thực trạng cơ cấu ngành đầu tư tại việt nam

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng cơ cấu ngành đầu tư tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lựctài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trongmột thời gian tươ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

-TRƯƠNG KHÁNH LY

THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

-TRƯƠNG KHÁNH LY

THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế đầu tưMã sinh viên: 1954012560

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1.Trương Đức Toàn

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kếtquả nghiên cứu và các kết luận trong đề án là trung thực, không sao chép từ bất kỳmột nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quyđịnh.

Tác giả đề án

1

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỞ ĐẦU 4

1 TÍNHCẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 4

2 MỤCTIÊUNGHIÊN CỨU 4

3 ĐỐITƯỢNG VÀPHẠMVINGHIÊN CỨU 4

4 PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU: 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ 6

1.1 KHÁINIỆM 6

1.1.1 Đầu tư là gì 6

1.1.2: Cơ cấu đầu tư: 6

1.1.3: Cơ cấu đầu tư hợp lý: 6

1.2 PHÂN LOẠI 7

1.2.1 Cơ cấu đầu tư 7

1.2.1.1: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn: 7

1.2.1.2: Cơ cấu đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư 8

1.2.1.3: Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành 9

1.2.1.4: Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ 9

1.2.2 Cơ cấu đầu tư hợp lý 9

1.2.2.1: Cơ cấu đầu tư hợp lý theo nguồn vốn 9

1.2.2.2: Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý 10

1.2.2.3: Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành hợp lý 10

1.2.2.4: Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ hợp lý 11

1.3 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ HỢP LÝ VỚI NỀN KINH TẾ .11

1.4 CÁC NHÂNTỐẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠCẤUKINH TẾ .12

1.5 CHUYỂNDỊCHCƠ CẤU ĐẦU TƯ 15

1.5.1 Khái niệm 15

1.5.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư 15

1.5.3 Các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 17

2.1 THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯỞ VIỆT NAM GIAIĐOẠN 2011 – 2020 17

2.1.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 17

2.1.1.1 Vốn từ khu vực nhà nước 17

2.1.1.2 Vốn từ khu vực tư nhân và dân cư 20

2

Trang 6

2.1.1.3 Nguồn vốn từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21

2.1.2 Cơ cấu đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư 23

2.1.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư dành cho xây dựng cơ bản từ NSNN 23

2.1.2.2 Cơ cấu vốn dành cho giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ 27

2.1.3 Cơ cấu đầu tư phát triển ngành 31

2.1.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ 36

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT LẬP CƠ CẤU ĐÀU TƯ HỢP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 41

3.1 CƠCẤULẠIVÀNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNĐẦUTƯCÔNG 41

3.2 MỤC TIÊU VÀGIẢI PHÁPCƠ CẤU LẠINỀNKINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

3

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đầu tư luôn là hoạt động rất quan trọng của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang trongquá trình công nghiệp hóa Đối với một nền kinh tế, đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhànước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối vớichính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung Đầu tư là hoạt động nhằm tạora tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hộikhác Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống củangười dân trong xã hội, phát triển sản xuất Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực chosự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Một nền kinh tế phát triển bền vững là mộtnền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ và giảm dầntỉ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân Điều này đòi hỏi cần cómột cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược phát triển của đất nướctrong từng giai đoạn cụ thể.

Trong đề tài này em muốn đi sâu vào nghiên cứu nội dung của đầu tư là thực trạng cơ cấuđầu tư Qua đó xem thực trạng đầu tư của đất nước trong nền kinh tế Việt Nam trong giaiđoạn qua và từ đó xác định những vấn đề còn tồn đọng và nêu ra một số giải pháp khắcphục đề hoàn thiện cơ cấu đầu tư trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phân tích và đánh giá tình hình đầu tư củadoanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam từ đó đưa ra những mục tiêu và giải pháp nhằm vừagiúp ích cho quá trình đầu tư vừa phát triển nền kinh tế.

4

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về thực tiễn liên quan đến thực trạng cơ cấungành đầu tư tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về tinh hình cơ cấu ngành đầu tư Việt Nam giai đoạn2011 – 2020

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu, thu thập, tổng hợp tài liệu và đánh giátheo mục đích phân tích của đề tài

Phương pháp thống kê: thu thập tài liệu từ giữ liệu thứ cấp (mpi,mof, ), biểu đồ, môhình.

5

Trang 9

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý

1.1 Khái niệm

1.1.1 Đầu tư là gì

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyênthiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tàisản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tạinhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồnlực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó

Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lựctài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trongmột thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

1.1.2: Cơ cấu đầu tư:

Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơcấu huy động và sử dụng vốn quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phậntrong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lývà tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế-xã hội.

1.1.3: Cơ cấu đầu tư hợp lý:

Phạm trù cơ cấu đầu tư hợp lý gần giống như phạm trù giá trị – trong mối quan hệ giá trị& giá cả Giá cả dù có giao động thế nào thì cũng luôn luôn có xu hướng tiến về giá trịthật của nó Tương tự, cơ cấu đầu tư dù có giao động ra sao thì cũng luôn có xu hướng

6

Trang 10

tiến về cơ cấu đầu tư hợp lý Cơ cấu đầu tư hợp lý là một khái niệm tương đối, khó xácđịnh, giống như khái niệm giá trị thật.

Về mặt định nghĩa, cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật kháchquan, các điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp & phục vụchiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng cơ sở ngành, vùng & toàn bộ nền kinh tế Cơcấu đầu tư hợp lý có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngàycàng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầuhội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế – chính trị của thế giới và khu vực.

1.2 Phân loại

1.2.1 Cơ cấu đầu tư

1.2.1.1: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn là cơ cấu đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồnvốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Có 5 thành phần vốn cấu tạo lên cơ cấu này, baogồm: vốn đầu tư theo NSNN, vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của DNNN, vốn của dâncư & tư nhân, vốn đầu tư & hỗ trợ của nước ngoài Các nguồn vốn này vận động theohướng ngày càng đa dạng hơn, phù hợp hơn với chính sách kinh tế thị trường nhiều thànhphần và chính sách huy động mọi nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển Cơ cấu đầu tưhợp lý lúc này là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa của mọi nguồn lục cho đầutư, theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN, tăng tỷ trọng vốn tín dụng ưu đãi,vốn dân cư & tư nhân.

Vốn nhà nước

- Vốn ngân sách nhà nước: là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách của Nhà nước chicho các hoạt động đầu tư Đây là một nguồn quan trọng trong chiến lược phát triển KT –XH của mỗi quốc gia và thường được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng KT – XH,quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư và các lĩnh vực cần sựtham gia của nhà nước

7

Trang 11

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước : Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước là một hình thức chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thứctín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Tín dụng nhà nước về thựcchất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi,tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phảigiành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất Nguồn vốn này có vai trò quan trọngtrong phục vụ cho công tác quản lí nhà nước và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua nguồnnày, nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành các vùng, lĩnh vực theo địnhhướng chiến lược của mình Nguồn vốn còn được phân bổ để thực hiện các mục tiêu pháttriển xã hội.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữmột khối lượng khá lớn Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định vàthu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đạihóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

Vốn ngoài nhà nước

- Vốn đầu tư tư nhân và dân cư: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của cácdoanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập của hộgia đình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đấtnước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua thuếthu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư pháttriển Nguồn vốn này có tác dụng cực lỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng ở nướcnhận đầu tư.

8

Trang 12

1.2.1.2: Cơ cấu đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư

Cơ cấu theo vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tưtoàn xã hội, vốn đầu tư của từng doanh nghiệp hoặc của một dự án Thường thì cách phânloại này dùng cho các hoạt động đầu tư có tính chất vi mô hơn, ví dụ như cấp độ doanhnghiệp hoặc cấp độ dự án chẳng hạn Ở cấp độ doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư bao gồmvốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tái tạotài sản lưu động & các chi phí khác Ở cấp độ dự án, cơ cấu vốn đầu tư được phân làm:chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí vận hành kết quả đầu tư 1.2.1.3: Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành

Cơ cấu đầu tư theo ngành là cơ cấu đầu tư thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốcdân cũng như từng tiểu ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chínhsách đầu tư đối với từng ngành trong thời kỳ nhất định.

Tùy theo từng thời kỳ, từng hoàn cảnh mà có những cách phân loại cơ cấu đầu tư khácnhau:

- Thứ nhất: Xem xét cơ cấu đầu tư theo hai nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội vànhóm ngành kết cấu hạ tầng.

- Thứ hai: Có thê nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: Công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ.

- Thứ ba: Xem xét cơ cấu đầu tư theo 2 khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngànhcòn lại.

1.2.1.4: Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ

Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ánh tình hình sửdụng nguồn lực địa phương & việc phát huy lợi thế cạnh tranh từng vùng Trong đó, vốnđầu tư toàn xã hội được phân theo từng vùng

9

Trang 13

1.2.2 Cơ cấu đầu tư hợp lý

1.2.2.1: Cơ cấu đầu tư hợp lý theo nguồn vốn

- Trên tổng vốn đầu tư: cơ cấu đầu tư hợp lý phản ánh việc huy động tối đa và sử dụnghiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển toàn xã hội Cần có các biện pháp đểquản lý và kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệt là vốn ngân sáchnhà nước, nhà nước nên chi tập trung phân bổ vốn vào những khu vực mà thị trườngkhông thể hoặc không muốn hoạt động, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nguồn vốn: chuyển dịch theo hướng tỷ trọng nguồnvốn khu vực nhà nước giảm, trong khi tỷ trọng nguồn vốn ngoài nhà nước và đầu tư nướcngoài tăng, đồng thời tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.Tuy chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng trên những vẫn cần phải có nguồn vốnđầu tư vào ngành mũi nhọn, nhằm dẫn dắt nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa.

- Trên nguồn vốn đầu tư của doanh nghiêoj và dự án: phản ánh tỷ lệ giữa các loại nguồnvốn trong doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu và vốn đi vay, sao cho đạt hiệu quả đầu tư cao vàtận dụng được tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng lĩnhvực hoạt động của doanh nghiệp cũng như chiến lược phát triển, do đó ở mỗi doanhnghiệp khác nhau, tỷ lệ này cũng khác nhau.

1.2.2.2: Cơ cấu vốn đầu tư hợp lý

- Vốn đầu tư hợp lý được đánh giá thông qua danh mục và hiệu quả của các bộ phận màdoanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.

- Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quantrọng nhất, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá.

- Tùy vào từng giai đoạn cụ thể cũng như chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn củamỗi quốc gia, vốn đầu tư được ưu tiên cho những bộ phận quan trọng khác nhau Đặc biệt

10

Trang 28

chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung Chỉ có 20% đường bộ của Việt Nam được trải nhựa,thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như: Malaysia, Ấn Độ và Indonesia.

Đến nay, hệ thống đường bộ cao tốc mới bước đầu hình thành, nguy cơ lớn không đạtmục tiêu đến năm 2020 đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc như đã đặt ra;Hệ thống đường sắt đã lạc hậu, chưa đầu tư được đường sắt tốc độ cao, hệ thống đườngsắt đô thị mới đầu tư xây dựng những tuyến đầu tiên; Hệ thống cảng biển chưa khai tháchết công suất thiết kế; một số cảng hàng không đã xảy ra quá tải

Vì vậy, Việt Nam chưa có được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại,nhất là so sánh với các tiêu chí của quốc tế (mạng đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao,cảng hàng không, cảng biển đầu mối).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là khó khăn về nguồn lực tài chính,khiến cho công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng triển khai còn chậm so với yêucầu, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu cũng chưa có điều kiện duy tu, bảodưỡng đầy đủ, kịp thời, làm hạn chế năng lực khai thác.

Đi cùng với sự tăng trưởng cũng như nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tổng nhu cầu vốncho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông có xu hướng ngày một tăng Giai đoạn 2011-2015, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vào khoảng 400 nghìn tỷđồng, tăng khoảng 9 lần so với giai đoạn 2006-2010 Nhu cầu này tiếp tục tăng trong giaiđoạn 2016-2020 và chắc chắn cả những giai đoạn tiếp sau nữa.

Nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, cơ sở hạ tầng giaothông nói riêng ở Việt Nam thời gian qua thường được huy động từ 3 nguồn trọng tâm, đólà: Huy động từ NSNN; huy động từ nguồn tài trợ nước ngoài (tập trung vào ODA) vàvay ưu đãi; và huy động từ khu vực tư nhân.

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, kể từ khi bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA (năm 1993)đến nay, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ

25

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan