Hình phạt mang tính phổ biến

6 1.3K 1
Hình phạt mang tính phổ biến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hình phạt mang tính phổ biến

MỤC LỤC Trang 1. Hình phạt mang tính phổ biến……………………………………… 2 2. Hình phạt được quy định trong các điều khoản…………………… 3 3.Hình phạt được quy định mang tính cứng nhắc……………………. 4 4. Hình phạt tiếp thu, chọn lọc của hình phạt pháp luật Trung Quốc 5 5. Hình phạt dã man, tàn bạo………………………………………… 6 1 MỞ BÀI Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, do quan niệm đồng nhất pháp luật với luật hình nên hình phạt có một vị trí rất quan trọng trong pháp luật của thời kỳ này. Và hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam có một số đặc điểm nhất định. Việc phân tích các đặc điểm này sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam. NỘI DUNG 1. Hình phạt mang tính phổ biến. 1.1. Nguyên nhân hình thành đậc điểm Theo quan niệm của luật hình hiện đại, hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình và chỉ áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các nhà làm luật phong kiến có quan niệm rất rộng về hình phạt. Họ có sự đồng nhất pháp luật với luật hình. Ngay từ tên gọi của các bộ luật đã thể hiện điều đó: Nhà Lý – bộ Hình thư, nhà Trần,Lê – bộ Quốc triều hình luật…Bên cạnh đó còn có ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc với quan niệm Thiên hạ vi công, tư tưởng pháp trị. Vì vậy hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự hay dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, luân thường đạo lý…Quan niệm đó làm cho hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam mang tính phổ biến. 1.2. Biểu hiện của đặc điểm Có thể bắt gắp hầu hết các quy định của những văn bản pháp luật phong kiến đều quy định về các vi phạm đều áp dụng hình phạt. Ví dụ chiếu của vua Lý Thái Tổ năm 1042 về việc kẻ nào ăn trộm trâu của công thì xử phạt 100 trượng, hoặc trong bộ Quốc triều hình luật cùa nhà Lê, về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, điều 317 quy định: “Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang 2 chồng mà lại lấy chồng hoặc lấy vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm 3 tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa”. Hay trong lĩnh vực dân sự, theo điều 349: “ trong hạt có nơi nào mà bị nạn lụt, hạn, mưa đá, sâu keo, châu chấu phá hoại lúa má, quan chủ ty đáng phải tâu mà không tâu hay là tâu sai sự thật thì xử tội trượng hay phạt. Quan kiểm tra không xét đúng sự thật thì biếm 3 tư và bãi chức”… 1.3. Ý nghĩa của đặc điểm Đặc điểm hình phạt mang tính phổ biến có ý nghĩa trong việc thể hiện rõ quan niệm của các nhà làm luật phong kiến, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nước ta thời kỳ này. 2. Hình phạt được quy định trong các điều khoản 2.1. Nguyên nhân hình thành đặc điểm Do hình phạt mang tính phổ biến nên nó được quy định trong rất nhiều trong các điều khoản. 2.2. Biểu hiện của đặc điểm. Ví dụ trong Quốc triều hình luật, các hình phạt ngũ hình được quy định, miêu tả cơ bản ở chương danh lệ. Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Ngoài ngũ hình, luật Hồng Đức còn áp dụng các hình phạt khác như: Biếm tư (điều 27, 46) bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho chuộc tội biếm bằng tiền theo điều 22. Ngoài ra người bị phạt biếm tư còn phải chịu hình phạt đánh roi (xuy hoặc trượng). Phạt tiền (điều 26). Ngoài ra còn có quy định về tiền bồi thường tang vật (điều 28), tiền đền mạng (điều 29). Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản (nặng theo điều 426, 430) và tịch thu một phần tài sản (nhẹ, các điều 88, 523). Thích chữ vào cổ hoặc mặt. Xung vợ con làm nô tỳ (điều 411, 412). Còn trong Hoàng Việt luật lệ, hình phạt cũng được trình bày khái quát trong danh lệ 3 điều 1 và được quy định cụ thể chi tiết trong hầu hết các điều của Hoàng Việt luật lệ. Đặc biệt ở phần Danh lệ của Bộ luật giải thích nguồn gốc tự nhiên, xã hội và ý nghĩa của hình phạt cũng như cách thức áp dụng. Đây là điểm tiến bộ của luật Gia Long. 2.3. Ý nghĩa của đặc điểm Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm đầu tiên: Hình phạt mang tính phổ biến. Qua đó thể hiện sự phong phú, tỉ mỉ trong việc quy định về các hình phạt, thể hiện quan niệm của các nhà làm luật và sự nghiêm minh của pháp luật phong kiến Việt Nam. 3.Hình phạt được quy định mang tính cứng nhắc 3.1. Nguyên nhân hình thành đặc điểm Luật hình ngày nay thường quy định cho mỗi loại tội phạm mức hình phạt nhẹ nhất tới mức hình phạt nặng nhất để thẩm phán có quyền lựa chọn mức hình phạt thích ứng với từng tội cụ thể trong giới hạn luật định. Nhưng nhà làm luật phong kiến thời xưa quy định tỉ mỉ từng hình phạt cụ thể cho từng hành vi và hậu quả phạm tội cụ thể. Một phần cũng ảnh hưởng bởi pháp luật Trung Quốc và quan niệm đồng nhất pháp luật với luật hình. 3.2. Biểu hiện của đặc điểm. Có thể lấy những quy định ở Điều 466 của Bộ luật Hồng Đức làm một minh chứng điển hình. Ngoài ra hình phạt còn được quy định chi tiết, tỉ mỉ, cố định trong điều luật căn cứ vào công cụ, phương tiện phạm tội, nhân thân người phạm tội, địa vị trong gia đình và trong xã hội của người phạm tội và người bị hại…Đối với trường hợp một người phạm nhiều tội, thì lượng hình như thế nào? Điều 37 quy định “người nào phạm 2 tội trở lên cùng phát hiện ra một lúc thì theo tội nặng mà định tội, còn tội nhẹ hơn giảm một bậc. Nếu tội phát 4 hiện trước chưa định, mà tội sau lại phát hiện ra thì cứ theo 2 tội mà xử án, kể tang vật mà định tội”. 3.3. Ý nghĩa của đặc điểm Quy định hình phạt một cách cứng nhắc và chi tiết như thế có ưu điểm mang tính khái quát, giúp cho những người áp dụng các quy định về hình phạt một cách dễ dàng vì hình phạt đã được quy định chi tiết, cố định. Nhưng cũng có nhược điểm đó là không thể dự tính được hết mọi trường hợp xảy ra. Và từ đặc điểm này đã thể hiện trình độ lập pháp của nhà làm luật xưa. 4. Hình phạt tiếp thu chọn lọc, sáng tạo của hình phạt Trung Quốc 4.1 Nguyên nhân hình thành đặc điểm Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam có sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc bởi vì Trung Quốc là 1 nước lớn và có nền văn hóa chính trị pháp lý cao. Các nước xung quanh trong đó có Việt Nam chịu ảnh hưởng 1 phần cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó nước ta cũng bị phong kiến phương bắc đô hộ gần 1000 năm, nên trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật đã tiếp thu một cách sáng tạo, chọn lọc. 4.2. Biểu hiện của đặc điểm Hình phạt của pháp luật phong kiến Việt Nam cũng giống như hình phạt của pháp luật phong kiến Trung Quốc, đều mang tính cứng nhắc, dã man tàn bạo. Mọi vi phạm đều áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng có nhiều điểm sáng tạo. Pháp luật Việt Nam đã tiếp thu nhóm hình phạt ngũ hình tuy nhiên có sự sáng tạo. Ví dụ ở luật Hồng Đức, chỉ áp dụng hình phạt trượng cho đàn ông phạm tội chứ ko với đàn bà. Luật Gia Long cho phép phụ nữ đổi trượng sang xuy trừ tội gian dâm. Đối với hình phạt lưu, do yếu tố địa lý nên pháp luật Việt Nam cũng có sửa đổi cho thích hợp. 4.3. Ý nghĩa của đặc điểm 5 Đặc điểm này cho thấy tính sáng tạo của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam để phù hợp với các yếu tố tự nhiên, xã hội của đất nước. Đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 5. Hình phạt dã man tàn bạo. Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam do chịu ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc nên cũng khá dã man tàn bạo, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trừ pháp luật nhà Lý ảnh hưởng bởi phật giáo, còn lại pháp luật của các triều đại khác đều có những hình phạt dã man, tàn bạo. Thời nhà Đinh:”Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Luật Hồng Đức, Gia Long có quy định về những hình phạt tàn khốc như chém bêu đầu, lăng trì (xẻo từng miếng thịt,mổ bụng moi ruột,cắt rời chân tay,bẻ gãy hết xương), lục thi (chặt xác chết)… KẾT BÀI Qua việc tìm hiểu những đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam, ta thêm hiểu về pháp luật xưa. Từ đó thêm tự hào, yêu quý pháp luật và đất nước mình hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – Nxb CAND - vi.wikipedia.org/ 6

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan