thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại khoa tim mạch 1 bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại khoa tim mạch 1 bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đãnhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo,các đồng nghiệp tại Bệnh vi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đãnhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo,các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, gia đình và bạn bè.Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành.

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chânthành tớ - người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thờigian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, cácPhòng Ban và các Thầy Cô đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu vàtạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, cácđồng nghiệp tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã tận tình giúp đỡ và tạođiều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồngnghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 10 những người đã dànhcho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.

HỌC VIÊN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmvề nội dung chuyên đề của mình không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền,tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

HỌC VIÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Tổng quan về hoạt động của tim 3

1.1.2 Tổng quan về suy tim 4

1.1.3 Tổng quan về máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

1.2.1 Thực trạng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 8

1.2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh suy tim 10

CHƯƠNG 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 14

2.1 Tổng quan về địa bàn thực tế 14

2.1.1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 14

2.1.2 Khoa Tim mạch 1 - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An 15

2.2 Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 16

2.2.1 Phương pháp thực hiện 16

2.2.2 Kết quả 21

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN 31

3.1 Các đặc trưng nhân khẩu học 31

3.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tạiKhoa Tim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023 32

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc ngườibệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn 36

KẾT LUẬN 41

Trang 4

Khoa Tim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023 41

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc người bệnh cấy máy

tạo nhịp vĩnh viễn 42ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined.

1 Đối với điều dưỡng viên 442 Đối với bệnh viện 443 Đối với người bệnh/người nhà người bệnh 44TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu đánh giá của điều dưỡngPhụ lục 2 Phiếu khảo sát người bệnh

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Các biến đánh giá qua bảng kiểm quan sát các hoạt động chăm sóc

của điều dưỡng 16

Bảng 2.2 Các biến khảo sát ý kiến của người bệnh về quá trình chăm sóc củađiều dưỡng 19

Bảng 2.3 Các đặc trưng nhân khẩu học của điều dưỡng 22

Bảng 2.4 Các đặc trưng nhân khẩu học của người bệnh 22

Biểu đồ 2.1 Đánh giá về công tác nhận định người bệnh 23

Biểu đồ 2.2 Đánh giá về việc đưa ra các chẩn đoán chăm sóc 23

Biểu đồ 2.3 Đánh giá về công tác lập kế hoạch chăm sóc 24

Biểu đồ 2.4 Đánh giá về công tác thực hiện kế hoạch chăm sóc 24

Biểu đồ 2.5 Đánh giá về công tác đánh giá tiến triển tình trạng bệnh 25

Biểu đồ 2.6 Mức độ hài lòng của người bệnh về xử trí tình trạng đau 25

Biểu đồ 2.7 Mức độ hài lòng của người bệnh về thời gian liền vết mổ 26

Biểu đồ 2.8 Mức độ hài lòng của người bệnh về việc phòng biến chứng 26

Biểu đồ 2.9 Mức độ hài lòng của người bệnh về việc giáo dục sức khỏe 27

Biểu đồ 2.10 Mức độ hài lòng của người bệnh về việc dùng thuốc 27

Biểu đồ 2.11 Mức độ hài lòng chung của người bệnh 28

Bảng 2.5 Các đề xuất của Khoa đối với hoạt động chăm sóc 28

Bảng 2.6 Các đề xuất của người bệnh và gia đình 29

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầucủa các bệnh tim mạch Tại Viện Tim mạch Việt Nam, tỉ lệ tử vong do rối loạnnhịp tim chiếm 38,8% [24] Máy tạo nhịp tim là một thiết bị giúp tim đập đềuđặn và hiệu quả Đây là phương tiện giúp hỗ trợ kiểm soát các bệnh tim như rốiloạn nhịp tim, biểu hiện việc tim đập không đều.

Trên thế giới tạo nhịp tim đầu tiên được thực hiện vào năm 1958 Tại Mỹcó khoảng 450.000 người bệnh tương đương với 0,26% dân số Mỹ sống chungvới máy tạo nhịp Ở Việt Nam, điều trị bằng cấy máy tạo nhịp tim đã đượcnghiên cứu ứng dụng lần đầu tiên năm 1973 bởi các tác giả Trần Đỗ Trinh,Nguyễn Mạnh Phan [24]

Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cải thiện triệu chứng lâm sàng cho ngườibệnh hội chứng suy nút xoang, thành công về kỹ thuật và lâm sàng đạt tỷ lệ cao,chỉ làm gia tăng hở van ba lá đến mức độ nhẹ với tỷ lệ thấp [1].

Khi được phẫu thuật đặt máy tim tạo nhịp tim nhân tạo, người bệnh cần cómột chế độ sinh hoạt phù hợp để sống chung với nó Người bệnh có thể có cácbiến chứng như: ụ máu, bầm tím ổ máy cao nhất (5,1%), rối loạn nhịp tim 1,4%,bật điện cực 2,0%, tràn máu màng tim 1,0%, hội chứng máy tạo nhịp (0,7%),nhiễm trùng (0,3%), kích thích cơ hoành (0,7%), huyết khối tĩnh mạch và tràn khímàng phổi đều 0,3%, rò động mạch dưới đòn phải can thiệp (0,3%) Tỷ lệ biếnchứng chung là 12,2% [10].

Những biến chứng này có thể xuất hiện ngay trong quá trình làm thủ thuậtđặc biệt là những rối loạn nhịp phức tạp như nhịp nhanh thất, rung thất, vô tâmthu … có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh [16].

Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã thực hiện thủ thuật can thiệp timmạch từ năm 2009, trong đó có thủ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn Cho đến naytại BV chưa có nghiên cứu nào về vấn đề chăm sóc cho nhóm người bệnh này, vìvậy chuyên đề này được thực hiện với 02 mục tiêu:

Trang 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về hoạt động của tim

Vị trí: Tim nằm trong trung thất, sau xương ức, lệch nhẹ về bên tráixương ức, phía trên (đáy tim) ngang mức xương sườn 3, phía dưới (mỏm tim)ở giao điểm của đường giữa đòn trái và khoang liên sườn 5.

Kích thước: Bình thường ở người trưởng thành trái tim thường tươngđương với nắm tay của người đó Kích thước tim có thể thay đổi phụ thuộc vàotrọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động thể lực và giới tính.

Màng ngoài tim: Tim được bao bọc trong một túi xơ gọi là màng ngoàitim có tác dụng bảo vệ tim khỏi các chấn thương; nhiễm trùng và gồm 2 lớp:lớp trong liên tục với thượng tâm mạc còn gọi là là tạng, lớp bao ngoài là tạngcòn gọi là lá thành là tổ chức xơ bền chắc gắn kết với các mạch máu lớn, cơhoành, xương ức và cột sống giúp cho tim nằm ổn định ở trung thất, giữa 2 làlà một lớp dịch khoảng 30 ml giúp làm trơn bề mặt tim và giảm cọ sát khi timbóp.

Thành tim: Được cấu trúc bởi 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: Thượngtâm mạc ở ngoài cùng đồng nhất với lá tạng Lớp giữa có cấu trúc kiểu cơ vậnthành khối liên kết với nhau, cung cấp lực co cần thiết để bơm máu vào độngmạch Nội tâm mạc ở trong cùng cấu trúc rất tinh xảo lót các buồng tim và bềmặt các van tim.

Các van tim: Hai van nhĩ - thất là van ba lá (giữa nhĩ phải và thất phải) vàvan hai lá (giữa nhĩ trái và thất trái) Hai van động mạch (van bán nguyệt) là vanđộng mạch phổi cho phép máu từ thất phải lên động mạch phổi và van động mạchchủ cho phép máu từ thất trái bơm vào động mạch chủ.

Các van tim đóng mở nhịp nhàng theo những thay đổi trong các buồng timvề thể tích và áp lực với trình tự hai nhĩ thất mở trong lúc hai van động mạchđóng trong thời kỳ tâm trương, và ngược lại hai van động mạch mở

Trang 10

trong lúc hai van nhĩ thất động trong thời kỳ tâm thu Hoạt động đóng mở nhịpnhàng của các van tim có vai trò quan trọng trong việc duy trì hướng của dòngmáu qua tim theo một chiều nhất định.

1.1.2 Tổng quan về suy tim1.1.2.1 Định nghĩa suy tim [11]:

Có nhiều định nghĩa về suy tim, song về cơ bản suy tim là trạng thái bệnhlý trong đó tim mất khả năng bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơthể trong mọi tình huống sinh hoạt của người bệnh Theo Hội Tim Mạch HọcQuốc Gia Việt Nam, suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quảcủa những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tìm dẫn đến tâmthất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu(suy tim tâm thu).

- Tăng sức cản ngoại vi (tăng hậu gánh tim): gặp trong các bệnh tăng huyết áp, hẹp van động mạch chủ

- Giảm sức co cơ tim do tổn thương cơ tim: gặp trong các bệnh như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim

- Giảm sự đổ đầy các buồng tim khi các buồng thất bị hẹp hoặc không giãn ra được gặp trong các bệnh như ép tim cấp, các viêm màng ngoài tim

1.1.2.3 Phân loại suy tim [11]:

Có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, thí dụ: Theo hình thái địnhkhu có suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ, đây là cách thường đượcsử dụng trên lâm sàng.

Trang 11

Theo tình trạng tiến triển có suy cấp (thường là tình trạng tăng nặng cấptính và nguy kịch trong một số bệnh nguyên gây suy tim như sốc tim, phù phổicấp, hen tim v.v ) và suy tim mạn Theo lưu lượng tim có suy tim giảm lưulượng và suy tim tăng lưu lượng Theo chức năng bơm tim có suy tim tâm thuvà suy tim tâm trương.

1.1.2.4 Biểu hiện của suy tim [11]

Các biểu hiện của suy tim là sự phản ánh của các tình trạng rối loạn huyếtđộng bao gồm quá tải thể tích dịch (ứ trệ tuần hoàn) và giảm khả năng tốngmáu (giảm tưới máu tổ chức).

Lâm sàng: Các biểu hiện của ứ trệ tuần hoàn thường gặp là khó thở, ralesẩm ở phổi, phù ngoại vi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi Các biểu hiện của giảmtưới máu tổ chức: thường gặp là mệt nhọc, suy nhược cơ thể, giảm sự tỉnh táo(thiếu ô-xy tổ chức), giảm thể tích nước tiểu (giảm tưới máu thận) Các biểuhiện của bệnh lý nguyên nhân gây ra suy tim: tùy theo nguyên nhân cụ thể gâysuy tim.

Cận lâm sàng: Có thể tiến hành nhiều thăm dò cận lâm sàng để đánh giá chứcnăng tim và nguyên nhân gây suy tim tùy thuộc điều kiện của cơ sở y tế và của ngườibệnh Chụp Xquang ngực: có thể thấy các dấu hiệu phì đại các buồng tim, hình tim tohơn bình thường, ứ huyết phổi tràn dịch màng phổi Siêu âm tim: có thể thấy giảmsức co, giảm khả năng tống máu của thất trái và

các tổn thương khác của tim Ghi điện tim: có thể thấy các dấu hiệu của dàytâm nhĩ; dày tâm thất, rối loạn nhịp tim

1.1.2.5 Điều trị suy tim [11]

Điều trị suy tim nhằm giảm nhẹ triệu chứng, loại bỏ các yếu tố gây tăngnặng suy tim và soát nguyên nhân gây suy tim, bao gồm:

- Giảm gánh nặng làm việc cho tim: chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh cáchoạt động gắng sức, phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.

- Kiểm soát sự ứ dịch quá mức: chế độ ăn giảm muối, hạn chế chất lỏng, sử dụng thuốc lợi tiểu.

Trang 12

- Cải thiện tiền gánh và giảm hậu gánh tim: sử dụng một số thuốc khi cóchỉ định phù hợp như thuốc giãn mạch (các nitrate, hydralazine, ức chế menchuyển ), thuốc tăng sức co cơ tim (digoxin, dobutamine).

- Giải quyết nguyên nhân: kiểm soát tăng huyết áp, các rối loạn nhịp tim, sửa chữa van tim, thay van tim.

1.1.2.6 Chăm sóc người bệnh suy tim [11]

Nhận định: Khai thác kỹ tiền sử mắc các bệnh tiềm ẩn là nguyên nhân

gây suy tim và các biểu hiện của bệnh nguyên nhân Nhận diện các biểu hiệncủa suy tim, bao gồm:

- Các biểu hiện t huyết phổi: khó thở, thở nhanh nông, khó thở khi nằmhoặc con khó thở kịch phát về đêm, tím da môi; đầu chỉ hoặc toàn thân ralesẩm ở phổi, biểu hiện sung huyết phổi trên Xquang

- Các biểu hiện ứ dịch ngoại vi: tĩnh mạch cổ nổi to, gan to mềm và códấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ, tăng cân đột ngột, phủ, tràn dịch màngphổi; tràn dịch màng tim; dịch ổ bụng, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm vàngoại vi

- Các biểu hiện của giảm tưới máu tổ chức: trạng thái mệt nhọc, kém tỉnhtáo, suy yếu cơ thể, đái ít (cần đo lượng nước tiểu trong 24 giờ) huyết áp tâmthu giảm, tần số tim nhanh, đau ngực, chậm tái đổ đầy mao mạch (sự hồng trởlại chậm ở giường móng tay hoặc móng chân).

- Phát hiện các yếu tố làm tăng nặng suy tim: ăn quá nhiều muối, laođộng nặng hoặc có các hoạt động gắng sức, mắc thêm bệnh khác như nhiễmtrùng đường hô hấp; loạn nhịp tim; tắc động mạch phổi, dùng một số loại thuốcgây giữ muối nước hoặc gây giảm sức co của cơ tim.

Đánh giá mức độ nặng của suy tim, có thể áp dụng phân giai đoạn suy tim của Hội tim New York (NYHA) dựa vào các biểu hiện cơ năng như sau:

+ Giai đoạn 1: Có bệnh tim nhưng chưa có triệu chứng cơ năng.+ Giai đoạn 2: Triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, người bệnh giảm nhẹ các hoạt động thể lực.

Trang 13

+ Giai đoạn 3: Triệu chứng cơ năng xuất hiện cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực của người bệnh.

+ Giai đoạn 4: Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên kể cả lúc người bệnh nghỉ ngơi.

Tham khảo kết quả các xét nghiệm để theo dõi và tiên lượng người bệnh.Đánh giá mức độ nhận thức của người bệnh, đặc biệt là nhận thức về các yếutố làm tăng nặng bệnh và tự chăm sóc bản thân khi ra viện.

Chẩn đoán điều dưỡng: Các chẩn đoán điều dưỡng phụ thuộc vào kết quả

nhận định thực tế người bệnh Liên quan đến tình trạng suy tim, có thể đưa racác chẩn đoán điều dưỡng sau: Giảm tưới máu tổ chức liên quan đến giảm sứcco cơ tim; thay đổi tần số tim; rối loạn nhịp tim Không chịu được hoạt độngthể lực liên quan đến cơ thể suy yếu; mất cân bằng cung cầu ô-xy cơ tim Giảmtrao đổi khí ở phổi liên quan đến ứ huyết ở phổi hậu quả của giảm khả năng đổđầy buồng tim và hoặc giảm sức co cơ tim Thể tích dịch vượt quá mức liênquan đến tình trạng ứ dịch trong cơ thể ( muối và nước) hậu quả của giảm cunglượng tim Thiếu hụt kiến thức về quá trình bệnh, các yếu tố làm tăng nặngbệnh và hành vi tự chăm sóc sau khi ra viện liên quan đến thiếu tiếp cận vớicác nguồn thông tin, hiểu sai thông tin hoặc do khả năng nhớ lại không đầy đủ.

Lập kế hoạch chăm sóc: Dựa trên các chẩn đoán chăm sóc đã có, các mục

tiêu chăm sóc cần đạt được cho người bệnh suy tim là: Cải thiện tưới máu tổ chứccho người bệnh Cải thiện hoạt động thể lực cho người bệnh Cải thiện trao đổi khíở phổi cho người bệnh Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch cho người bệnh Tăngcường nhận thức về quá trình bệnh, các yếu tố tăng nặng bệnh và cải thiện thựchành tự chăm sóc suy tim cho người bệnh.

Thực hiện chăm sóc: Cải thiện tưới máu tổ chức Hướng dẫn người bệnh

thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng tại giường hoặc trong phòng bệnhxen kẽ giữa những khoảng nghỉ nằm nghỉ để tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.Thực hiện một số thuốc giãn mạch, thuốc tăng sức co cơ tim,

Trang 14

thuốc chống động khi có chỉ định Theo dõi các đáp ứng của người bệnh vớithuốc và các tác dụng không mong muốn của thuốc như hạ quá mức huyết ápvới các thuốc giãn mạch, chảy máu với các thuốc chống đông, thay đổi quánhiều tần số tim đối với một số thuốc khác như quá chậm đối với digoxin, quánhanh với dobutamin Cung cấp và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độdinh dưỡng nương nhẹ bộ máy tiêu hóa để không làm tăng gánh nặng cho tìm:khoảng 1000 - 1500 Kcal/ngày, với những trường hợp đang suy tim rất nặngchỉ 500 Kcal/ngày, chọn và chế biến thức ăn đảm bảo dễ tiêu hóa hấp thu, chiakhẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.Theo dõi các biểu hiện của cải thiện tưới máu tổ chức như: mức độ mệt nhọc,mức độ tỉnh táo, tần số tim, huyết áp, độ ẩm da, lượng nước tiểu trong 24 giờ.

Cải thiện khả năng hoạt động thể lực: Khả năng chịu đựng các hoạt động thể

lực ở người bệnh suy tim giảm đặc biệt với những người bệnh suy tim nặng docung cấp ô-xy không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể khi vận động Tùy theo mứcđộ suy tim, khuyên người bệnh nằm nghỉ tại giường và hỗ trợ người vệ sinh cánhân hoặc cho ăn nếu cần Khi các triệu chứng của tim được cải thiện, giúp ngườibệnh tăng dần các hoạt động thể lực từ thụ động chuyển dần sang chủ động khinằm tại giường, rồi hỗ trợ người bệnh ngồi nghỉ trên ghế có tựa, đi bộ nhữngquãng ngắn v.v để tránh các biến chứng như teo cơ, cứng khớp, huyết khối tĩnhmạch và cải thiện tuần hoàn Hướng dẫn người bệnh thực hiện những khoảng nghỉxen kẽ lúc vận động và giải thích cho người bệnh hiểu tầm quan trọng của nhữngkhoảng nghỉ và sự chuyển trạng thái vận động dần dần ngay cả khi các biểu hiệncủa suy tim đã ổn định để tránh sự thay đổi đột ngột có thể gây giảm tưới máu nãovà tăng gánh nặng lên tim Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ số calo giúpngười bệnh có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động nhẹ, cần khuyến khíchngười bệnh ăn từ 4 đến 6 bữa nhỏ một ngày, việc thực hiện các bữa ăn nhỏ còngiúp tránh được gánh nặng cho tim.

Trang 15

Cải thiện trao đổi khí ở phổi: Kê thêm gối sau gáy, dưới vai, lưng, tách

hai tay ra khỏi ngực và đặt hai cẳng tay lên gối giúp giãn nở lồng ngực và tạothuận lợi cho động tác hô hấp Cung cấp cho người bệnh tư thế nằm nghỉ phùhợp để tạo thuận lợi cho thông khí như nằm trên giường ở tư thế nửa ngồi hoặccác tư thế Fowler (Fowler’s positions) tùy theo mức độ khó thở Khuyên ngườibệnh duy trì tư thế nằm phù hợp khi ngủ ban đêm để tránh khó thở tư thế vàtránh cơn khó thở kịch phát về đêm Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, thuốc giãnmạch khi có chỉ định nhằm giảm ứ huyết ở phổi, trừ trường hợp cần sử dụngthuốc lợi tiểu cấp cứu, nên cho người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổisáng để tránh mất ngủ do đái đêm Theo dõi tần số thở, kiểu thở, biên độ thở,tiếng thở và các thông số về khí máu Cho người bệnh thở ô-xy khi có chỉ định.

Đảm bảo trạng thái cân bằng dịch: Đánh giá tình trạng ứ dịch, theo dõi

lượng dịch vào – ra bằng nhiều biện pháp như cân nặng người bệnh hàng ngàyở cùng một thời điểm, cùng một lượng quần áo, cùng một cân giám sát lượngdịch đưa vào cơ thể qua tất cả các con đường từ thức ăn, đồ uống, nước uốngthuốc, dịch để pha thuốc cho tiêm; truyền, lượng dịch ra từ nước tiểu, mồ hôi,hơi thở Khi lượng nước tiểu ít hơn 30 ml giờ cần thông báo ngay cho bác sỹ.theo dõi mức độ nổi của tĩnh mạch cổ, mức độ phủ ngoại vi, mức độ to của ganvà các dấu hiệu của phù phổi Hạn chế lượng muối vào cơ thể qua các conđường, đặc biệt từ chế độ ăn uống Tùy mức độ suy tim và các biểu hiện của ứdịch, cung cấp cho người bệnh chế độ ăn với lượng muối được khống chế:

- Từ 1 - 2 gam NaCl ngày khi có phủ nhẹ Dưới 1 gam NaCl/ngày khi có phù nhiều, hoặc có tổn thương thân kết hợp.

- Chỉ 0,3 gam NaCl/ngày khi suy tim quá nặng, thường dùng chế độ ăn cơm đường, sữa đậu nành.

Giám sát lượng nước đưa vào cơ thể, nếu không có các bằng chứng mất dịchtừ các con đường khác, lượng nước đưa vào cơ thể được tính bằng thể

Trang 16

tích nước tiểu 24 giờ + 300 ml.

Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, chú ý không để hạ kali máu bằng cáchthường xuyên theo dõi các biểu hiện của hạ kali máu trên lâm sàng và kết quảđiện giải đồ và bổ sung kali khi cần thiết.

Tăng cường nhận thức và thực hành tự chăm sóc: Giải thích một cách hợplý cho người bệnh về tình trạng suy tim, nguyên nhân và hậu quả của suy tim,các biểu hiện của suy tim, các yếu tố thúc đẩy sự nặng lên của suy tim Nhấnmạnh tầm quan trọng của việc giảm sự quá tải cho tim dưới mọi hình thức từhoạt động thể lực, chế độ ăn đến các xúc cảm quá mức Dành thời gian chonhững câu hỏi và thảo luận về những băn khoăn lo lắng của người bệnh, trêncơ sở đó giúp người bệnh giải tỏa lo lắng Giải thích và hướng dẫn người bệnhvà gia đình người bệnh thực hiện đúng các thuốc đã được bác sỹ kê đơn vềdụng tại nhà bao gồm tên thuốc, liều dùng, số lần dùng, những tác dụng khôngmong muốn có thể xảy ra Hướng dẫn và thuyết phục người bệnh thực hiện chếđộ ăn nương nhẹ bộ máy tiêu hóa để không làm tăng gánh nặng cho tim, khốngchế lượng muối và dịch đưa vào cơ thể hàng ngày, loại bỏ các yếu tố có thểlàm tăng nặng suy tim.

Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi và ghi lại các triệu chứng và dấuhiệu của suy tim cũng như các biểu hiện nặng lên của suy tim và dặn ngườibệnh đến khám lại chuyên khoa tim mạch, không tự ý thay đổi hoặc điều chỉnhcác thuốc được kê đơn về khi có những bất thường như: xuất hiện khó thởnhiều; tăng cân đột ngột; ho kéo dài; đau ngực; thay đổi tần số tim từ 20 lầnphút trở lên.

Trước khi người bệnh được ra viện, cần tư vấn kiến thức và hướng dẫn thựchành tự chăm sóc suy tim cho người bệnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trìtự chăm sóc sau khi ra trong kiểm soát hiệu quả suy tim, tránh tăng nặng bệnh và gópphần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đánh giá kết quả chăm sóc: Đạt được các mục tiêu mong muốn ở từng

thời điểm của chăm sóc Nói chung kết quả chăm sóc người bệnh suy tim

Trang 17

được coi là tốt khi: các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường hoặc trongphạm vi có thể chấp nhận được đối với người bệnh, ổn định về huyết động, khôngcòn hoặc kiểm soát được loạn nhịp tim, thực hiện được các hoạt động tự chăm sócphù hợp với khả năng; thở dễ dàng, không xuất hiện các cơn khó thở tư thế hoặcgắng sức, giảm hoặc hết rales ẩm ở phổi, giảm và hết các dấu hiệu ứ trệ tuần hoànngoại vi, duy trì được trạng thái cân bằng dịch; biết cách tự chăm sóc và hạn chếsự nặng lên của bệnh.

1.1.3 Tổng quan về máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

Năm 1958, trên thế giới máy tạo nhịp vĩnh viễn đầu tiên được cấy do kỹ sưRune Elmqvist và bác sỹ Ake senning tại Thụy Điển Sau đó tỷ lệ cấy máy tạonhịp tim được gia tăng theo từng năm Năm 2005, Gabriel Gregoratos thống kêcho thấy khoảng 900.000 người trên thế giới được cấy máy tạo nhịp vĩnhviễn.Tương tự ở các nước Châu Âu, năm 2016 tại 3580 trung tâm tim mạch có500.411 người bệnh được cấy máy tạo nhịp tim Ở Việt Nam, tạo nhịp tim đượcứng dụng lần đầu tiên vào năm 1973 bởi tác giả Vũ Văn Đính, Trần Đỗ Trinh vàĐặng Hanh Đệ Đến nay, kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim được áp dụng và triểnkhai trên cả nước không chỉ các trung tâm tim mạch lớn mà còn chuyển giao tạinhiều tuyến bệnh viện cơ sở trên cả nước Viện Tim Mạch Việt Nam là viện đầungành trong cả nước trong việc ứng dụng các kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán vàđiều trị các bệnh lý tim mạch [24]

Chỉ định [12]: Nhịp chậm có triệu chứng: ngất choáng, khó thở ; Hộichứng suy nút xoang; Nhồi máu cơ tim; Rung nhĩ đáp ứng thất chậm; BlockNhĩ - Thất cấp I, II, II; Block Nhĩ - Thất bẩm sinh; Suy tim nặng có mất đồngbộ giữa các buồng tim; Bệnh cơ tim giãn; Hội chứng Brugada.

Chăm sóc người bệnh sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn [12]: Theo dõi dấuhiệu sinh tồn; Thực hiện các y lệnh thuốc và xét nghiệm; Chăm sóc vếtthương; Chăm sóc về chế độ dinh dưỡng; Chăm sóc về tinh thần; Tư vấn - giáodục sức khỏe.

Trang 18

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

Silverman và cộng sự (1995) khảo sát 56.482 người trưởng thành có cấy máytạo nhịp tim Kết quả cho thấy ở Mỹ, tỷ lệ cấy máy tạo nhịp tim là 2,6/1000 người.Tỷ lệ này tăng đáng kể theo độ tuổi, từ 0,4/1000 người ở những người từ 18-64đến 26/1000 người ở những người từ 75 tuổi trở lên Tỷ lệ này theo độ tuổi ở namgiới cao gấp 1,5 lần so với nữ giới và ở người da trắng gấp 1,6 lần so với người damàu Tỷ lệ này không thay đổi đáng kể theo khu vực cư trú, trình độ học vấn hoặcthu nhập, nhưng tăng đáng kể (hơn ba lần) ở những người báo cáo có bất kỳ hạnchế hoạt động nào so với những người không bị hạn chế 15% người bệnh đangđược sử dụng máy tạo nhịp thay thế; khoảng 1/5 trong số này đã được thay thếhơn hai lần [33].

Francisco Lopez-Jimenez và cộng sự (2002) nghiên cứu tiến cứu trên 398 ngườibệnh được cấy máy tạo nhịp tim Tuổi trung bình của người bệnh là 76 ± 6 tuổi; 234người bệnh (59%) là nam giới Kết quả cho thấy sự cải thiện sức khỏe ở thời điểm 3tháng sau khi cấy máy điều hòa nhịp tim là 0,165

± 0,4 ( P = 0,0001) Sự cải thiện sức khỏe không phụ thuộc vào chế độ tạo nhịpđộ ( P = 0.6) Những người bệnh có mức độ chức năng tim thấp (độ III hoặc IV) có sự cải thiện sức khỏe 23%, trong khi người bệnh ở mức độ I hoặc II chỉ cảithiện 12%, (P = 0,03) [31]

Michael Brunner và cộng sự (2004) phân tích tuổi thọ và các đặc điểmcơ bản của 6505 người bệnh sau khi cấy máy điều hòa nhịp tim trên 6505 ngườibệnh Tuổi thọ kéo dài thêm trung bình là 101,9 tháng (∼ 8,5 năm), với 44,8%người bệnh sống sau 10 năm và 21,4% sống trên 20 năm Phụ nữ có tuổi thọ dàihơn đáng kể so với nam giới (118 so với 91,7 tháng, p <0,0001), tuổi thọ cao hơnrõ rệt (73,2 tuổi so với 71 tuổi, P <0,0001) Tỷ lệ sống sót của người bệnh mắc hộichứng xoang tốt hơn đáng kể so với người bệnh block AV mức độ cao, tỷ lệ sốngsót của người bệnh bị rung nhĩ cao hơn đáng kể (132,9 tháng so với 94,2 tháng sovới 85,1 tháng, P <0,0001) [29]

Trang 19

Songbo Jing và cộng sự (2020) tìm hiểu biến chứng sau phẫu thuật và yếu tốnguy cơ ở người bệnh đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn dựa trên Dữ liệu lâm sàngcủa 124 người bệnh tháng 1 năm 2014 đến tháng 1 năm 2018 Kết quả cho thấy tỷlệ biến chứng sau mổ ở 124 người bệnh là 8,06% (10/124), trong đó có 4 trườnghợp tụ máu bao xơ (3,23%), 2 trường hợp vỡ bao xơ (1,61%), 3 trường hợp nhiễmtrùng bao xơ (2,42%) và 1 trường hợp huyết khối tĩnh mạch (0,81%) Tỷ lệ biếnchứng sau phẫu thuật cao hơn đáng kể theo tuổi già, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao,tiền sử hút thuốc, tình trạng dinh dưỡng kém và số lượng tiểu cầu giảm (P<0,05).[30]

Andreas Ruck và cộng sự (2021) khảo sát 3420 người bệnh, 481 (14,1%)được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong vòng 30 ngày Tỷ lệ sống sót sau 1, 5và 10 năm lần lượt là 90,0%, 52,7% và 10,9% ở nhóm dùng máy điều hòa nhịptim và 92,7%, 53,8% và 15,3% ở nhóm không dùng máy điều hòa nhịp tim (HR:1,03; 95% CI: 0,88-1,22; P = 0,692) Thời gian theo dõi trung bình là 2,7 năm(khoảng tứ phân vị: 2,5 và tối đa là 11,8 năm) Không có sự khác biệt về nguy cơtử vong do tim mạch (HR: 0,91; KTC 95%: 0,71-1,18; P = 0,611), suy tim (HR:1,23; KTC 95%: 0,92-1,63; P = 0,157), hoặc viêm nội tâm mạc (HR: 0,90; KTC95%: 0,47-1,69; P = 0,734) giữa các nhóm [32]

Bạch Thị Hoa và cộng sự (2021) Nghiên cứu mô tả cắt ngang người bệnh đặtmáy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2020đến 10/2020 Kết quả: có 105 người bệnh, tuổi trung bình là 65,35 ± 13,71, tỷ lệnữ giới chiếm 62,86%, theo thang điểm AQUAREL điểm CLCS tốt nhất sau cấymáy là chức năng rối loạn nhịp, thấp nhất là khó chịu ở ngực (60,24 ± 12,07;86,46 ± 10,52; 95,36 ± 6,14), theo SF – 12 điểm CLCS của sức khỏe tinh thần(55,62 ± 8,14; 56,71 ± 4,58; 56,86 ± 2,47) cao hơn điểm CLCS sức khỏe thể chất(38,93 ± 8,07; 43,26 ± 7,89; 51,75 ± 5,54) Kết luận: CLCS của người bệnh sauđặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cải thiện hơn so với trước can thiệp và tăng dần sau 1,3, 6 tháng (theo thang điểm AQUAREL) và tăng từ mức thấp lên mức khá cao(theo SF12) [2].

Trang 20

Đoàn Chí Thắng và cộng sự (2021) nghiên cứu tiến cứu trên 132 người bệnhđược đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế Kết quả:Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở cả hai nhóm tạo nhịp mỏm và vách đềugiảm có ý nghĩa với p <0,01 Trước tạo nhịp, triệu chứng xoàng trước đặt máy chiếmtỷ lệ cao nhất 69,7% sau tạo nhịp là 9,1% giảm có

ý nghĩa với p < 0,01 Triệu chứng ngất trước tạo nhịp chiếm 45,5% sau 6 thángtạo nhịp giảm xuống chỉ còn 1,5%, có ý nghĩa với p < 0,01 Các triệu chứnglâm sàng khác cũng đều giảm có ý nghĩa với p< 0,01 Tỷ lệ hở van 3 lá mức độnhẹ trước tạo nhịp là 68,9%, sau 6 tháng là 72,0%, không có sự khác biệt với p> 0,05 Hở van 3 lá độ vừa sau 6 tháng tăng từ 6,8% lên 9,1%, p > 0,05 Sau 6tháng tạo nhịp, CO trung bình tăng từ 3,82 ± 1,04 l/p trước tạo nhịp lên 5,57 ±1,49 l/p, với p < 0,01 PAPs giảm từ 30,8 ± 7,41 mmHg trước tạo nhịp xuốngcòn 28,02 ± 5,27 mmHg sau 6 tháng tạo nhịp, với p < 0,05 EF trung bình giảmcòn 57,09 ± 8,26% sau 6 tháng tạo nhịp so với 58,82 ± 7,50% trước tạo nhịp,với p < 0,05 [21]

Ngô Hoàng Toàn và cộng sự (2023) Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 người bệnh rối loạn nhịp chậm có chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2021-2022 Kết quả: Tỷ lệ nữ cao hơn nam, tiền sử tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất và chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn thường gặp là hội chứng suy nút xoang và loại máy tạo nhịp tim 2 buồng nhĩ thất chiếm đa số Sau khi đặt máy tạo nhịp tim 1 tháng và 3 tháng thì các điểm số ở các lĩnh vực như khó chịu ở ngực, giới hạn thể lực và rối loạn nhịp tăng lên rõ rệt, p<0,001 Sự thay đổi điểm chất lượng cuộc sống qua thang điểm Aquarel sau 3 tháng so với thời điểm trước đặt máy ghi nhận có liên quan

đến loại máy tạo nhịp được đặt (p<0,05) [14] 1.2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh suy tim

Nguyễn Bá Tâm và cộng sự (2018) nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82người bệnh ngoại trú, được chẩn đoán suy tim độ II và độ III, tại Bệnh viện đakhoa Nam Định, từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015, thông qua phỏng vấn

Trang 21

bằng bộ câu hỏi có cấu trúc Kết quả cho thấy đa số người tham gia là 50-60tuổi (61.0%) và gần 2/3 (64,6%) người bệnh suy tim độ III Tuân thủ điều trị làở mức độ trung bình (Trung bình = 3.55, SD = 0.61) trong đó Tuân thủ dùngthuốc ở mức cao (Trung bình = 4.01, SD = 0.77) trong khi tuân thủ thay đổi lốisống là trung bình (Trung bình = 3.45, SD = 6.1) Mặc dù không thể can thiệpđến trình độ học vấn của người bệnh nhưng có thể phát triển các chương trìnhcan thiệp điều dưỡng thích hợp tập trung vào yếu tố dự đoán như giảm cáctriệu chứng trầm cảm để cải thiện sự tuân thủ điều trị ở những người bệnh suytim [15]

Phạm Thi Thu Hương và cộng sự (2018) khảo sát những khó khăn trong tựchăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định thôngqua nghiên cứu định tính tiến hành trên 20 người bệnh suy tim Hạn chế thể lực,áp lực tâm lý là những vấn đề được nhắc đến nhiều hơn Người bệnh có nhữnghạn chế trong tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thực hiện thuốc, nhận racác dấu hiệu của bệnh cũng như cách xử trí Một số cách thức giúp họ thích nghivới bệnh tật đã được đề cập đến Với những rào cản mà người bệnh suy tim phảiđối diện thì không có gì ngạc nhiên khi việc thực hiện tự chăm sóc của họ cònnhiều hạn chế và tỷ lệ tái nhập viện còn cao [20]

Tác giả Ngô Huy Hoàng và Phạm Thị Hồng Nhung (2019) nghiên cứuCan thiệp giáo dục một nhóm có so sánh trước sau cho 90 người bệnh suy timmạn điều trị nội trú tại Khoa nội Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh NamĐịnh cho thấy trước can thiệp, kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy timmạn trong phạm vi nghiên cứu thấp, thể hiện qua tổng điểm trung bình kiếnthức đạt 10,41 ± 3,54 điểm trên tổng 22 điểm của thang đo Sau can thiệp,điểm trung bình kiến thức tăng lên đạt 19,38 ± 2,16 điểm và còn duy trì ở mứccao 17,92 ± 2,52 điểm tại thời điểm 1 tháng sau khi kết thúc can thiệp (sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001) Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúngtheo từng nội dung can thiệp cũng cải thiện đáng kể ngay sau can thiệp và cònduy trì ở mức cao sau can thiệp 1 tháng [19]

Trang 22

Đào Thị Phương và cộng sự (2021) Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch -Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh Kết quả thu được: kiến thức tự chăm sóc củangười bệnh suy tim mạn tham gia nghiên cứu thấp với điểm trung bình kiến thứclà 11,1 ± 2,1 điểm trên tổng điểm 22, điểm thấp nhất là 6 điểm, cao nhất là 16điểm, trong đó: tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức khá là 40,0%; tỷ lệ ngườibệnh có kiến thức ở mức trung bình là 60,0%; không có người bệnh nào có kiếnthức ở mức tốt và kém Thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn đượctính trên tổng điểm 100 cho mỗi nội dung: Thực hành về duy trì chăm sóc chỉ đạt51,1 ± 19,5 điểm và chỉ có 19,2% người bệnh đạt duy trì chăm sóc; thực hành vềquản lý chăm sóc chỉ đạt 49,4

± 19,8 điểm và chỉ có 22,5% người bệnh đạt quản lý chăm sóc; thực hành vềsự tự tin đạt 50,5 ± 16,1 điểm và chỉ có 17,5% người bệnh đạt tự tin trong tựchăm sóc [4]

Tác giả Vũ Văn Thành và Lê Thị Liễu (2021) Nghiên cứu can thiệp giáo dụcmột nhóm có so sánh trước sau được thực hiện cho 86 người bệnh suy tim mạn điềutrị tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa trong thời gian từ tháng 12 năm 2019đến tháng 8 năm 2020 Kết quả: Về kiến thức, trước can thiệp điểm trung bình đạt10,0 ± 2,89 điểm trên tổng điểm 22, sau can thiệp 1 tuần đã có sự cải thiện rõ rệt vớiđiểm trung bình kiến thức đạt 19,6 ± 3,01 điểm và duy trì ở mức cao sau can thiệp 1tháng với 18,6 ± 4,00 điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Về thựchành, điểm trung bình thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn trên tổngđiểm 100 theo 3 lĩnh vực Duy trì chăm sóc; Quản lý chăm sóc; Tự tin chăm sóc tại 3thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 1 tuần và sau can thiệp 1 tháng lần lượt là:35,1

± 17,5 điểm, 54,9 ±12,4 điểm và 57,6 ± 12,2 điểm; 47,2 ± 14,63 điểm, 64,5 ±13,3 điểm và 68,4 ± 13,4 điểm; 41,3 ± 15,39 điểm, 57,6 ± 15,2 và 62,5 ± 16,6điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [28]

Trang 23

Hà Thị Thúy và cộng sự (2022) nghiên cứu trên 143 người bệnh suy tim Kếtquả cho thấy kiến thức về tuân thủ điều trị, hành vi tự chăm sóc của người bệnhsuy tim còn khá hạn chế Kiến thức chung về thuốc và sử dụng thuốc: chỉ đúng ởmức rất thấp (2,1%) Kiến thức về tự theo dõi chăm sóc: mức đạt chỉ chiếm 9,8%.Kiến thức và hành vi tuân thủ điều trị còn khá yếu (dao động từ 25% – 61%) Kiếnthức và thực hành có mối tương quan thuận (R=0,61; p <0,001) Một số yếu tốliên quan đến kiến thức và thực hành của người bệnh bao gồm: nhóm có kiến thứcở mức đạt về tuân thủ điều trị và tự chăm sóc thì thực hành tốt hơn Nhóm có kiếnthức ở mức đạt: có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn (48,7% so với 10,6%; p<0,01).Nhóm được điều dưỡng tư vấn tốt: thực hành tốt hơn (46,2% so với 6,6%;p<0,001) Kết luận: Người bệnh suy tim có kiến thức về tuân thủ điều trị khá thấp,hành vi tự chăm sóc còn nhiều thiếu sót Yếu tố liên quan đến kiến thức chủ yếu làkết quả tư vấn của điều dưỡng viên Thực hành chưa tốt do kiến thức hạn chế [8]

Tác giả Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2023) nghiên cứu môtả cắt ngang trên 78 người bệnh chẩn đoán suy tim mạn điều trị từ 23/05/2022đến 30/7/2022 tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển,Uông Bí Kết quả: 53,8% người bệnh có kiến thức ở mức trung bình và chỉ có10,3% người bệnh có kiến thức ở mức tốt Điểm trung bình kiến thức củangười bệnh về tự chăm sóc: 11,18 ± 3,72 điểm trong tổng só 20 điểm; điểmthấp nhất là 2 điểm, cao nhất là 19 điểm, trong đó lĩnh vực tự theo dõi và hoạtđộng có điểm trung bình thấp nhất 3,0 ± 1,52, đạt 50% so với điểm tối đa [17]

Trang 24

CHƯƠNG 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Tổng quan về địa bàn thực tế

2.1.1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là Bệnh viện Đa khoa hạng I, tuyếncuối cùng về khám, chữa bệnh đa khoa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời làtuyến cuối khám, chữa bệnh về chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa và Sản phụkhoa của khu vực Bắc trung bộ, tham mưu cho ngành Y tế xây dựng chiến lượcphát triển các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh trên toàn tỉnh và khuvực; trực tiếp triển khai thực hiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dântrong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và nước Lào; đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứukhoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật; tham gia công tácphòng bệnh; hợp tác quốc tế; là cơ sở đào tạo thực hành cho một số các TrườngĐại học.

Các nhiệm vụ thực hiện:

Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh: với các chuyên khoa: Hệ nội có 24chuyên khoa: Khám bệnh; Cấp cứu; Phẫu thuật gây mê; Hồi sức tích cực nộikhoa; Hồi sức tích cực chống độc; Lão khoa; Nhi – Sơ sinh; Nội tiêu hoá; Nộidị ứng hô hấp; Nội tiết – Đái tháo đường; Nội thận – Tiết niệu – Lọc máu;Huyết học lâm sàng; Tim mạch … Hệ ngoại có 12 chuyên khoa: Ngoại tổnghợp; Ngoại tiêu hoá; Ngoại thận tiết niệu; Hệ cận lâm sàng gồm 9 khoa:Thăm dò chức năng; Xquang; Vi sinh Thực hiện thường quy 10.969 kỹ thuậtcủa các phân tuyến trong quá trình khám chữa bệnh.

Đào tạo cán bộ y tế.

Nghiên cứu khoa học về y học.

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.Phòng bệnh.

Hợp tác quốc tế.

Quản lý kinh tế trong Bệnh viện.

Trang 25

2.1.2 Khoa Tim mạch 1 - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Khoa Tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được thành lậpnăm 1991 Ban đầu khoa có 5 bác sĩ và 12 điều dưỡng viên, với nhiệm vụ làkhám và điều trị bệnh lý tim mạch cho nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh Trang thiết bịban đầu hết sức thô sơ, chỉ với 01 máy điện tim 1 cần được viện trợ từ Ba lan.Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, đến nay khoa Tim mạch Bệnh việnHữu nghị Đa khoa Nghệ An đã có một đội ngũ nhân lực chuyên môn vữngvàng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đảm nhiệm phục vụ tốt công tác khámchữa bệnh chuyên khoa tim mạch cho nhân dân Hiện nay, với chỉ tiêu 105giường bệnh, nhưng số người bệnh điều trị tại khoa luôn đạt 150-160% chỉ tiêugiường bệnh được giao.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt làsự quan tâm chỉ đạo sát sao thường xuyên của Ban Chấp hành Đảng ủy, ban Giámđốc Bệnh viện trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực chuyênsâu và sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của tập thể khoa Tim mạch, khoa đã từngbước thực hiện được những bước tiến vượt bậc trong chuyên môn, nhiều kỹ thuậtmới được triển khai như: Chụp và can thiệp đặt stent động mạch vành, can thiệpđiều trị bệnh tim bẩm sinh, can thiệp điều trị loạn nhịp tim, chụp và can thiệp điềutrị bệnh động mạch ngoại biên, phối hợp với khoa Ngoại Tim mạch phẫu thuật timhở…

Khoa Tim mạch đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong bệnhviện, nhiều năm liền Chi bộ và khoa được công nhận trong sạch vững mạnh tiêubiểu, tập thể lao động xuất sắc… được trao tặng nhiều bằng khen của bệnh viện,của Sở Y tế, của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An.

Khoa thực hiện Khám, điều trị và tư vấn các bệnh lý Tim mạch như: Bệnhlý động mạch vành; Bệnh tăng huyết áp và các biến chứng; Bệnh suy tim;Bệnh Tâm phế mạn; Bệnh lý động mạch; Bệnh tim bẩm sinh; Bệnh lý van timvà các biến chứng…

Trang 26

2.2 Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn

2.2.1 Phương pháp thực hiện

- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động chăm sóc người bệnh của điềudưỡng tham gia vào công tác chăm sóc cho người bệnh suy tim có cấy máy tạonhịp vĩnh viễn tại Khoa Tim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ Annăm 2023.

- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2023 đến hết tháng 11 năm 2023 Thời điểm khảo sát: tháng 5 - 10/2023.

- Địa điểm nghiên cứu là Khoa Tim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ

+ Đối với điều dưỡng: Lấy toàn bộ 24 điều dưỡng của KhoaTim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.

+ Đối với người bệnh: chọn toàn bộ 65 người bệnh suy tim có cấy máytạo nhịp vĩnh viễn tại Khoa Tim mạch 1, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa NghệAn đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Số liệu sẽ được thu thập tại Khoa Tim mạch1: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cho người bệnh sau khi người bệnh đã được khám xong Địa điểm tại phòng bệnh.

Bảng 2.1.Các biến đánh giá qua bảng kiểm quan sát các hoạtđộng chăm sóc của điều dưỡng

thứcSTT Tên biến Định nghĩa loại thức đo đánh

định thập thông tin có bậc hiệu quả; của Nghiên

Trang 27

biếnthống được sửdụng để đánh giátình trạng sức

người bệnh

Là việc điều dưỡngnêu lên vấn đề hiệntại hay tiềm tàngcủa người bệnh mà

yêu cầu sự can Thứthiệp của điều bậcdưỡng để giảiquyết cùng vớinguyên nhân củanó nếu biết được.

dưỡng thiết lậpcác vấn đề ưutiên; trình bày kết

quả mong đợi viết Thứmục tiêu chăm bậcsóc; thiết kế cáccan thiệp điềudưỡng: viết kếhoạch chăm sóc.

Cách Người Cáchthứcthức đo đánh

thulường giá

thậphiệu quả; đã sơPhân vân; được

Hiệu quả; tậpRất hiệu huấn

huấnquả

Trang 28

hiệu quả; đã cứu hồPhân vân; được sơHiệu quả; tập

Trang 29

STT Tên biến

thứcĐịnh nghĩa loại thức đo đánh

thậpRất hiệu huấn

Rất hiệu

quảCách thức đánh giá:

Rất không hiệu quả: thu thập thông tin không chính xác; các vấn đề củangười bệnh được nêu lên hoàn toàn không đúng; kế hoạch chăm sóc được xâydựng hoàn toàn không phù hợp; thực hiện can thiệp điều dưỡng hoàn toànkhông chuẩn xác và phù hợp; nhận định những tiến triển của bệnh không chínhxác.

Không hiệu quả: thu thập thông tin ít, rời rạc; các vấn đề của người bệnhđược nêu lên có tỷ lệ cao không đúng; kế hoạch chăm sóc được xây dựng có tỷlệ cao không phù hợp; thực hiện can thiệp điều dưỡng có tỷ lệ cao không chuẩnxác và phù hợp; nhận định những tiến triển của bệnh có tỷ lệ cao không chínhxác.

Phân vân: thu thập thông tin chưa đầy đủ; các vấn đề của người bệnh đượcnêu lên không rõ ràng; kế hoạch chăm sóc được xây dựng có tỷ lệ cao không rõràng; một số ít nội dung can thiệp điều dưỡng chưa hoàn toàn đúng theo kế hoạch;nhận định những tiến triển của bệnh chưa đầy đủ.

Hiệu quả: thu thập thông tin đủ và chính xác; các vấn đề của người bệnhđược nêu lên đúng; kế hoạch chăm sóc được xây dựng phù hợp; thực

Trang 30

hiện can thiệp điều dưỡng phù hợp và chính xác; nhận định những tiến triển của bệnh chính xác.

Rất hiệu quả: thu thập thông tin đủ, chính xác, hỗ trợ hiệu quả cho việcđưa ra các quyết định; các vấn đề của người bệnh được nêu lên hoàn toànđúng, đầy đủ và hỗ trợ tốt cho việc lập kế hoạch; kế hoạch chăm sóc được xâydựng hoàn toàn phù hợp, thuận tiện cho thực hiện; thực hiện can thiệp điềudưỡng phù hợp và chính xác, đạt kết quả tốt; nhận định những tiến triển củabệnh chính xác, đầy đủ, rõ rang trên cơ sở vận dụng tốt kiến thức chuyênngành.

+ Các biến khảo sát ý kiến của người bệnh về quá trình chăm sóc của điều dưỡng:

Bảng 2.2.Các biến khảo sát ý kiến của người bệnh về quá trìnhchăm sóc của điều dưỡng

thời điểm hiện tại

nam giới và nữ giới danh

Là lớp/hệ học cao Không biết chữhoặc tiểu học,nhất đã hoàn tất

chuyên nghiệp,học

Cao đẳng, Đại học,

Trang 31

Tên Phân Cách thức đo Cách

sau đại họcHài lòng về việc xử Rất không hàitrí tình trạng đau ở

Biến lòng; Không hài Phỏng

Hài lòng; Rất hàilòngHài lòng về thời Rất không hàiLiền gian liền vết mổ

Biến lòng; Không hài Phỏng

lòngHài lòng về việc Rất không hàiPhòng phòng biến chứng

Biến lòng; Không hài Phỏng

lòngGiáo Hài lòng về việc Rất không hài

được nhân viên y tế lòng; Không hài

Hài lòng; Rất hàikhỏe

lòngHài lòng về việc Rất không hài

Dùng dùng thuốc cho Biến lòng; Không hài Phỏngthuốc người bệnh. thứ bậc lòng; Phân vân; vấn

Hài lòng; Rất hàilòng

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan