tiểu luận môn đàn tranh 3

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn tranh 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ Loại gỗ TẠ THÂM thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc g

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH ————΅΅΅΅΅————

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HUỲNH HƯƠNGMSSV: CE171608

GVHD: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Mục Lục

Trang 2

PHẦN 1: NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAMSƠ LƯỢC VỀ ĐÀN TRANH

I Cấu Tạo và Nguồn Gốc trang 41 Nguồn gốc

2 Cấu tạo

II Cách Sử Dụng Nhạc Cụ trang 71 Cách phát âm

2 Kỹ Thuật Cơ Bản SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN NHỊ

I Cấu Tạo và Nguồn Gốc trang 101 Nguồn gốc

2 Cấu tạo

II Cách Sử Dụng Nhạc Cụ trang 121 Cách phát âm

2 Kỹ Thuật Cơ BảnSƠ LƯỢC VỀ ĐÀN BẦU

I Cấu Tạo và Nguồn Gốc trang 161 Nguồn gốc

2 Cấu tạo

II Cách Sử Dụng Nhạc Cụ trang 171 Cách phát âm

2 Kỹ Thuật Cơ Bản

PHẦN 2: THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Trang 3

1 Nguồn gốc trang 182 Các tác phẩm tiêu biểu trang 193 Dàn nhạc trang 19PHẦN 3: CẢM NHẬN CỦA EM SAU KHI HỌC NHẠC CỤ DÂN TỘC

Trang 4

PHẦN 1: NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Ngày nay, các ngôn ngữ, nhạc cụ được đan xen với nhau trong cùng một ca khúcđang được mọi người ưa chuộng Và một số nhạc cụ cổ truyền dễ mang lại sự ấntượng sâu sắc cho người nghe khi được kết hợp cùng âm nhạc hiện đại là đànTranh, hay còn gọi với cái tên đàn Thập Lục, đàn Nhị, đàn Bầu.

SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN TRANH I Cấu Tạo và Nguồn Gốc:

1 Nguồn gốc :

Đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh của Trung Quốc (còn gọi là guzheng), được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỉ 13, đời nhà Trần Trải qua nhiều thập kỷ, người Việt đã “Việt hoá” cây đàn, tạo ra những đặc điểm phù hợp với nền âm nhạc và đời sống của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn một số loại đàn của một số nước ở Châu Á tương tự với đàn Tranh của Việt Nam ta như: đàn Koto của Nhật Bản, đàn Kayagum của Hàn Quốc và đàn cổ tranh của Trung Quốc.

Đàn Kayagum Hàn Quốc Đàn Koto Nhật Bản Đàn cổ tranh Trung Quốc

2 Cấu tạo:

Sau đây là cấu tạo của từng bộ phận đàn tranh.

Trang 5

Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ

Loại gỗ TẠ THÂM thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.

Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ

Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát

âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn

có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn

để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây Để có độ bền và âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.

Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt

đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gỗ Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.Ngoài ra còn có dây đàn làm từ thép hoặc inox và móng để gảy đàn bằng nhựa hoặc inox.

-Hình ảnh tổng thể của đàn tranh.

Trang 6

-Các bộ phận của đàn.

-Dây đàn tranh

-Một số loại móng để gảy đàn tranh.

II Cách Sử Dụng Nhạc Cụ:1 Cách phát âm:

Dùng móng tay sau đó gảy vào dây đàn sẽ phát ra âm thanh Vỗ đồng thời: Cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ để nghe được 2 âm Âm phụ do ngón ta trái vỗ sẽ cao hơn 1/2 – 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính.Vỗ sau: Tay phải gảy dây đàn xong, tay trái mới vỗ lên dây Như vậy sẽ tạo ra 3 âm luyến, âm luyến 1 do tay phải gảy lên dây.

2 Kỹ Thuật Cơ Bản:

Ngón dùng để gảy

Trang 7

Cách chơi truyền thống là sử dụng 2 ngón gẩy Ngày ngay người chơi thường sử dụng 3 ngón, một số giả dụ cá biệt sử dụng 4 – 5 ngón.

Cách sử dụng 3 ngón gẩy gồm ngón mẫu (ngón 1), trỏ (ngón 2) và giữa (ngón 3) làphổ biến nhất Cách bí quyết gẩy cơ bản gồm: Liền bậc, phương pháp bậc, gẩy đi xuống và đi lên ngay lập tức bậc hoặc bí quyết bậc Thường dùng móng gẩy để gẩynhưng riêng đàn sắt thì không dùng mà gẩy bằng đầu bụng ngón tay.

Kỹ thuật

Ngón Á: Lối gảy nhiều của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc Kỹ thuật gảy

ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.

Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ

một âm lên những âm cao.

Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền các âm liền bậc, từ 1 âm cao xuống

những âm thấp Có nghĩa tiêu dùng ngón cái tay buộc phải lướt nhanh và đều qua những hàng dây, từ cao xuống thấp.

Á vòng là khoa học được hài hòa từ Á lên và Á xuống Kỹ thuật này thường sử

dụng để khai mạc hoặc chấm dứt một câu nhạc Một số trường hợp, Á vòng được sử dụng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc sử dụng ngón Á vòng liên tiếp mang rộng rãi âm.

Ngón vê dùng ngón tay nên ngón 2 hoặc hài hòa ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 Gảy

trên dây liên tục, những ngón khác buộc phải khum tròn lại Cổ tay buộc phải hài hòa mang ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn Cần lưu ý, móng gảy ko buộc phải đặt quá xuống xuống gây lúc về đề móng gảy Bởi sẽ tạo ra tiếng đàn không đều đặn và êm ái.

Trang 8

Song thanh: Tức 2 nốt cùng phát 1 lúc Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ dùng

quãng 8 Hiện nay, những nhạc sĩ còn kết hợp sử dụng những quãng khác.

Kỹ thuật bàn tay trái

Tư thế

Đầu 3 ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, còn ngón tay hơi khum Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và đeo nhẫn chụm lại Ngón tay cái và ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước.

Mỗi lúc rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cộng đi lại từ dây này sang dây khác.

Ngón nhấn luyến: Dùng các ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm với độ cao khác nhau Âm thanh lúc dùng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần mang thanh điệu của tiếng nói Ngón nhấn luyến với hai loại, gồm:

Nhấn luyến lên: Gảy vào một dây để vang lên Tay trái nhấn dần lên dây đó để âm thanh được cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa.

Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này phải mượn nốt Chẳng hạn như ví như bạn muốn với âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đấy vang theo luyến tiếng cùng mang âm Fa.

Đẩ đánh âm nhấn luyến xuống hay lên thì chỉ nên gảy 1 lần Độ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như những nốt nhạc bình thường.

Trang 9

***Cần chú ý:

Phải phân bổ thời gian để âm mang thể đều hoặc ko đều.

Độ cao của âm nhấn luyến xuống hoặc nhấn luyến lên sở hữu thể trong vòng quãng2, quãng 3 trang bị ở những âm cao và quãng 4 trường hợp là âm thấp.

Không buộc phải dùng âm nhấn luyến liên tiếp.

Ngón nhún: Nhấn liên tục trên một dây nào đấy để âm thanh cao lên ko quá một cung liền bậc Kỹ thuật ngón nhún sẽ tạo thành những làn sóng có dao động lớn hơn ở ngón rung giúp âm thanh được mềm mại, tình cảm sâu lắng hơn.

Ngón vỗ: Dùng 2 – 3 đầu ngón tay trỏ, giữa và áp út vỗ lên một dây nào đấy bên trái nhạn đàn vừa được gảy Sau đó nhấc ngay những ngón tay lên để âm thanh caolên đột ngột từ 1/2 cung – một cung Có 2 loại vỗ, gồm:

Vỗ đồng thời: Cùng khi tay phải gảy dây, tay trái vỗ để nghe được 2 âm Âm phụ do ngón ta trái vỗ sẽ cao hơn 1/2 – 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chínhVỗ sau: Tay phải gảy dây đàn xong, tay trái mới vỗ lên dây Như vậy sẽ tạo ra 3 âmluyến, âm luyến một do tay nên gảy lên dây Âm luyến 2 do ngón vỗ tạo bắt buộc và cao hơn âm luyến 1 từ 1/2 – một cung, âm luyến thứ 3 do ngón tay vỗ xong rồi nhấc lên ngay, dây đàn trở lại trạng thái cũ Âm thanh còn lại sẽ vang lên dựa trên độ căng của dây đó khi ban đầu.

Ngón vuốt: Tay phải gảy đàn sau ấy dùng 2 – 3 ngón tay trái vuốt lên dây đàn ấy từnhạn ra đến trục dây hoặc người lại Cách đánh này sẽ khiến cho nâng cao sức căng của 1 dây liên tục và đều đặn Âm thanh của đàn tranh lúc đánh theo công nghệ này sẽ được nâng lên từ 1/2 – 1 cung.

Ngón gảy tay trái: Ngón tay trái mang thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải của nhạn đàn để đổi thay màu sắc, âm thanh Tay trái không đeo móng gảy phải lúcgảy âm thanh sẽ êm và không vang bằng âm tay bắt buộc gảy Để tạo chồng âm sở hữu thể gảy bằng cả hai tay Tuy nhiên, tay trái gảy âm rãi trong lúc tay buộc phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.

Ngón bịt chính là ngón vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên trên đầu nhạn đàn khi gảy 1 nốt Nếu gảy cả một đoạn nhạc sở hữu âm bịt thì người gảy dùng cạnh bàn tay nên chặnnhẹ lên đầu đàn, dùng tay trái gảy thay cho tay phải Khi gảy ngón bịt thì âm thanh

Trang 10

mờ đục, không vang Điều này sẽ gây được ấn tượng tương phản sắc nét với đoạn nhạc đánh bình thường.

SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN NHỊI Cấu Tạo và Nguồn Gốc:

1 Nguồn Gốc:

Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (tiếng Trung: 二胡; bính âm: èrhú; Hán Việt: nhị hồ), có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa" Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Thái Lan,

Campuchia,Nhật Bản,Hàn Quốc, Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dântộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau Người Kinh gọi là líu hay nhị líu (để phân biệt với "nhị chính"), người Mường gọi là "Cò ke", người miền Nam gọi là Đờn cò Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

Ngoài ra còn có đàn Hồ Cầm của Trung Quốc cũng tương tự như đàn Nhị của Việt Nam ta.

-Đàn Hồ Cầm Trung Quốc.

2 Cấu Tạo:

Trang 12

II Cách Sử Dung:1 Cách phát âm:

Tay trái giữ dọc nhị và bấm vào dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay Tay phải cầm cung vĩ kéo đẩy để tạo ra âm thanh.

2 Kĩ Thuật Cơ Bản:

Kỹ thuật ở đàn nhị có 3 loại: Cung vĩ rời, cung vĩ liền và cung vĩ ngắt.

Cung vĩ rời:Là cách dùng mỗi đường cung vĩ để tấu một âm với độ dài âm

không cố định, vĩ không tách khỏi dây đàn.

Cung vĩ rời gồm có hai loại:

Cung vĩ rời lớn: Là cách kéo hay đẩy cả cung vĩ (từ gốc đến ngọn hay từ

ngọn đến gốc) để diễn tấu những âm mạnh, rắn rỏi, dứt khoát, đầy đặn, nhiệttình Ðánh cung vĩ rời lớn ở đàn nhị khó có thể dùng tất cả một hướng cung để tấu các âm liền nhau mà phải phối hợp với cung vĩ kéo, cung vĩ đẩy xen kẽ nhau Vì như vậy, vĩ bị kẹp giữa hai dây đàn, khó nhấc nhanh.

Cung vĩ rời nhỏ: Là cách kéo hay đẩy 1/2 hay 1/3 cung vĩ một âm trong đàn

nhij Ðể diễn tấu những âm diễn tả sự linh hoạt, nhẹ nhàng, thanh thoát dùngphần đầu vĩ và những âm mạnh biểu thị tình cảm mạnh mẽ thường dùng gốc vĩ.

Cung vĩ liền:Người chơi dùng mỗi đường cung vĩ kéo hay đẩy để tấu âm

Khi sử dụng cung vĩ liền, âm thanh phát ra luyến với nhau, gọi là cung luyến Cung vĩ liền ở đàn nhị không được phát huy bởi cung vĩ ngắn, nên

Trang 13

không thể tấu được quá nhiều âm trên một đường kéo hay đẩy Tuy vậy nếu người chơi tấu những âm nhẹ có thể được nhiều âm hơn.

Cung vĩ ngắt:

Trước kia, người chơi đàn nhị ít đánh các loại cung vĩ ngắt Gần đây các loạicung vĩ ngắt có nhiều kết quả tốt Có nhiều loại cung vĩ ngắt như:

Cung vĩ ngắt rời: Là lối đánh ngắt từng âm Mỗi âm do một đường cung vĩ

kéo ngắn gọn, vĩ không nhấc khỏi dây đàn Người chơi có thể dùng phần đầu, phần giữa hay phần cuối để đánh ngắt rời, thường là dùng phần đầu Âm thanh cung vĩ ngắt rời phát ra dứt nhanh, gọn, dứt khoát Thực tế sắc thái của những âm thanh này dịu, nhẹ hơn là mạnh mẽ, thường được dùng trong nhịp độ nhanh vừa trở lên Ký hiệu dấu chỉ cung vĩ ngắt rời là một chấm nhỏ, được ghi trên hoặc dưới nốt nhạc.

Cung vĩ ngắt liền: Là lối đánh ngắt âm thanh Tuy nhiên, các âm tiến hành

trong một đường cung vĩ Mỗi âm chiếm một đoạn ngắn của cung vĩ (phần đầu đến giữa) Âm thanh cung vĩ ngắt liền phát ra ngắn gọn, không rời nhau.Kỹ thuật này thường dùng cho những âm có độ dài nhỏ, có nhịp độ vừa đến rất nhanh Diễn tả được tâm trạng lâng lâng của cảm xúc một cách tinh tế, thoải mái nhưng không phóng túng, dung tục Ký hiệu cung vĩ ngắt liền là bằng dấu chấm nhỏ đặt trên hay dưới nốt nhạc cùng với dấu luyến.

Cung vĩ nhấn liền: Là lối đánh như cung vĩ ngắt liền Các âm nằm trong một

đường cung vĩ như đánh miết vĩ, nhấn từng âm, các âm vẫn luyến với nhau ÂM thanh của cung vĩ nhấn liền biểu thị trạng thái đấu tranh gay gắt, phức tạp, thậm chí diễn tả sự nặng nề, say đắm, sâu sắc Nhịp điệu thường là vừa và chậm Ký hiệu cung nhấn liền là những gạch ngang đặt trên nốt nhạc, nằm trong một dấu luyến.

Cung vĩ nẩy rời: Là cách đánh ngắt từng âm, mỗi âm là một đường cung vĩ

(như đánh cung vĩ ngắt rời), sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần (ở nhịp độ nhanh, cung vĩ nhảy trên dây đàn).

Cung vĩ nẩy liền: Là cách đánh ngắt từng âm, nhiều âm chung một đường

cung vĩ (như đánh cung ngắt liền), sau mỗi âm nhấc vĩ một lần Nhịp độ bản nhạc thường nhanh (cung vĩ nhảy liên tục trên dây đàn) Các loại cung vĩ nẩy tạo nên những âm thanh vừa gọn, vừa nẩy thể hiện không khí vui tươi, sáng sủa, lạc quan, nhẹ nhàng.

Trang 14

Cung vĩ rung: Là cung vĩ rời nhỏ được chơi với tốc độ rất nhanh trên một

âm, dùng cổ tay điều khiển cung vĩ (thường là đầu cung) kéo, đẩy liên tiếp thật nhanh, phát ra nhiều lần một âm Cung vĩ rung nghe giống như tiếng vê của đàn gảy dây Người chơi sử dụng cung vĩ rung ở các nốt nhạc kéo dài, các nốt nhạc ngân ngắn, ở các nốt nhạc khẩn trương, cao trào và làm nền trong hoà tấu Cung vĩ rung biểu đạt nhiều cung bậc tình cảm, hình tượng khác nhau Ký hiệu cung vĩ rung là 3 gạch chéo ở đuôi nốt, nếu nốt không cóđuôi thì 3 gạch chéo ở dưới.

Các ngón bấm:

Các ngón bấm dùng để bấm độ cao của âm thanh, các kỹ thuật tay trái còn thể hiện tính chất của âm thanh Ðiều này gắn liền ở mức độ nhiều hay ít, nétnhạc mang tính Dân tộc cũng từ đó cũng trở nên đậm đà hay mờ nhạt.Trong kĩ thuật diễn tấu đàn nhị, nếu người chơi không chú ý ghi đầy đủ các ký hiệu cho kỹ thuật tay trái, tức là tay trái chỉ bấm những nốt nhạc đơn thuần, giai điệu sẽ giảm đi rất nhiều tính chất phong phú của đàn nhị cũng như ảnh hưởng không ít đến tính chất Dân tộc trong nội dung biểu hiện.

*Dưới đây là các ngón bấm chủ yếu của đàn nhị:

Ngón rung: tiếng đàn được tạo bằng ngón rung ngân vang mà không khô,

cứng Ngón tay bấm, nhấn nhẹ liên tiếp ở một âm khiến âm thanh phát ra như làn sóng nhỏ Ngón rung sử dụng ở hầu hết các âm có độ ngân dài, có thể rung cả ở dây buông bằng cách dùng ngón tay cái nhấn nhẹ liên tiếp vào cái khuyết Tuy nhiên, cần chú ý không để cái khuyết tụt xuống sẽ ảnh hưởng đến độ cao của dây đàn.

Ngón vuốt: đây là cách di ngón trên dây đàn từ dưới lên trên hay từ trên

xuống dưới Tạo âm thanh thêm mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng, khiến tiếng đàn nhị gần giống giọng hát, giọng nói dân tộc Có hai lối vuốt:Vuốt để chuyển thế tay: lối vuốt này nên được người chơi tiến hành nhanh và chỉ nên chạm ngón rất nhẹ trên dây, tránh âm thanh phát ra nghe nhõng nhẽo Người chơi vuốt để chuyển thế tay chỉ cần ghi thế tay và ngón bấm Vuốt làm âm thanh dịu ngọt, mềm mại, ký hiệu ngón vuốt như gạch nối giữa các nốt nhạc, đặt trước hoặc sau nốt nhạc tùy từng trường hợp.

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan