 327CT năm 1993, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp đã thực sự trở thành nền tảng cho vấn đề này

Hiện nay, khi dân số đến tuổi lao động họ thường lựa chọn các ngành nghề phi nông nghiệp để kiếm sống Điều này đã làm cho việc phát triển nông nghiệp của toàn huyện gặp không ít khó khăn Do vậy, việc thu hút lại lực lượng lao động là một trong những yêu cầu cấp thiết của chính quyền địa phương, để làm được điều này huyện phải có những định hướng cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Bên cạnh đó, do Hương Trà là một huyện đồng bằng nên có điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp và xây dựng nên đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế huyện (từ 14,2% năm 2000 lên 21,7% năm 2006).

2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của huyện Hương Trà

- Về mạng lưới giao thông:

Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua huyện là 59 km, trong đó: đường quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 12 km; quốc lộ 49A qua huyện dài 22 km; quốc lộ 49B đi qua xã Hải Dương dài 7 km Đường tránh thành phố Huế đi qua huyện dài 19 km với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng Đường Quốc phòng có hai tuyến tổng chiều dài 39,4 km, trong đó tuyến Hương Văn - Hương Bình đi qua thị trấn Tứ Hạ

Trang 29

đến xã Hương Bình, Bình Điền dài 25 km (Đã được nâng cấp thành tỉnh lộ), tuyến Hương Xuân- Hương Phong dài 14 km, trong đó 6 km đi qua địa bàn xã Hương Toàn đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng.

Giao thông nông thôn ở các xã đồng bằng khá phát triển nhờ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu trên địa bàn huyện Tuy nhiên, một số xã vùng núi, vùng biển giao thông còn khó khăn, nhiều đường huyện, xã xe cơ giới không đi lại được về mùa mưa Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn là 474 km, năm 2005 có 357,7 km bê tông hoá và nhựa hoá, chiếm 75% tổng chiều dài.

Hệ thống giao thông nội vùng ở vùng núi đi vào các vùng sản xuất Lâm nghiệp, sản xuất cao su chưa được đầu tư xây dựng nhiều, đi lại ở vùng này còn khó khăn

- Về hệ thống thuỷ lợi:

Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện, gồm: 30 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máy bơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4 km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%.

Diện tích gieo trồng được tưới cả năm: 6.331 ha, chủ yếu là diện tích lúa - Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chỉ tưới được cho 94,0% diện tích gieo trồng lúa, còn lại các loại cây trồng khác chưa được tưới chủ động Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.

- Các phương tiện thị trường:

Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Toàn huyện hiện có 12 chợ, chủ yếu mua bán phục vụ tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày và hàng nông sản, trong đó có một số chợ có vai trò trung gian thu gom hàng để đưa ra thị trưòng bên ngoài như chợ La Chữ, Hương Văn, Hương Hồ, Hương Vinh.

Về tiêu thụ sản phẩm, người dân phải tự tìm thị trường ngoài địa bàn (bán sản phẩm nông nghiệp tại các chợ đầu mối ở thành phố).

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNHƯƠNG TRÀ

Trang 30

Cây cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cho người dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với nguồn vốn của dự án 327, huyện Hương Trà đưa cây cao su vào trồng thử nghiệm vào năm 1993, với diện tích 67,69 ha Nhận thấy cây phát triển tốt và phù hợp với chất đất, địa phương đã tiếp tục nhân rộng diện tích hàng năm

Đến năm 1997, tổng diện tích cao su toàn huyện có 532,5 ha Vào thời điểm tiếp theo, do nhận thức của người dân về hiệu quả cây trồng chưa cao, nên địa phương hết sức khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý và mở rộng vườn cây Khó khăn nhất là năm 1998 và năm 1999, do địa phương hết vốn, hơn một năm cây trồng không được chăm sóc và quản lý Nhiều vườn cao su đã trở nên hoang hoá,

diện tích cao su cũng giảm đi đáng kể Do vậy, đến năm 2000, toàn huyện diện tích

cao su đã giảm xuống chỉ còn 510 ha

Nhận thấy tình hình khó khăn, Tỉnh đã đầu tư kinh phí và vận động bà con tiếp tục chăm sóc cây trồng Sau 02 năm, được sự đầu tư của dự án đa dạng hoá nông nghiệp, địa phương đã nhanh chóng khôi phục và phát triển các vườn cao su Nhờ quản lý và chăm sóc tốt, năm 2002 một số diện tích cao su ở xã Hương Bình đã cho khai thác mủ lứa đầu tiên và sản lượng năm này đạt 60 tấn, vào thời điểm này, diện tích cao su toàn huyện đã lên đến 915 ha

Bảng 7: Diện tích và sản lượng cao su huyện Hương Trà qua các năm

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Trà

Cơn bão số 6 (Xangsane) xảy vào năm 2006 làm cho cây cao su trên địa bàn huyện bị thiệt hại khá nặng nề Diện tích cao su đưa vào khai thác tuy có tăng so với năm 2005 nhưng sản lượng chỉ tăng 2,9 tấn (năm 2005 đạt 358 tấn), năng suất mủ cây bị giảm mạnh do các vườn cây ít nhiều đều bị ảnh hưởng do bão.

Trang 31

Ý thức được hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại cộng với sự quyết tâm vượt khó, nhân dân huyện Hương Trà đã trồng xong phần diện tích cao su gãy đổ, tích cực chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sản lượng mủ khai thác được trong năm 2007 đã tăng vọt, so với năm 2006 là 65,7% Mặc dù dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã kết thúc từ năm 2006 nhưng đến hết năm 2008 dân tự túc trồng mới được 12 ha (Bình Điền 10,65 ha và Bình Thành 1,35 ha), đưa tổng diện tích cao su đến

nay là 2.156 ha.

Tình hình phát triển diện tích Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà từ năm 1993 đến nay qua CT 327 và Dự Án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) được tổng hợp ở bảng 8.

Công tác trồng mới, chăm sóc được nhân dân quan tâm đầu tư thâm canh, thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, cây giống đảm bảo yêu cầu nên chất lượng vườn cây được nâng lên Qua bảng 9, ta thấy được cơ cấu các loại giống được trồng trong đó các loại giống như: PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4 được trồng phổ biến nhất Đặc biệt, giống PB260 từ năm 2001 – 2006 đã trồng 430,1 ha chiếm 23,4% tổng diện tích các loại giống được trồng Do giống PB260 là thuộc dòng vô tính có thời gian sinh trưởng đồng đều, thời gian KTCB khoảng 6-7 năm, có thân thẳng tán cân đối, ít nhiễm bệnh và tăng trưởng khá ở giai đoạn khai thác, năng suất có thể đạt 2-2,5 tấn/ha/năm Tiếp sau đó là giống RRIV4 với diện tích 264,6 ha.

Thấy được giá trị và hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại nên số lượng Hộ tham gia vào hoạt động trồng mới ngày càng tăng Năm 1993, khi cây cao su mới được đưa đến địa bàn, do người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế nên chỉ huy động được 92 hộ tham gia, nhưng sau 15 năm số hộ tham gia đã tăng lên đến 1715 hộ (với diện tích 2.156 ha)

Tính đến nay, đã có 5/15 xã của huyện trồng Cao su và trong năm 2009 có thêm khoảng 30- 40 ha cao su ở xã Hương Thọ sẽ đi vào khai thác vụ đầu tiên và sản lượng dự kiến sẽ tăng vọt Đến năm 2010, khi mà phần lớn diện tích sẽ đưa vào khai thác thì điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của người dân nơi đây sẽ dần được cải thiện, từ đây họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Trang 32

Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới 250 ha nếu có dự án (Xã Bình Điền 50 ha, Hương Thọ 100 ha, Bình Thành 50 ha, Hồng Tiến 50 ha) đưa tổng diện tích Cao su toàn huyện đến năm 2010 đạt 2522,82 ha

Trang 33

Bảng 8: Tình hình phát triển diện tích Cao Su trên địa bàn huyện Hương Trà

CT- DÁTổng sốXã Hương BìnhXã Bình ĐiềnXã Hương ThọXã Hồng TiếnXã Bình Thành Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 9: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006

Trang 35

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình có diện tích cao su đã đưa vào khai thác trên đia bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Cây cao su được đưa vào trồng từ năm 1993 nhưng ban đầu quy mô trên địa bàn còn nhỏ lẻ, ít hộ tham gia Đến năm 1997, các hộ mới nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại nên đã tiến hành trồng khá nhiều Do đó chúng tôi tiến hành điều tra những hộ có vườn cây trồng từ năm 1997 Đặc điểm và năng lực sản xuất của các hộ điều tra được thể hiện thông qua bảng 10.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn họ lại xuất thân từ những người nông dân, do vậy nhìn chung họ còn rất hạn chế về trình độ quản lý sản xuất cũng như kỹ thuật canh tác vườn cây Lần đầu tiên canh tác cây cao su nên sự hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, hơn nữa tuổi trung bình của lao động chính khá cao (xấp xỉ 47 tuổi) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su.

Ngoài ra, do hầu hết các hộ điều tra đều có thu nhập thấp trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên không có điều kiện để đầu tư, họ vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cao su của các hộ sau này.

Trang 36

Bảng 10: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Đối với các hộ nông dân thì quy mô diện tích trồng cao su có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu diện tích lớn thì số tiền đầu tư trung bình trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống tương đối.

Tổng diện tích trồng cao su của các hộ điều tra là 83,27 ha, khoảng một nửa các vườn cây đã bước vào thời kỳ kinh doanh và đã cho sản phẩm, phần còn lại đang được đầu tư chăm sóc và trồng mới do đã gãy đổ trong đợt bão năm 2006 Theo số liệu điều tra, diện tích canh tác cao su bình quân của mỗi hộ là 1,52 ha, diện tích này vẫn chưa đủ lớn để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài ra diện tích còn bị chia cắt thành nhiều mảnh khá manh mún, đây là một trở ngại lớn cho người nông dân trong công tác chăm sóc và thu hoạch

2.3.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

2.3.2.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia

Trang 37

trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 07 năm nhưng do mức đầu tư cho thời kỳ này quá thấp lại không ổn định hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: chất đất, khí hậu… nên cây cao su chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cạo mủ Do vậy, hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8 Chi phí cho thời kỳ KTCB chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón và hóa chất trừ Mối, chi phí lao động ) Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chi phí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động

Chi phí qua các năm KTCB bằng hiện vật và giá trị được phản ánh qua bảng 11 và bảng 12, cụ thể như sau:

Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây Cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (bao gồm chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều) Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su tính cả công lao động gia đình (đào hố, trồng, chăm sóc) là 6,053 triệu đồng trong đó chi phí phân bón và thuốc BVTV chiếm 37,18% trong tổng chi phí bằng tiền mặt, chi phí giống (555 cây/ha) chiếm tỉ trọng lớn là 40,21 % còn lại là chi phí cho phát thực bì và quản lý vườn cây

Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuê ngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau Đến năm thứ hai 1 ha cao su phải trồng lại khoảng 48 đến 50 cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành Trong năm này chi cho trồng lại (125 nghìn đồng) chiếm 14,9% trong tổng chi phí đầu tư bằng tiền mặt, hầu hết là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV chiếm tỉ trọng lớn là 82,24% Đặc biệt, đến năm thứ 3 (năm 1999) chúng tôi được biết do địa phương hết vốn nên không tiến hành giải ngân phân bón và thuốc BVTV cho người dân Do đó, chi phí cho năm này chủ yếu là công người dân tự chăm sóc với tổng chi phí là 1,224 triệu đồng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho mủ của vườn cây sau này và đây là nguyên nhân quan trọng kéo dài thời kỳ KTCB Từ năm thứ 4 đến

Ngày đăng: 02/10/2012, 16:02

Hình ảnh liên quan

1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.5..

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2: Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005 NămDiện tích ( 1000 ha)Sản lượng mủ khô(1000 tấn)       Năng suất - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.

Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005 NămDiện tích ( 1000 ha)Sản lượng mủ khô(1000 tấn) Năng suất Xem tại trang 19 của tài liệu.
1.5.2.2. Tình hình tiêu thụ - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.5.2.2..

Tình hình tiêu thụ Xem tại trang 20 của tài liệu.
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.2..

Tình hình dân số, lao động Xem tại trang 26 của tài liệu.
- Bảng 6: Dân số và lao động huyện HươngTrà năm 2006 - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 6.

Dân số và lao động huyện HươngTrà năm 2006 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Nhận thấy tình hình khó khăn, Tỉnh đã đầu tư kinh phí và vận động bà con tiếp tục chăm sóc cây trồng - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

h.

ận thấy tình hình khó khăn, Tỉnh đã đầu tư kinh phí và vận động bà con tiếp tục chăm sóc cây trồng Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 8: Tình hình phát triển diện tích Cao Su trên địa bàn huyện HươngTrà - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 8.

Tình hình phát triển diện tích Cao Su trên địa bàn huyện HươngTrà Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 10: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 10.

Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 11: Tình hình đầu tư sản xuất 1ha cao su thời kỳ KTCB - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 11.

Tình hình đầu tư sản xuất 1ha cao su thời kỳ KTCB Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 12: Chi phí 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 12.

Chi phí 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 14: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cao su - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 14.

Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cao su Xem tại trang 41 của tài liệu.
nhân của tình hình trên là do người dân thấy giá cao su ngày càng tăng cao, mặt khác cây thời kỳ đầu khai thác còn khỏe nên mủ tăng tăng đều theo năm - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

nh.

ân của tình hình trên là do người dân thấy giá cao su ngày càng tăng cao, mặt khác cây thời kỳ đầu khai thác còn khỏe nên mủ tăng tăng đều theo năm Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 16: Hiệu quả sản xuất trên một ha cao su hàng hóa - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 16.

Hiệu quả sản xuất trên một ha cao su hàng hóa Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 17: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng cây Cao Su - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 17.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng cây Cao Su Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 19: Nhu cầu lao động - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 19.

Nhu cầu lao động Xem tại trang 60 của tài liệu.
2.5.3. Phân tích mức độ quan trọng của các nhân tố đến tình hình phát triển sản xuất Cao su theo ý kiến đánh giá của các hộ điều tra - Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.5.3..

Phân tích mức độ quan trọng của các nhân tố đến tình hình phát triển sản xuất Cao su theo ý kiến đánh giá của các hộ điều tra Xem tại trang 61 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan