tiểu luận môn sáo trúc nhạc cụ dân tộc truyền thống của việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn sáo trúc nhạc cụ dân tộc truyền thống của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranhViệt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc mới như nhạc Pop hoặcEDM.2.2.Cấu tạoĐàn tranh có thân làm bằng gỗ xốp nhẹ, có dạ

Trang 1

Trường Đại Học FPT Cần Thơ(Hovilo Campus) ****

TIỂU LUẬN MÔN SÁO TRÚCNhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam

-LỚP

ĐSA.102.1.H2 -Giáo viên bộ môn: Nguyễn Văn QuyếtSinh viên thực hiện: Lê Bá Khánh Linh

Mã số sinh viên: CS181257

Trang 3

A GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHẠC CỤ DÂN TỘC1.Sáo trúc

1.1.Sơ lược về sáo trúc

Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang vàlà một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của dân tộc Sáo trúc gắn liền vùngquê với những giai điệu dân gian đồng thời cũng là loại nhạc cụ phổ biến trongcác lễ hội truyền thống.

Nguồn: https://saotrucbuigia.com/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-hoc-sao-truc/

Trang 4

Nguồn: tieusao.net

1.3.Cách chơi: * Cách thổi:

chặt và thổi mạnh hơn để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.

 Lưu ý: Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnhdần khi thổi âm cao Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lựchơi mạnh hơn và ngược lại

* Các kỹ thuật cơ bản và nâng cao:

- Các kỹ thuật cơ bản: đánh lưỡi đơn, kép, rung,

Trang 5

- Các kỹ thuật nâng cao: reo lưỡi, chạy ngón,

2.1.Sơ lược về đàn tranh:

Đàn tranh hay còn được gọi là đàn thập lục là nhạc cụ phương Đông có xuất xứ từTrung Quốc.Trải qua nhiều thập kỷ các nghệ nhân làm đàn sáng tạo thêm 17, 19, 21, 22dây Khác với đàn tranh của Trung Quốc, đàn tranh Việt Nam có âm thanh vô cùngtrong trẻo, ngân vang, giàu tình cảm Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranhViệt Nam để diễn tấu các bản nhạc trẻ, các thể loại nhạc mới như nhạc Pop hoặcEDM.

2.2.Cấu tạo

Đàn tranh có thân làm bằng gỗ xốp nhẹ, có dạng hình hộp dài 110-120cm, đầu hẹpkhoảng 13cm, đầu lớn cuồi đàn khoảng 20cm Bên tay phải người đánh đàn có một lỗthoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn tranhkhi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

Trang 6

* Các kỹ thuật diễn tấu đàn tranh:

Ngón Á: Lối gảy phổ biến của đàn tranh, cũng như cổ tranh Trung Quốc Kỹ thuật gảy

ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc Ngón Á hay vào ở pháchyếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.

Á lên: Kỹ thuật lướt qua hàng dây Kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm

thấp lên những âm cao.

Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ 1 âm cao xuống

những âm thấp Có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây,từ cao xuống thấp.

Trang 7

Á vòng: Là kỹ thuật kết hợp từ Á lên và Á xuống Kỹ thuật này thường dùng để mở

đầu hoặc kết thúc một câu nhạc Vài trường hợp, Á vòng thường dùng để tả cảnh gióthổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm.

2.4 Tư thế

Ta có thể ngồi hoặc đứng khi chơi đàn tranh Các nghệ sĩ thường ngồi khi diễntấu Đàn tranh Vị trí ngồi cũng là một điều rất quan trọng trong chơi Đàn tranh.Ngồi trên ghế cao vừa phải, hai chân phải chạm đất, hai cánh tay mở ra vừa phảitừ vai xuốn khủy tay đến bày tay.

Nguồn ảnh: https://adammuzic.vn/dan-tranh-cay-dan-hoa-lai-hon-que-huong/

3.Đàn bầu

3.1.Sơ lược về đàn bầu:

Đàn bầu Việt Nam , độc huyền cầm , là loại đàn một dây của người Việt và dântộc Kinh ở đảo Hải Nam – Trung Quốc Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổtruyền dân tộc Việt Nam Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tácphẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giaohưởng thính phòng Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn đượcnhiều khán-thính giả trên thế giới mến mộ.

3.2.Cấu tạo:

Đàn bầu Việt Nam gồm 8 bộ phận:

1 Thành đàn: được làm bằng gỗ mun hoặc gỗ cẩm lai, các loại gỗ cứng.2 Mặt đàn: thường được làm bằng gỗ ngô đồng.

Trang 8

3 Đáy đàn: Được làm bằng gỗ ngô đồng.4 Cần đàn (vòi đàn): Làm bằng gỗ hoặc sừng5 Bầu đàn: Được làm bằng gỗ chắc để bắt vít được.6 Trục lên dây: được thiết kế xuyên qua thành đàn chắc chắn7 Dây đàn: được làm bằng mây và tơ sau này dược làm bằng thép8 Cầu âm (Hay gọi là cầu dây)

* Cách dùng que gảy đàn:

Trang 9

Để có thể gảy đàn cần chú ý kỹ thuật này, tránh đánh sai nốt Nên cầm que bằng tayphải và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn.Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên

* Tư thế diễn tấu gồm 3 kiểu ngồi:

- Kiểu thứ nhất: Kiểu ngồi chống gối- Kiểu thứ hai:Kiểu ngồi xếp bằng

- Kiểu thứ ba:Kiểu ngồi ghế (đàn sẽ được đặt trên giá nhỏ cao 70cm vừa đủ tầm đểchơi đàn)

Nguồn ảnh: dung-dan-bau

https://xuongdancuong.com/tin-tuc/hoc-danh-dan-bau-sach-su-* Cách sử dụng tay trái trên cần và dây đàn:

Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngón như ngón rung, ngón vỗ, ngón vuốt,luyến và tạo tiếng chuông:

- Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ởthang âm qui định trong bản nhạc.

- Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định

Trang 10

- Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo raâm bội trên âm chính có sẵn.

- Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắtquãng do dao động âm tắt nhanh.

4 Đàn Nguyệt

4.1 Sơ lược về đàn nguyệt

Đàn nguyệt là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam,trong Nam còn gọi là đờn kìm Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nênmới có tên là "đàn nguyệt" Đặc điểm của đàn nguyệt là có cái cần dài và những phímcao nên nghệ nhân với thể tạo ra những âm thanh mềm mại, uyển chuyển Vì vậy, đànnguyệt thường không thiếu vắng trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, cácbuổi tang lễ, các cuộc hoà tấu thính phòng mang chức năng như đệm nhạc bài hát, catrù, hát chầu văn ca Huế, , đờn ca tài tử, cải lương, hoà tấu hoặc độc tấu.

Cấu tạo gồm 4 bộ phận:

Bầu vang: là bộ phận lớn nhất của đàn, chúng mang hình ống dẹt, đường kính 30cm,

thành bầu 6cm Nền mặt bầu vang sở hữu bộ phận phía dưới gọi là ngựa đàn sử dụngđể mắc dây.

Cần Đàn: làm bằng gỗ, gắn trên phần bầu tương đối dài, trên sở hữu 8 – 11 phím đàn,

các phím gắn không bắt buộc đều, dùng để chỉnh dây và tạo âm.

Đầu đàn: mang hình dáng lá đề, được gắn trên phần cần, có 4 hóc luồn dây và 4 trục

dây, mỗi bên hai trục.

Dây Đàn: gồm 2 dây một dây to và một dây nhỏ, trước kia khiến cho bằng sợi tơ, ngày

nay chuyển sang dây nilon Đôi khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có lúc quãng 5đúng hoặc quãng 7 hay quãng 8 đúng Các lên dây thường được sử dụng nhất là quãng5 đúng.

Trang 11

Nguồn ảnh: dan-toc/dan-nguyet-nguyet-cam.html

https://www.vmef.vn/chuyen-de-chinh/am-nhac-dan-toc/nhac-cu-4.2.Cách chơi

- Cách cầm móng gẩy : Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm móng

gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn.Khi gẩy không nên đặt móng hờ trên dây vì như vậy tiếng đàn sẽ yếu, tuy vậy cũngkhông nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sựlinh hoạt của cổ tay.

- Cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn : Cây đàn được giữ chắc nhờ kẹp đàn

bằng cánh tay phải, tay trái đỡ cần chỉ giúp cho đàn được thăng bằng khi gẩy.- Đốt thứ nhất của ngón cái dựa vào sống cần đàn, tránh để cần đàn dựa sát vào kẽ tay(giữa ngón cái và ngón trỏ) vì như vậy làm việc di chuyển lên xuống của tay trái gặptrở ngại, không linh hoạt.

- Cánh tay trái để tự nhiên, không áp sát vào cạnh sườn nhưng cũng không để khửu taykhuỳnh ra phía ngoài.

- Ngón tay bấm trên cung đàn phải để khum tự nhiên Các đầu ngón tay bấm dây xuốngcung đàn với mức độ vừa phải Nếu bầm quá nặng sẽ làm dây căng, tiếng đàn bị chênhcao Nếu bấm hờ, dây đàn vừa chạm vào vào phím chưa đủ mức, tiếng đàn sẽ rè

và yếu.

Trang 12

- Các ngón bấm móng tay phải được cắt ngắn, khi bấm luôn khum tròn và chụm, khôngđể kẽ tay doãng hở làm yếu gân ngón bấm, nhất là khi cần rung và nhấn Khi gẩy từngtiếng trên dây, ngón bấm không duỗi thẳng vì vậy dễ chạm dây bên cạnh làm trở ngạilúc đánh với tốc độ nhanh Khi cần chặn hai dây trên cung đàn mới được phép duỗithẳng ngón để bấm.

4.3.Tư thế

Có 3 kiểu :

- Ngồi xếp chân trên chiếu- Ngồi vắt chéo chân trên ghế- Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế

Cả ba tư thế ngồi trên đều phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn phía dưới tì lên đùi phải.Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên Tay trái đỡ cần đàn, đầuđàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai một chút.

- Tư thế đứng : Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi, thường dùng để vừa đi vừa đàn.Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây Cánh tay phải đè vào mặtđàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên.

Nguồn ảnh: gia-gia-su-2019.html

https://giasuhanoigioi.edu.vn/gia-su-day-dan-nguyet-tai-nha-bang-4.4.Kỹ thuật

Trang 13

- Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay

vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê Ngón phicó hai cách diễn:

- Phi lên: thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón

khác hất vào dây đàn.

- Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây Phi xuống là vẫy nhanh các

ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt nhữngngón khác khảy dây đàn.

- Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay cái) Nếuđánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữmiếng khảy.

- Ngón vê: khảy liên tiếp trên dây đàn Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn.

Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.

- Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát,

cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúccác nhạc cụ khác ngưng hoạt động.

- Bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn

nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy,ngón láy rền và ngón láy giật Ngày nay ngón vuốt có thể xem nó là kỹ thuật số 9 củatay trái Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm).

vietthuong.edu.vn

Trang 14

Đàn Nhị

5.1.Sơ lược về đàn nhị

Đàn nhị còn được gọi là đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây Đàn có 2 dây nên có têngọi là đàn nhị Xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ X Được người Mường gọi là CòKe, người Kinh gọi là đàn líu còn người miền Nam gọi là đàn Cò.5.

5.2.Cấu tạo

Gồm 6 bộ phận:

- Ống nhị (bát nhị): Là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn Ống

nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống Một đầu được bịt bằng da rắnhay da kỳ đà, còn đầu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì Ốngnhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.

- Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó

có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng vớiống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã Cần nhị sẽ được cắmxuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.

- Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị.

Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.

- Dây nhị: Chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại Dây bằng

kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềmmại, dịu dàng hơn Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn(nằm trong).

- Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đồng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần

đàn, có thể trượt lên xuống Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vàongựa đàn trên bát nhị Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựađàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ songsong mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau Mục đích để thay đổicao độ của dây đàn Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm vàngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.

- Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung Phần cứng uốn

cong làm từ tre, gỗ Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ,lông đuôi ngựa Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn.

Trang 15

Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi bạn phải tháo ráp các bộ phận) Nhưvậy, có 2 bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn cò là trục dây và cử nhị.

Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa, ống chân

bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang,mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới conngựa để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

Trang 16

Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất, bầu cộng hưởng

để nagng, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng phần mười, phầncòn lại nằm phía trên đùi, khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chân phải vào dây đàn dướicon ngựa.

Nguồn ảnh: https://daydan.vn/cach-choi-dan-nhi/

B CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN

Âm nhạc được coi là nguồn dinh dưỡng tinh thần thiết yếu cho đời sống tinh thần của con người Âm nhạc là sợi dây kết nối giữa con người với nhau vì bản thân âm nhạc có nhiều màu sắc, nó làm phong phú thêm đời sống tinh thần của chúng ta Hiện nay việc học chơi một nhạc cụ nào đó cũng vô cùng phổ biến và đặc biệt là các nhạc cụdân tộc ơr Việt Nam Đối với tôi, âm nhạc là một thứ không thể thiếu trong đời sống của mỗi người chúng ta và đặc biệt hơn hết là đời sống tinh thần, thứ mà hiện nay mọi người quan tâm đến nhiều nhất

Trang 17

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh để thể hiện cảm xúc và tình cảm của con người Mọi thứ xung quanh bạn đều có thể tạo ra âm nhạc như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng dậm chân, tiếng vỗ tay… âm nhạc có trong mỗi sự vật sự việc trong đời sống Trong thời đại hiện nay, nhịp sống của con ngươì dần trở nên quá nhanh, con người sẽ có nhiều hơn những vấn đề về tâm lý khó để có thể giải tỏa nên âm nhạc giống như một liều thuốc kì diệu giúp ta thoát khỏi nhưng căng thẳng mệt mỏi, áp lực đến từ mọi sự việc tiêu cực xảy ra xung quanh mỗi cá nhân chúng ta Có những loại nhạc chỉ đơn giản là giải trí và giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn Nó có nhạc tưng bừng để khích lệ tinh thần và rất thích hợp cho các vận động viên và binh lính ra trận Âm nhạc nhẹ nhàng gợi lại ký ức cho những người mắc chứng mất trí nhớ,xoa dịu nỗi cô đơn cho những người bị trầm cảm và cải thiện giao tiếp cộng đồng cho những người mắc chứng tự kỷ

Song học chơi một loại nhạc cụ cũng là một cách giúp ta tốt hơn trong mọi mặt trong cuộc sống Khi ta tìm tòi học hỏi về một nhạc cụ, nó sẽ giúp ta rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ vì thật khó để có thể thành thạo một thứ gì đó nhanh chóng chẳng hạn biết chơi một loại nhạc cụ Có thể thấy, trường Đại học FPT là một trong những ngôi trường hiếm hoi đưa nhạc cụ dân tộc trở thành một trong những môn học bắt buộc Qua đó, sinh viên Đại học FPT có thể dễ dàng tiếp cận với nét văn hoá dân gian quý báu như thổi sáo, đánh đàn trên các nền nhạc phong phú từ truyền thống đến hiện đạt Thật vậy, khi đến với môn sáo trúc là một trải nghiệm tuyệt vời giúp bản thân mỗi sinh viên sẽ học được kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như cách liên lạc với những người khác, cách làm việc trong một đội và cách tôn trọng và đánh giá cao khả năng của nhau cũng như phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật khi tham gia vào một nhóm nhạc Học hỏi thêm một loại nhạc cụ đã và sẽ giúp ta phát triển nhiều hơn về sự tự tin, sự kiên nhẫn, sự sáng tạo, ,nó tạo ra nhiều hơn những cơ hội cho bản thân phát triển trong tương lai

Với tư cách là một Tân sinh viên Đại học FPT, điều khiến em cảm thấy tự hào về ngôi trường danh giá này không chỉ đơn thuần là hệ thống giảng dạy chất lượng hay cơ sở vật chất khang trang, mà còn vì những giờ phút được hoà mình vào giai điệu trong veo của tiếng sáo trúc, được trực tiếp biểu diễn những ca khúc mà mình yêu thích bằng chính nhạc cụ dân tộc mang đậm bản sắc Việt Nam.

Tóm lại, nếu bạn biết sử dụng âm nhạc hợp lý và đúng cách, thì món ăn tinh thần này sẽ trở thành người bạn thân thiết, trở thành nơi để chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn, giúp con người thêm yêu cuộc sống hơn Thật khó để tưởng tượng ra một cuộc sống mà không có âm nhạc Đặc biệt hơn hết, trong khi tất cả mọi người đều thích nghe nhạc, không nhiều người trong chúng ta biết cách chơi các nhạc cụ Tuy nhiên, không bao giờ quá muộn để học chơi một nhạc cụ

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan