Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Về Bệnh Trầm Cảm Đến Hành Vi= Của Sinh Viên Trường Đại Học Cần Thơ.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Về Bệnh Trầm Cảm Đến Hành Vi= Của Sinh Viên Trường Đại Học Cần Thơ.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Đánh giá sự ảnh hưởng về bệnh trầm cảm đến hành vicủa sinh viên trường Đại học Cần Thơ

Người nghiên cứu :

1 Nguyễn Thị Như Hảo MSSV:

Trong môi trường của một trường đại học cụ thể là trường đại học Cần Thơ có rất nhiều áp lực đòi hỏi sinh viên phải dành nhiều thời gian để căng bằng giữa việc học và việc làm Áp lực học tập, thi cử, tiền bạc, vấn đề tiếp xúc với gia đình, người thân, bạn bè gây ra nhiều căng thẳng cho sinh viên Bên cạnh đó, thời gian học và làm còn kéo dài, ít có thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa làm cho sinh viên dễ mắc các vấn đề liên quan đến stress trong đó có trầm cảm Người mắc bệnh trầm cảm thì những hành vi của họ thường sẽ bị ảnh hưởng đến 80% Từ đó có thể thấy sinh viên khi mắc bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởngđến hành vi của bản thân làm giảm sút điểm số và sức khỏe

Thời gian gần đây, đã có nhiều tác giả đưa ra những số liệu phong phú về dịch tễ học các rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan đến việc

Trang 2

mắc bệnh Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này trên sinh viên,… nhằm mục đích đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam về sự ảnh hưởng của trầm cảm đến hành vi của sinh viên Đại học Cần Thơ cũng như các yếu tố liên quan của việc mắc bệnh còn hạn chế Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Cần Thơ.2 Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên.

II Tổng quan tài liệu 1 Khái niệm

1.1.Khái niệm trầm cảm

- Trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất đối vớisinh viên đại học (Lyubomirsky, 2003; Vredenburg, 1988) Trầm cảmđược coi là một rối loạn đa vấn đề dẫn đến suy giảm chức năng giữa cáccá nhân, xã hội và nghề nghiệp (Sadock & Kaplan, 2007) Đặc điểm cơbản của trầm cảm là mất tác động tích cực, biểu hiện ở một loạt các triệuchứng, bao gồm rối loạn giấc ngủ, thiếu tự chăm sóc bản thân, kém tậptrung, lo lắng và thiếu hứng thú với những trải nghiệm hàng ngày (Nice,2009).

- Định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) về bệnh trầm cảm : “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm tháy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung” (Kiệm, 2017)

- “Trầm cảm là một rối loạn thường gặp liên quan đến khí sắc trầm và\hoặc gần như hoàn toàn mất quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động mà trước đây được thích; các biểu hiện cơ thể (ví dụ, thay đổi cận nặng, rối loạn giấc ngủ) và các biểu hiện nhận thức (ví dụ, khó tập trung) là phổ biến.” (Coryell, 2021)

1.2.Khái niệm sinh viên

- “Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.” (Nam,2022)

Trang 3

- Căn cứ tại Điều 2 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đàotạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về khái niệm sinh viên như sau:

“Điều 2 Sinh viên

1 Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chươngtrình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đạihọc.

2 Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trongcơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủnhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáodục và đào tạo.”

1.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khungkhái niệm.

Trong nước:

- Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới): “Có từ 3% - 5% dân số trên thế giới(khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời Sinh viên (SV) là đối tượng nguy cơ của nhiều rối loạn tâm thần, ở các trường đại học, sức khỏe tâm thần của SV là một thách thức lớn hiện nay.” (Liễu và nnk, 2015)

- “Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang, có tới 63,6% SV bị stress, các yếu tố ảnh hưởng liên quan tới stress như vấn đề về học tập trên 75%, căng thẳng, lo lắng (81%), mệt mỏi, chán ăn khoảng 50 - 70% Kết quả từ một nghiên cứu tại một trường đại học tại Đức cho thấycó khoảng 22,1% SV có hút thuốc lá, 32,5% SV uống rượu vài lần một tuần, 10% có sử dụng các thuốc gây nghiện (cần sa, cocain,

amphetamines,…) trong 3 tháng gần đây” (Hiếu và Hương, 2014)

Ngoài nước:

- Để xác định mức độ thực sự của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở họcsinh Vương quốc Anh, ba nghiên cứu gần đây đã so sánh mức độ xáotrộn của học sinh với các chuẩn mực dân số, với các kết quả khác nhau.Trong một nghiên cứu quy mô lớn của những người tham gia Đại họcCambridge vào năm 1995, một bảng câu hỏi đã được sử dụng để pháthiện các rối loạn trầm cảm và lo âu (Surtee, Wainwright, & Pharoah,2002) Các tác giả nhận thấy tỷ lệ phù hợp với độ tuổi của những rối

Trang 4

loạn này tương tự với tỷ lệ trong dân số nói chung Tuy nhiên, học sinhCambridge là những học sinh đạt thành tích đặc biệt cao và có tỷ lệ bỏhọc thấp so với các học sinh khác Do đó, sức khỏe tâm thần của họ cóthể không đại diện cho tất cả sinh viên chưa tốt nghiệp.

- Nghiên cứu lớn nhất của Vương quốc Anh về sức khỏe tâm thần củasinh viên và việc sử dụng chất kích thích đã khảo sát trên 3000 sinh viêngiữa khóa từ 10 trường đại học cũ (trước năm 1992) khác nhau đạt đượctỷ lệ phản hồi gần như 100% bằng cách quản lý bảng câu hỏi trong cáclớp học (Webb, Ashton, Kelly, & Kamali, 1996) Sử dụng Thang điểmLo lắng và Trầm cảm của Bệnh viện (HADS: Zigmond & Snaith, 1983),cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ lo âu lâm sàng ‘có thể xảy ra’ rất cao ở cảnam và nữ (lần lượt là 23% và 35%) Tỷ lệ trầm cảm lâm sàng kết hợp‘có thể xảy ra’ và ‘có thể xảy ra’ thấp hơn một nửa so với lo lắng lâmsàng Nghiên cứu không bao gồm những người không phải học sinh nênkhông biết liệu tỷ lệ lo lắng HADS có điển hình cho nhóm tuổi này haykhông.

- Một nghiên cứu của Fisher và Hood (1987) đã chứng minh sự gia tăngđáng kể trong ngắn hạn về cảm xúc đau buồn từ khoảng hai tháng trướckhi nhập học đại học đến sáu tuần sau khi nhập học Sự gia tăng rõ ràngnhất ở các sinh viên báo cáo về nỗi nhớ nhà Tuy nhiên, cần lưu ý rằngcác sinh viên nhớ nhà có mức độ triệu chứng cao hơn các sinh viên kháctrước khi nhập học Áp lực tài chính và lo lắng về học tập đã được xácđịnh là nguồn gốc của căng thẳng trong một số nghiên cứu nhưng hiếmkhi được xem xét liên quan đến các đánh giá riêng biệt về cảm xúc đaukhổ (Báo cáo RCP, 2003).

- “Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2010, khoảng18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân sốHoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên bị rối loạn trầm cảm trong một năm trong đótỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới” (Hiếu và Hương,2014)

2 Cơ sở lý luận về trầm cảm:

- "Cảm xúc là thứ chi phối chúng ta khi ta căng thẳng sợ hãi lo âu, những nỗi bực bội ngắm ngần ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành độngcủa chúng ta Vì thế mà trong các tình huống thông thường sự việc có thể sẽ được giải quyết êm xuôi thì cách mà chúng ta phản ứng với

Trang 5

sự việc lại trở nên thái quá Bản thân ta khi đó khó nhìn nhận sự việcmột cách rõ ràng hay sáng suốt, ta không tìm thấy được mặt tích cực của sự việc Thế nên ta mãi không thể tìm thấy nút thắt gỡ rối cho các vấn đề của bản thân."( Drukpa, 2017, tr 20 )

- "Trầm cảm là một căn bệnh vì thế nên không ai miễn nhiễm với trầmcảm Ở mọi lứa tuổi, giới tính, tình trạng thể chất, trình độ văn hoá, địa vị xã hội, trầm cảm không phân biệt ai cả Việc trang bị cho bản thân những kiến thức về trầm cảm là vô cùng cần thiết Bởi lẽ trầm cảm thường là kết quả của một quá trình lâu dài nhưng lại bùngphát trong một thời điểm bất ngờ " ( Nguyễn & Nguyễn, 2019, tr 24)

- "Cognitive Behavioral Therapy - CBT là một liệu pháp nhận thức hành vi Nghiên cứu đã cho thấy đây phương pháp điều trị hiệu quả dành cho các chứng rối loạn trầm cảm và lo âu Kiểm soát hành vi, cảm xúc sẽ làm giảm khả năng tái phát và vơi đi sự khổ đau Đây còn là con đường điều trị tốt nhất vượt qua thuốc men và các loại trị liệu khác." ( Tiến sĩ Seth J Gilliha, 2021, tr 11 )

- Tổ chức Y tế Thế giới (Word Health Organization) chỉ ra rằng: ”Nhiều nhân tố nội và ngoại tại chẳng hạn như trải nghiệm tuổi thơ và các biến cố trong cuộc đời, ốm đau bệnh tật, hay chấn thương, có thể gây ra trầm cảm Bệnh có thể nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng và rất thường gặp-Theo Tổ chức Y tế Thế giới (Word Health Organization)trên toàn cầu có hơn 350 triệu người bị trầm cảm” (Hemmings J, 2020)

- “Theo thống kê của Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mĩ năm 2019 , cứ năm người Mĩ thì có một người ( tương đương với 46,6 triệu người , 18,5 % dân số ) gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần trong một năm bất kì Ở Mĩ , hằng năm có 17,3 triệu người trưởng thành trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng ( theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mĩ , 2019 ) và tự tử hiện đang đứng thứ hai trong nhóm nguyên nhân tử vong của người từ 10 – 34 tuổi ( theo Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mĩ , 2018).” (Rutherford R Margaret, 2019, tr 17)

- “Bệnh rối loạn khí sắc được chia ra làm hai loại chính , loại rối loạn khí sắc đơn cực ( Unipolar disorders ) hay thường được gọi tổng quát là bệnh trầm cảm ( Depression ) , tức là tinh thần luôn ở trạng thái tiêu cực , buồn khổ và thất vọng , và loại rối loạn khí sắc lưỡng cực ( Bipolar disorders ) , cũng thường được gọi là bệnh hưng - trầmcảm , là trạng thái hai chiều của khí sắc , lúc trầm cảm lúc hưng

Trang 6

cảm Theo thống kê hằng năm tại các bệnh viện , rối loạn khí sắc là căn bệnh phổ thông đứng hàng thứ 3 sau các chứng rối loạn lo âu và rối loạn do nghiện ngập Phụ nữ có số lượng bị rối loạn khí sắc đơn cực gấp đôi nam giới , nhưng cả hai đều có số lượng người bị rối loạn khí sắc lưỡng cực ngang nhau.” (Phạm Toàn, 2020, tr 307)

2.1.Dấu hiệu của trầm cảm:

Những dấu hiệu của hiện tượng trầm cảm chính hệ có thể phát hiện qua những đặctính của cảm xúc và triệu chứng như:

- Tâm trạng ảm đạm, buồn rầu, thất vọng (trẻ em thì có cử chỉ cau có, bản gắt); - Không có cảm giác thích thú và quan tâm đến những sinh hoạt thường phải làm

- Bị sụt cân mà không phải do ăn kiêng, hoặc bị lên cân quá đáng do liều lĩnh ăn uống vô độ.

2.2.Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm:

- Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.- Sử dụng chất kích thích:Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử

dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá

Trang 7

- Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…

- Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): Nguyên nhân trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin…Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.

2.3.Hậu quả

- Tập trung tinh thần kém

Do bị trầm cảm nên khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập và làm việc Người bệnh thường dễ quên, khó tập trung, thậm chí còn mất trí tuệ hoặc tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm.

- Mất ngủ và đau đầu

Có tới 50% người bị trầm cảm khi gặp bác sĩ thường nói rằng họ cảm thấy đau nửađầu dữ dội và tình trạng này kéo dài khiến cho giấc ngủ đến với họ rất khó khăn.- Tiểu đường

Người bị trầm cảm có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 nếu đã có tiền sử với bệnh lý này từ trước đó Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bệnh trầm cảm làm thay đổi thói quen ăn uống của họ, khiến họ ăn ngọt nhiều hơn, khó kiểm soát được khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày Mặt khác, vì cảm xúc của họ luôn ở trạng thái tiêu cực nên họ có xu hướng ăn nhiều đểgiải tỏa.

- Ham muốn tình dục suy giảm

Nam giới mắc bệnh lý này dễ bị yếu sinh lý, rối loạn chức năng cương dương; phụnữ dễ bị khô âm đạo nên đau rát khi quan hệ Vì thế, trầm cảm kéo dài khiến ngườibệnh suy giảm ham muốn tình dục từ đó hạnh phúc gia đình rất dễ bị đe dọa.- Lạm dụng chất gây nghiện

Trang 8

Người trầm cảm rất dễ bị kích thích bởi chất gây nghiện như thuốc lá, bia, rượu vàcó khi là ma túy nữa Đây là những chất khiến tinh thần của họ trở nên hưng phấn, thoải mái vì thế họ dễ lạm dụng Sử dụng những chất này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và nó cũng có xu hướng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.- Quan hệ xã hội bị thu hẹp

Người bị trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại, thích ở những nơi tối tăm và ở một mình Điều này khiến cho bản thân họ tự cô lập mình và tự làm đổ vỡ nhữngmối quan hệ tốt đẹp xung quanh.

- Bệnh tim

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tim và trầm cảm có sự liên kết với nhau Bệnh trầm cảm có xu hướng làm trầm trọng hơn bệnh tim Điều này được giải thích bởi sự chán nản do trầm cảm khiến cơ tim bị thiếu oxy nên dễ co thắt gây đau đớn, viêm cơ tim Nặng hơn nữa, nó còn gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.- Ung thư

Bệnh trầm cảm có khả năng tác động tới hệ thống miễn dịch và làm bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy khối u ở những người ung thư mắc trầm cảm có xu hướng phát triển rất nhanh.

- Xu hướng tự làm hại

Ở mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bị trầm cảm có xu hướng muốn tự làm hại mình và người khác vì suy nghĩ tiêu cực trong họ có chiều hướng gia tăng Chính cảm xúc tiêu cực ấy thôi thúc họ tự gây thương tích, làm đau mình hoặc thậm chí còn muốn tự sát để kết thúc tất cả và giải thoát cho mình.

2.4.Biện pháp điều trị

- Thay đổi lối sống

Đây là một phần thiết yếu của điều trị trầm cảm Thực hiện thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp đẩy lùi chứng trầm cảm nhanh hơn và ngăn ngừa quay trở lại

Tập thể dục : Không chỉ làm tăng serotonin, endorphin và các chất hóa học tốt cho não khác, mà còn kích hoạt sự phát triển của các tế bào não.

Trang 9

Sự giúp đỡ từ bên ngoài như là gia đình, bạn bè, tham gia các câu lại bộ hayhoạt động xã hội,…

Chế độ dinh dưỡng : Ăn nhiều bữa nhỏ và cân bằng trong cả ngày sẽ giúp bạn duy trì năng lượng và giảm thiểu tâm trạng thất thường.

Ngủ: Giấc ngủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng Khi bạn không ngủ đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm sẽ tồi tệ hơn Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm trạng thái cáu kỉnh, ủ rũ, buồn bã và mệt mỏi.

Giảm căng thẳng: Xem xét các khía cạnh của cuộc sống khiến bạn căng thẳng, chẳng hạn như công việc quá tải hoặc các mối quan hệ không được ủng hộ và tìm cách giảm thiểu tác động của chúng.

- Điều trị hoá dược

- Điều trị đặc hiệu: Sốc điện

2.5.Nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở sinh viên:

- Khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sinh viên trở nên mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, nếu mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết dễ dẫn đến trầm cảm.

Trang 10

- Áp lực học tập học tập và những thói quen sinh hoạt không hợp lí khiến cơ thể dễ lâm vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, buồn chán và cáu gắt Điều này cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

- Những sinh viên có vấn đề về sức khỏe cũng có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với những sinh viên có sức khỏe tốt Vì khi không đảm bảo sức khỏe sinh viên dễ mất tập trung trong việc học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kém bạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thật bại và bất lực Từ đó có khả nằng dẫn đến trầm cảm.

- Nguy cơ trầm cảm cũng cao hơn đối với những sinh viên mất đi người thân Do sự mất mát tình cảm quá lớn, thiếu đi sự quan tâm chia sẻ khiến sinh viên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tự cô lập mình với thế giớixung quanh

- Ngoài ra, đa số sinh viên học đại học là bắt đầu cuộc sống xa nhà, có những sinh viên một năm chỉ về thăm gia đình được hai lần Điều này có thể gây ra sự gắn bó giữa cá nhân sinh viên với gia đình không còn như xưa và việc hỗ trợ từ phía gia đình nếu sinh viên có những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không kịp thời.

- Đồng thời, khi môi trường sống thay đổi, môi trường học tập thay đổi cùng với những thay đổi trong nội dung và phương pháp học tập cũng khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn Sinh viên cần có sự thích ứng với tất cả những điều mới mẻ đó để hạn chế những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra

III Mục đích, mục tiêu nghiên cứu.1 Mục đích :

Nhằm tìm ra giải pháp làm giảm tỉ lệ tử vong của bệnh trầm cảm ở độ tuổi vịthành niên.

2 Mục tiêu :

- Mục tiêu chung : Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh trầm cảm ở độ tuổi vị thành niênnhằm đề ra giải pháp làm giảm tỉ lệ tử tự của bệnh trầm cảm.

- Mục tiêu cụ thể :

Ngày đăng: 12/05/2024, 22:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan