Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

108 1.7K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -o0o -

CÔNG TRÌNH DỰ THI CUỘC THI

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NĂM 2009

Tên công trình:

XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Họ tên sinh viên : Mai Thùy Dung – Nữ – Dân tộc : Kinh

Họ tên sinh viên : Lê Thanh Phong – Nam – Dân tộc : Kinh

Họ và tên người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thế Anh

Hà Nội, tháng 07 năm 2009

Trang 2

http://svnckh.com.vn 2

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Với thời gian trên dưới 15 năm để một sản phẩm chưa từng được biết đến, sản xuất từ một loài cá vốn có giá trị không cao, nhờ sức sáng tạo của người lao động Việt Nam kết hợp với đường lối mở cửa, hội nhập của Nhà nước, trở thành một “thế lực” trên thị trường cá thịt trắng toàn cầu, với sản lượng sản phẩm xuất khẩu năm 2008 trên 640.000 tấn, giá trị xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD Xét một cách toàn diện, cá tra phải được xếp đầu danh sách ít ỏi những sản phẩm nông sản có lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, bởi trong khi chúng ta có cá tra xuất khẩu thì không nước nào khác có Trung Quốc và Ấn Độ cũng xuất khẩu sản phẩm cá nheo tương tự nhưng sản lượng không đáng kể và chiếm một thị phần không đáng kể so với cá tra của Việt Nam Với giá trị xuất khẩu cao và vai trò ý nghĩa quan trọng của cá tra đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, chính phủ đã xác định cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đồng thời chính phủ yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra do Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đứng đầu Đây là những bước đi ban đầu nhằm đưa con cá tra trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế vốn có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và những nỗ lực của các thành phần trong ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, thực trạng hoạt động của ngành lại đang bộc lộ nhiều biểu hiện phi hiệu quả, đe dọa nghiêm trọng đến vị thế của sản phẩm cá tra xuất khẩu Trong đó, những vấn đề nổi bật nhất bao gồm sự yếu kém trong công tác quản lý ngành, tình trạng phát triển tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong ngành; những khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cũng như việc kiểm soát chất lượng đầu ra ở mỗi khâu do tính tự phát của hoạt động sản xuất; sự thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất hạn chế sự trao đổi và xử lý thông tin giữa các thành phần của ngành Giải pháp hợp nhất theo ngành dọc được các công ty chế biến áp dụng chỉ mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, trong dài hạn tính khép kín các công đoạn sản xuất trong một chủ thể từ quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng hệ thống phân phối, thậm chí sản xuất con giống và thức ăn chăn nuôi sẽ bộc lộ nhiều nguy cơ đe dọa tính bền vững

Trang 3

http://svnckh.com.vn 3 và hiệu quả, không phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, ở đó tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa là ưu tiên hàng đầu

Xét trong bối cảnh xu hướng của cạnh tranh quốc tế, khi mà sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần là giữa các doanh nghiệp, mà là giữa các chuỗi cung ứng, thì xây dựng chuỗi cung ứng được xem như là một tài sản chiến lược, có tác động quyết định đến sư thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, nếu xét góc độ quản lý và vận hành hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ cơ bản giúp giải quyết những hạn chế, tồn tại, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của ngành

Trong phạm vi bài nghiên cứu, doanh nghiệp chế biến được xem là người khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo, do lợi thế về quy mô, tổ chức, tín dụng cũng như khả năng tiếp xúc và chi phối nguồn thông tin cho toàn bộ hoạt động của chuỗi so với các thành phần khác như người sản xuất con giống hay các trang trại nuôi cá Trên cơ sở đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được tiếp cận theo hướng tạo dựng cơ chế hợp tác trên năm lĩnh vực – thông tin, sản xuất, hàng tồn kho, vận tải và định vị - giữa các thành phần trong hoạt động sản xuất thông qua việc thiết kế một mạng lưới phân phối cho chuỗi, từ đó khơi thông ba dòng chảy chính của chuỗi cung ứng – dòng thông tin, dòng hàng hóa và dòng tài chính Cách tiếp cận này đảm bảo vừa tận dụng được những cơ sở vật chất hiện có của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, vừa khắc phục được tính phi hiệu quả, thiếu bền vững của hoạt động sản xuất hiện tại

Dựa trên cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng thông qua việc thiết kế mạng lưới cung ứng phù hợp, kết hợp với những đặc trưng của hoạt động sản xuất cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một mô hình chuỗi cung ứng khả thi gắn kết các thành phần tham gia sản xuất, từ đó khắc phục những tồn tại cho ngành Để thục hiện mục tiêu này, đề tài kiến nghị hai nhóm giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp vi mô đối với từng thành phần tham gia vào chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô đối với các Bộ Ban ngành liên quan đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Vấn đề cốt lõi khi đưa ra nhóm giải pháp vĩ mô là phải tách bạch giữa vai trò hỗ trợ về mặt hoạch định chính sách chủ trương, khung pháp ly của các cơ quan chức năng đối với

Trang 4

http://svnckh.com.vn 4 hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với chức năng quản lý của các chủ thể kinh tế, do mô hình chuỗi cung ứng chỉ là mối quan hệ giữa

các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi

DANH SÁCH BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Trang 5

http://svnckh.com.vn 5 Hình 1.1 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng 14

Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa Thời gian đáp ứng đơn hàng mong muốn và Số lượng kho bãi

24

Đồ thị 1.4: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí hàng tổn kho 25 Đồ thị 1.5: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí vận tải 26 Đồ thị 1.6: Mối quan hệ giữa Số lượng kho bãi và Chi phí kho bãi 26 Đồ thị 1.7: Mối quan hệ giữa chi phí logistics, thời gian đáp ứng đơn hàng

và số lượng kho

27

Bảng 1.9: Đặc điểm hoạt động của Mô hình Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp

29

Bảng 1.13: Đặc điểm hoạt động của Người đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện

33

Bảng 1.15: Đặc điểm hoạt động của mô hình Người đại lý trữ hàng và giao

Bảng 2.1 Bảng số liệu diện tích nuôi trồng cá tra giai đoạn 2005 – 06/2009 42 Bảng 2.2: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong 46

Trang 6

http://svnckh.com.vn 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC 6

LỜI NÓI ĐẦU 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG 15

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN) 15

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 15

1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng 18

1.1.3 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng 24

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG 26

1.2.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp 26

1.2.2 Xây dựng chuỗi cung ứng 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47

vùng 2000 – 2007

Bảng 2.3: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2007 46 Bảng 2.4: Bảng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000 -

2007

48

Hình 2.5: Đồ thị sản lượng và kim ngạch cá tra, giai đoạn 2000 – 2008 48 Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm

2008

49

Hình 3.1: HTX đóng vai trò là “Người đại lý trữ hàng”của các cơ sở nuôi trồng và giao hàng theo kiện cá nguyên liệu cho Doanh nghiệp chế biến

66

Hình 3.2 Mô hình chuỗi cung ứng đề xuất cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL

69

Trang 7

http://svnckh.com.vn 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT

KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 49

2.1 TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 49

2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 50

2.2.1 Ngành nuôi trồng cá tra 50

2.2.2 Các ngành cung ứng khác 52

2.2.3 Ngành chế biến cá tra 55

2.2.4 Hoạt động xuất khẩu cá tra 57

2.2.5 Thực trạng sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long 59

2.3 ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH HỢP NHẤT THEO NGÀNH DỌC 64

2.3.1 Ưu điểm của mô hình hợp nhất theo ngành dọc 65

2.3.2 Hạn chế của mô hình hợp nhất theo ngành dọc 65

2.4 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 72

3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 72

Trang 8

http://svnckh.com.vn 8 3.1.1 Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ khắc phục những hạn chế do mô

hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra. 72

3.1.2 Xây dựng chuỗi cung ứng liên kết các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng là cơ sở để giải quyết tốt những tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất cá tra khu vực ĐBSCL, đảm bảo đưa hoạt động sản xuất cá tra đi vào ổn định. 73

3.1.3 Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng sản xuất cá tra xuất khẩu làm tăng tính cạnh tranh, củng cố vị trí thương hiệu của sản phẩm và được coi là chiến lược phát triển ngành phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu. 74

3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT KHẨU 75

3.3 MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 76

3.3.1 Các thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng 76

3.3.2 Lựa chọn hình thức phân phối phù hợp với đặc thù của sản phẩm: 77

3.3.3 Doanh nghiệp chế biến là người khới xướng và giữ vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng. 79

3.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL 80

3.3.5 Cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng đề xuất 82

3.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

A Tài liệu tiếng Việt 99

Trang 9

http://svnckh.com.vn 9

B Tài liệu tiếng Anh 99

PHỤ LỤC 100

Phụ lục 1: Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 100

Phụ lục 2: Giải thích một số thuật ngữ về tiêu chuẩn VSATTP 101

Phụ lục 3: Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN 101

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp từ 8 – 10% giá trị xuất khẩu và khoảng 6% GDP của cả nước trong giai đoạn từ 2001 đến nay Từ vị trí gần như vô danh, Việt Nam đã lọt vào nhóm 10 thế giới về xuất khẩu, và đến năm 2007, sau một năm gia nhập vào WTO, thủy sản Việt Nam đã leo lên vị trí thứ 8 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Sự

Trang 10

http://svnckh.com.vn 10 thành công của thủy sản Việt Nam không thể không nhắc đến cá tra1 Chỉ trong vòng 10 năm (1998 – 2008), từ một loài cá nội địa không tên tuổi cá tra đã trở thành một sản phẩm chiến lược của Việt Nam, đóng góp khoảng 2% GDP cho đất nước, với sản lượng nuôi tăng 50 lần, vượt 1,2 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần, đạt gần 1,5 tỷ USD mỗi năm và xuất khẩu tới 126 quốc gia trên thế giới2 Sự phát triển nhảy vọt của ngành sản xuất cá tra được các chuyên gia quốc tế thán phục là “thần kỳ”

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có những lợi thế mà ít các khu vực khác trên thế giới có được về sản xuất cá tra Sản lượng cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa Việt Nam trở thành nước có sản lượng cá tra hàng đầu trên thế giới, những sản phẩm cá tra cũng Việt Nam đang trở nên phổ biến với người tiêu dùng quốc tế Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của ngành sản xuất cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đặt ra nhiều vấn đề, như: tính tự phát, thiếu quy hoạch trong nuôi trồng và chế biến dẫn đến sự thiếu ổn định trong cung cầu nguyên liệu, không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khó truy xuất nguồn gốc (traceability) cũng như mâu thuẫn lợi ích giữa người nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến cùng những thách thức trong việc liên kết các khâu trong chuỗi cung ứng… Những thách thức này không được giải quyết sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con cá tra của Việt Nam trên trường quốc tế Nhận thấy được những thách thức và lợi thế cạnh tranh cũng như tầm quan trọng của cá tra, ngày 18/03/2009 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chí đạo các bộ ngành liên quan và VASEP khẩn trương xây dựng đề án Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020, nhằm đưa cá tra trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Đất nước Đây cũng chính là lý do tại sao mà nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu là đối tượng nghiên cứu và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là giới hạn địa lý

1 Cá basa (Pangasius bocourt) là một loài thuộc họ cá tra, do đó trong các báo cáo nghiên cứu thì cá tra, cá

basa đều được gọi chung là cá tra Do vậy trong bài nghiên cứu này chúng tôi gọi chung đây là mặt hàng cá tra

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng – Tạp chí Thương mại thủy sản số 112 – tháng 04/2009

Trang 11

http://svnckh.com.vn 11 Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đặc biệt là sự hình thành lý thuyết về xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng đang đặt ra cho các nền kinh tế xét từ góc độ vĩ mô những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính một cách hiệu quả Vì thế, việc xây dựng một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả cho ngành sản xuất cá tra xuất khẩu là một bước đi tất yếu, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tạo ra sức đề kháng vững chắc cho mặt hàng chủ lực này trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và sự bảo hộ tinh vi đang được các nước phát triển áp dụng Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng còn là khái niệm khá mới mẻ, chưa được coi trọng như ở các nước phát triển trên thế giới Mô hình hợp nhất theo ngành dọc trong quá trình sản xuất cá tra mà các doanh nghiệp đang áp dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế và tính thiếu bền vững Việc ứng dụng lý thuyết chuỗi cung ứng để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng (liên kết dọc) đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu sẽ giúp khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc, đồng thời đây cũng là mô hình giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhât nhu cầu của khách hàng với một chi phí nhỏ nhất, phù hợp với xu hướng chuyên môn hóa theo hướng hiện đại, và quả thực đó là mô hình hiệu quả trong chiến lược đưa cá tra trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 3 tỷ USD

Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Xây dựng

chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên

nghiên cứu khoa học năm 2009” do Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Vận dụng lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng từ đó đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

http://svnckh.com.vn 12 Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết chuỗi cung ứng, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, đánh giá mối liên kết giữa các thành phần tham gia cũng như điểm mạnh điểm yếu của mô hình sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng thành công chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian nghiên cứu giới hạn trong khoảng từ năm 2000 đến nay Trong đó tập trung vào khoảng thời gian sau năm 20033 đến đầu năm 2009 Năm 2003 là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh của hoạt động xuất khẩu cá tra cả về số lượng, kim ngạch lẫn vị thế

3.3 Những giả định nghiên cứu

Chuỗi cung ứng được xây dựng trong điều kiện ổn định, không chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế, chính trị, xã hội

Hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ được xét trong phạm vi bốn thành phần chính: người sản xuất con giống, người nuôi trồng, người sản xuất và thị trường xuất khẩu Tuy nhiên không gian của chuỗi cung ứng chỉ giới hạn đến cầu cảng/sân bay Các thị trường xuất khẩu được xem như là người tiêu dùng cuối cùng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu

Doanh nghiệp chế biến thủy sản được lấy làm trung tâm nghiên cứu

Chuỗi cung ứng sản xuất cá tra xuất khẩu chỉ là chuỗi cung ứng sản xuất đơn, chứ không tham gia vào mạng lưới chuỗi cung ứng

Đề tài sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:

3 Năm 2003, diễn ra vụ kiện bán phá giá cá tra sang thị trường Hoa Kỳ Sau năm 2003, xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng mạnh do mở rộng sang các thị trường khác như EU, Đông Âu…

Trang 13

http://svnckh.com.vn 13 - Chuỗi cung ứng là gì? Cơ cấu và các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng? Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng?

- Thực trạng của hoạt động của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây là gì? Ưu và nhược điểm cũng như tính bền vững của mô hình hợp nhất theo ngành dọc mà một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang áp dụng?

- Mô hình phân phối nào trong chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm của ngành xuất khẩu cá tra? Với mô hình đó, ngành đã có những cơ sở gì, và thiếu những cơ sở gì để có thể triển khai mô hình một cách hiệu quả?

Những giải pháp nào giúp cho mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL hoạt động một cách hiệu quả?

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp so sánh cũng được sử dụng nêu bật những ưu điểm của mô hình chuỗi cung ứng (liên kết theo chuỗi) so với mô hình hợp nhất hóa theo ngành dọc cũng như sự lựa chọn chủ thể khởi xướng và đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng, lựa chọn mô hình cung ứng phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu

Nguồn số liệu thứ cấp trong các năm từ 2000 đến nay được thu thập từ: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung tâm khoa học – thông tin – kinh tế thủy sản, Cục nuôi trồng thủy sản – Bộ NN&PTNT, Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Trước hết, bài nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ khái niệm và cấu trúc của chuỗi cung ứng, cũng như các mô hình xây dựng mạng lưới cung ứng

Tiếp đó, đưa ra một mô hình hiệu quả và phù hợp với thực trạng hiện tại của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu Dựa trên cơ sở đó, bài nghiên cứu có thể kiến nghị bổ sung, xây dựng thêm hoặc củng cố những cơ sở còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình, nhằm mục đích hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại Việt Nam

Trang 14

http://svnckh.com.vn 14

Mô hình chuỗi cung ứng có thể được phát triển hướng đến một thị trường nhất định, như EU hay Bắc Mỹ, tức là vượt qua giới hạn không gian về cầu cảng/ sân bay (phụ thuộc vào đặc điểm của từng thị trường về thị hiếu, phân phối…)

Mặt khác, mô hình chuỗi cung ứng trong điều kiện ổn định sẽ là cơ sở để xem xét và so sánh trong trường hợp có những bất ổn định về kinh tế, chính trị hay các nhân tố khác

Một khi các chuỗi cung ứng đã được xây dựng và phát triển mạnh trong ngành xuất khẩu cá tra, chúng ta có thể xem xét tiếp đến hoạt động đan xen giữa các mạng lưới khác nhau trong cùng ngành, hay là mạng lưới phân phối

Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra sẽ là tiền đề quan trọng để có thể nhân rộng sang những mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác như tôm, mực, cá ngừ…, và xa hơn là sang những mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam

9 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài Mục lục, Các ký hiệu viết tắt, Danh mục các bảng biểu số liệu, Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng

Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng sông Cửu Long

Chương 3: Đề xuất giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 15

http://svnckh.com.vn 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và trở nên phổ biến trong những năm 1990 Trước đó, các công ty sử dụng các thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (Operations management) Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ

vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và

Ellram (1998, Boston MA: Irwin/McGraw – Hill, c.14)

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản

phẩm, thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P Harrison, 1995

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng Trong mỗi tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm (nhưng không giới hạn) việc phát triển sản phẩm mới, marketing, điều hành

sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.” – (Supply chain management: Strategy, planning and operation”, tác giả Sunil Chopra và Peter Meindl, 2001,

Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall C1.)

Nhìn chung, các khái niệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế

Trang 16

http://svnckh.com.vn 16 biến và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng Trong khái niệm mà Sunil Chopra và Peter Meindl đưa ra cụ thể và đẩy đủ hơn, ta thấy trong chuỗi cung ứng có các doanh nghiệp đóng vai trò trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các nhà sản xuất, nhà cung cấp, phân phối và cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng, và các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Họ chính là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty vận tải, các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý và các nhà tư vấn Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trong đa số chuỗi cung ứng, vì họ có thể cho phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể

Về mặt lý thuyết, việc tích hợp chuỗi cung ứng cho phép tổ chức tập trung vào việc thực hiện một vài công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp mình có thế mạnh Sau đó các hoạt động không chủ yếu được chuyển sang cho kênh khác chuyên biệt hơn Đến một lúc nào đó thì mối quan hệ khăng khít được lập lên nhằm đảm bảo cho cho công việc đạt kết quả tốt nhất Trên thực tế, đó là các mắt xích bao gồm các nhà cung ứng, nhà sản

phối sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng Những mắt xích này sau đó hình thành nên chuỗi cung ứng tích hợp đủ sức cạnh tranh với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác

Trong chuỗi cung ứng, chỉ có một nguồn duy nhất tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp, do đó làm giảm nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng

Trong một chuỗi cung ứng có ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin, và dòng chảy tài chính Và một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi ba dòng chảy trên vận hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn

- Thứ nhất, dòng hàng hóa là luồng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, và luồng sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng Một khi dòng hàng hóa vận chuyển trong chuỗi một cách liên tục, không bị gián đoạn (tức là hàng tồn

Trang 17

http://svnckh.com.vn 17 kho của doanh nghiệp thấp) khi đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tồn kho Tùy đặc điểm của mỗi loại mặt hàng, mỗi thị trường mà doanh nghiệp sẽ để mức tồn kho phù hợp, sao cho luồng hàng hóa vận chuyển một cách liên tục nhất có thể, cắt giảm được chi phí, tăng lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi

- Thứ hai, dòng thông tin là dòng thông tin trao đổi giữa các mắt xích trong chuỗi, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan trọng, đây là nền tảng để đưa ra quyết định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng Khi thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ thì các mắt xích trong chuỗi sẽ có các quyết định càng chuẩn xác Thông tin từ cung cầu sản phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất được các thành phần trong chuỗi chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn

- Thứ ba đó là dòng tài chính: Đi ngược với dòng hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng là dòng tài chính Đó chính là luồng tài chính từ người mua tới người bán hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi hỗ trợ, chia sẻ cho nhau vay… Dòng tài chính lưu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng tăng, giảm thiểu chi phí do bị gián đoạn dòng lưu chuyển tiền tệ

Trong thời đại ngày nay, chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởi lẽ khi doanh nghiệp bước vào qu

bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, sản phẩm mới có chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng Xây dựng chuỗi cung ứng không chỉ là chiến lược đối với các doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng còn là chiến lược để các ngành kinh tế của các quốc gia áp dụng để sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn, phát triển sự chuyên môn hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

1.1.1.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Trang 18

http://svnckh.com.vn 18 Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra của toàn hệ thống Để tối đa hóa giá trị tạo ra trên toàn hệ thống này đòi hỏi các nhà quản trị phải tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty liên kết lại với nhau nhằm đưa sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng, do đó thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng

1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chuỗi cung ứng

1.1.2.1 Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng

Đặc điểm của mỗi chuỗi cung ứng các sản phẩm khác nhau thì khác nhau và chúng gặp phải những thách thức và hướng tới những kiểu nhu cầu thị trường khác nhau Tuy nhiên, bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng sẽ gặp phải các vấn đề cơ bản giống nhau - các thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng Dây chuyền cung ứng

được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản, bao gồm: Sản xuất, hàng tồn kho, định vị, vận chuyển và thông tin

Sản xuất: là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm

Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho Các quyết định của doanh nghiệp sẽ phải trả lời cho các câu hỏi: thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản

Trang 19

http://svnckh.com.vn 19 xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm

từ nguyên liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ Chức năng của hàng tồn là bộ phận giảm xóc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Doanh nghiệp sẽ phải quyết định khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả Tồn kho một lượng hàng lớn cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ bảo quản hàng tồn kho tốn kém Tồn kho cũng phụ thuộc vào đặc tính bảo quản lưu kho, vòng đời của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm Trong một chuỗi cung ứng, doanh nghiệp thường phải trả lời các câu hỏi sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm?

Định vị (vị trí): Định vị là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương

tiện của chuỗi cung ứng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện của từng phương tiện Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng Các quyết định này có tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lược cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường

Vận chuyển: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho

đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Trong vận chuyển sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc chọn lựa phương thức vận chuyển.Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

Trang 20

Đường bộ: nhanh, thuận tiện

Đường hàng không: là phương thức vận chuyển và đáp ứng nhanh, nhưng giá thành cao, có phần bị giới hạn bởi tính sẵn có của các sân bay thích hợp

Dạng điện tử: là cách vận chuyển nhanh nhất và rất linh hoạt, giá thành rẻ, tuy nhiên bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…)

Đường ống: là phương thức tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (chất lỏng, chất khí…)

Với các cách thức vận chuyển có các đặc thù, ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy các nhà quản lý cần lập ra lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm dựa trên nguyên tắc chung là giá trị sản phẩm càng cao (như mặt hàng điện tử, dược phẩm,) mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh và giá trị sản phẩm thấp có thể bảo quản lâu (như gạo, gỗ…) thì mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh đến tính hiệu quả

Thông tin: Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố

dẫn dắt chuỗi cung ứng đã đề cập ở trên, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (tức là thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ), các mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, thông tin đều được sử dụng vì hai mục đích chính Thứ nhất, thông tin dử dụng để phối hợp các hoạt động hàng ngày (quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển, và vị trí lưu trữ) Thứ hai, thông tin dùng để tiên đoán và lập kế hoạch sản xuất dài hạn và thỏa mãn nhu cầu tương lai, đặc biệt trong việc rút lui khỏi thị trường cũ hay thâm nhập thị trường mới Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ với các đối tác khác trong chuỗi và lượng thông tin phải giữ bí mật Thông tin về cung cầu sản

Trang 21

http://svnckh.com.vn 21 phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi cung ứng đáp ứng càng nhanh Tuy nhiên, công khai thông tin thế nào là hợp lý để tránh bị tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh là một vấn đề mà các đối tác trong chuỗi cần lưu ý

Hình 1.1 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng

TÍNH ĐÁP ỨNG NHANH và TÍNH HIỆU QUẢ

Sự kết hợp hoàn hảo giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả trong từng yếu tố dẫn dắt cho phép một chuỗi cung ứng “tăng đầu vào đồng thời giảm hàng tồn kho và chi

phí sản xuất”

1.1.2.2 Cơ cấu chuỗi cung ứng

Xu hướng toàn cầu hóa, các thị trường cạnh tranh gay gắt, và tốc độ thay đổi kỹ thuật chóng mặt ngày nay đang điều khiển sự phát triển của chuỗi cung ứng, nơi có nhiều các mắt xích, mỗi mắt xích tập trung vào các hoạt động mà nó làm tốt nhất (tính chuyên môn hóa cao) Trong thực tế, có hai kiểu mô hình chuỗi cung ứng: mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất và mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm một doanh nghiệp và các nhà cung cấp, khách hàng Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản tạo nên một chuỗi cung

Sản xuất bao nhiêu? Trữ kho bao nhiêu?

Trang 22

http://svnckh.com.vn 22 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) ngoài ba mắt xích đã xuất hiện ở chuỗi cung ứng đơn giản còn có thêm ba mắt xích thành viên nữa, đó là: nhà cung ứng của nhà cung ứng (nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng), khách hàng của khách hàng (khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng), và cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là những công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tiếp thị, và công nghệ thông tin Các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần tùy thuộc vào đặc điểm mỗi chuỗi khác nhau có thể có các công ty cung cấp dịch vụ khác nhau, ví dụ như chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản, ngoài các công ty cung cấp dịch vụ về tài chính, tiếp thị, nghiên cứu thị trường còn có các công ty cung cấp dịch vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…

Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng luôn có sự kết hợp nhịp nhàng các thành phần (hay còn gọi là các mắt xích) trong chuỗi cung ứng, và mỗi mắt xích sẽ thực hiện chức năng khác nhau Sau đây là các mắt xích điển hình trong chuỗi cung ứng

Nhà sản xuất: Các nhà sản xuất hay chế biến là các công ty làm ra sản

phẩm, gồm các nhà sản xuất nguyên liệu và các công ty sản xuất thành phẩm Các nhà máy sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm ra sản phẩm Sảm phẩm có thể là vô hình (dịch vụ),

hữu hình (hàng hóa)

Nhà phân phối: Nhà phân phối là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ

các nhà sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm cho khách hàng Các nhà phân phối còn được gọi là các nhà bán buôn Họ thường bán cho các công ty, cửa hàng

khác với số lượng lớn hơn so với lượng người tiêu dùng thông thường mua

Một nhà phân phối đúng nghĩa là một công ty sở hữu các sản phẩm quan trọng mà họ mua từ nhà sản xuất và bán cho khách hàng Cùng với việc hạ giá và khuyến mãi sản phẩm, các chức năng khác mà nhà phân phối thực hiện là quản lý hàng tồn kho, vận hành kho, và vận chuyển sản phẩm cũng như hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi Một nhà phân phối cũng có thể là một nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng và không bao giờ sở hữu sản phẩm Nhà phân phối kiểu này chủ yếu thực hiện các chức năng khuyến mãi và hạ giá sản phẩm Trong cả hai trường hợp này, khi nhu cầu của khách hàng tiến triển và loại sản phẩm sẵn có

Trang 23

http://svnckh.com.vn 23 thay đổi, nhà phân phối là đại lý tiếp tục theo dõi nhu cầu khách hàng và làm cho

chúng phù hợp với sản phẩm sẵn có

Nhà bán lẻ: Các nhà bán lẻ dự trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn nơi

công cộng Các tổ chức bán lẻ cũng theo dõi thị hiếu và nhu cầu của khách hàng mà nó bán Nhà bán lẻ quảng cáo tới khách hàng và thường kết hợp giá, chọn lựa sản

phẩm, dịch vụ và tiện ích như là yếu tố thu hút đối với sản phẩm mà nhà bán lẻ bán

Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ công ty nào mua và

sử dụng sản phẩm Một khách hàng có thể mua sản phẩm để kết hợp nó với sản phẩm khác mà họ sẽ bán lại cho khách hàng khác Hay một khách hàng có thể là

người sử dụng cuối cùng sản phẩm

Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà

sản xuất, phân phối, nhà bán lẻ, và khách hàng Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần Chính nhờ sự chuyên môn hóa này, các nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn và ở một mức giá tốt hơn các nhà sản

xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối, hay khách hàng tự làm

Hình 1.2: Cơ cấu chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

Trang 24

http://svnckh.com.vn 24

1.1.3 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng

Lý thuyết chuỗi cung ứng mới chỉ xuất hiện vào những thập niên 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, và được các doanh nghiệp coi như một chiến lược cạnh tranh từ những năm 1990 trở lại đây, điển hình là các tập đoàn lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ Trước khi lý thuyết chuỗi cung ứng phát triển, mô hình mà các doanh nghiệp hợp tác với nhau thường theo quan hệ thị trường đơn thuần hoặc là mô hình hợp nhất theo ngành dọc, cụ thể như sau:

Quan hệ thị trường đơn thuần tức là quan hệ mua – bán một cách thuần túy Ví dụ Doanh nghiệp A sản xuất ra gà giống, bán gà giống cho doanh nghiệp B là doanh nghiệp chăn nuôi gà, doanh nghiệp B lại bán gà thịt cho những người tiêu dùng Quan hệ ở đây là quan hệ mua bán thuần túy

Mô hình hợp nhất theo ngành dọc tức là kết hợp hai hay nhiều khâu trong quá trình sản xuất vào một chủ thể duy nhất Các doanh nghiệp thường đầu tư xây dựng khép kín các công đoạn của quá trình sản xuất Trở lại ví dụ trên, do cung sản phẩm của doanh nghiệp thiếu ổn định hoặc vì mâu thuẫn lợi ích, nên doanh nghiệp B thay vì mua gà giống của doanh nghiệp A, thì doanh nghiệp B tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cho mình cơ sở nuôi ấp gà giống, nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến Như vậy, doanh nghiệp B đã kết hợp các giai đoạn trong quá trình sản xuất thịt gà vào một chủ thể là chính doanh nghiệp B Với cách làm này, doanh nghiệp B có thể ổn định được nguồn cung nguyên liệu, giảm chi phí giao dịch, khắc phục khiếm khuyết của thị trường…

Tuy nhiên trải qua quá trình phát triển, các mô hình trên bộc lộ nhiều hạn chế và xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn: như phải chia sẻ nguồn lực doanh nghiệp, không tận dụng tối đa nguồn lực, tính chuyên môn hóa chưa cao, kém nhạy cảm với các biến cố, triệt tiêu tính cạnh tranh… Cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và quản lý tiên tiến, sự chuyên môn hóa và toàn cầu hóa cao trong quá trình sản xuất khiên các doanh nghiệp nhận ra rằng, mô hình chuỗi cung ứng (liên kết dọc) là mô hình hiệu quả nhất khắc phục được các nhược điểm của mô hình hợp nhất theo ngành dọc và quan hệ thị trường thuần túy, mô hình chuỗi cung ứng tận dụng tối đa

Trang 25

http://svnckh.com.vn 25 sự chuyên môn hóa cao độ, có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, lợi nhuận thu về cao hơn… Và từ những năm 1990 trở lại đây, chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp

Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã giúp thế giới trở nên “phẳng” hơn, chuỗi cung ứng trên quy mô toàn cầu, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia hay một khu vực Toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh Hiện nay và trong tương lai, hầu hết các công ty phải quan tâm đến chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu “Thách thức trong thập kỷ tới sẽ là triển khai rộng khắp các nguyên lý có sẵn và tiếp tục đưa các nguyên lý này lên một tầm cao mới”4

Với sự c

a doanh nghiệp khác Không chỉ các doanh nghiệp mới chú trọng đến chuỗi cung ứng, mà chuỗi cung ứng còn được coi như một chiến lược cạnh tranh của các ngành, trong đó có cả các ngành nông sản Chuỗi cung ứng hoa của Hà Lan là một mô hình thành công đáng tham khảo trên quy mô ngành

Các công ty đang và sẽ nỗ lực tranh đua lẫn nhau trong kế hoạch xây dựng các mô hình dây chuyền cung ứng nhằm đẩy mạnh sản xuất và quản lý nguồn cung ứng Coi chuỗi cung ứng là chìa khóa để quyết định sự thành công trong kinh doanh Họ đã và sẽ triển khai nhiều công nghệ thông tin và tài sản khác nhau một cách linh hoạt và mau lẹ để theo đuổi một năng lực mạng lưới kênh cung ứng có thể tải nạp mọi thứ từ việc phát triển sản phẩm cho đến hoàn thành sản xuất Và tất cả đều không ngừng tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu kịp thời (về nguyên vật liệu, sản phẩm cuối cùng), đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như tăng

Trang 26

http://svnckh.com.vn 26

Tóm lại, xây dựng chuỗi cung ứng là xu hướng tất yếu trong tương lai, có tác

động quyết định đến sự thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp Ở hiện tại và trong tương lai, chuỗi cung ứng được xem như là một tài sản chiến lược, điều mà các công ty hàng đầu đã làm được nhưng lại đang là thách thức cho nhiều công ty khác Đối với doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khi tham gia hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế, xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả trong tương lai là một nhu cầu cấp thiết, quyết định sự thành công và quy mô tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tự tin hội nhập và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG

1.2.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Không có gì ngạc nhiên khi khẳng định rằng việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp sẽ giúp củng cố vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp đó Ở đây có một sự tương đồng khi nói về nhân tố cạnh tranh của chuỗi cung ứng và hệ thống giá trị của 5Michael E Porter Điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này là trong phạm vi hệ thống giá trị, Porter tập trung vào chuỗi giá trị nội bộ công ty, còn chuỗi cung ứng lại đề cập đến tầm quan trọng đối với các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp

Porter đã xác định 10 động lực chính đóng vai trò quan trọng đối với năng

lực công ty nhằm đạt được lợi thế về giá (cost advantages) hoặc là lợi thế phân biệt (differentiation advantages) Trong phạm vi chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ xác định

tầm quan trọng của các động lực này đối với toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó chỉ ra những lợi thế vượt trội của việc xây dựng chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

1.2.1.1 Động lực liên kết (linkage driver)

Động lực này dựa trên quan điểm cho rằng các mối quan hệ tổ chức giữa các bộ phận có vai trò quan trọng đối với thành tích của doanh nghiệp Porter sử dụng động lực liên kết này để diễn tả sự tương tác giữa các hoạt động Ông cũng phân biệt sự liên kết trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp và liên kết dọc (vertical

Michael Porter (1985)

Trang 27

http://svnckh.com.vn 27 linkages) giữa doanh nghiệp trung tâm với các kênh cung cấp và phân phối của nó Rõ ràng khái niệm chuỗi cung ứng đề cập đến cả hai khía cạnh, nhưng đặc biệt tập trung vào tính tổ chức giữa các mắt xích trong chuỗi Như Porter nhận xét: “Việc quản lý các liên kết cung ứng có thể giảm thiểu tổng chi phí thông qua việc kết hợp tối ưu hóa.”

1.2.1.2 Quy mô:

Tính kinh tế theo quy mô xuất hiện khi chi phí thực hiện thêm một hoạt động sản xuất giảm trên mỗi đơn vị tăng thêm Còn nếu xảy ra trường hợp ngược lại thì ta lại có tính phi kinh tế theo quy mô

Tính kinh tế theo quy mô thể hiện một nguồn lực của lợi thế về giá, đặc biệt

là trên phương diện giữa các tổ chức với nhau Nếu như các hoạt động giống nhau phụ thuộc vào tính kinh tế theo quy mô mà được chia sẻ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, thì chi phí của họ sẽ giảm, vì thế cũng giảm chi phí lên khách hàng cuối cùng Ví dụ như việc quản trị kho bãi hoặc hàng tồn Thay vì mỗi nhà cung ứng phải tự xây và quản lý kho bãi riêng của họ, một kho bãi chung cho một số nhà cung ứng sẽ giúp giảm chi phí cố định cho kho bãi

Quy mô của một hoạt động cũng liên quan đến nguồn lực của lợi thế phân biệt Khi tiến hành một quy trình sản xuất ở quy mô lớn, cấp độ cung ứng dịch vụ sẽ

cao hơn so với việc sản xuất ở quy mô nhỏ, do thông tin về hàng hóa đã bán sẽ trực tiếp được chuyển đến người cung cấp nhằm đảm bảo sự bổ sung hàng tồn kho một cách nhanh chóng

1.2.1.3 Sự trải nghiệm và tác động tràn (Learning and Spillover)

Khi một vấn đề nào đó đã được xác định nguyên nhân và được giải quyết, thì các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả hơn Đó là tác động của sự trải nghiệm Hơn nữa, sự trải nghiệm có thể là kết quả của tác động tràn từ một từ công ty này sang công ty khác

Sự trải nghiệm và tác động tràn giúp cho các hoạt động được thực hiện với

chi phí thấp hơn và vì thế tạo ra lợi thế về chi phí Các phương pháp hoặc kỹ thuật

phức tạp của một doanh nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp khác trong chuỗi giảm thiểu tổng chi phí

Trang 28

http://svnckh.com.vn 28

Trong khi đó, việc thích ứng với các công nghệ mới có thể tạo ra lợi thế phân biệt nếu như các tính năng mới hoặc chất lượng dịch vụ tốt hơn được cung cấp

Trong hầu hết các trường hợp, tác động của trải nghiệm và tác động tràn xảy ra đồng thời

1.2.1.4 Khả năng tận dụng công suất (Pattern of Capacity Utilization)

Khi doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí cố định khổng lồ, thì khả năng tận dụng công suất đóng một vai trò quan trọng đối với sự phân chia chi phí giữa các sản phẩm được bán Trong giới hạn tương tác tổ chức giữa các doanh nghiệp, sự cân đối đơn hàng hoặc chính sách phân bổ chu kỳ mua hàng đều hơn của một khách hàng sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện việc tận dụng công suất của người cung cấp, và vì thế giảm hàng tồn kho cũng như chi phí của việc sử dụng không hết công suất hiện tại Hiệu ứng được gọi là Bullwhip, Whiplash hoặc Forrester trong chuỗi cung ứng Hiệu ứng này xảy ra khi sự biến động của các đơn hàng đã bị phóng đại lên trong quá trình truyền thông tin trong chuỗi, từ đó gây ra sự méo mó về thông tin khi truyền đến người cung cấp “upstream”6 Hiệu ứng này có thể được ngăn cản phần nào bằng cách cung cấp thông tin về những đơn hàng sắp tới một cách kịp thời nhằm giúp họ có đủ thời gian để phản ứng lại với tình hình

Điều này cũng gián tiếp tạo ra lợi thế phân biệt do người cung ứng có thể cung cấp thông tin tốt hơn một cách kịp thời cho khách hàng của họ, từ đó làm cho khách hàng cuối cùng cảm thấy tin tưởng hơn vào toàn bộ chuỗi cung ứng

1.2.1.5 Mối tương quan (Interrelationships)

Thực ra động lực này hàm ý về sự chia sẻ các nguồn lực và là phương tiện để đạt được tính kinh tế theo quy mô, sự trải nghiệm và khả năng tận dụng công suất (Porter 1985) Porter dùng khái niệm mối tương quan này để mô tả mối quan hệ giữa các bộ phận kinh doanh mà có chung một số chức năng hoặc có thể chia sẻ bí quyết sản xuất trong cùng một doanh nghiệp Bên cạnh đó, các bộ phận này còn có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong các hoạt động như đã đề cập ở phần trên Tuy nhiên, xét trong phạm vi tương tác về tổ chức giữa các

6 Trong chuỗi cung ứng người ta thường sử dụng hai thuật ngữ khá phổ biến là downstream (xuôi dòng) và upstream (ngược dòng) Dòng chảy ở đây thể hiện dòng chảy hàng hóa/nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng (hay còn gọi là chain - chuỗi, suppy chain - chuỗi cung ứng)

Trang 29

http://svnckh.com.vn 29 doanh nghiệp, thì việc chia sẻ các nguồn lực cũng đóng vai trò như một sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

1.2.1.6 Tính nhất thể hóa (Integration)

Cấp độ của việc nhất thể hóa theo chiều dọc miêu tả việc phối hợp thực hiện các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau của công ty Nếu xem xét theo lý thuyết chi phí giao dịch, thì việc thực hiện một hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp có thể tránh các chi phí của việc sử dụng thị trường, nhưng lại gây ra chi phí của việc sử dụng hệ thống tổ chức của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc nhất thể hóa có thể góp phần tạo ra lợi thế phân biệt của doanh nghiệp, do doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn tính chắc chắn trong những đơn hàng của doanh nghiệp Khái niệm chuỗi cung ứng không đề cập đến một mức độ nhất thể hóa cụ thể, mà nó phản ánh tính hiệu quả của sự nhất thể hóa trong tổ chức chuỗi cung ứng

1.2.1.7 Sự đúng lúc (Timing)

Sự đúng lúc đóng vai trò rất quan trọng đối với vị thế cạnh tranh của một công ty nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung Việc là người tiên phong trên thị trường có thể tạo ra lợi thế phân biệt cũng như lợi thế về giá Tuy nhiên, bất lợi cũng có thể phát sinh nếu như những người đi sau lợi dụng những thành quả marketing của người tiên phong, hoặc chỉ đơn giản là ứng dụng nhiều công nghệ phức tạp vào trong sản xuất

Chuỗi cung ứng có thể đóng vai trò quan trọng đối với việc lựa chọn thời gian hợp lý cho việc gia nhập thị trường hay cải tiến sản phẩm Như đã đề cập ở trên, tác động tràn và việc rút kinh nghiệm cung như việc vận hành chung một số hoạt động giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể làm cho dòng thông tin lưu thông một cách tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Việc chia sẻ thông tin có thể giảm thời gian tiếp cận thị trường, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất chung sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành viên linh động hơn đối với những thay đổi của thị trường

1.2.1.8 Các chính sách tùy ý (Discretionary policies)

Những lựa chọn chính sách tùy ý bao gồm các quyết định của những doanh nghiệp mà không trực tiếp liên quan đến những nhân tố giá cả hoặc khác biệt, nhưng lại phản ánh tính chiến lược trong những hoạt động của chuỗi cung ứng Ví dụ

Trang 30

http://svnckh.com.vn 30

những quyết định chính sách lớn nhất có ảnh hưởng đến lợi thế về giá và lợi thế phân biệt là thành phần sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm, mức dịch vụ, thời

gian giao hàng… (PORTER 1985, trang 81 và 224)

1.2.1.9 Nhân tố về địa điểm (Location factors)

Địa điểm của nhà máy sản xuất, các điểm cung cấp dịch vụ… có thể ảnh hưởng đến lợi thế về giá cũng như lợi thế phân biệt của một công ty cũng như chuỗi cung ứng Thông thường, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng hiện tại, chi phí năng lượng, nguồn nhân lực chất lượng cao là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về địa điểm của doanh nghiệp

Các quyết định thống nhất về địa điểm hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Việc lựa chọn địa điểm cho một hoạt động mới cũng có thể cân nhắc đến công suất hiện tại Địa điểm của nhà máy sản xuất mới của người cung ứng gần nhà máy sản xuất của người mua có thể sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí hàng tồn kho và gia tăng chất lượng dịch vụ

1.2.2 Xây dựng chuỗi cung ứng

Nhiệm vụ chính của việc xây dựng chuỗi cung ứng là phải làm sao để cả bốn thành phần chính của chuỗi – kho bãi, vận tải, hàng tồn kho và thông tin – phải được kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm củng cố chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và tối đa hóa lợi nhuận chuỗi cung ứng Từ đó có thể thấy rằng, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định thiết kế mạng lưới cung ứng – yếu tố gắn kết bốn thành phần chính của chuỗi cung ứng

1.2.2.1 Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng

Phân phối đề cập đến các bước cần thực hiện nhằm di chuyển và lưu trữ một sản phẩm từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng trong chuỗi cung ứng Phân phối là cầu nối giữa các mắt xích khác nhau trong chuỗi cung ứng Nguyên liệu thô và phụ kiện được di chuyển từ người cung cấp đến người sản xuất, trong khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được chuyển từ nhà sản xuất đến tay khách hàng cuối cùng Có thể nói phân phối là nhân tố chính trong khả năng sinh lợi của hãng, vì nó tác động trực tiếp lên chi phí chuỗi cung ứng và sự trải nghiệm của khách hàng

Trang 31

http://svnckh.com.vn 31 Việc lựa chọn một mô hình mạng lưới phân phối phụ thuộc vào mục tiêu mà hãng hướng tới, có thể là mục tiêu giá rẻ, cũng có thể mục tiêu là đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng Vì thế, mà các hãng khác nhau có thể lựa chọn một mô hình mạng lưới phân phối giống nhau hoặc khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu mà họ muốn đạt được Một mạng lưới phân phối không phù hợp có thể gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh Ngược lại, một sự lựa chọn phù hợp có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại mức giá thấp nhất có thể

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới phân phối

Ở mức cao nhất, hoạt động của mạng lưới phân phối nên được đánh giá thông qua hai tiêu chí Một là nhu cầu khách hàng được thỏa mãn Hai là chi phí để thỏa mãn những nhu cầu đó của khách hàng Vì thế, mà hãng cần phải ước lượng ảnh hưởng đối với dịch vụ khách hàng và chi phí khi đứng trước nhiều sự lựa chọn về mạng lưới phân phối Mặc dù dịch vụ khách hàng bao gồm rất nhiều thành phần, nhưng chúng ta chỉ tập trung vào những yếu tố chịu ảnh hưởng của cấu trúc mạng lưới cung ứng, bao gồm:

Thời gian đáp ứng đơn hàng (response time) Sự đa dạng của sản phẩm (product variety) Sự sẵn có của sản phẩm (product avalibility)

Sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm (customer experience) Tính hữu hình của đơn hàng (order visibility)

Khả năng trả lại hàng (returnability)

Thời gian đáp ứng đơn hàng là khoảng thời gian từ khi một khách hàng đặt

một đơn hàng đến khi nhận được đơn hàng giao Sự đa dạng của sản phẩm là số lượng sản phẩm khác nhau mà một khách hàng yêu cầu từ mạng lưới phân phối Tính sẵn có là xác suất có hàng trong kho khi một đơn đặt hàng đến Kinh nghiệm của khách hàng về sản phẩm bao gồm sự dễ dàng trong việc đặt hàng và nhận hàng của khách hàng và tỷ lệ thỏa mãn so với kỳ vọng Tính hữu hình của đơn hàng là khả năng mà khách hàng có thể theo dõi đơn hàng của họ từ khi đặt hàng đến khi giao hàng Khả năng trả lại hàng là sự dễ dàng mà khách hàng có thể trả lại những

Trang 32

http://svnckh.com.vn 32 hàng hóa không ưng ý và khả năng của mạng lưới có thể giải quyết với những đơn hàng trả lại này

Đầu tiên có vẻ như là mọi khách hàng luôn luôn muốn được hưởng mức độ cao nhất của những yếu tố trên, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như thế Một khách hàng đặt mua một quyển sách trên Amazon.com sẵn sàng chấp nhận đợi lâu hơn so với việc mua quyền sách đó ở một cửa hàng gần nhà Bù lại, khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại sách hơn khi mua ở Amazon.com so với hiệu sách gần nhà Như vậy rõ ràng, những hãng mà khách hàng mục tiêu là những người có thể chấp nhận thời gian đáp ứng đơn hàng lâu thì chỉ cần một ít địa điểm phân phối mà có thể xa khách hàng, nhưng phải đảm bảo tập trung tăng năng suất cho những địa điểm đó Ngược lại, những hãng mà khách hàng mục tiêu là những người thích được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng thì cần phải đặt các địa điểm phân phối gần khách hàng Vì vậy, giảm thời gian đáp ứng đơn hàng của khách cũng đồng nghĩa phải tăng số lượng kho bãi trong mạng lưới phân phối

Việc thay đổi thiết kế mạng lưới cung ứng sẽ ảnh hưởng những chi phí chuỗi cung ứng bao gồm: Hàng tồn kho (Inventories), Vận tải (Transportation), Kho bãi và Vận hành (Facilities and handling), Thông tin (Information)

Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, trang 74

Trang 33

http://svnckh.com.vn 33 Khi số lượng kho bãi trong chuỗi cung ứng tăng lên, hàng tồn kho và chí phí hàng tồn kho cũng theo đó mà tăng lên

Chi phí vận tải vào (Inbound Transportation Cost) là chi phí phát sinh khi vận chuyển nguyên liệu nhập vào một kho bãi Chi phí vận tải đi (Outbound Transportation Cost) là chi phí phát sinh khi vận chuyển nguyên liệu ra khỏi kho bãi Chi phí vận tải đi trên một đơn vị nguyên liệu có xu hướng cao hơn chi phí vận tải vào, vì khối lượng nguyên liệu nhập vào kho bãi thường lớn hơn Việc tăng số lượng địa điểm nhà kho sẽ làm giảm khoảng cách vận tải đi trung bình đến khách hàng, và chia nhỏ khoảng cách vận tải đi trong tổng quãng đường vận chuyển của sản phẩm Vì vậy, nếu tính kinh tế theo quy mô trong vận tải về được đảm bảo, thì việc tăng số lượng địa điểm kho hàng sẽ làm giảm tổng chi phí vận tải Nếu số nhà kho được tăng đến một điểm mà tại đó khối lượng hàng vận tải về quá nhỏ và làm giảm bớt tính kinh tế theo quy mô của vận tải về, thì việc tăng số lượng kho bãi sẽ làm tăng tổng chi phí vận tải

Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, trang 75

Trang 34

http://svnckh.com.vn 34

Chi phí vận tải

Số lượng kho bãi

Chi phí kho bãi sẽ giảm khi số lượng kho bãi được giảm xuống, do sự hợp nhất các địa điểm kho bãi cho phép hãng khai thác tính kinh tế theo quy mô

Chi phí kho bãi

Số lượng kho bãi

Tổng chi phí logistics là tổng chi phí hàng tồn kho, vận tải và kho bãi của một mạng lưới chuỗi cung ứng Khi số lượng kho bãi tăng, tổng chi phí logistics giảm và sau đó lại tăng Mỗi hãng nên có ít nhất số lượng kho bãi mà tối thiểu hóa tổng chi phí logistics Khi một hãng muốn giảm thời gian đáp ứng đơn hàng của khách nhiều hơn nữa, hãng có thể tăng số lượng kho bãi lên trên điểm tối thiểu hóa chi phí logistic, và chỉ nên tăng chỉ khi người quản lý đảm bảo sự đầu tư này sẽ giúp doanh số tăng nhiều hơn chi phí của những kho bãi tăng thêm

Trang 35

Nói tóm lại, chẳng có mạng lưới phân phối nào có thể đảm bảo hoàn thành tốt hơn mạng lưới khác tất cả các yếu tố Vì vậy, việc đảm bảo rằng sức mạnh của mạng lưới phân phối phù hợp với định vị chiến lược của hãng là rất quan trọng

1.2.2.3 Các mô hình mạng lưới phân phối

Các lựa chọn mạng lưới phân phối sẽ được xét trong phạm vi phân phối từ người sản xuất đến khách hàng cuối cùng Khi lựa chọn phân phối giữa các cặp khác của từng giai đoạn như là từ nhà cung ứng vật liệu đến người sản xuất, nhiều sự lựa chọn tương tự cũng sẽ được áp dụng Có hai quyết định quan trọng khi thiết kế mạng lưới phân phối:

(1) Sản phẩm sẽ được giao đến địa điểm của khách hàng hay là chuyển đến một địa điểm định trước?

(2) Sản phẩm sẽ được lưu thông thông qua một trung gian hay không?

Dựa vào những sự lựa chọn cho hai quyết định trên, có sáu mô hình mạng lưới phân phối được sử dụng để di chuyển hàng hóa từ nhà máy đến khách hàng: (1) Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp (Manufacturer storage with

Trang 36

http://svnckh.com.vn 36 (2) Người sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và kết hợp vận tải (Manufacturer storage with direct shipping and in-transit merge);

(3) Người đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện (Distributor storage with package carrier delivery);

(4) Người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối (Distribution storage with last mile delivery);

(5) Người sản xuất/phân phối trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng (Manufacturer /Distribution storage with customer pick up);

(6) Người bán lẻ trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng (Retail storage with customer pick up)

a) Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp:

Trong mô hình này, sản phẩm được trực tiếp vận chuyển từ người sản xuất đến khách hàng cuối cùng mà không thông qua người bán lẻ, do đó còn gọi là giao hàng nhỏ giọt (drop-shipping) Người bán lẻ chỉ đóng vai trò trung chuyển dòng thông tin từ khách hàng đến người sản xuất chứ không lưu trữ bất kỳ đơn vị hàng hóa nào để bán cho khách hàng

Người sản xuất Người bán lẻ Khách hàng

Ưu điểm lớn nhất của drop-shipping là khả năng tập trung hàng tồn kho của người sản xuất Người sản xuất có thể tập hợp nhu cầu thông qua hệ thống những người bán lẻ mà họ cung ứng Do đó, chuỗi cung ứng có thể cung cấp sản phẩm với mức sẵn có cao và mức tồn kho thấp Lợi thế từ việc tập trung hóa là cao nhất đối với những sản phẩm giá trị cao, cầu thấp và không xác định được Ngoài ra mô hình

Trang 37

http://svnckh.com.vn 37 drop-shipping cũng giúp chuỗi cung ứng tiết kiệm chi phí về kho bãi và vận hành do tất cả hàng tồn kho đều được tập trung ở người sản xuất

Nhược điểm của mô hình này là ở chi phí vận tải cao do khoảng cách vận chuyển hàng hóa trung bình đến khách hàng thường lớn và việc sử dụng vận tải kiện hàng để chuyên chở hàng hóa Mặt khác, mô hình này cũng đòi hỏi một sự đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng thông tin để đảm bảo dòng thông tin chính xác giữa người sản xuất và khách hàng cuối cùng thông qua người bán lẻ Thời gian đáp ứng đơn hàng lâu do đơn hàng được chuyển từ người bán lẻ đến người sản xuất và khoảng cách vận chuyển trung bình lớn

Hệ thống lưu kho của người sản xuất cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết những đơn hàng trả lại Chi phí giải quyết rất đắt do mỗi đơn hàng đều liên quan đến việc vận chuyển từ ít nhất là một nhà sản xuất Có hai cách để giải quyết với những đơn hàng trả lại này Một là khách hàng có thể trực tiếp trả lại cho nhà sản xuất, nhưng hướng tiếp cận này sẽ làm phát sinh chi phí vận tải và điều phối cao Cách thứ hai là lập ra một bộ phân chuyên giải quyết đơn hàng trả lại giữa nhiều nhà sản xuất, nhưng nó sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn

Bảng 1.9: Đặc điểm hoạt động của Mô hình Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực

tiếp 13

Hàng tồn kho Chi phí thấp hơn vì khả năng tập hợp hàng tồn kho Lợi thế từ việc tập hợp là cao nhất đối với hàng hóa có giá trị cao, cầu thấp và không dự đoán được Lợi thế rất lớn nếu người sản xuất có thể trì hoãn được việc điều chỉnh sản phẩm

Vận tải Chi phí vận tải cao hơn do việc gia tăng khoảng cách vận chuyển và không thể tổng hợp vận chuyển hàng

Nhà kho và vận hành Chi phí nhà kho thấp hơn do tính tập trung hóa tại nhà kho người

sản xuất Chi phí vận hành cũng được tiếp kiệm nếu người sản xuất có thể quản lý được quá trình vận chuyển hàng lẻ hoặc vận chuyển hàng từ dây chuyền sản xuất

Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, trang 80

Trang 38

http://svnckh.com.vn 38

Thông tin Cần đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng thông tin để thống nhất hoạt động của người sản xuất và người bán lẻ

Thời gian đáp ứng

đơn hàng

Thời gian đáp ứng đơn hàng lâu trong khoảng từ một đến hai tuần, do việc gia tăng khoảng cách và quá trình xử lý đơn hàng qua hai giai đoạn Thời gian đáp ứng đơn hàng khác nhau đối với

Dễ dàng cung ứng sản phẩm với cấp độ sẵn có cao, do khả năng tập hơn đơn hàng của người sản xuất

Sự trải nghiệm của

khách hàng

Khách hàng có thể có ấn tượng tốt đối với việc giao hàng tận nhà, nhưng có thể sẽ cảm thấy khó chịu nếu đặt hàng từ nhiều nhà sản

Khả năng trả lại hàng Việc trả lại hàng sẽ gây tốn kém rất lớn và rất khó

b) Người sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và kết hợp vận tải

Không giống như hình thức drop-shipping thuần túy, hình thức kết hợp vận tải (In-transit merge) kết hợp các đơn đặt hàng nhỏ từ các nhà sản xuất khác nhau để khách hàng có thể nhận được một đơn hàng hoàn chỉnh Mô hình In-transit merge có thể được áp dụng đối với những người bán hàng trực tiếp như Dell và Gateway hoặc các công ty đang thực hiện mô hình drop-shipping

Trang 39

Giống như mô hình drop-shipping, khả năng tập hợp hàng tồn kho và khả năng trì hoãn việc điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là những lợi thế nổi bật của hình thức in-transit merge Mô hình này sẽ đưa lại lợi thế lớn nhất cho sản phẩm có giá trị cao, cầu thấp hoặc trung bình và khó dự đoán

Trong hầu hết các trường hợp, chi phí vận tải sẽ thấp hơn so với mô hình drop-shipping do việc kết hợp vận tải tại trung tâm của người chuyên chở trước khi giao hàng cho khách Nhờ đó mà sự trải nghiệm của khách hàng cũng được cải thiện do họ có thể nhận được một lần giao hàng cho đơn hàng của họ thay vì nhiều lần giao hàng rời rạc vào nhiều thời điểm khác nhau như trong mô hình drop-shipping

Nhược điểm của mô hình này là những nỗ lực tăng thêm trong quá trình kết hợp đơn hàng Điều này đã đẩy tổng chi phí kho bãi và vận hành của chuỗi cung ứng cao hơn Mặt khác, mô hình này cũng đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng thông tin phức tạp để đảm bảo cho quá trình kết hợp Bên cạnh đó, hoạt động của người bán lẻ, người sản xuất và người vận chuyển cũng phải được điều phối với nhau Thời gian để đáp ứng đơn hàng cũng lâu hơn do quá trình kết hợp

Hơn thế nữa, so sánh với mô hình drop-shipping, in-transit merge đòi hỏi một lượng cầu cao hơn từ mỗi nhà sản xuất (nhưng không nhất thiết là cầu về cùng một loại sản phẩm) để có thể hoạt động hiệu quả Mặt khác, mô hình này cũng chỉ thích hợp trong việc kết hợp từ bốn đến năm cơ sở sản xuất

Hàng tồn kho Giống như drop-shipping

Vận tải Ít hơn chi phí vận tải của mô hình drop-shipping một ít

Trang 40

http://svnckh.com.vn 40 Kho bãi và vận

hành

Chi phí kho bãi cao hơn mô hình drop-shipping đối với người chuyên chở, còn khách hàng thì nhận được chi phí thất hơn

Thông tin Cần phải đầu tư nhiều hơn cho cở sở hạ tầng thông tin so với mô

Giống như mô hình drop-shipping

c) Người đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện

Với mô hình này, hàng tồn kho không do người sản xuất quản lý tại nhà máy mà sẽ do người đại lý hoặc người bán lẻ lưu trữ tại kho hàng trung gian và sử dụng vận tải kiện hàng (package carrier) để vận chuyển hàng từ đại điểm trung gian đến khách hàng cuối cùng Mô hình này thích hợp với những sản phẩm có cầu cao hơn so với mô hình người sản xuất trữ hàng và có tốc độ chu chuyển trung bình hoặc nhanh (medium to fast moving items)

Ngày đăng: 25/09/2012, 17:01

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Hình 1.1.

Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 1.2: Cơ cấu chuỗi cung ứng Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản  - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Hình 1.2.

Cơ cấu chuỗi cung ứng Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản Xem tại trang 23 của tài liệu.
1.2.2.3 Các mô hình mạng lưới phân phối - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

1.2.2.3.

Các mô hình mạng lưới phân phối Xem tại trang 35 của tài liệu.
Trong mô hình này, sản phẩm đƣợc trực tiếp vận chuyển từ ngƣời sản xuất đến khách hàng cuối cùng mà không thông qua ngƣời bán lẻ, do đó còn gọi là giao  hàng  nhỏ  giọt  (drop-shipping) - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

rong.

mô hình này, sản phẩm đƣợc trực tiếp vận chuyển từ ngƣời sản xuất đến khách hàng cuối cùng mà không thông qua ngƣời bán lẻ, do đó còn gọi là giao hàng nhỏ giọt (drop-shipping) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Không giống nhƣ hình thức drop-shipping thuần túy, hình thức kết hợp vận tải (In-transit merge) kết hợp các đơn đặt hàng nhỏ từ các nhà sản xuất khác nhau để  khách hàng có  thể nhận đƣợc  một đơn hàng  hoàn chỉnh - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

h.

ông giống nhƣ hình thức drop-shipping thuần túy, hình thức kết hợp vận tải (In-transit merge) kết hợp các đơn đặt hàng nhỏ từ các nhà sản xuất khác nhau để khách hàng có thể nhận đƣợc một đơn hàng hoàn chỉnh Xem tại trang 38 của tài liệu.
Tính hữu hình của đơn hàng - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

nh.

hữu hình của đơn hàng Xem tại trang 38 của tài liệu.
Giống nhƣ mô hình drop-shipping, khả năng tập hợp hàng tồn kho và khả năng trì hoãn việc điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là những lợi  thế nổi bật của hình thức in-transit merge - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

i.

ống nhƣ mô hình drop-shipping, khả năng tập hợp hàng tồn kho và khả năng trì hoãn việc điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là những lợi thế nổi bật của hình thức in-transit merge Xem tại trang 39 của tài liệu.
Thấp hơn mô hình ngƣời sản xuất trữ hàng - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

h.

ấp hơn mô hình ngƣời sản xuất trữ hàng Xem tại trang 42 của tài liệu.
Tốt hơn mô hình ngƣời sản xuất trữ hàng và giao hàng trực triếp (drop-shipping)  - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

t.

hơn mô hình ngƣời sản xuất trữ hàng và giao hàng trực triếp (drop-shipping) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Ít hơn so với mô hình package carrier delivery, nhƣng cao hơn mô hình ngƣời bán lẻ trữ hàng - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

t.

hơn so với mô hình package carrier delivery, nhƣng cao hơn mô hình ngƣời bán lẻ trữ hàng Xem tại trang 44 của tài liệu.
Thông tin Tƣơng tự nhƣ mô hình package carrier delivery - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

h.

ông tin Tƣơng tự nhƣ mô hình package carrier delivery Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hàng tồn kho Có thể tƣơng đƣơng với các mô hình khác, tùy vào địa điểm lƣu kho  - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

ng.

tồn kho Có thể tƣơng đƣơng với các mô hình khác, tùy vào địa điểm lƣu kho Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 1.17: Đặc điểm hoạt động của mạng lưới phân phối qua các điểm giao hàng21 - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Bảng 1.17.

Đặc điểm hoạt động của mạng lưới phân phối qua các điểm giao hàng21 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hàng tồn kho Cao hơn tất cả các mô hình khác Vận tải Thấp hơn tất cả các mô hình khác  Cơ sở vật chất  - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

ng.

tồn kho Cao hơn tất cả các mô hình khác Vận tải Thấp hơn tất cả các mô hình khác Cơ sở vật chất Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.2: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000 – 2007   - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Bảng 2.2.

Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000 – 2007 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.4: Bảng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000- 2007 - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Bảng 2.4.

Bảng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000- 2007 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 2.5: Đồ thị sản lượng và kim ngạch cá tra, giai đoạn 2000 – 2008 - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Hình 2.5.

Đồ thị sản lượng và kim ngạch cá tra, giai đoạn 2000 – 2008 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2008 - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

Hình 2.6.

Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2008 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Xét theo mô hình 3, HTX nuôi cá đóng vai trò nhƣ kho hàng của ngƣời đại lý/bán lẻ, đảm bảo tính sẵn có của nguyên liệu để giao cho nhà máy chế biến - Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf

t.

theo mô hình 3, HTX nuôi cá đóng vai trò nhƣ kho hàng của ngƣời đại lý/bán lẻ, đảm bảo tính sẵn có của nguyên liệu để giao cho nhà máy chế biến Xem tại trang 78 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan