Sử dụng thực vật làm sinh vật chỉ thị trong xử lý ô nhiễm môi trường

29 6.4K 41
Sử dụng thực vật làm sinh vật chỉ thị trong xử lý ô nhiễm môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chất lượng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải của con người. Nhận thức được vấn đề đó, con người đã áp dụng nhiều công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường. Một trong những hướng áp dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường đó là sử dụng các sinh vật chỉ thị. Những sinh vật (động vật, thực vật) mẫn cảm với các chất ô nhiễm hay các yếu tố sẵn có trong môi trường sẽ dễ bị tác động, có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu dễ nhận biết. Trong các loài sinh vật dùng làm chỉ thị sinh học, được sử dụng phổ biến nhất là các loài thực vật.

MỤC LỤC II. NỘI DUNG 3 2.1. Những hiểu biết chung về chỉ thị sinh học môi trường 3 2.1.1. Những khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường 3 2.1.2. Dấu hiệu sinh học của sinh vật chỉ thị 8 2.2. Vai trò của chỉ thị sinh học trong nghiên cứu, đánh giá và xử lý môi trường 11 2.2.1. Trong đánh giá môi trường 11 2.2.2. Trong xử lý ô nhiễm môi trường 12 2.3. Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường 14 2.3.1. Sử dụng chỉ số sinh học 14 2.3.2. Sử dụng sinh vật tích tụ 16 2.3.4. Xây dựng bản đồ ô nhiễm 18 2.3.5. Phương pháp so sánh 18 2.3.6. Sử dụng vi sinh vật 18 2.3.7. Sử dụng các loài đặc hữu, quý hiếm 19 2.3.8. Phương pháp diễn thế 19 2.4. Sử dụng sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường 19 2.4.1. Xử lý ô nhiễm môi trường nước 19 2.4.2. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí 23 2.4.3. Xử lý ô nhiễm môi trường đất 27 III. KẾT LUẬN 29 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 1 I. MỞ ĐẦU Môi trường là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Hiện nay, chất lượng môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người. Môi trường ô nhiễm, suy thoái đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Nhận thức được vấn đề đó, con người đã áp dụng nhiều công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường. Một trong những hướng áp dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường đó là sử dụng các sinh vật chỉ thị. Đã từ lâu, các nhà khoa học đã biết sử dụng các sinh vật trong quá trình nghiên cứu của mình. Những sinh vật (động vật, thực vật) mẫn cảm với các chất ô nhiễm hay các yếu tố sẵn có trong môi trường sẽ dễ bị tác động, có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu dễ nhận biết. Trong các loài sinh vật dùng làm chỉ thị sinh học, được sử dụng phổ biến nhất là các loài thực vật. Môi trường có chứa các chất ô nhiễm hữu cơ nhân tạo, các chất dinh dưỡng khoáng hay kim loại nặng sẽ được nhận biết dễ dàng bởi các biểu hiện của thực vật chỉ thị. Phương pháp này dựa trên cơ sở gieo trồng các loại thực vật có khả năng hấp thu các chất ô nhiễm đặc thù từ môi trường và tích lũy chất độc trong cơ thể thực vật, rồi thông qua thu hoạch, loại thải những chất ô nhiễm ra khỏi môi trường. Một số ưu điểm của phương pháp sử dụng thực vật làm sinh vật chỉ thị như: an toàn và thân thiện với môi trường, giảm chi phí trong xử lý ô nhiễm, v.v… Trên thế giới, việc nghiên cứu và sử dụng sinh vật để đánh giá, kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường đã đạt được nhiều thành tựu. Bài tiểu luận dưới đây sẽ đề cập tới việc sử dụng sinh vật chị thị trong xử lý ô nhiễm môi trường và chủ yếu tập trung vào thực vật. 2 II. NỘI DUNG 2.1. Những hiểu biết chung về chỉ thị sinh học môi trường 2.1.1. Những khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường 2.1.1.1. Khái niệm Sinh vật chỉ thị môi trường là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó, sự hiện diện hay không của chúng biểu thị một tình trạng điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong hay vượt quá giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó. Sinh vật chỉ thị môi trường có thể là các loài sinh vật hoặc các tập hợp loài. Các điều kiện sinh thái tác động đến sinh vật chỉ thị chủ yếu là các yếu tố vô sinh: hàm lượng các chất dinh dưỡng, nhu cầu O 2 , chất độc và các chất gây ô nhiễm khác. 2.1.1.2. Cơ sở của việc sử dụng sinh vật làm chỉ thị môi trường Thành phần loài của một quần xã sinh vật được xác định bởi các yếu tố môi trường. Do đó, tất cả các cơ thể sống đều chịu tác động của các yếu tố môi trường sống. Môi trường sống này cũng có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt bị tác động mạnh bởi các điều kiện vật lý và hoá học. Một vài yếu tố tác động vào môi trường có thể hoặc không gây hại cho sinh vật nào đó, thì sinh vật này sẽ bị hoặc không bị loại trừ ra khỏi quần thể và làm nó trở thành sinh vật chỉ thị cho môi trường. Sự hiểu biết về tác động của các yếu tố môi trường lên cơ thể sống có thể xác định sự có mặt và mức độ có của nhiều chất trong môi trường. Như vây cơ sở cho việc sử dụng sinh vật làm vật chỉ thị môi trường dựa trên hiểu biết về khả năng chống chịu của sinh vật với các yếu tố của điều kiện sinh thái (yếu tố vô sinh) với tác động tổng hợp của chúng. Các yếu tố sinh thái vô sinh của môi trường có thể là: ánh sáng, nhiệt độ, nước hay ẩm độ, các chất khí, các chất dinh dưỡng dễ tiêu. 3 2.1.1.3. Tác động của các yếu tố vô sinh lên sinh vật Ánh sáng: Ánh sáng cần cho các hoạt động sống bình thường của động vật, cung cấp một số chất cần thiết cho động vật. Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực vật: c ường độ và thời gian tác động của ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp và tích lũy các chất trong cây. Theo phản ứng với ánh sang, sinh vật được chia thành hai nhóm: ưa sáng và ưa tối + Ưa sáng: phi lao, bồ đề , thuốc lá, cà rốt , lúa , ngô + Ưa tối: cà độc dược, hành , dương xỉ, rêu, tảo silic (có khả năng quang hợp khi ánh sáng ở ngưỡng tối thiểu). Theo phản ứng của cây trồng với ánh sáng có thể chia ra cây nhiệt đới, cây ôn đới, cây á nhiệt đới. Theo phản ứng của cây trồng với thời gian chiếu sáng có thể chia ra: cây có phản ứng ngày ngắn và ngày dài. Nhiệt độ: Trong một phạm vi nhất định, nhiệt độ càng tăng thì tốc độ phát triển của sinh vật càng tăng nhanh. Sinh vật có thể phản ứng với nhiệt độ bằng nhiều hình thức khác nhau + Khi nhiệt độ cao, cây tích luỹ nhiều đường, muối, tăng khả năng giữ nước, thoát hơi nước. Cây non thường chịu lạnh tốt hơn cây già. + Khi bị nóng, động vật có thể toả nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi, giãn các mạch máu ngoại vi. Khi lạnh nó co mạch, hình thành lớp lông và mỡ dưới da dày, tăng sản nhiệt hoặc run rẩy. Theo phản ứng của cây trồng với nhiệt độ có thể chia ra cây nhiệt đới, cây ôn đới, cây á nhiệt đới. Nước và ẩm độ: 4 Nước đóng một vai trò rất quan trọng đối vối sinh vật. Phân loại sinh vật theo mức độ phụ thuộc vào nước: + Sinh vật ở nước: cá, thực vật thuỷ sinh, + Sinh vật ưa ẩm cao: lúa, cói, lác, + Sinh vật ưa ẩm vừa: tếch, các cây họ bạch đàn, trầu không, + Sinh vật ưa ẩm thấp, chịu hạn: xương rồng, bỏng nẻ, thầu dầu, trúc đào, sú, vẹt dù, cà phê ,chè, phi lao , tiêu , rêu, địa y Các chất khí: Khí quyển cung cấp O 2 , CO 2 cho sinh vật và xử lý một phần các chất khí ô nhiễm. Khi thành phần, tỷ trọng các chất khí trong khí quyển thay đổi, có thể gây hại cho sinh vật. Thực vật có vai trò quan trọng trong xử lý các chất khí gây ô nhiễm môi trường (ví dụ như CO 2 , SO 2 , ). Các chất khoáng hòa tan (muối): Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật, giúp điều hoà các quá trình sinh hoá, áp suất thẩm thấu của dịch mô và các hoạt động chức năng khác. Sinh vật có khả năng hấp thu chất khoáng khác nhau: + Đối với cây trồng dinh dưỡng khoáng quyết định đến tình trạng sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. + Theo yêu cầu dinh dưỡng của thực vật có 14 chất khoáng là dinh dưỡng thiết yếu cần cung cấp, được chia thành 3 nhóm theo nhu cầu: đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S, Si) và vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo, Cl). Ngoài ra còn có 3 nguyên tố sẵn có trong cơ thể thực vật mà không cần pahir đưca vào là C, H, O. Hàm lượng các chất khoáng trong môi trường mất cân đối có thể dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm sinh vật mắc bệnh. 2.1.1.4. Khả năng biến đổi để thích nghi của sinh vật khi môi trường thay đổi Sự phản hồi của sinh vật đối với tác động từ môi trường: 5 Sinh vật phản ứng lên tác động của môi trường bằng hai phương thức: chạy trốn (động vật), hoặc thích nghi. Sự thích nghi của sinh vật có thể : thích nghi hình thái và thích nghi di truyền. + Thích nghi hình thái xảy ra trong suốt thời gian sống của cơ sinh vật dưới tác động của các yếu tố môi trường. + Thích nghi di truyền xuất hiện trong quá trình phát triển cá thể, không phụ thuộc vào sự có hay vắng mặt của các trạng thái môi trường, được xác định và củng cố bởi các yếu tố di truyền. Biến động số lượng: Qúa trình biến đổi xảy ra do tác động ngẫu nhiên của các yếu tố môi trường, chủ yếu là do yếu tố thời tiết và khí hậu. Mức độ biến động có thể ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng cá thể trực tiếp hay gián tiếp qua sự thay đổi trạng thái sinh lý của cây, thức ăn, hoạt tính của thiên địch… Diễn thế sinh thái và tác động đến sinh vật chỉ thị môi trường: Diễn thế sinh thái tác động làm biến đổi môi trường sống gây thay đổi quần xã sinh vật Tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến hệ sinh thái luôn chịu ảnh hưởng và tác động vào quá trình diễn thế sinh thái. Nguyên nhân xảy ra diễn thế: + Nguyên nhân bên trong: gây nên nội diễn thế nằm trong tính chất của chính hệ sinh thái, sự sinh sản và cạnh tranh sinh tồn của các sinh vật. + Nguyên nhân bên ngoài: bao gồm các yếu tố từ bên ngoài tác động lên hệ sinh thái làm thay đổi nó, gây nên ngoại diễn thế. Tác động làm biến đổi của môi trường gây ảnh hưởng trên cơ thể sống có thể quan sát: + Thay đổi về thành phần loài hoặc các nhóm ưu thế + Những thay đổi về đa dạng loài + Tăng tỷ lệ chết trong quần thể 6 + Thay đổi sinh lý và tập tính trong các cá thể + Những khiếm khuyết về hình thái và tế bào trong các cá thể + Sự tích luỹ dần các chất gây ô nhiễm trong các mô của những cá thể Do ảnh hưởng của diễn thế sinh thái mà các chỉ thị sinh học có thể sử dụng để đánh giá tình trạng sinh thái, đặc biệt là điều kiện khu cần bảo tồn. 2.1.1.5. Phân nhóm sinh vật chỉ thị Các sinh vật chỉ thị môi trường có thể phân thành các nhóm theo tác dụng khác nhau: Tác dụng giải đoán môi trường là các loài sinh vật chi thị mẫn cảm với điều kiện môi trường không thích hợp, có thể sử dụng chúng làm công cụ để nhận biết tình trạng môi trường. Tác dụng thăm dò là những loài sinh vật chỉ thị thích nghi đối với môi trường nhất định, sự xuất hiện của chúng có thể dùng để đo phản ứng và thích nghi đối với sự thay đổi của môi trường. Tác dụng khai thác là các loài sinh vật chỉ thị có thể chỉ thị rõ cho sự xáo trộn hay ô nhiễm môi trường. Tác dụng tích luỹ sinh học là các loài sinh vật chỉ thị có khả năng tích luỹ các hoá chất trong mô của chúng. Sinhh vật thử nghiệm là các sinh vật được chọn lọc để nghiên cứu trong điều kiện thí nghiệm nhằm xác định các chất ô nhiễm. 2.1.1.6. Tính chất của sinh vật chỉ thị Sinh vật chỉ thị có khả năng chống chịu với các yếu tố vô sinh của môi trường và tác động tổng hợp của chúng. Đặc điểm phản hồi tác động của nhân tố môi trường lên sinh vật chỉ thị bằng 2 hình thức chạy trốn hay thích nghi. Tính chỉ thị môi trường của sinh vật chỉ thị được thể hiện ở các bậc khác nhau: + Sinh vật chỉ thị: dấu hiệu về sinh lý, sinh hoá, tập tính, tổ chức tế bào của cá thể. 7 + Quần thể sinh vật chỉ thị: cấu trúc quần thể các loài chỉ thị. + Quần xã sinh vật chỉ thị: một số nhóm sinh vật chỉ thị nào đó (sinh vật nổi, sinh vật đáy). Nhờ tính chất của sinh vật chỉ thị có thể sử dụng khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể và giá trị biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường lên sinh vật để đánh giá môi trường thuận lợi và hiệu quả hơn so với phương pháp lý hoá học. 2.1.1.7. Tiêu chuẩn để chọn sinh vật làm chỉ thị sinh học + Sinh vật đã được định loại rõ ràng + Dễ thu mẫu trong tự nhiên, kích thước vừa phải. + Có phân bố rộng (phân bố toàn cầu). + Có nhiều tài liệu về sinh thái cá thể. + Có giá trị kinh tế hoặc là nguồn dịch bệnh. + Dễ tích tụ các chất ô nhiễm. + Dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm (vi sinh vật). + It biến dị. 2.1.2. Dấu hiệu sinh học của sinh vật chỉ thị Dấu hiệu sinh học là những thể hiện sự phản ứng (sinh học) của sinh vật đối với tác động của chất ô nhiêm trong môi trường. Dấu hiệu sinh học có 2 loại chính: dấu hiệu sinh lý - sinh hóa và dấu hiệu sinh thái. 2.1.2.1. Dấu hiệu sinh lý - sinh hóa Đây là dấu hiệu dễ biết, có nhiều ý nghĩa, nhất là liên quan tới khả năng sống sót, sự sinh trưởng của cá thể, sự sinh sản của quần thể. 2.1.2.2. Dấu hiệu sinh thái Đây là dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của cấu trúc quần thể hoặc quần xã sinh vật dưới tác động của chất ô nhiễm. 8 Dấu hiêu này khó nhận biết hơn, có thể nhận biết đánh giá bằng một số chỉ số: thiếu hụt loài, đa dạng sinh học, loài ưu thế. Chỉ số thiếu hụt loài: được xác định trong trường hợp có số liệu khảo sát định kỳ về thành phần loài có mặt trong một khu sinh cư. Chỉ số đa dạng sinh học: là chỉ số mang tính chất tổng hợp số lượng loài và số cá thể và một giá trị chung, để đơn giản hóa sự phức tạp của cấu trúc quần xã sinh vật. Chỉ số loài ưu thế: khi mức độ ô nhiễm nặng, một số loài phát triển ưu thế về số lượng. 2.1.3. Chỉ số sinh học Chỉ số sinh học là các chỉ số dựa trên ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và tác động của sự phân huỷ chất hữu cơ lên sinh vật để đo đạc các tính chất của môi trường, đánh giá sinh thái môi trường. Trong quan trắc chất lượng nước: Các loài chỉ thị và mức mẫn cảm của chúng với ô nhiễm. Số lượng nhóm sinh vật chỉ thị có hoặc vắng mặt được dùng để tính toán chỉ số sinh học. Chỉ số sinh học được sử dụng đa dạng theo vùng địa lý và áp dụng theo thang tính điểm của tổ chức nghiên cứu quan trắc sinh học (BMWP- Biological Monitoring Working Party) được biến đổi để sử dụng ở nhiều nước. 2.1.4. Chỉ số đa dạng Chỉ số đa dạng biểu thị độ phong phú loài trong môi trường đã chọn ở dạng giá trị đơn loài. Chỉ số này có ý nghĩa gián tiếp chỉ ra sự tăng ô nhiễm của một hệ sinh thái, làm cho các loài mẫn cảm sẽ giảm thiểu và dẫn đến việc suy giảm tính đa dạng tổng thể của quần xã sinh vật. Ví dụ, hiện tượng tăng số lượng một số loài sinh vật trong những hồ kiệt dưỡng tự nhiên (trên núi hoặc ở đầm lầy) khi hồ bị tác động do ô nhiễm hữu cơ từ chất thải. Người ta sử dụng chỉ số đa dạng để đánh giá 3 khía cạnh của cấu trúc quần xã: 9 + Số lượng loài hoặc độ phong phú + Tổng lượng sinh vật (độ phong phú) của mỗi loài. + Tính đồng nhất phân bố các cá thể giữa các loài khác nhau (tính đồng đều). Hiện có một số phương pháp thong dụng tính chỉ số đã dạng là: Shannon - Weiner (H ’ ), Simpson (D), Malgalef (D Mg ). 2.1.5. Chỉ số tương đồng Chỉ số tương đồng là sự so sánh độ phong phú loài tại 2 điểm thu mẫu khác nhau, trong đó một điểm được xem làm đối chứng. Có nhiều kiểu tính chỉ số tương đồng, nhưng thông dụng nhất là các phương pháp tính: chỉ số Sorensen (C), hệ số Jaccard (J), chỉ số tương đồng quần xã Pinkham và Pearson (P). Bảng 1. Một số chỉ số đa dạng và tương đồng sử dụng phổ biến Chỉ số Ký hiệu Công thức tính Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H ’ ) Simpson (D) Malgalef (D Mg ) Chỉ số tương đồng Sorensen (C) Jaccard (J) Pinkham và Pearson (P) Trong đó: + Ni: Số các thể loài i trong mẫu thu + N: Số các thể của tất cả các loài trong mẫu thu + S: Số loài có trong mẫu thu 10 [...]... việc khai thác khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong sinh vật chỉ thị và giá trị biểu thị tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường lên 11 các sinh vật tích tụ làm cho chỉ thị sinh học môi trường là chỉ dẫn quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp lý hoá học 2.2.2 Trong xử lý ô nhiễm môi trường Xử lý môi trường bị ô nhiễm là một quá trình phức tạp (công nghệ, hiểu biết sâu về cơ chế hấp thụ,... hiện nay, sinh vật chỉ thị đã được áp dụng khá phổ biến trong các đề tài nghiên cứu đánh giá và xử lý ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề môi trường và sinh vật chỉ thị để áp dụng vào thực tiễn sao cho có hiệu quả nhất IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài giảng chỉ thị sinh học môi trường 2 Bài giảng ô nhiễm môi trường 3 Lê Văn Khoa (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, ... nước không nên dựa vào những cá thể sinh vật mà phải là quần xã sinh vật Kolkwitz, Marson, Liebmann là những người đầu tiên đưa ra danh mục các sinh vật chỉ thị (gồm động vật và thực vật) cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ ở các mức độ khác nhau lien quan đến hệ hoại sinh Trong đó: ô nhiễm rất nặng có 31 sinh vật chỉ thị, ô nhiễm cao có 17 sinh vật chỉ thị, ô nhiễm trung bình có 22 sinh vật chỉ thị, ... trong môi trường Trong những trường hợp cần thiết, ta có thể bổ sung phương pháp phân tích đất, nước và thực vật Tuy nhiên đối với những chuyên gia chỉ thị sinh học môi trường thì không nhất thiết phải tiến hành phân tích thêm Trong nhiều trường hợp sử dụng, chỉ thị sinh học môi trường còn là bước khởi đầu cho việc sử dụng hiệu quả các phương pháp nghiên cứu và đánh giá môi trường khác Đặc biệt thông... sinh nhẹ Ô nhiễm vừa - hoại sinh vừa Ô nhiễm – hoại sinh trung bình Ô nhiễm nặng – hoại sinh nặng Ô nhiễm rất nặng – hoại sinh rất nặng (không có động vật không xương sống) 2.3.1.2 Sử dụng chỉ số sinh học trong quan trắc môi trường Các số liệu được sử dụng để ấn định giá trị đánh số đối với các chỉ thị sinh học cá thể Tổng các giá trị đánh số của tất cả các loài chỉ thị sinh học tại mỗi điểm thu mẫu... luỹ này có thể diễn ra trong suốt vòng đời của sinh vật mà không có tác động phụ xuất hiện + Hàm lượng tích luỹ trong mô của sinh vật tích tụ có thể gấp 103 - 106 lần so với trong môi trường (hiện tượng "khuyếch đại sinh học") Khả năng tích tụ chất ô nhiễm ở sinh vật tích tụ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, quan trắc, xử lý môi trường Những mô tích luỹ các chất ô nhiễm biểu thị hàm lượng các chất... Một số loài thực vật rất mẫn cảm với clo: Cải xoong Rorippa náturtiumaquaticum Cây hướng dương Helianthus anmuns 2.4.3 Xử lý ô nhiễm môi trường đất Hệ thống sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường đất liên quan chặt chẽ tới các sinh vật chỉ thị độ phì của đất hay khả năng cung cấp chất khoàng cho cây trồng Ô nhiễm môi trường đất có thể hiểu lá sự tích lũy các chất độc trong đất, làm suy giảm... phì của đât 27 Một số sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm đất: Cỏ Vetiver Giun đât Cây trinh nữ Mimosa pudica L Cỏ tranh Imperata cylindric 28 Cây vẹt Bruguiera pảvillosa Cây mắm Avicenniaceae III KẾT LUẬN Sử dụng sinh vật chỉ thị trong xử lý ô nhiễm môi trường là phương pháp đơn giản, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả Tùy từng địa phương, khu vực mà hệ thồng sinh vật chỉ thị cần được nghiên cứu... chất ô nhiễm + Xác định rõ tính mẫn cảm của những sinh vật điển hình đối với các chất ô nhiễm đặc trưng + Cung cấp tín hiệu sớm về sự ô nhiễm gây hại tiềm ẩn + Các mô hình tác động và cách xâm nhập của các chất ô nhiễm vào hệ sinh thái + Nghiên cứu phát triển các biện pháp xử lý và chống ô nhiễm Tiêu chuẩn lựa chọn sinh vật trong thử nghiệm sinh học: Các tiêu chuẩn như đối với sinh vật chỉ thị môi trường. .. lentaL 2.4.2.5 Sinh vật chỉ thị ô nhiễm không khí do HF Những biểu hiện trên thực vật do HF gây ra: úa vàng dọc theo các gân lá Khia bị HF tác động mạnh mẽ sẽ diễn ra hoại sinh mép lá, bắt đầu từ đỉnh lá sau lan ra toàn mép lá, kết quả làm cho lá có thể biến dạng 26 Một số loài thực vật dùng để chỉ thị cho ô nhiễm HF: 2.4.2.6 Sinh vật chỉ thị ô nhiễm không khí do Clo Biểu hiện của thực vật bị Clo tác . diễn thế 19 2.4. Sử dụng sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường 19 2.4.1. Xử lý ô nhiễm môi trường nước 19 2.4.2. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí 23 2.4.3. Xử lý ô nhiễm môi trường đất 27 III xử lý môi trường 11 2.2.1. Trong đánh giá môi trường 11 2.2.2. Trong xử lý ô nhiễm môi trường 12 2.3. Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường 14 2.3.1. Sử dụng chỉ. áp dụng nhiều công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường. Một trong những hướng áp dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường đó là sử dụng các sinh vật chỉ thị. Đã từ lâu, các nhà khoa học đã biết sử dụng

Ngày đăng: 30/10/2014, 12:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. NỘI DUNG

    • 2.1. Những hiểu biết chung về chỉ thị sinh học môi trường

      • 2.1.1. Những khái niệm về sinh vật chỉ thị môi trường

      • 2.1.2. Dấu hiệu sinh học của sinh vật chỉ thị

      • 2.2. Vai trò của chỉ thị sinh học trong nghiên cứu, đánh giá và xử lý môi trường

        • 2.2.1. Trong đánh giá môi trường

        • 2.2.2. Trong xử lý ô nhiễm môi trường

        • 2.3. Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường

          • 2.3.1. Sử dụng chỉ số sinh học

          • 2.3.2. Sử dụng sinh vật tích tụ

          • 2.3.4. Xây dựng bản đồ ô nhiễm

          • 2.3.5. Phương pháp so sánh

          • 2.3.6. Sử dụng vi sinh vật

          • 2.3.7. Sử dụng các loài đặc hữu, quý hiếm

          • 2.3.8. Phương pháp diễn thế

          • 2.4. Sử dụng sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường

            • 2.4.1. Xử lý ô nhiễm môi trường nước

            • 2.4.2. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí

            • 2.4.3. Xử lý ô nhiễm môi trường đất

            • III. KẾT LUẬN

            • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan