BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 docx

1 1.1K 2
BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10- HỌC KÌ I Chương I: Nguyên tử 1.1 Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X 1.2 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82 hạt, trong đó tổng số các hạt mang điện nhiều gấp 1.733 lần tổng số hạt không mang điện. Tìm X? Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dạng đơn chất của X tác dụng với HCl, Cu, O 2 , S, H 2 O, N 2 . 1.3 Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Y? 1.4 Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X? 1.5 Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 13. Tìm số lượng từng hạt? 1.6 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 10, nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 4 đơn vị. Tìm X và Y? 1.7 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34, số notron gần bằng số proton. Tìm tên nguyên tố X? 1.8 Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng các loại hạt là 40. Biết số khối của X nhỏ hơn 28u. Tìm số notron của X? 1.9 Biết trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền 79 Br và 81 Br, nguyên tử khối trung bình của brom là 79.92u. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị? 1.10 Chương II. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học 2.1 Các nguyên tố A, B, C, D, E, F có điện tích hạt nhân theo thứ tự sau: 12, 20, 35, 25, 26, 29. Hãy viết cấu hình electron của chúng và cho biết tên nguyên tố, vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. 2.2 Hãy so sánh tính kim loại của Mg(Z=12) với Na (Z=11) và Al (Z=13). 2.3 X, Y Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8 a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố. b) Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể cógiữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. 2.4 Hòa tan hết a gam oxit kim loại M thuộc nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 17.5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại. 2.5 Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 39. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn. 2.6 A và B là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau, B ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất A và B có phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Xác định vị trí của A và B. 2.7 X là một nguyên tố nhóm VA, Y là một nguyên tố phi kim cùng chu kì với X. Tổng số điện tích dương trong hai hạt nhân X và Y là32. Tìm X và Y. 2.8 Tổng số proton của hai nguyên tố A, B là 32, biết chúng thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau. Tìm A và B. 2.9 Cho 0.585 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư, thu được 0.168 lít khí hiđro thoát ra ở đktc a) Xác định tên và vị trí của kim loại kiềm. b) Anion của nguyên tố nào có điện tích 1- có cùng cấu hình e với cation của kim loại vừa xác định được. 2.10 Cho 0.64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H 2 SO 4 loãng. Thể tích khí H 2 (đktc) thu được là 0.224 lit. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M. 2.11 Cho 0.85 gam hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49.18 gam nước thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M. a. Xác định hai kim loại. b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A. 2.12 Hòa tan hết 3.3 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Zn, Fe và Ca trong dung dịch HCl thu được 1.344 lit khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? 2.13 A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Biết Z A + Z B = 32. Tìm Z A , Z B . 2.14 Hai nguyên tử của nguyên tố X, Y có tổng số hạt là 112, tổng số hạt của nguyên tố X nhiều hơn của nguyên tố Y là 8 hạt. Tìm X và Y. 2.15 Tổng số hạt cơ bản trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Tìm A và B. 2.16 . BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 10- HỌC KÌ I Chương I: Nguyên tử 1.1 Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện. brom là 79.92u. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị? 1 .10 Chương II. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học 2.1 Các nguyên tố A, B, C, D, E, F có điện tích hạt nhân. gấp đôi số hạt không mang điện. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Y? 1.4 Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện

Ngày đăng: 07/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan