Pháp luật kinh tế quy định cơ bản về đặt tên doanh nghiệp

10 1.2K 4
Pháp luật kinh tế quy định cơ bản về đặt tên doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủ đề bài thuyết trình: Những quy định cơ bản của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp? Chỉ ra những quy định không hợp lý hoặc không rõ ràng trong việc đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành? Lấy một ví dụ điển hình về tranh chấp tên của doanh nghiệp trong thực tiễn và phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp.

Bộ môn: Pháp luật kinh tế GV: Đỗ Thị Duyên Nhóm 3 lớp thứ 4 ca 2 Chủ đề bài thuyết trình: Những quy định cơ bản của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp? Chỉ ra những quy định không hợp lý hoặc không rõ ràng trong việc đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành? Lấy một ví dụ điển hình về tranh chấp tên của doanh nghiệp trong thực tiễn và phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp. Bài làm: I.Những quy định cơ bản của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp: Tại chương 3 nghị định 43/2010/NĐ-CP về đặt tên doanh nghiệp có ghi: Điều 13: Quy định về tên doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN; b) Tên riêng của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. 3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 14: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp 1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp. Điều 15: Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác: a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và"; c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký; d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C, ) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc “mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. Điều 16: Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này không bắt buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp. 2. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Điều 17: Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp 1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp,trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên. 3. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Chủ sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh các tài liệu cần thiết theo quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủ sở hữu công nghiệp về việc quyền sở hữu công nghiệp bị vi phạm. Kèm theo thông báo của chủ sở hữu công nghiệp phải có: a) Bản sao hợp lệ Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý do Cục Sở hữu trí tuệ cấp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới hoặc công báo sở hữu công nghiệp có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế; tài liệu chứng minh tên thương mại được sử dụng một cách hợp pháp, liên tục trong thời gian trước khi tên doanh nghiệp bị tranh chấp được đăng ký đối với tên thương mại. 5. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên vi phạm đổi tên doanh nghiệp và làm thủ tục thay đổi tên trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều 18: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. 2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Chi nhánh" đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ "Văn phòng đại diện" đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh. 3. Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại. II.Những quy định không hợp lý,không rõ ràng trong việc đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành 1.Theo quy định tại điều 31 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 và Điều 10 Nghị định 88 ngày 29/08/2006 thì tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Nhưng phải hiểu thế nào là “viết được bằng tiếng Việt”, có phải tên doanh nghiệp chỉ viết bằng các chữ cái, các âm tiết của tiếng Việt hay còn được viết bằng cả bảng chữ cái La tinh? Hệ quả : Chính tại quy định này đã có sự áp dụng khác biệt của các cơ quan cấp phép kinh doanh trên cả nước. Sự áp dụng không thống nhất và có phần cứng nhắc của các cơ quan cấp phép cũng đã khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh Ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cho phép đặt tên công ty có cả chữ cái không có trong bảng chữ cái tiếng Việt như Công ty cổ phần đầu tư Zinnia ( Chữ Z không có trong bảng chữ cái của tiếng Việt ) hoặc Công ty TNHH Việt Foods ( CHữ F không có trong bảng chữ cái của tiếng Việt). Trái ngược lại, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Tp Hồ Chí Minh lại không cho phép tên Công ty có những chứ cái không có trong bảng chữ cái của tiếng Việt và các chữ cái này không được phép viết liền nhau mà phải viết tách rời thành các âm tiết có nghĩa trong tiếng Việt ví dụ như Công ty cổ phần thủy sản E Si Bi Se…. 2. Tại Điều 32.3 Luật Doanh Nghiệp 2005 mang tính chất định tính, rất khó áp dụng: sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay rất khó để xác định cụ thể các chuẩn mực này. Khái niệm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc luôn có biến đổi. Có thể những từ ngữ hôm nay là bình thường nhưng một ngày nào đó nó lại bị coi là vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc ngược lại. Do đó, không có cơ sở rõ ràng để có thể kết luận tên doanh nghiệp đó có được chấp nhận không và gây khó khăn cho DN khi đăng ký thành lập Khuyến nghị: Cần bổ sung vào Điều 32.3 LDN 2005 nội dung là những từ ngữ như thế nào thì được coi là vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc để cán bộ phòng đăng ký kinh doanh có thể phát hiện trường hợp không tuân theo pháp luật tư đó có biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp khi đặt tên 3. Về tên của doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài quy định tại Điều 33.1 Luật Doanh Nghiệp 2005 : “Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài”. Khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, đây cũng là trường hợp doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ nhiều nhất, nếu doanh nghiệp có đăng kí tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thường yêu cầu phải có từ điển chứng minh. Tuy nhiên, nếu tiếng nước ngoài là tiếng Anh hoặc một số thứ tiếng phổ biến trên thế giới thì khi sử dụng từ điển cơ quan đăng kí kinh doanh còn có thể hiểu được, trường hợp tiếng nước ngoài không phổ biến nếu có từ điển để chứng minh thì chưa chắc cán bộ cơ quan đăng kí kinh doanh đã hiểu được, nếu yêu cầu phải tìm người phiên dịch thì mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Việc quy định sử dụng tiếng nước ngoài mà không quy định sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số là trái với Điều 5 Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội. Mặt khác, sử dụng từ “tiếng” nước ngoài là chưa đầy đủ mà sử dụng từ “ngôn ngữ” nước ngoài. 4. Hiện nay doanh nghiệp thường có 3 loại tên: tên doanh nghiệp (tạm gọi là tên chính thức), tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều hơn 3 tên đó. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có đến 4, 5 tên như tên chính thức bằng tiếng Việt, tên chính thức bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng Tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng người ngoài . . Chúng ta có thể lướt qua tên của các các ngân hàng là thấy rõ điều này. Do vậy, giới hạn việc đăng ký tên doanh nghiệp ở 3 tên như hiện nay là không đáp ứng được nhu cầu sử dụng tên của doanh nghiệp. Một vấn đề nữa cần bàn tới trong nội dung này, đó là số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, việc chọn lựa tên doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn. Do vậy, nhu cầu kiểm tra và giữ tên cho doanh nghiệp (trước khi thành lập hoặc trước khi đổi tên) là nhu cầu hợp lý. Tuy vậy, Luật Doanh nghiệp chưa có cơ chế chính thức cho việc giữ tên này. Doanh nghiệp hoặc các sáng lập viên phải tốn thời gian, chi phí để soạn, nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng chưa chắc đã được chấp thuận tên dự kiến cho doanh nghiệp. Do vậy, Luật Doanh nghiệp nên có cơ chế chính thức cho việc giữ tên này, quy định cụ thể giá cả cần bàn, thời gian giữ, quy tắc giữ thế nào và có thể chuyển nhượng được không? Việc giữ tên này sẽ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định và người đề nghị giữ tên sẽ phải trả phí cho việc giữ tên. Nếu thực hiện được dịch vụ này, doanh nghiệp và cả cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ có một khoản thu mới. Với quy định này thì tên doanh nghiệp đã trở thành món hàng kinh doanh. Khuyến nghị : Nên bổ sung quy định vào Điều 13.1 Luật Doanh Nghiệp như sau : “Tên doanh nghiệp viết bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ngôn ngữ nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng ngôn ngữViệt sang ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ngôn ngữ nước ngoài tương ứng. Khi dịch sangngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ngôn ngữ nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ngôn ngữ nước ngoài”. Và bổ sung quy định“Doanh nghiệp tự dịch và tự chịu trách nhiệm về việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài của mình”. Tương tự Điều 13.3 LDN về tên viết tắt của doanh nghiệp : “Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng ngôn ngữViệt hoặc tên viết bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ngôn ngữ nước ngoài”. Doanh nghiệp cũng tự chịu trách nhiệm về tên viết tắt của mình. Nên sửa đổi điều khoản này quy định không buộc doanh nghiệp chỉ có 3 tên mà có thể có nhiều hơn 3 tên mà tùy theo doanh nghiệp chọn, miễn là các tên này phù hợp với quy định.Nên bổ sung quy định giữ tên doanh nghiệp vào LDN 2005. 5. Việc áp dụng các quy định về tên trùng hoặc gây nhầm lẫn của Phòng đăng ký kinh doanh cũng không rõ ràng và thống nhất. Luật DN 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đã quy định: “ Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt ( A, B,C….) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký”. Ví dụ: Nếu đã có một công ty có tên là Công ty cổ phần Việt Nam ABC liệu có thể có một công ty khác tên là Công ty cổ phần Việt Nam ROYA được không? Thiết nghĩ là hoàn toàn có thể vì Việt Nam ABC và Việt Nam ROYA hai tên hoàn toàn khác biêt. Nhưng liệu đến khi áp dụng thì các cơ quan cấp phét có quan niệm vậy không hay cho rằng chỉ có cụm từ Việt Nam mới là tên riêng và vì vậy nếu đã có Công ty cổ phần Việt Nam ABC thì không thể đặt tên doanh nghiệp sau là Công ty cổ phần Việt Nam ROYA. Chính vì sự áp dụng không thống nhất và không rõ ràng các quy định của pháp luật nên đã gây cho doanh nghiệp rất nhiều vấn đề khi đăng ký kinh doanh.Doanh nghiệp có quyền đặt tên cho doanh nghiệp nhưng xem chừng lại rất khó khi thực hiện quyền này. 6.Theo quy định của Luật DN “Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố…”. Ví dụ: Nếu bạn đang trong quá trình thành lập doanh nghiệp và đặt tên cho doanh nghiệp của mình là OXM, Vinasin, T&G,…thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ không thành công vì tên doanh nghiệp không có nghĩa. Hay, nếu bạn đặt tên là TONY, hay EROS thì cũng tương tự, trừ khi bạn chuyển thành tương ứng TÔ NY và Thần Tình Yêu. 7.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài thì chỉ được dùng tên của công ty mẹ. Ví dụ: Dẫn đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang “mếu máo” trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Chính vì quy định này mới nảy ra những tình huống dễ gây “cười” khi có những tên nước ngoài dịch sang tiếng Việt Nam hoàn toàn không mang một ý nghĩa nào: Công ty Hậu cần quyền lực (Power Logistics Corporation), Công ty Chuyên nhân tạo (Artifial Pro Inc.), Công ty Sản xuất phim bạc (Silver Production), v.v… III.VÍ dụ điển hình về tranh chấp tên của doanh nghiệp trong thực tiễn. Công ty TNHH Secom Việt Nam cho rằng Công ty TNHH Se Com (thành lập sau) đã dùng tên tương tự với tên của mình. Tuy nhiên, Se Com cho rằng DN mình được thành lập đúng quy định, tên này đã được cơ quan cấp phép kinh doanh chấp thuận. Khi xử sơ thẩm vụ tranh chấp này, tòa sơ thẩm cho rằng tên “Công ty TNHH Se Com” tuy có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên “Công ty TNHH Secom Việt Nam” nhưng hai công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Secom Việt Nam thì có các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn, còn Se Com thì lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị PCCC, camera quan sát, thiết bị báo động-báo cháy. Vì vậy, tòa sơ thẩm cho rằng tên Se Com không vi phạm tên của Secom Việt Nam. Tuy nhiên, Secom Việt Nam kháng cáo. Tòa phúc thẩm đã trưng cầu giám định và Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ kết luận là hai ngành nghề này tương tự nhau. Vì vậy, tòa phúc thẩm xử rằng tên của Se Com vi phạm tên của Secom Việt Nam, buộc Se Com phải chấm dứt dùng tên “Công ty TNHH Se Com” và tên viết tắt “Secom Co., Ltd.”, đồng thời bồi thường cho Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện này. Dài ngắn khác nhau vẫn trùng Trước đó, một số DN cũng đã đòi lại được tên “độc quyền” của mình. Công ty TNHH Phúc Sinh đã kiện Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nông sản Phúc Sinh (gọi tắt là Nông sản Phúc Sinh) vì cho rằng công ty này có dùng chữ “Phúc Sinh”. Hai công ty này có đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh giống nhau. Đặc biệt, Công ty TNHH Phúc Sinh đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Phúc Sinh” trước đó. Khi giải quyết tranh chấp, tòa cho rằng “việc trùng lặp thành phần tên riêng Phúc Sinh trong tên của hai bên đã gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng trong cùng ngành nghề dịch vụ kinh doanh”. Vì vậy, tòa yêu cầu Nông sản Phúc Sinh phải đổi tên công ty sao cho không còn chữ Phúc Sinh nữa. Trong các tranh chấp về tên, nhiều DN bị tố “cầm nhầm” tên đều cho rằng tên DN của mình là hợp pháp vì đã được cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép thành lập DN với tên này. Tuy nhiên, theo quy định về đăng ký DN thì người lập DN tự khai và tự chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của tên DN mà mình đặt, trong đó có trách nhiệm “không sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của DN”. Do đó, lý lẽ đã cho thành lập DN thì tên DN là hợp pháp sẽ không được chấp nhận. Có thể xử hình sự nếu không đổi tên Một cán bộ quản lý đăng ký kinh doanh cho biết có một vướng mắc trong việc xử lý các tranh chấp về tên là cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền tự đổi tên DN mà phải do DN đăng ký đổi tên. Vướng mắc ở chỗ nếu DN không tự giác mà cố ý chây ì không chịu đăng ký đổi tên thì cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đành “bó tay” vì không có quy định nào xử phạt DN. Hình thức xử phạt DN nặng nhất là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN (gọi nôm na là tước giấy phép kinh doanh) nhưng lại không áp dụng được cho trường hợp DN không chịu đổi tên. Luật sư Nguyễn Thành Long (Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh) cho biết nếu DN không tự giác đi đăng ký đổi tên theo bản án tòa xử thì bên thắng kiện có thể nộp đơn yêu cầu thi hành án. Đổi tên DN là việc có khả năng làm được. Nếu DN không thi hành án thì có thể xử lý hình sự chủ DN theo tội không thi hành án. PHÂN TÍCH VÍ DỤ 1.Tại khoản 1 Điều 32 có quy định: Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký Như vậy trường hợp này DN Se com đặt tên rất dễ gây nhầm lẫn vs tên của DN trước với lại nó quy định là phải bằng Tiếng Việt 2.Pháp Luật cho phép đc dịch tên sang tiếng nc ngoài nhưng vẫn phải thể hiện đầy đủ tên DN bằng Tiếng Vệt trên biển hiệu của DN mà cty Secom này hoàn toàn k thấy thể hiện bằng tiếng Việt. =>vậy cách giải quyết của tòa sơ thẩm là sai 3.cơ quan mà cấp phép cho cty Secom kia là sai luật vì k được đặt tên trùng hay tên dễ gây nhầm lẫn vs DN đã đăng ký trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan,tổ chức đó nhưng trong trường hợp này rõ ràng Se com chưa xin phép và nhận đk sự đồng ý của Secom ViêtNam (đc quy dịnh tại điều 34 Luật Doanh Nghiệp)

Ngày đăng: 06/07/2014, 22:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan