Lịch sử 10 nâng cao - PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG pptx

6 4.1K 33
Lịch sử 10 nâng cao - PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Hiểu được những nét chính về hoàn cảnh ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng. - Nắm được những thành tựu chính của Văn hóa Phục hưng. - Thấy rõ Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc, tính phản phong mạnh mẽ, song chưa triệt để. 2. Tư tưởng, tình cảm Giúp HS thấy được rõ những giá trị văn hoá của loài người trong thời kì Phục hưng, từ đó có ý thức trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hoá đó. 3. Kỹ năng - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, phê phán và thấy rõ sự lạc hậu của giai cấp phong kiến và giáo hội. - Kĩ năng khai thác tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng. - Tài liệu có liên quan đến những tác phẩm văn hoá phục hưng trong thời kì này. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện? Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Xã hội Tây Âu có những biến đổi gì? 2. Dẫn dắt vào bài mới Trong giai đoạn đầu phát triển, giai cấp tư sản đã kế thừa những tinh hoa văn hoá của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, xây dựng cho mình một nền văn hoá mới tự do - Văn hoá Phục hưng. Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để lí giải các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Sang hậu kì trung đại kinh tế Tây Âu có thay đổi gì? 1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng - HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và trình bày phân tích: + Bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng xã hội phong kiến, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật như kỹ thuật in ấn của Guy-ten- bec, công nghệ luyện thép, đúc vũ khí. - Hậu kì trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất TBCN hình thành, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. + Những cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có co châu Âu, thị trường được mở rộng. - Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.  Đây là điều kiện quan trọng để dẫn tới sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng. - GV nhấn mạnh: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Mặt khác giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến. - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng  muốn xóa bỏ chướng ngại phong kiến. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 2. Những thành tựu chính của Văn hoá Phục hưng - Tiếp đó GV trình bày: Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn của quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật - nền văn hoá đó gọi là Văn hoá Phục hưng. - Phong trào Văn hoá Phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, đấu tranh xây dựng dựng một nền văn hoá mới, một cuộc sống tiến bộ. - GV nêu câu hỏi: Nêu những thành tựu của Văn hoá Phục hưng? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV bổ sung và chốt ý: Thời đại Văn hoá Phục hưng có những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật và hội họa với các nhà khoa học, nhà văn, thơ, họa sĩ và những tác phẩm tiêu biểu: Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học; - Thành tựu : + Khoa học kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học. - Văn học nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na- đơ Vanh Xi, Sếch-xpia. Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc vừa là nhà triết học; Lê-ô-na-đơ Vanh xi vừa là họa sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại - Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng: + Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. + Đề cao giá trị con người. - GV giới thiệu cho HS bức tranh trong SGK, hoặc tranh ảnh sưu tầm được để thấy được những thành tựu của Văn hoá Phục hưng. + Đòi tự do cá nhân. 3. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Văn hoá Ph ục - Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng hưng? phong kiến lỗi thời. - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý. Đồng thời nhấn mạnh thực chất của phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. - Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. - Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ. 4. Sơ kết bài học Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng như thế nào? 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ, đọc bài mới. - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. . những tinh hoa văn hoá của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, xây dựng cho mình một nền văn hoá mới tự do - Văn hoá Phục hưng. Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành. nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật - nền văn hoá đó gọi là Văn hoá Phục hưng. - Phong trào Văn hoá Phục hưng là. của Văn hoá Phục hưng. + Đòi tự do cá nhân. 3. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào Văn hoá Ph ục - Lên án giáo hội Ki-tô,

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan