tiểu luận môn sáo thể loại đờn ca tài tử ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn sáo thể loại đờn ca tài tử ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nó mang lại cho mọingười một sự gắn kết, xua tan cái mệt mỏi khi tất cả cùng nhau ngồi đờn ca.Xuất hiện từ hơn 100 năm trước khoảng cuối thế kỷ 19, trong một ban nhạc đờnca tài tử, người

Trang 1

Họ và tên: Đỗ Đức ĐạtMã số sinh viên: CE171299Mã môn học: ĐSA102.4.B1

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Quyết

Trang 2

FPT UNIVERSITY- CAMPUS CAN THO

Trang 4

PHẦN MỘT THỂ LOẠI ĐỜN CA TÀI TỬI.NGUỒN GỐC

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian của vùng Nam Bộ, được UNESCOcông nhận là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, đờn ca tài tử miền Nam đã gắn liềnvới mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư Nam Bộ ở hơn 21 tỉnhthành phía Nam.

(Nguồn ảnh: VietnamPlus)

Nhắc đến đờn ca tài tử không chỉ là về chất hay, chất giản dị, chất phác mà còn làcái sự gần gũi, đọc đáo mà nó tạo ra trong lòng người thưởng thức Nó mang lại cho mọingười một sự gắn kết, xua tan cái mệt mỏi khi tất cả cùng nhau ngồi đờn ca.

Xuất hiện từ hơn 100 năm trước (khoảng cuối thế kỷ 19), trong một ban nhạc đờnca tài tử, người nhạc công ít khi độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu.Đờn ca tàitử hình thành và phát triển từ các thể loại đương thời như nhạc lễ, Nhã nhạc cung đìnhHuế và văn học dân gian nhờ có sự du nhập vào miền Nam của ba nhạc sư gốc Trung Bộ:Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn(thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị (biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo với mục đích nghe chơi vớinhau.

Sau sự kiện Kinh đô Huế của triều đình Hàm Nghi thất thủ vào năm 1885, ôngNguyễn Quang Đại phải chạy về phương Nam để lánh nạn, với vốn kiến thức về ca nhạc

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.2

Trang 5

Huế của mình ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạonên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Ra đời trong hoàn cảnh nước ta bị nước Pháp xâm lược, đờn ca tài tử xuất hiệnnhư nguồn động viên tinh thần cho nhân dân ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, đồngthời tiếp thêm bản lĩnh kiên cường, ngăn chặn các trào lưu nghệ thuật, âm nhạc mới từphương Tây du nhập vào nước ta Nó vẫn tiếp tục phát triển từ khi sân khấu Cải lương“lên ngôi” cho đến nay, vẫn thích nghi với thời đại mới, sẵn sàng đón nhận những pháttriển mới đồng thời kiên quyết giữ được nét độc đáo cần thiết của riêng nó Cho đến nay,đờn ca tài tử vẫn tồn tại song song ở cả hai hình thức truyền thống và hiện đại, có thể kểđến như trong sinh hoạt thính phòng hay trình diễn sân khấu, được thực hiện trước đôngđảo công chúng hoặc qua phương thức thu, phát trên các phương tiện truyền thông.

Hầng năm, liên hoan đờn ca tài tử được tổ chức ở tỉnh Đồng Tháp (Nguồn ảnh: baotintuc.vn)

Các bài bản dựa vào các bài sẵn có của ca nhạc Huế rồi cải biên lại hoặc dựa theocác tác phẩm thời bấy giờ, cùng với đó là sự kết hợp của 20 bài bản và 72 bài nhạc cổ đãmang đến cho đờn ca tài tử tính ngẫu hứng sáng tạo vốn có Trong đó, 20 bài bản tiêubiểu được chọn ra cho 4 hơi điệu, gồm: 06 bài Bắc (tượng trưng cho sự vui tươi, phóngkhoáng), 07 bài Hạ (có tính trang nghiêm, dùng trong tế lễ), 03 bài Nam (diễn tả sự annhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả những cảnh sầu não, chia ly) Tất cả được giớichơi nhạc gọi chung là “20 bài bản tổ”.

Một trong những tác phẩm Đờn ca tài tử nổi tiếng và được ưa chuộng nhất là Dạcổ hoài lang do tác giả Cao Văn Lầu sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ 20.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.3

Trang 6

II.CÁC LOẠI NHẠC CỤ THƯỜNG DÙNG

Một ban nhạc diễn tấu đờn ca tài tử thường thường được gọi là ban ngũ nguyệt vớicác nhạc cụ là đàn kìm (đàn nguyệt), đàn tranh, đàn cò và đàn tam, đàn tỳ bà, đến khoảngnăm 1903 thì được cải biên và thêm vào một số loại nhạc cụ khác như đàn ghi-ta phímlõm, đàn vi-o-lon, đàn ghi-ta hawaii Đôi khi có ống sáo ngang hay ống tiêu thổi dọc kèmsong loan.

1 ĐÀN KÌM

Đàn kìm có hai dây, thuộc bộ dây gảy trong danh sách nhạc cụ Việt Nam Ngoàitên đàn kìm còn có nhiều tên gọi khác như đàn nguyệt, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm.Đàn được đưa vào sử dụng rộng rãi từ âm nhạc dân gian cho đến biểu diễn trong cungđình

Được đánh giá là có thể phát ra những tiếng đàn trong, vang, khi bổng, khi trầm,cũng như diễn đạt được nhiều sắc thái khác nhau mà đàn kìm thường được xem là lĩnhxướng trong dàn nhạc, cũng như các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương đều dựa vàochữ nhạc chính từ cung bậc của đàn kìm

(Nguồn ảnh: dancanambo123)

Đàn kìm được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, mặt đàn tròn, với đường kính khoảng 30cm.Trên mặt đàn là ngựa đàn đẻ mắc dây Thành đàn được làm bằng gỗ cứng cao khoảng5cm – 6 cm, thường để trơn hoặc có khảm trai, khác với các loại đàn dạng gảy khác, hộpđàn kìm kín hoàn toàn, không có lỗ thoát âm tạo độ vang Cần đàn làm bằng gỗ cứng, dàikhoảng 1m có gắn các phím đàn bằng tre với khoảng cách không đều nhau theo thang 5âm

Người chơi có thể chọn dùng tơ se hoặc dây ni-lon để làm dây đàn, một cây đànkìm có hai dây, dây cao (còn gọi là dây ngoài hay dây tang) có kích thước mỏng hơn dâytrầm (dây trong hoặc dây tồn) thường được lên dây theo một quãng năm đúng hoặc có thểchỉnh tùy theo từng bài.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.4

Trang 7

Bộ phận lên dây có 4 trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn của đầu đàn, nhưngchỉ dùng hai trục để mắc và lên dây (Thực chất 4 trục của đàn kìm là do khởi thủy đànnguyệt vốn sử dụng hai dây kép, về sau do nhấn không thuận tiện nên đã bị bỏ bớt haidây) Trục lên dây được làm bằng gỗ cứng xuyên qua hai lỗ phía đầu cần đàn.

Người chơi đàn thường để móng dài hoặc dùng miếng gảy bằng nhựa nhằm thựchiện các động tác gảy, hất, phi, luyến và đặc biệt là vê ngón,…

(Nguồn ảnh: Báo Kiên Giang)

2 ĐÀN TRANH

Với tư cách là nhạc cụ sớm góp phần làm nên bộ mặt văn hóa nghệ thuật của dântộc, đàn tranh - vốn được xem là “thú vui quý tộc” trong cung đình, đã trải qua nhiềuthăng trầm trong lịch sử và từng bước xuất hiện, len lỏ vào từng ngõ ngách của đời sốnglao động, từ đó cũng trở nên gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân đấtViệt qua nhiều thế kỷ.

(Nguồn ảnh: dancanambo123)

Được xếp thứ 3 trong bộ tam huyền của dàn nhạc tài tử, đàn trành được sử dụngkhi hòa tấu, độc tấu, đệm hát, ngâm thơ, cũng như là sử dụng cho nhiều loại nhạc khácnhau.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.5

Trang 8

Tương tự như các nhạc cụ khác như sáo, đàn bầu,… đàn tranh giữ cho mình mộtkiểu dáng gọn nhẹ, cùng với âm điệu giầu sức biểu cảm cũng như khả năng diễn tấuphong phú Cho tới nay, đàn không chỉ dừng lại ở 15 dây mà còn được thay đổi, pháttriển lên 17 dây, 19 dây hay 21 dây để đáp ứng nhu cầu biểu diễn, với quy tắc là đàn càngto thì âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu.

Đàn tranh có dạng hộp dài, bất kể số lượng dây, khung đàn hình thang với chiềudài từ 110cm – 120cm, chiều rộng khoảng 25cm – 30cm Cần đàn hẹp, rộng 15cm –20cm và có thể chứa 16 – 25 khóa lên.

(Nguồn ảnh: dayhocnhac.vn)

Mặt đàn làm bằng nhiều loại gỗ khác nhau với độ dày 0.05cm uốn thành hình vòmNgựa đàn (con nhạn) đặt ở giữa đàn có tác dụng gác dây và điều chỉnh âm thanh.Dây đàn tranh chủ yếu làm từ kim loại với kích cỡ khác nhau, trong khi các nghệnhân khi xưa thường dùng dây tơ làm dây đàn.

Nghệ nhân khi trình diễn sẽ đeo các móng đàn riêng biệt vào ba ngón cái, ngón torvà ngón giữa tay phải để thực hiện gảy đàn trong khi kết hợp tay trái để tạo nên nhữnghiêu ứng âm thanh khác nhau.

(Nguồn ảnh: tatham.vn)

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.6

Trang 9

3 ĐÀN CÒ

Đàn cò là loại nhạc cụ 2 dây nên nó còn có tên khác là đàn nhị Xuất hiện lần đầunước ta khoảng thế kỷ thứ 10 và được người dân nhiều vùng dân tộc sử dụng rộng rãi.Đàn còn có nhiều tên gọi khác là đàn líu hay Cò Ke.

(Nguồn ảnh: xuongdancuong.com)

Cái độc đáo của đàn nhị nằm cách tạo ra cao độ không chỉ ở cử nhị và trục dây màcòn ở cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị (khi ngồi ghế cao) hay dùng ngóncái bàn chân để tác động lên đầu bịt da rắn của bát nhị (khi ngồi chiếu) để tạo các sắc tháiâm thanh khác nhau Nhờ đó mà âm thanh của đàn diễn tả được nhiều loại tâm trạng củacon người Đàn cò góp phần của mình vào nhiều hình thức độc tấu, song tấu, hòa tấutrong các ban nhạc.

Tùy từng dân tộc mà cấu tạo của đàn cò sẽ có đôi chút khác biệt, nhưng tổng quanthì vẫn giữ nguyên một kiểu cấu trúc.

Ống nhị (bát nhị) có dạng giống như bông hoa rau muống, thường làm bawgnf gỗcứng, dài 13cm – 14cm Một đầu bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, đầu còn lại xòe ra như hoarau muống nở và không bị bịt Có chức năng khuếch đại âm thanh.

Cần nhị (cán nhị) có dáng thẳng, dài khoảng 75.5cm, đến gần đầu cán thì uốnngược về hướng của ông nhị, tạo nên hình một chú cò Cần nhị sẽ được cắm xuyên quaống nhị

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.7

Trang 10

(Nguồn ảnh: adammuzic.vn)

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.8

Trang 11

4 ĐÀN TAM

Đàn tam là nhạc khí dây gảy của người Việt Nam, được chơi với tiết tấu nhanhbằng cách đánh láy đầu, lấy đuôi hoặc biến tấu Ngoài ra, đàn tam có thể cộng hưởng vớihai đàn dây gảy khác, trong khi đàn tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.

(Nguồn ảnh: hocguitarcoban.com)

Âm thanh đàn tam thường phù hợp với nhịp điệu sôi nổi, khỏe khoắn, trầm hùng.Đàn tam thường được chơi trong Phương Bát âm, Dàn nhạc Sâu khấu chèo, nay đã đượcthêm vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu gọi là Tam 1 với 4 dây Ngoài ra còn cácloại khác như đàn tam 2 hay đàn tam đại.

Đàn tam bao gồm thùng đàn hình bầu dục, làm bằng gỗ cứng, khá nặng, đáy bịtgỗ, có lỗ thoát âm, mặt đàn bị bằng da rắn hay da lợn, trên mặt đàn là ngựa đàn.

Trang 12

Là một trong những nhạc khí có sức biểu cảm phong phú nhất khiến cho kỹ thuậtchơi đàn tỳ bà có độ khó khá cao, đòi hỏi người chơi đàn phải có trình độ kỹ thuật cao.

Đàn tỳ bà có chiều dài khoảng 11,6 cm, có 4 dây (có thể xem như 3 thước, 5 tấc, 4dây tượng trưng cho tam tài, ngũ hành và tứ quý), được chế tác bằng nhiều loại gỗ khácnhau, có dáng hình quả lê bổ đôi Phía cuối thân đàn là ngựa đàn.

Đầu đàn (thủ đàn) cong, thường được chạm khắc rất cầu kì, có gắn bốn trục gỗ đểlên dây Phần cần đàn có 4 miếng ngà voi cong vòm lên được gọi là Tứ Thiên Vương.Dây đàn làm bằng ny-lon hoặc kim loại.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.10

Trang 13

Cùng với song loan, tiêu dọc, sáo cũng góp phần hòa tấu, tạo nên sự đa dạng, đặcsắc về giai điệu cho các buổi biểu diễn đờn ca tài tử.

Sáo ngang thông dụng thường làm bằng trúc, nứa, có độ dài tùy biến, tùy thuộcngười sử dụng Một bên thân sáo là lỗ thổi, bên còn lại là lỗ bấm, được khoét thẳng hàngvs nhau.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.11

Trang 14

Số lỗ trên sáo có thể dao động từ 6 đến 10 lỗ, tùy thuộc vào mục đích khả năngcủa người chơi.

(Nguồn ảnh: cand.com.vn)

Người chơi đặt khẩu hình môi phù hợp vào lỗ thổi, căn chỉnh hơi thổi cũng như các ngón tay bấm để tạo ra âm thanh khác nhau.

III.MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỜN CA TÀI TỬ TIÊU BIỂU

Dạ cổ hoài lang là một tác phẩm cổ nổi tiếng do tác giả Cao Văn Lầu sáng tác năm1919, qua đó người nhạc sĩ muốn lên những suy nghĩ, tâm tư của người vợ nhớ chồng lúcvề đêm Theo ông Trần Phước Thuận –“Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạngnhư các bản ca cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổlàm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải Lương.”

Trang 15

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm đờn ca tài tử phổ biến khác như Tứ Bửu (bốn mónbáu vật) của tác giả Nhạc Khị bao gồm 4 bản: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởngnguyệt, Phò mã giao duyên, Ái tử kê.

Ngự giá đăng lâu: https://www.youtube.com/watch?v=A5XX2rJi1fUMinh hoàng thưởng nguyệt: https://www.youtube.com/watch?v=v3t_o9c67mkPhò mã gia duyên: https://www.youtube.com/watch?v=GrF6ViEh038Ái tử kê: https://www.youtube.com/watch?v=vp_D-laaWXoCũng như không thể không kể đến 20 bài bản tổ, được chia làm bốn loại:

Sáu bài bắc – tượng trưng cho mùa xuân, nhịp điệu vui, ngắn gọn, người chơi quaymặt về hướng Bắc

Bảy bài nhạc Lễ - tượng trưng cho mùa hạ, giọng nhạc bực tức, hùng hồn, ngườichơi quay mặt về hướng Đông.

Ba bài nam – tượng trưng cho mùa thu, giọng nhạc trầm buồn ai oán, người chơiquay mặt về hướng Nam.

Bốn bài oán: tượng trưng cho mùa đông, giọng nhạc hiền hòa, thanh bình, ngườichơi quay mặt về hương Tây.

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.13

Trang 16

nhạc Ta hoàn toàn có thể đắm mình vào những bản nhạc sôi động hay những vởkịch với những bài hát du dương, kinh điển để qua đó nhận ra được một điều rằngbản thân đã hoàn toàn tĩnh lặng, rằng đã đến lúc mình nên bỏ lại mọi phiền muộn,lo toang của nhịp sống hối hả hằng ngày mà tập trung vào những gì bản thân cầnnhất, đó có thể là thời gian cho gia đình, cho bạn bè hoặc đơn giản là nhữngkhoảnh khắc ngắn ngủi để nhìn lại bản thân mình, rằng mình lun được bao bọctrong sự yêu thương quan tâm của mọi người, rằng mình không cô độc Từ đó, biếtđâu ta lại thấy yêu thương mọi người xung quanh hơn, khát khao được gắn bó cũngtừ đó mà mãnh liệt hơn.

Bằng cách học chơi nhạc cụ, được có cơ hội đắm mình vào thứ ngôn ngữ đahình, đa cảm này khiến cho tôi thấy rằng, tôi có thể làm tất cả, tôi có thể học nấuăn, học lái xe, tập sửa điện, thậm chí là tôi có thể nghe hiểu bất cứ ngôn ngữ gì trênthế giới, miễn là tôi cố gắng, miễn là tôi không bao giờ mất đi niềm tin vào bảnthân Những khoảng thời gian vui đùa, ngân vang những giai điệu với người thânbạn bè, được đưa những tiếng sáo lướt trên những con dốc của tiếng đàn, nhữnggợn sóng bập bùng của tiếng trống, cũng như là những lời hát vu vơ nhưng trànngập tiếng cười khiến tôi tự thấy mình như đã trưởng thành hơn rất nhiều, biết chiangọt, sẻ bùi, cảm thấy yêu thương, gắn kết với mọi người xung quanh hơn, cũngnhư là hiểu rằng bản thân là duy nhất, và không ai có thể ngăn cản bản thân mìnhtiến tới thành công Những điều ấy bắt đầu từ cây sáo mà tôi đang cầm trên tay.

PHẦN BA TÀI LIỆU THAM KHẢO

- https://special.vietnamplus.vn/2020/08/24/doncataitu/#:~:text=%C4%90%E1%BB%9Dn%20ca%20t%C3%A0i%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh,tr%C6%B0ng%20c%E1%BB%A7a%20v%C3%B9ng%20Nam%20B%E1%BB%99

- https://sites.google.com/site/dancanambo123/my-calendar- https://cailuongvietnam.com/newclvn/vi/news/Tim-Hieu-Nghe-Thuat/NGUYET-CAM-CAY-DAN-KIM-TRONG-DON-CA-TAI-TU-3098/

- https://nhaccutienmanh.vn/net-doc-dao-dan-tranh-viet-nam/- http://hocguitarcoban.com/gioi-thieu-dan-tam-three-stringed-lute/- https://vmef.vn/chuyen-de-chinh/am-nhac-dan-toc/nhac-cu-dan-toc/dan-ty-ba-nu-hoang-cua-cac-nhac-cu-dan-gian.html

- https://hocthoisao.com/sao-truc-viet-nam-cac-loai-sao-truc-va-cach-thoi-sao/

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.14

Trang 17

- https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1_c%E1%BB%95_ho%C3%A0i_lang

- https://www.chuongreo.com/am-nhac/dan-ca-tai-tu-nam-bo-20-bai-ban-to

CE171299_Đỗ Đức Đạt tr.15

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan