Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận

296 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _

NGUYỄN QUỐC VINH

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _

NGUYỄN QUỐC VINH

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số : 9.58.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

CỐ GS TS KTS NGUYỄN TRỌNG HOÀ

PGS.TS.KTS LÊ ANH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và tôi chịu trách nhiệm về tính xác thực của các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận án

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN QUỐC VINH

Trang 4

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 4

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5

6.Những đóng góp mới của nghiên cứu 5

7.Cấu trúc Luận án 6

PHẦN NỘI DUNG 7CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 7

1.1.1Cấu trúc không gian hệ thống đô thị 7

Không gian và cấu trúc không gian hệ thống đô thị 7

Các nội dung nghiên cứu cấu trúc không gian hệ thống đô thị 9

Các yếu tố tác động đến cấu trúc không gian hệ thống đô thị 10

1.1.2Các hiện tượng thời tiết hạn và lũ và năng lực sinh thái hạn lũ 10

Biến đổi khí hậu 10

Hạn 11

Lũ 11

Năng lực sinh thái hạn và lũ 12

Trang 5

1.1.3Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

13

Khả năng thích ứng của các thực thể tự nhiên 13

Khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị 14

Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị 18

1.1.4Tiểu kết về các khái niệm liên quan đến đề tài Luận án 19

TỔNG QUAN TỈNH NINH THUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ 19

1.2.1Tổng quan tỉnh Ninh Thuận 19

Vị trí và mối liên hệ vùng 19

Sơ lược về điều kiện tự nhiên 20

Sơ lược về điều kiện kinh tế xã hội 22

1.2.2Hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 23

Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới dân cư 23

Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn 24

1.2.3Tiểu kết những nội dung cần khảo sát quá trình biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ 27

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN VÀ THÀNH PHỐ PHAN RANG- THÁP CHÀM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HẠN VÀ LŨ 28

1.3.1Tình hình hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận 28

Hạn và lũ trong bối cảnh vùng tỉnh Ninh Thuận 28

Hạn và lũ trong bối cảnh hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 29

1.3.2Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong mối quan hệ với hạn lũ 33

Thời kỳ hình thành (1205- 1980) 33

Thời kỳ phát triển (1981- 2020) 35

1.3.3Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian đô thị Phan Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ 40

Trang 6

Thực trạng quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm trong quan hệ với hạn và lũ 49

Thực trạng sự tác động qua lại giữa các thuộc tính của cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận và Tp Phan Rang- Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ 50

KẾT LUẬN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 51

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 53

2.1.1Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 53

Phương pháp luận nghiên cứu 53

Phương pháp nghiên cứu 54

2.1.2Tiến trình nghiên cứu 55

Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu 55

Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu 56

Lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu 58

Trình bày và bàn luận kết quả nghiên cứu 61

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN 61

2.2.1Cơ sở pháp lý 61

Luật và quy định hiện hành 61Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận trong tương quan

Trang 7

với hệ thống đô thị Quốc gia 63

2.2.2Cơ sở lý thuyết 67

Khung khái niệm và khung lý thuyết 67

Cấu trúc không gian hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ 68

Khả năng thích ứng với hạn lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị 76

2.2.3Cơ sở thực tiễn 79

Ứng dụng mạng lưới hạ tầng xanh thích ứng với hạn lũ tại Trung Quốc 79

Quy hoạch thích ứng với tự nhiên tại thành phố Taizhou, Trung Quốc 80

Phân bổ không gian xanh tại thành phố Antwept, Bỉ 81

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TẠI TỈNH NINH THUẬN 82

2.3.1Cơ sở và phương pháp xây dựng bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ 82

Cơ sở xây dựng bản đồ 82

Phương pháp xây dựng bản đồ 82

2.3.2Cơ sở và phương pháp đánh giá quá trình biến đổi cấu trúc không gian 83

Cơ sở xây dựng phương pháp đánh giá 83

Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi chức năng không gian 84

Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi mạng lưới không gian 85

Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi hình thể không gian 85

2.3.3Cơ sở và phương pháp xác định mức thích ứng của cấu trúc không gian 85

Cơ sở xác định mức thích ứng 85

Phương pháp xác định mức thích ứng 86

CHƯƠNG 3.CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN 91 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 91 KHUNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ CỦA

Trang 8

vi

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TẠI TỈNH NINH THUẬN.

92

3.2.1Bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ 92

Vùng sinh thái nước 92

Vùng sinh thái núi cao 93

Vùng sinh thái trung du 94

Khung đánh giá khả năng thích ứng với tự nhiên của không gian đô thị 95

Khung đánh giá khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị và đô thị 96

ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN 2050 THEO GIẢ THIẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 97

3.3.1Dự báo xu hướng biến đổi và rủi ro thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị theo các yếu tố tác động 97

Giả thiết về các yếu tố tác động 97

Dự báo xu hướng biến đổi và khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 98

Dự báo rủi ro thích ứng với hạn và lũ của xu hướng biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 105

3.3.2Xây dựng nguyên tắc cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ 106

Nguyên tắc cấu trúc chức năng không gian hệ thống đô thị 106

Nguyên tắc cấu trúc mạng lưới không gian hệ thống đô thị 108

Nguyên tắc cấu trúc hình thể không gian cảnh quan hệ thống đô thị 110

Trang 9

3.3.3Đề xuất cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận thích ứng

với hạn và lũ giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 110

Cấu trúc vùng chức năng và phân bố hệ thống đô thị 110

Cấu trúc mạng lưới không gian hệ thống đô thị 116

Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan hệ thống đô thị 118

ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ PHAN RANG-THÁP CHÀM THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN 119

3.4.1Dự báo xu hướng biến đổi và rủi ro thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 119

Giả thiết về các yếu tố tác động 119

Dự báo xu hướng biến đổi và rủi ro thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm 120

Dự báo rủi ro thích ứng với hạn và lũ của xu hướng biến đổi cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm 127

3.4.2Xây dựng nguyên tắc cấu trúc không gian đô thị Phan Rang- Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ 128

Nguyên tắc cấu trúc chức năng không gian đô thị 129

Nguyên tắc cấu trúc mạng lưới không gian đô thị 130

Nguyên tắc cấu trúc hình thể không gian cảnh quan đô thị 131

3.4.3Đề xuất cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 132

Cấu trúc phân vùng chức năng và phân bố dân cư đô thị và nông thôn 133

Cấu trúc mạng lưới không gian đô thị 136

Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan đô thị 137

BÀN LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 138

3.5.1Khả năng ứng dụng khung đánh giá khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị 138

Trang 10

viii

3.5.2Khả năng ứng dụng cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng 140

1.KẾT LUẬN 1432.KIẾN NGHỊ 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

BĐKH Biến đổi khí hậu CTKG Cấu trúc không gian HTX

KGĐT

Hạ tầng xanh Không gian đô thị

KNTU Khả năng thích ứng (Adaptation, Adaptability) KT-XH Kinh tế- xã hội

LST Nhiệt độ bề mặt (Land Surface Temperature)

LULC Chức năng sử dụng đất và lớp phủ mặt đất (Land Uses & Land Covers)

NDVI Chỉ số thực vật (Normalized Difference Vegetation Index) QH

STHL STN STNC STTD STĐB

Sinh thái xã hội Sinh thái hạn và lũ Sinh thái nước Sinh thái núi cao Sinh thái trung du Sinh thái đồng bằng

Trang 12

Bảng 2-1 Nhận xét định hướng phát triển hệ thống đô thị Quốc gia 65Bảng 2-2 Cơ sở đề xuất phân bổ dân số và đất đai hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận 66aBảng 2-3 Ma trận khả năng tương thích không gian của chức năng xã hội với chức năng tự nhiên 72Bảng 2-4 Khung đánh giá khả năng thích ứng tổng thể của đô thị 90-CH2-1Bảng 2-5 Nguyên tắc xây dựng bản đồ sinh thái hạn lũ 90-CH2-1Bảng 2-6 Khung hướng dẫn đánh giá khả năng thích ứng của cấu trúc không gian đô thị các cấp với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận 90-CH2-2

Bảng 3-1 Khung đánh giá khả năng thích ứng của cấu trúc sử dụng đất đô thị với tự nhiên 96aBảng 3-2 Khung đánh giá khả năng thích ứng của không gian với tự nhiên 96bBảng 3-3 Khung đánh giá khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

Trang 13

với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận 96bBảng 3-4 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị trên lưu vực sông, tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-1Bảng 3-5 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-2Bảng 3-6 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian khu vực Bắc đầm Nại đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-3Bảng 3-7 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian khu vực Nam sông Dinh đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1-1 Quá trình biến đổi quy mô diện tích các thành phần không gian trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-18Biểu đồ 1-2 Quá trình biến đổi quy mô diện tích các thành phần không gian tại Tp Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-18Biểu đồ 1-3 Quá trình biến đổi chỉ số thực vật (NDVI) trên lưu vực các sông và tại Tp Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-19Biểu đồ 1-4 Quá trình biến đổi chỉ số nhiệt độ (LST) trên lưu vực các sông và tại Tp Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-19Biểu đồ 1-5 Tương quan các chỉ số viễn thám (NDVI-LST) trên lưu vực các sông, tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-20Biểu đồ 1-6 Tương quan các chỉ số viễn thám (NDVI-LST) tại Tp Phan rang-Tháp Chàm (1988-2005-2020) 52-CH1-20

Trang 14

Sơ đồ 2-1 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 55

Sơ đồ 2-2 Tiến trình nghiên cứu 55

Sơ đồ 2-3 Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu 56

Sơ đồ 2-4 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị trong quan hệ với với hạn và lũ 56aSơ đồ 2-5 Cấu trúc không gian sinh thái hạn và lũ 56aSơ đồ 2-6 Trình tự các bước nghiên cứu 58

Sơ đồ 2-7 Sơ đồ nghiên cứu tổng của đề tài Luận án 90-CH2-4Sơ đồ 2-8 Các bước nghiên cứu 90-CH2-5Sơ đồ 2-9 Sơ đồ nghiên cứu Bước 1 90-CH2-6Sơ đồ 2-10 Sơ đồ nghiên cứu Bước 2 90-CH2-6Sơ đồ 2-11 Sơ đồ nghiên cứu Bước 3 90-CH2-7Sơ đồ 2-12 Sơ đồ nghiên cứu Bước 4 90-CH2-7Sơ đồ 2-13 Sơ đồ nghiên cứu Bước 5 90-CH2-8Sơ đồ 2-14 Khung khái niệm 67aSơ đồ 2-15 Khung lý thuyết 67aSơ đồ 2-16 Khái niệm sinh thái xã hội mở rộng từ sinh thái tự nhiên 90-CH2-8Sơ đồ 2-17 Các nguyên tắc quy hoạch quy mô không gian 73

Sơ đồ 2-18 Các nguyên tắc quy hoạch đường biên không gian 73

Sơ đồ 2-19 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của chức năng không gian 87

Sơ đồ 2-20 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của mạng lưới không gian 89

Sơ đồ 2-21 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của hình thể không gian 90

Trang 15

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1 Vị trí tỉnh Ninh Thuận trên bản đồ Việt Nam 19aHình 1-2 Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Ninh Thuận 19bHình 1-3 Các phạm vi nghiên cứu tại các cấp độ không gian 52-CH1-1Hình 1-4 Mặt cắt dọc Tây Bắc-Đông Nam tỉnh Ninh Thuận 52-CH1-2Hình 1-5 Mặt cắt ngang Tây Nam-Đông Bắc qua Phan Rang-Tháp Chàm 52-CH1-2Hình 1-6 Mặt cắt ngang khu dân cư Bắc đầm Nại 52-CH1-2Hình 1-7 Mặt cắt ngang khu dân cư Nam sông Dinh 52-CH1-2Hình 1-8 Hệ thống hồ nước ngọt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 52-CH1-3Hình 1-9 Vị trí hiện trạng các điểm dân cư đô thị tại tỉnh Ninh Thuận 52-CH1-4Hình 1-10 Mặt cắt ngang Tp Phan Rang-Tháp Chàm và thị trấn Phước Dân (1988-2005-2020) 52-CH1-8Hình 1-11 Mặt cắt ngang khu vực Phan Rang, đầm Nại (1988-2005-2020) 52-CH1-9Hình 1-12 Mặt cắt ngang đập Nha Trinh và sân bay Thành Sơn (1988-2005-2020) ……52-CH1-9Hình 1-13 Mặt cắt ngang thị trấn Tân Sơn và Hoà Sơn (1988-2005-2020) 52-CH1-9Hình 1-14 Mặt cắt ngang khu vực Phan Rang và đầm Nại, Tp Phan Rang-Tháp Chàm (1988-2005-2020) 52-CH1-14Hình 1-15 Mặt cắt ngang khu vực Tháp Chàm, Tp Phan Rang-Tháp Chàm (1988-2005-2020) 52-CH1-15Hình 1-16 Mặt cắt ngang khu vực đầm Nại, Tp Phan Rang-Tháp Chàm (1988-2005-2020) 52-CH1-16Hình 1-17 Mặt cắt ngang khu vực sông Dinh, Tp Phan Rang-Tháp Chàm (1988-2005-2020 52-CH1-17Hình 1-18 Quá trình biến đổi các thành phần không gian (a-Mặt nước, b-Cây xanh, c-Xây dựng) và các chỉ số viễn thám (d-NDVI, e-LST) trên lưu vực các sông, tỉnh Ninh Thuận (1988- 2005-2020) 52-CH1-21-23Hình 1-19 Quá trình biến đổi các thành phần không gian (a-Mặt nước, b-Cây xanh, c-Xây dựng) và các chỉ số viễn thám (d-NDVI, e-LST) tại Tp Phan Rang-Tháp Chàm,

Trang 16

xiv

tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-24-26Hình 1-20 Quá trình biến đổi không gian các khu vực đô thị tại Tp Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (1988-2005-2020) 52-CH1-27

Hình 2-1 Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030, tầm nhìn 2050 90-CH2-9Hình 2-2 Định hướng phát triển không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2030 90-CH2-10Hình 2-3 Mô hình an toàn sinh thái tích hợp cấp Quốc gia tại Trung Quốc 90-CH2-11Hình 2-4 Mạng lưới hạ tầng sinh thái cấp vùng tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc… 90-CH2-11Hình 2-5 Cấu trúc cảnh quan tự nhiên tại Wulijie, Trung Quốc 90-CH2-12Hình 2-6 Hình thái đô thị nước tại thành phố Taizhou, Trung Quốc 90-CH2-12Hình 2-7 Hành lang sinh thái chịu ảnh hưởng bởi ngập lũ tại Taizou, Trung Quốc…… 90-CH2-13Hình 2-8 Không gian dự phòng ngập lũ tại Taizou, Trung Quốc 90-CH2-13

Hình 3-1 Cấu trúc không gian hệ sinh thái hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận 142-CH3-5Hình 3-2 Dự báo biến đổi không gian đất xây dựng hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-6Hình 3-3 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-7Hình 3-4 Cấu trúc không gian mặt nước trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-8Hình 3-5 Cấu trúc không gian xanh trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-9Hình 3-6 Cấu trúc không gian đất xây dựng hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050…… 142-CH3-10

Trang 17

Hình 3-7 Cấu trúc vùng chức năng trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc vùng chức năng hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-11Hình 3-8 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-12

Hình 3-9 Phân bố hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-13Hình 3-10 Cấu trúc mạng lưới giao thông trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-14Hình 3-11 Cấu trúc mạng lưới hạ tầng sinh thái trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 ……… 142-CH3-15Hình 3-12 Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-16Hình 3-13 Dự báo biến đổi không gian đất xây dựng đô thị Phan Rang-Tháp đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-17Hình 3-14 Dự báo khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-18Hình 3-15 Cấu trúc không gian mặt nước Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc không gian hệ STHL tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-19

Hình 3-16 Cấu trúc không gian cây xanh Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với với cấu trúc không gian hệ STHL tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 …… ….142-CH3-20Hình 3-17 Cấu trúc không gian kiểm soát đất xây dựng Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc đất xây dựng hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-21Hình 3-18 Cấu trúc vùng chức năng Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc vùng chức năng hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến

Trang 18

xvi

2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-22Hình 3-19 Cấu trúc mạng lưới giao thông Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc mạng lưới giao thông hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-23Hình 3-20 Cấu trúc mạng lưới hạ tầng xanh Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc mạng lưới hạ tầng sinh thái hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-24Hình 3-21 Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với cấu trúc không gian cảnh quan hệ thống đô thị trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận đến 2030, tầm nhìn 2050 142-CH3-25

Trang 19

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm thích ứng đã được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực quy hoạch (QH) và

phát triển đô thị trên thế giới và tại Việt Nam, nhưng đến nay việc ứng dụng đa phần cũng chỉ dừng lại ở đánh giá mô tả định tính về khả năng thích ứng (KNTU) của đô thị nói chung, mà chưa có nghiên cứu nào để đánh giá định lượng KNTU của cấu trúc không gian (CTKG) hệ thống đô thị với các hiện tượng thiên tai trong đô thị nói riêng Do đó, nghiên cứu về CTKG hệ thống đô thị thích ứng với các hiện tượng thiên tai, cụ thể là với hạn và lũ trong môi trường đô thị là rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang ngày càng gay gắt

Một thực tại là đô thị ở Việt Nam hiện nay đang ứng dụng quá nhiều công nghệ để bảo vệ và chống chọi trực diện với thiên tai, kể cả với những thành phố nhỏ và phát triển chậm Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), đồi núi cao (trên 2.000 m) chiếm 1% diện tích cả nước, còn lại là đồi núi thấp Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồi núi thấp (dưới 1.000 m) và đồng bằng chiếm tới 85% diện tích Cấu trúc địa hình khá đa dạng, phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đất đai có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm chưa tới 20% Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc; dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Duyên hải miền Trung; và đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam Cấu trúc địa hình phức tạp tạo nên đặc điểm thời tiết khắc nghiệt mà phần lớn các đô thị ven biển Việt Nam phải hứng chịu

Các tỉnh miền Trung với đặc điểm địa hình đồi núi cao và đồng bằng hẹp nên phải hứng chịu nhiều thiệt thòi từ hạn hán và lũ lụt hàng năm Đặc biệt tại điểm đô thị và dân cư ven sông, thiên tai càng khắc nghiệt hơn với các tác động nghiêm trọng của hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, trong đó có Ninh Thuận Ninh Thuận là tỉnh nóng và khô hạn nhất Việt Nam, nhưng lại chịu tác động lớn của lũ và ngập cục bộ vào mùa mưa do địa hình phức tạp với 3/4 bao quanh bởi núi cao, lòng sông hẹp với độ dốc lớn Hệ thống đô thị và dân cư của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu toạ lạc trên những khu vực

Trang 20

2

ven sông Dinh, sông Lu, sông Quao và ven đầm Nại trên lưu vực các sông của tỉnh Tại Ninh Thuận, quá trình phát triển đô thị cho thấy mối quan hệ tương tác qua lại giữa đất xây dựng (giao thông và công trình) và không gian mặt nước, cây xanh Mức tương tác giữa các thành phần không gian này ảnh hưởng đến tần suất và mức hạn lũ Khi đất xây dựng được bố trí và phân bổ hợp lý về địa điểm và quy mô trong quan hệ tương tác với mặt nước và cây xanh, tần suất và mức hạn lũ giảm, ngược lại, tần suất và mức hạn lũ sẽ tăng Khi mối quan hệ tương tác này thích ứng, mặt nước và cây xanh có khả năng tự điều tiết hạn và lũ trong đô thị Ví dụ khi các đô thị được bố trí tại lưu vực các sông với tỉ lệ đất xây dựng phù hợp đều tận dụng được nguồn nước để cung cấp cho đô thị và cải tạo khí hậu, hạn chế được tác động của nắng nóng và hạn hán Ngoài ra, nếu các khu vực được lựa chọn nằm ở những khu vực có cao độ tốt, hạn chế vùng trũng có thể giảm thiểu tác động của lũ lụt vào mùa mưa

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng tại tỉnh Ninh Thuận từ 1990 đến nay, đất xây dựng trong không gian đô thị (KGĐT) đã phát triển và thay thế dần không gian mặt nước, cây xanh và không gian trống trong vùng trung tâm và ven thành phố, làm cho mối quan hệ giữa các thành phần không gian trên các phạm vi này mất dần khả năng linh hoạt để ứng phó với biến cố hạn và lũ Trong tương lai, khi các đô thị phát triển với quy mô lớn hơn, phạm vi KGĐT sẽ mở rộng và lấn dần vào những vùng trũng, vùng ngập tự nhiên nhạy cảm và dễ tổn thương với hạn và lũ Điều này sẽ tác động đến hệ sinh thái tự nhiên (STTN), dẫn đến rủi ro thích ứng với hạn và lũ trên địa bàn tỉnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn Tác động sẽ rất lớn nếu sự phát triển KGĐT chạm vào các vùng có giá trị tự nhiên cao, vốn có khả năng cung cấp năng lực STTN cho KGĐT, như cung cấp nước và điều tiết thiên tai Chính vì vậy, hướng nghiên cứu của

Luận án được đặt ra là: ‘Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’ Hướng nghiên cứu tập trung vào hai cấp độ không gian để

đánh giá mối quan hệ thích ứng, gồm 1/ Không gian cấp vùng: giải quyết các vấn đề về địa điểm và quy mô các đô thị, tương tác và kết nối với các vùng không gian mặt nước và cây xanh có thể cung cấp năng lực STTN và năng lực sinh thái hạn lũ (STHL), chủ yếu trên phạm vi lưu vực các sông của tỉnh Ninh Thuận; 2/ Không gian cấp đô thị: nghiên cứu cấu trúc của các thành phần không gian trong đô thị, tương tác và kết nối

Trang 21

với nhau và với các thành phần không gian của hệ thống đô thị cấp vùng, từ đó xác định quy mô và chỉ tiêu cụ thể cho từng phân vùng, nhằm đảm bảo cung cấp, hỗ trợ năng lực STHL mà không ảnh hưởng tiêu cực đến không gian hệ thống đô thị Tp Phan Rang-Tháp Chàm được lựa chọn là trường hợp nghiên cứu ở cấp độ đô thị trong tương quan với cấp vùng

2 Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu

▪ Vấn đề nghiên cứu

Sự phát triển không gian tại các điểm đô thị tỉnh Ninh Thuận tràn lan thiếu kiểm soát dẫn đến mối quan hệ tương tác giữa đất xây dựng với cây xanh và mặt nước thiếu tương thích, làm tần suất và mức hạn lũ ngày càng tăng

▪ Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên những vấn đề ghi nhận được từ quan sát trực quan hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận và từ quan điểm thích ứng, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

1 KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận có thể đo lường được không?

2 Không gian hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận có thể được cấu trúc thích ứng với hạn và lũ trong tương lai?

3 KGĐT Phan Rang-Tháp Chàm có thể được cấu trúc thích ứng với hạn và lũ

trong tương quan với CTKG hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận?

▪ Giả thuyết nghiên cứu

Tần suất và mức hạn lũ tại tỉnh Ninh Thuận sẽ giảm nếu các thành phần không gian của hệ thống đô thị trên lưu vực các sông của tỉnh được cấu trúc thích ứng với các thành phần không gian hình thành cơ chế vận hành hạn và lũ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

▪ Đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động

- Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc không gian hệ thống đô thị

- Đối tượng tác động: Hạn và lũ

▪ Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: CTKG hệ thống đô thị được nghiên cứu trên 02 cấp độ không

gian vùng và đô thị Trong đó, (1) Phạm vi không gian cấp vùng được giới hạn trên

Trang 22

4

lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận, quy mô diện tích là 267,292 ha (2.672 km²), gồm hai lưu vực chính: lưu vực sông Dinh (với các tiểu lưu vực sông Lu, sông Quao và các hồ thượng lưu) và lưu vực đầm Nại Tại cấp độ không gian này tập trung nghiên cứu các đô thị phát triển nhanh và nhạy cảm với hạn và lũ, như Tp Phan Rang-Tháp Chàm,

Thị trấn Tân Sơn và Thị trấn Phước Dân; (2) Phạm vi không gian cấp đô thị được giới hạn theo ranh quy hoạch Tp Phan Rang-Tháp Chàm được duyệt năm 2015, quy

mô là 10,111 ha Tại cấp độ này tập trung nghiên cứu các khu vực nhạy cảm và dễ tổn thương với hạn và lũ, như ven đầm Nại (2.323 ha) và ven sông Dinh (830 ha)

Phạm vi thời gian CTKG hệ thống đô thị được nghiên cứu trong hai thời kỳ chính,

tương ứng với hai khoảng thời gian mà không gian các đô thị biến đổi mạnh dưới tác động từ xã hội, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hệ thống đô thị và từng đô thị Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ hình thành (1205- 1980), thời kỳ thứ hai là thời kỳ phát triển (1981-2050) Thời kỳ phát triển lại được chia thành hai giai đoạn, 1/ Giai đoạn nghiên cứu (1981- 2020), 2/ Giai đoạn dự báo (2021- 2030, tầm nhìn 2050)

4 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

▪ Mục đích nghiên cứu

Vận dụng phương pháp tiếp cận theo quan điểm sinh thái học để đánh giá quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận và CTKG Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ, từ đó dự báo xu hướng biến đổi và KNTU với

hạn và lũ để đề xuất “Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ

tại tỉnh Ninh Thuận” giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050, nhằm phục vụ công tác

nghiên cứu QH trong tương lai, hướng đến phát triển KT-XH đồng thời với việc bảo vệ môi trường tự nhiên

▪ Các mục tiêu của Luận án

đô thị với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận;

lũ tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 theo các giả thiết về các yếu tố tác động;

Trang 23

ứng với hạn và lũ trong tương quan với CTKG hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận

Nghiên cứu nhằm phục vụ công tác lập QH không gian cho các đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cho các đô thị thích ứng với các hiện tượng thiên tai khác tại các địa phương có bối cảnh tương tự nói chung

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ thực sự cần thiết do ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nó trong bối cảnh khí hậu toàn cầu ngày càng biến đổi, các hiện tượng thiên tai hạn và lũ ngày càng cực đoan, xuất hiện thường xuyên và khó dự báo

▪ Ý nghĩa khoa học

- Tích hợp quan điểm sinh thái học vào lĩnh vực QH;

- Nghiên cứu hoàn thiện quan điểm thích ứng với thiên tai của đô thị;

- Nghiên cứu tổ chức các thành phần không gian cấp vùng và cấp đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ, thông qua yếu tố trung gian là bản đồ năng lực STHL hướng đến cải thiện và nâng cao năng lực STHL, là cơ sở cho công tác nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành QH vùng và đô thị

6 Những đóng góp mới của nghiên cứu

Trang 24

6

KGĐT trong quan hệ tương tác với STHL trên phạm vi lưu vực các sông, thông qua các kết quả ‘CTKG hệ thống đô thị trên phạm vi lưu vực các sông thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’ và ‘CTKG đô thị Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với CTKG hệ thống đô thị’

▪ Đóng góp thực tiễn

Là một nghiên cứu có nhiều đóng góp thực tiễn cho lĩnh vực QH:

- Giúp giới QH hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng bản đồ năng lực STHL, làm tiền đề để phân tích và đánh giá quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ;

- Giúp giới QH đo lường KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn lũ, từ đó phân tích biến đổi và dự báo rủi ro thích ứng với hạn và lũ trong tương lai;

- Giúp giới QH lựa chọn địa điểm và xác định quy mô đất có khả năng xây dựng tương thích với hệ STHL để CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ; - Giúp giới chính quyền đô thị hoạch định chính sách, vận dụng và xây dựng cơ

chế lập, thẩm định và triển khai QH thích ứng phù hợp với từng đặc điểm tự nhiên, từng thời kỳ phát triển

7 Cấu trúc Luận án

Luận án được cấu trúc gồm bốn phần 1/ Mở đầu (06 trang), 2/ Nội dung (136 trang), 3/ Kết luận- kiến nghị (08 trang) và 4/ Phụ lục (110 trang, trong đó phụ lục bảng, biểu, sơ đồ và hình ảnh Chương 1 33 trang, Chương 2 16 trang, Chương 3 27 trang, và các nội dung liên quan khác 34 trang) Nghiên cứu tham khảo 119 tài liệu, trong đó có 29 tài liệu trong nước và 90 tài liệu nước ngoài

Phần nội dung gồm 03 chương

- Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu (gồm 46 trang viết, 04 bảng,

06 biểu đồ, 03 sơ đồ, 20 hình);

- Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu (gồm 38 trang viết, 06

bảng, 21 sơ đồ, 08 hình);

- Chương 3: Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh

Ninh Thuận (52 trang viết, 07 bảng, 21 hình).

Trang 25

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chương một giới thiệu tổng quan về 1/ Các khái niệm liên quan đến đề tài Luận án, bao gồm CTKG Hệ thống đô thị, các hiện tượng thời tiết Hạn và Lũ, và KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn lũ, 2/ Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận và hệ thống đô thị, 3/ Thực trạng CTKG hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận và Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ Cuối chương đúc kết nội dung cần nghiên cứu

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị

Không gian và cấu trúc không gian hệ thống đô thị ▪ Không gian hệ thống đô thị

Trong cuốn sách “Môi trường Xây dựng”, C Illies (2009) phân chia không gian vật thể thành 07 cấp: trái đất, vùng, đô thị, cảnh quan, công trình, nội thất, vật dụng [69]

Không gian hệ thống đô thị- tương ứng với cấp vùng trong phân cấp của Illies- được

quy định trong Luật Quy hoạch Đô thị (2020) bao gồm các thành phần vật thể như kiến trúc đô thị, mặt nước và cây xanh [18] Tại cấp này, thành phần đất xây dựng chiếm tỉ lệ thấp, bao gồm đất xây dựng các đô thị, các điểm dân cư nông thôn và mạng lưới giao thông quốc gia, giao thông vùng Các thành phần mặt nước và cây xanh chiếm tỉ lệ cao, đa phần là mặt nước và cây xanh tự nhiên Trong đó, mặt nước tự nhiên bao gồm sông, suối, hồ, đầm, vv.; cây xanh tự nhiên bao gồm rừng, cây trồng công-nông nghiệp, vv Ngoài ra phạm vi không gian hệ thống đô thị còn có loại đất trống bao gồm các bãi khai thác, đất hoang, đất chuẩn bị xây dựng, vv Do tỉ lệ thành phần đất xây dựng thấp, nên không gian các đô thị ở cấp vùng được xem là thành phần đất xây dựng thuần nhất

KGĐT- tương ứng với cấp đô thị- cũng được quy định trong Luật Quy hoạch Đô

thị (2020) bao gồm các thành phần vật thể như kiến trúc công trình, mặt nước và cây xanh [18] Trái với cấp không gian vùng, thành phần đất xây dựng chiếm tỉ lệ cao tại cấp đô thị, bao gồm đất xây dựng công trình, hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị Các thành phần mặt nước và cây xanh chiếm tỉ lệ thấp, bao gồm mặt nước và cây xanh tự nhiên lẫn nhân tạo, như hồ điều tiết, hồ cảnh quan, vv., và cây công-nông nghiệp,

Trang 26

8

cây xanh đô thị; không gian đất trống tương tự ở cấp vùng; Với tỉ lệ các thành phần không gian như vậy, nên KGĐT được xem xét bao gồm đủ các thành phần là đất xây dựng, mặt nước và cây xanh

Không gian hệ thống đô thị và không gian các đô thị đều được xem là các hệ sinh thái dưới lăng kính của quan điểm sinh thái học Theo đó, hệ sinh thái của một cụm đô thị hay của một đô thị đều được cấu thành bởi sự tương tác giữa môi trường con người với môi trường tự nhiên [84] Hai môi trường này được Pickett và các cộng sự phân chia thành 04 môi trường cụ thể: 1/ Sinh học, 2/ Vật lý, 3/ Xã hội và 4/ Xây dựng [98] Bốn môi trường này- các thành phần vật thể trong không gian hệ thống đô thị và các đô thị, được bóc tách thành bốn lớp không gian chính là mặt nước, cây xanh, không gian trống và đất xây dựng thông qua công nghệ viễn thám (Phụ lục 3) Đây là phương pháp tiếp cận chính được sử dụng trong đề tài Luận án

▪ Cấu trúc không gian hệ thống đô thị trong quan hệ với hạn và lũ

Theo C Illies (2009), CTKG nói chung là việc tổ chức và sắp xếp các thành phần không gian có quan hệ tương tác ở bên trong và với bên ngoài của một phạm vi nghiên cứu Quan hệ tương tác bên trong là việc tổ chức và sắp xếp các thành phần tại cấp độ nghiên cứu để không gian có thể hoạt động độc lập Còn quan hệ tương tác với bên ngoài là việc tổ chức sắp xếp các thành phần chính của của cấp độ nghiên cứu với bối

cảnh để không gian liên kết và hoạt động tương hỗ [69]

CTKG hệ thống đô thị theo quan điểm sinh thái học là việc tổ chức sắp xếp các thành phần không gian có quan hệ tương tác bên trong, như việc tổ chức và sắp xếp đất xây dựng các đô thị (đại diện môi trường xây dựng và xã hội), cây xanh, mặt nước và không gian trống (đại diện cho môi trường sinh học và vật lý) đan cài giữa các đô thị, và việc tổ chức và sắp xếp các các thành phần không gian chính của hệ thống đô thị với bối cảnh bên ngoài, gồm việc tổ chức sắp xếp đất xây dựng hệ thống đô thị trong quan hệ tương tác với bối cảnh liên vùng thông qua mạng lưới hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông, hạ tầng sinh thái sông ngòi và không gian xanh cấp vùng

CTKG hệ thống đô thị trong quan hệ với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận là việc tổ chức sắp xếp đất xây dựng các đô thị và hệ thống giao thông cấp vùng, không gian mặt nước gồm hệ thống sông ngòi và hồ điều tiết, cây xanh gồm rừng tự nhiên, vv

Trang 27

CTKG đô thị trong mối quan hệ tương tác với hạn và lũ là sự tổ chức và sắp xếp các thành phần không gian bên trong gồm đất xây dựng công trình, hạ tầng và hệ thống thống giao thông cấp đô thị, không gian mặt nước và cây xanh Còn trong quan hệ tương tác với bên ngoài là việc tổ chức sắp xếp các thành phần không gian chính của đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mạng lưới mặt nước cây xanh cấp vùng

Các nội dung nghiên cứu cấu trúc không gian hệ thống đô thị

Việc tổ chức sắp xếp các thành phần không gian trên một phạm vi cần giải quyết

các vấn đề liên quan đến các nội dung chức năng, mạng lưới, hình thể (C Illies, 2009)

Chức năng đề cập đến tính chất của phạm vi không gian đó, đáp ứng các hoạt động có tính đặc thù của đối tượng sử dụng Mạng lưới nói đến sự liên hệ bên trong lẫn bên ngoài, đảm bảo các yếu tố bên trong kết nối với nhau và với bối cảnh xung quanh Hình thể chủ yếu biểu diễn nội dung trung gian, hình thành nên một vỏ bọc của không gian để bảo vệ các hoạt động bên trong khi tương tác với các hệ thống bên ngoài [69]

Luật Quy hoạch (2017) xác định CTKG hệ thống đô thị cấp Quốc gia, cấp tỉnh, đô

thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn gồm 02 nội dung nghiên cứu là chức năng và mạng lưới Cụ thể, hệ thống đô thị cấp tỉnh được cấu trúc qua các nội dung như QH

chức năng kinh tế, giáo dục, thể dục thể thao; các khu bảo tồn, và phân bố hệ thống

dân cư; QH mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy; các

cảng biển, cảng hàng không; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác

định trong QH cấp quốc gia, QH vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh; QH mạng

lưới thủy lợi, cấp nước ở quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong QH quốc gia,

QH vùng; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện, vv [17]

Kết hợp giữa quan điểm của Illies, quan điểm sinh thái học và đặc biệt là quy định trong Luật Quy hoạch, CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ của Luận án được

xác định gồm 03 nội dung, cũng là 03 thuộc tính của CTKG thích ứng: chức năng,

mạng lưới, hình thể

Ba thuộc tính của CTKG luôn biến đổi dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau theo thời gian, và ảnh hưởng qua lại trên phạm vi nghiên cứu và với bối cảnh bên ngoài Thuộc tính chức năng đóng vai trò cốt lõi Chức năng biến đổi sẽ ảnh hưởng đến mạng lưới và hình thể của CTKG

Trang 28

10

Các yếu tố tác động đến cấu trúc không gian hệ thống đô thị

CTKG hệ thống đô thị biến đổi theo thời gian dưới tác động từ nhiều yếu tố khác nhau Cơ bản và quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên và xã hội

▪ Yếu tố tự nhiên

Gồm các đặc điểm tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án, các đặc điểm tự nhiên gồm địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, vv., đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và biến đổi không gian hệ thống đô thị, trực tiếp ảnh hưởng đến CTKG

▪ Yếu tố xã hội

Gồm cơ chế- chính sách, tác động trực tiếp đến sự phát triển không gian các đô thị trên các mặt: Định hướng phát triển; Tạo động lực phát triển; Tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Đầu tư phát triển công nghiệp; Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng; Mở rộng thị trường và môi trường đầu tư phát triển Từ đó, các yếu tố khác tiếp tục hình thành và tác động đến sự biến đổi không gian các cấp

Hệ thống hạ tầng là yếu tố tác động của xã hội vô cùng quan trọng trong quá trình định hướng phát triển không gian nhằm phát triển KT-XH Giao thông là một bộ phận của hệ thống hạ tầng và là yếu tố đầu tiên khi được đề cập đến trong các nghiên cứu về hệ thống đô thị hay đô thị Nó góp phần định hướng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của các đô thị đó Hệ thống công trình thuỷ lợi góp phần điều tiết hạn và lũ và phát triển KT-XH Hệ thống công trình thuỷ lợi tại tỉnh Ninh Thuận gồm các đập Nha Trinh, Lâm Cấm, kênh Bắc, Nam là các ví dụ điển hình về tác động tích cực của xã hội trong quan hệ tương tác với hạn và lũ

1.1.2 Các hiện tượng thời tiết hạn và lũ và năng lực sinh thái hạn lũ

Hạn và lũ là các hiện tượng tự nhiên, là yếu tố khách quan Hạn và lũ còn là các

hiện tượng xã hội, diễn ra chủ yếu từ quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất, là

yếu tố chủ quan Hai hiện tượng thời tiết này ngày càng cực đoan theo quá trình BĐKH

Biến đổi khí hậu

Quá trình BĐKH phản ánh sự thay đổi về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết theo thời gian Có hai nguyên nhân dẫn đến BĐKH là những quá trình biến đổi của tự nhiên và tác động của con người Gần đây, sự tác động của con người được giới học thuật

Trang 29

xem là nguyên nhân chính

Sự tác động của con người đến tự nhiên gồm việc sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu, than đá, khí đốt, vv.), phá rừng và chuyển đổi chức năng sử dụng đất để phát triển đô thị, làm gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính Quá trình phát triển đô thị làm gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ lụt nội địa và ven biển, mưa cực đoan, sóng nhiệt, sạt lở đất, lốc xoáy, xâm nhập mặn, vv., làm chúng xảy ra ngày càng thường xuyên và khắc nghiệt hơn [71] Mức hạn thường dẫn theo nhiệt độ trên mức bình thường và leo thang do sự nóng lên của bề mặt trái đất, dẫn đến lượng khí nhà kính ngày càng tăng [47] Nhìn chung, quá trình BĐKH gây ra bởi quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất đã làm các hiện tượng thời tiết, trong đó có hạn và lũ, ngày càng cực đoan Như là một hiển nhiên, chúng tác động ngược trở lại các khu vực đô thị

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Ninh Thuận [24], một địa phương có đặc điểm tự nhiên không thuận lợi, thì BĐKH làm thiên tai nói chung và hạn lũ nói riêng xuất hiện ngày càng thường xuyên và cực đoan hơn Điều này làm cho mối quan hệ của chúng với các khu vực đô thị ngày càng gay gắt hơn

Hạn

▪ Đặc điểm- phân loại

Hannaford đã phân hạn thành 04 loại: 1/ Hạn khí tượng, 2/ Hạn thủy văn [117], 3/ Hạn nông nghiệp, và 4/ Hạn KT-XH [63] Có nghiên cứu lại phân thành 03 loại: 1/ Hạn khí tượng, 2/ Hạn nông nghiệp, 3/ Hạn thuỷ văn [47] Về cơ bản, có 02 loại hạn là hạn

tự nhiên và hạn xã hội

▪ Nguyên nhân- hậu quả của hạn xã hội

Nguyên nhân của hạn xã hội chủ yếu từ quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất Quá trình này tác động đến hình thái cảnh quan tự nhiên, làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, đến cơ chế vận hành của thuỷ văn, bốc hơi nhanh hơn, giảm lượng nước trong đất, vv Hậu quả của hạn xã hội đối với các khu vực đô thị là sự gia tăng nhiệt độ

bề mặt không gian các đô thị, mất mùa, vv Hạn còn gián tiếp gây ra lũ lụt [63]

▪ Đặc điểm- phân loại

Trang 30

12

Lũ bao gồm lũ sông (phù sa), lũ quét, lũ đô thị, lũ mưa, lũ trào cống, lũ ven biển và lũ tràn hồ Các loại lũ khác nhau gây ra bởi các cơ chế vận hành khác nhau [10], [76]

Trong các loại trên, lũ hình thành từ các hoạt động xã hội- lũ xã hội- được tập trung

nghiên cứu trong Luận án

▪ Nguyên nhân- hậu quả của lũ xã hội

Nguyên nhân lũ xã hội hình thành từ các hoạt động của con người, chủ yếu là từ

quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất [116] Hiện tượng này làm thay đổi tính chất bề mặt không gian [107], cản trở dòng chảy, gia tăng tần suất và cường độ lũ Nó diễn ra khá phổ biến tại các quốc gia đang phát triển do con người tác động quá nhiều đến hình thái cảnh quan tự nhiên [87] Đặc biệt nguy hiểm nếu chúng xảy ra trên các vùng ngập tự nhiên, là những khu vực đa dạng sinh thái và màu mỡ nhất trên trái đất [110] Hậu quả của lũ xã hội đối với các các khu vực đô thị có thể kể đến như mất mùa, tắc nghẽn giao thông và đình trệ kinh tế, vv

Dưới góc nhìn của một người làm QH, hạn và lũ xã hội có quan hệ biện chứng với quá trình phát triển các khu vực đô thị Mối quan hệ này chịu sự tác động chủ yếu từ xã hội, thông qua cơ chế- chính sách và phát triển tự phát từ cộng đồng Tần suất và mức hạn và lũ xã hội có thể giảm thiểu thông qua quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất thích ứng tự nhiên với hạn và lũ Vì vậy, CTKG hệ thống các đô thị thích ứng với vai trò và chức năng vận hành tự nhiên của hạn và lũ là một việc cấp bách của lĩnh vực QH trong bối cảnh hiện nay

Năng lực sinh thái hạn và lũ

Các hệ STTN không chỉ gây ra thiên tai, mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hệ

STXH trong quá trình phát triển [43] Các dịch vụ hỗ trợ này chính là năng lực STTN

Năng lực STHL là một phần của năng lực STTN

▪ Năng lực sinh thái tự nhiên

Năng lực STTN (ES- Ecosystem Services) gồm các dịch vụ hỗ trợ như: 1/ Cung cấp

nước và lương thực, 2/ Điều tiết lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh, 3/ Hình thành đất và dưỡng chất, và 4/ Mang lại giá trị văn hóa, giải trí, tôn giáo, vv [49], [84], [88]

Đây là một khái niệm mới trong lĩnh vực QH Tại Việt Nam, nó đã được quy định tại Điều 21 của Luật Quy hoạch [17], là sự tích hợp phân bổ đất đai thống nhất với kết

Trang 31

cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và các bảo vệ năng lực STTN ▪ Năng lực sinh thái hạn và lũ

Năng lực STHL là một phần của năng lức STTN, gồm các dịch vụ cung cấp nước

và lương thực, điều tiết hạn và lũ

Năng lực STHL có thể quy về các yếu tố không gian như cấu trúc, chức năng và quá trình biến đổi [41] Chúng được sử dụng để xây dựng bản đồ năng lực STHL thông qua việc liên kết đặc điểm và quá trình vận hành của môi trường xã hội và môi trường sinh lý như cấu trúc không gian, cấu trúc sử dụng đất, suy thoái môi trường, dân số và định cư, nhu cầu con người, từ đó đánh giá quan hệ giữa không gian đất xây dựng và không gian mặt nước, cây xanh [42]

Các yếu tố không gian liên quan đến năng lực STHL bao gồm mạng lưới thuỷ văn, địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng Chúng được sử dụng để xây dựng bản đồ năng lực STHL (Mục 3.2, Chương 3), là yếu tố trung gian để phân tích và đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa quá trình biến đổi các khu vực đô thị và hạn lũ theo thời gian

1.1.3 Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn và lũ là một quan điểm mới trong lĩnh vực QH Các khái niệm liên quan gồm KNTU, Chu kỳ thích ứng và Quy luật thích ứng Quan điểm này xuất phát từ khoa học sinh thái, nghiên cứu về cơ chế của tự nhiên Theo thời gian, quan điểm được mở rộng và ứng dụng cả vào môi trường đô thị

Khả năng thích ứng của các thực thể tự nhiên

▪ Khả năng thích ứng

KNTU (adaptation) là khả năng ứng phó với những thay đổi bên ngoài của một thực

thể sống để tồn tại và phát triển [115]

▪ Chu kỳ thích ứng

Chu kỳ thích ứng (adaptive cycle) là một quá trình ứng phó với những tác động từ

bên ngoài của một hệ STTN để tồn tại và phát triển Chu kỳ thích ứng trải qua bốn giai đoạn (r) Hình thành và phát triển, (K) Tích luỹ và bảo toàn, (Ω) Sụp đổ, (α) Tái cấu chức [35], [66], [68] (Sơ đồ 1-1)

▪ Quy luật thích ứng

Quy luật thích ứng (panarchy) được mở rộng từ quan điểm chu kỳ thích ứng, là sự

Trang 32

Các quan điểm thích ứng trừu tượng trên từ khoa học sinh thái đã thu hút được sự quan tâm lớn từ giới QH và quản trị đô thị, khi quá trình BĐKH trở thành thách thức lớn nhất trong phát triển bền vững, mà đô thị lại là khu vực ảnh hưởng nhiều nhất

Khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

▪ Khả năng thích ứng của đô thị

Các quan điểm về KNTU của đô thị được giới QH quan tâm từ cuối những năm 1990 [86] Quan điểm được kế thừa từ khoa học sinh thái và khoa học xã hội

Khoa học xã hội xem KNTU là khả năng ứng phó của một cộng đồng, một đô thị với những xáo trộn hoặc tác động từ bên ngoài, vừa tự nhiên vừa có điều kiện và mang tính chủ động, gọi chung là KNTU [58], [90], [106], [111], [115] Quan điểm này mang tính tổng thể đa lĩnh vực Trong lĩnh vực QH, quan điểm được ứng dụng để nghiên cứu cụ thể các yếu tố vật thể trên một phạm vi không gian

KNTU của đô thị là khả năng ứng phó với những thay đổi bên ngoài, liên quan đến những thay đổi trong hệ thống STXH hoặc kinh tế tổng thể của các đô thị để đối phó với những tác động thực tế và dự kiến của BĐKH, với những tác động của các yếu tố phi khí hậu của đô thị để giảm bớt hoặc tránh tác hại, hoặc tận dụng các cơ hội mới Việc QH thích ứng cho hệ thống đô thị là cần thiết khi mà hoạt động của con người tác động đến tự nhiên ngày càng nhiều [58]

KNTU của đô thị có thể là tự thân hoặc có kế hoạch, phản ứng tự nhiên hoặc có dự

Trang 33

đoán, và có thể ở dạng công nghệ, kinh tế, luật pháp hoặc thể chế Thích ứng tự thân thường do phản ứng tự nhiên và xuất phát từ kinh nghiệm của cộng đồng hoặc hành động cá nhân để thích nghi [30] Thích ứng có dự đoán và kế hoạch liên quan đến chiến lược dài hạn, là kết quả từ các quyết định chính sách có chủ ý và có tiềm năng không chỉ làm giảm tính dễ tổn thương mà còn nhận ra các cơ hội liên quan đến BĐKH [106] KNTU của đô thị được Pelling (2011) nhận định là kết quả của quá trình 03 giai đoạn, bao gồm 1/ Đàn hồi, 2/ Quá độ, 3/ Chuyển đổi [96], [97]

- Giai đoạn đàn hồi (resilience)

Là giai đoạn mà không gian có khả năng hấp thu những tác động của thiên tai trước khi tái cấu trúc qua một trạng thái cân bằng mới [31] Những tác động thường khó dự báo [67] [61] (Phụ lục 1)

Giai đoạn này liên quan đến những rủi ro thiên tai, tính dễ tổn thương và nhạy cảm của không gian Rủi ro thiên tai đề cập đến khả năng thay đổi nghiêm trọng cơ chế vận

hành của một cộng đồng dưới tác động vật lý của thiên tai vào điều kiện dễ tổn thương

của cộng đồng đó [71] Tính dễ tổn thương có quan hệ tương tác giữa 03 phạm trù: sự

phơi bày, tính nhạy cảm và KNTU, chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố tự nhiên và phi tự

nhiên Tính nhạy cảm là mức độ mà theo đó một cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp, bất lợi hoặc có lợi, bởi sự thay đổi thời tiết [70]

- Giai đoạn quá độ (transition)

Là giai đoạn mà không gian bắt đầu chịu sự cải cách trong công tác quản trị đô thị, thuộc các lĩnh vực chính sách

- Giai đoạn chuyển đổi (transformation)

Là giai đoạn mà không gian thay đổi để thích ứng với thiên tai Có ba cấp thay đổi, cấp thứ nhất là thay đổi do môi trường, chậm, hầu như không thể cảm nhận, lặp lại theo chu kỳ, diễn ra ở cấp vùng hoặc cấp cao hơn Cấp thứ hai là do quá trình lịch sử và KT-XH dài hạn ở cấp đô thị Cấp cuối cùng là sự phát triển ngắn hạn ở cấp khu vực, liên quan đến các bên tham gia hoặc địa phương [30], [65], [81], [114]

▪ Khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

KNTU của CTKG nói chung là kết quả của quá trình biến đổi không gian, được Nystrom nghiên cứu và nhận định là khả năng ứng phó của không gian với những tác

Trang 34

16

động bên ngoài, tránh chạm đến một ngưỡng có thể làm sụp đổ những cấp không gian

cao hơn [94] Cụ thể, KNTU của không gian phụ thuộc vào quá trình biến đổi bên trong

của nó Để thích ứng, quá trình này không được ảnh hưởng đến/ hoặc bị ảnh hưởng từ

không gian bên ngoài Những yếu tố cốt lõi của quá trình biến đổi bên trong là việc sắp

xếp và tổ chức các thành phần không gian trong quan hệ tương tác lẫn nhau, thông qua

các biến số không gian như quy mô, tính chất và hình thể Những yếu tố cốt lõi này tạo

nên CTKG bên trong phạm vi nghiên cứu

Những yếu tố cốt lõi của quá trình biến đổi bên ngoài gồm bối cảnh, kết nối, và những động lực (sự phản hồi, hỗ trợ từ các cấp khác vào không gian nghiên cứu)

Những yếu tố cỗi lõi này hình thành nên CTKG phạm vi rộng hơn, là cấp trên [46]

▪ Chu kỳ thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

Chu kỳ thích ứng của CTKG hệ thống đô thị tương ứng với quá trình 03 giai đoạn của Pelling (2011) và chu kỳ thích ứng 04 giai đoạn của Hollings (1973)

Thực vậy, quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thi cũng là một quá trình ứng phó với những tác động từ bên ngoài để tồn tại và phát triển Khả năng ứng phó với tác động bên ngoài phụ thuộc vào cách thức mà không gian được cấu trúc từ giai đoạn hình thành (r) Các nghiên cứu của Aksözen, M H và Pei-wen Lu đã chứng minh quá trình biến đổi không gian trong hai giai đoạn đầu (r) và (K) của chu kỳ sẽ ổn định trong một khoảng thời gian nhất định Những xáo trộn ở vài mức độ mà không gian phải đối mặt

không nhất thiết phải chuyển sang một chu kỳ mới Sự tồn tại đồng thời hai giai đoạn

(r) phát triển và (K) bảo toàn sẽ gia tăng hiệu quả thích ứng của CTKG [33], [95]

▪ Quy luật thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

Quy luật thích ứng của CTKG hệ thống đô thị trong quan hệ tương tác với hạn và

lũ, đặc biệt là hạn và lũ xã hội, là sự tương tác giữa CTKG hệ thống đô thị (hệ thống cấp dưới) với tác động của xã hội thông qua cơ chế- chính sách (hệ thống cấp trên) đến sự biến đổi của CTKG trong quan hệ tương tác với hạn và lũ

Các yếu tố tác động có thể từ tự nhiên và từ xã hội Tuy nhiên theo Pelling, tác động từ tự nhiên đến quá trình chuyển đổi không gian là chậm, lâu dài và hầu như không thể cảm nhận nên khó tiếp cận được số liệu chính xác Vì vậy, quy luật thích ứng của CTKG hệ thống đô thị có thể áp dụng trong Luận án để xem xét tác động từ xã hội

Trang 35

[73] Cụ thể là quy luật có thể áp dụng vào mối quan hệ giữa quá trình chuyển đổi CTKG hệ thống đô thị (yếu tố biến thiên nhanh, ảnh hưởng nhỏ) và hệ thống cơ chế- chính sách liên quan đến QH không gian (yếu tố biến thiên chậm, ảnh hưởng lớn)

▪ Chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với hạn lũ của cấu trúc không gian hệ

thống đô thị

Các quan điểm KNTU, chu kỳ thích ứng và quy luật thích ứng đã được nghiên cứu vào đô thị nhưng khá trừu tượng và khó áp dụng Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng ứng dụng các quan điểm trên vào công tác QH, cụ thể là nghiên cứu về cách thức đánh

giá KNTU tổng thể của đô thị, như cách đo lường KNTU đa ngành, đa lĩnh vực (thể

chế, KT-XH, nhận thức, thông tin và vật lý, vv.) của đô thị [52], [56], [105], [112]

Một số khác đi sâu vào nghiên cứu cách thức đo lường KNTU với các yếu tố cụ thể của CTKG đô thị thông qua các chỉ số đánh giá chất lượng không gian (spatial quality) [44], [45], [50], [54], [59], [78] Chẳng hạn như các chỉ số đa dạng [55], [59], [60], [75], [108], kết nối [34], [72], [101], dự phòng [60], [64], [75], [101], [109], vững chắc [40], [101], [109] , hiệu quả [60], [75], thích ứng [53], [75], độc lập [57], [99], phụ

thuộc [53], [60], [75], tự tổ chức [53], vv

Các chỉ số trên đều có thể sử dụng để đánh giá KNTU của CTKG hệ thống đô thị

với năng lực STHL Cụ thể, chỉ số đa dạng để đo lường sự phong phú của không gian

thông qua quá trình biến đổi [89] Sự phong phú thể hiện qua sự đa dạng sinh học để cải thiện chức năng của các hệ STTN, nhằm hỗ trợ và bảo vệ hệ STXH chống lại thiên

tai [60], [103] Cũng như sự đa dạng chức năng, mạng lưới và hình thể đều gia tăng

KNTU của CTKG hệ thống đô thị với thiên tai[59], [108]

Chỉ số kết nối nhấn mạnh vào mối liên hệ cần thiết giữa các thành phần không gian

trong một cấp độ nghiên cứu và với bối cảnh xung quanh [101], thông qua số điểm giao kết nối trực tiếp với nhau trong một mạng lưới [50], [72] Kết nối không gian trong đô

thị nhằm đảm bảo các thành phần mặt nước và cây xanh có thể cung cấp năng lực

STTN hiệu quả nhất Vì vậy các mạng lưới đa chức năng như hành lang sinh thái kết

hợp cây xanh, mặt nước, hành lang sông, vv là rất cần thiết để gia tăng KNTU [32] Chỉ số vững chắc là năng lực giúp không gian hệ thống đô thị chống chịu với tác động từ thiên tai mà không gây tổn thất nghiêm trọng đến chức năng [50] [109]

Trang 36

18

Chỉ số dự phòng là khả năng giảm thiểu phát tán rủi ro trong không gian hệ thống

đô thị [32], nhằm đảm bảo sự an toàn cho đô thị [59]

Chỉ số hiệu quả là khả năng phân bổ các thành phần không gian thích ứng, giúp

không gian mặt nước và cây xanh cung cấp và hỗ trợ năng lực STTN

Các chỉ số đánh giá KNTU của CTKG ở trên mới chỉ dừng ở mô tả định tính mà chưa thể đánh giá định lượng, nên việc xây dựng một Khung đánh giá định lượng là

cần thiết Ngoài ra, xung đột giữa hạn lũ và KGĐT các cấp đa phân diễn ra tại các địa

điểm phơi bày và nhạy cảm, vì vậy chỉ số tương thích được bổ sung [82] Như vậy, hệ

thống chỉ số đánh giá KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị 06 chỉ số: (1) đa dạng, (2) kết nối, (3) vững chắc, (4) dự phòng, (5) hiệu quả và (6) tương thích

Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận là kết quả

của quá trình biến đổi không gian hệ thống đô thị trong tương quan với CTKG hệ STHL cấp vùng Quá trình biến đổi dựa vào việc sắp xếp và tổ chức các thành phần không

gian bên trong (không gian mặt nước như sông ngòi, hồ, đầm tự nhiên, vv.; cây xanh

như rừng, cây xanh công- nông nghiệp, lâm nghiệp, vv; không gian trống và không gian đất xây dựng như giao thông quốc gia, liên tỉnh và đất xây dựng đô thị) trong

quan hệ tương tác lẫn nhau, thông qua các biến số không gian như quy mô, tính chất và hình thể Và quan hệ tương tác với bên ngoài gồm bối cảnh, kết nối, và động lực Quá trình này tránh tác động tiêu cực đến không gian liên vùng và hỗ trợ để hạn chế động tiêu cực từ quá trình biến đổi không gian các đô thị leo thang lên

KNTU với hạn và lũ của CTKG đô thị là kết quả của quá trình biến đổi KGĐT

trong tương quan với CTKG hệ STHL cấp đô thị Quá trình biến đổi là cách thức tổ chức, sắp xếp các thành phần không gian bên trong (gồm mặt nước, cây xanh, không gian đất trống và đất xây dựng giao thông đô thị và công trình, vv.) Cấu trúc này tránh

gây tác động tiêu cực đến không gian hệ thống đô thị cấp vùng, và hỗ trợ để hạn chế tác động tiêu cực từ biến đổi của không gian khu vực đô thị cấp dưới leo thang lên

Với mục tiêu thích ứng, vai trò và chức năng của các thành phần không gian đối với cơ chế vận hành hạn và lũ như mặt nước và cây xanh được đưa lên hàng đầu, vì

Trang 37

vậy bản đồ năng lực STHL được xây dựng để làm đối tượng trung gian xem xét và đánh giá quá trình biến đổi của CTKG trong quan hệ tương tác với hạn và lũ Quá trình biến đổi không gian diễn ra theo chu kỳ Mỗi giai đoạn của chu kỳ thì CTKG sẽ có những mức thích ứng khác nhau

1.1.4 Tiểu kết về các khái niệm liên quan đến đề tài Luận án

Hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài Luận án được đúc kết như sau

Không gian hệ thống đô thị/ đô thị tại tỉnh Ninh Thuận được xác định gồm 04

thành phần cơ bản là 1/ mặt nước, 2/ cây xanh, 3/ không gian trống, và 4/ không gian

đất xây dựng (giao thông cấp Quốc gia, liên tỉnh và đất xây dựng đô thị/ giao thông

cấp đô thị và đất xây dựng công trình) CTKG hệ thống đô thị/ đô thị và của từng

thành phần không gian vận hành theo 03 thuộc tính gồm 1/ chức năng, 2/ mạng lưới và 3/ hình thể Mỗi thuộc tính thay đổi theo các biến số đặc thù Các biến số của thuộc

tính chức năng gồm địa điểm, tính chất và quy mô; Biến số của mạng lưới gồm liên hệ và linh hoạt; Biến số của hình thể gồm ranh giới, khối tích và kết cấu

Hạn và lũ không chỉ là các hiện tượng tự nhiên mà còn là các hiện tượng xã hội,

gây ra bởi những hoạt động của con người Trong quá trình phát triển, con người đã và đang chuyển đổi chức năng sử dụng đất, dẫn đến việc thay đổi tính chất bề mặt không gian Đây là nguyên nhân cốt lõi làm gia tăng mâu thuẫn trong quan hệ tương tác giữa CTKG hệ thống đô thị và CTKG hệ STHL, gia tăng tần suất và mức hạn và lũ Hạn và lũ có yếu tố không gian nên được xây dựng thành bản đồ năng lực STHL

KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị/ đô thị là kết quả của quá trình

biến đổi 03 giai đoạn trong tương quan với CTKG hệ STHL, gồm 1/ đàn hồi, 2/ quá độ, và 3/ chuyển đổi Quá trình này tương ứng với chu kỳ thích ứng bốn giai đoạn (r) Hình thành và phát triển, (K) Tích luỹ và bảo toàn, (Ω) Sụp đổ, (α) Tái tổ chức Nó

cũng là kết quả từ cách thức tổ chức và sắp xếp 04 thành phần không gian tại cấp độ nghiên cứu Chu kỳ biến đổi thích ứng tại các cấp độ không gian tác động và chịu tác

động bởi cơ chế- chính sách theo quy luật thích ứng Chỉ số thích ứng là công cụ hữu

ích để đánh giá định lượng KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn và lũ, hiện thực hoá các quan điểm thích ứng trừu tượng hiện nay Các chỉ số được chọn áp dụng trong đề tài Luận án gồm: đa dạng, kết nối, vững chắc, dự phòng, hiệu quả và tương thích

Trang 38

19

TỔNG QUAN TỈNH NINH THUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ

1.2.1 Tổng quan tỉnh Ninh Thuận

Vị trí và mối liên hệ vùng

Hình 1-1 Vị trí tỉnh Ninh Thuận trên bản đồ Việt Nam

(Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận) a

Trang 39

(a) Địa hình (b) Khí hậu

Hình 1-2 Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Ninh Thuận

(Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận, USGS)

Trang 40

20

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, có tọa độ: 11º18'14" đến 12º09'15" vĩ độ Bắc, 108º09'08" đến 109º14'25" kinh độ Đông Phía Bắc giáp Khánh Hòa, Nam giáp Bình Thuận, Tây giáp Lâm Đồng và Đông giáp biển Đông Tỉnh cách Tp Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp Nha Trang 105 km và cách Đà Lạt 110 km [4], [11] (Hình 1-1)

Quy mô diện tích toàn tỉnh: 335,534 ha (3.355 km²), gồm 06 huyện và một thành phố- Phan Rang-Tháp Chàm Các điểm dân cư hiện được phân bổ rải rác

Liên hệ quốc tế và trong nước gồm:

- Đường xuyên Á AH1 kết nối với Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Myanma và Quốc Lộ 1A (QL1A), Quốc Lộ 27 (QL27) và Quốc Lộ 27B (QL27B);

- Đường sắt thống nhất Bắc – Nam, Phan Rang-Tháp Chàm- Đà Lạt;

- Cảng biển: Cà Ná, Đông Hải, Ninh Chữ, Mỹ Tân;

- Cảng hàng không: Cam Ranh, Phan Thiết; Đường sắt cao tốc TP Hồ Chí Minh

- Liên hệ vùng: 10 tuyến tỉnh lộ, dài 322,54 km

Sơ lược về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có dải đồng bằng hẹp, bị che chắn bởi ba mặt núi và một mặt biển, tạo nên điều kiện khí hậu phức tạp, nóng và khô hạn quanh năm [11]

Tỉnh bao phủ trên 04 vùng sinh thái khí hậu: 1/ Vùng sinh thái đất cát ven biển: đa phần là bãi cát từ bằng phẳng lẫn đồi gò lượn sóng, có cao độ phổ biến từ 0-50m, độ dốc 0-1% nên dễ xảy ra ngập úng và triều cường; 2/ Vùng sinh thái đồng bằng: nằm giữa dải cát ven biển và gò đồi, có cao độ phổ biến từ 5-50m, độ dốc 1-5%, là vùng bán sơn địa nên dễ bị ngập nước, bán ngập và khô; 3/ Vùng sinh thái gò đồi trung du: nằm giữa dải đồng bằng và các dãy núi phía Tây, cao độ phổ biến từ 50-500m, độ dốc 5-10%, đặc trưng đất xói mòn trơ sỏi đá dễ dẫn đến thiếu nước và hạn hán vào mùa

khô, nhưng dễ xảy ra lũ quét vào mùa mưa; 4/ Vùng sinh thái núi cao: phía Tây Bắc,

cao độ trên 550m, độ dốc 10-25% nên thường xuyên xảy ra lũ quét [10], [36]

▪ Địa hình

Tỉnh Ninh Thuận được bao bọc bởi 3/4 là núi, phía Tây là vùng đồi núi và núi cao, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống

Ngày đăng: 20/05/2024, 13:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan