tiểu luận môn đàn tranh 5

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn tranh 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Và từ đó cho tới nay, đàn tranh đã trở thànhmột trong những loại nhạc cụ cổ truyền được yêu thích nhất, được diễn tấu trong cácbuổi hoà nhạc, dịp lễ hội, đệm đàn ngâm thơ hoặc kết hợp vớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

MỤC LỤC

Trang 2

I/ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

1 Nguồn gốc, cấu tạo của mỗi nhạc cụ

1.1 Đàn Tranh 1.2 Đàn Bầu

III/ THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG

1.Chèo2 Ca Trù

IV/ CẢM NHẬN VỀ MÔN ĐÀN TRANHV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I/NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG1.Đàn Tranh

1.1 Nguồn gốc

Đàn tranh Việt Nam có nguồn gốc từ đàn cổ tranh của Trung Quốc (còn gọi làGuzheng), được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỉ 13, đời nhà Trần Trải quanhiều thập kỷ, người Việt đã “Việt hoá” cây đàn, tạo ra những đặc điểm phù hợp vớinền âm nhạc và đời sống của Việt Nam Và từ đó cho tới nay, đàn tranh đã trở thànhmột trong những loại nhạc cụ cổ truyền được yêu thích nhất, được diễn tấu trong cácbuổi hoà nhạc, dịp lễ hội, đệm đàn ngâm thơ hoặc kết hợp với nhiều loại cụ khác.Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ còn sử dụng đàn tranh Việt Nam để diễn tấu các bản nhạctrẻ, các thể loại nhạc mới như nhạc Pop hoặc EDM.

1.2 Cấu tạo

2

Trang 4

Đàn tranh Việt Nam có dạng hình hộp với chiều dài khoảng 110 – 130 cm, tuỳ thuộcvào số dây Đầu lớn của đàn rộng khoảng 25 – 30 cm, có lỗ để mắc dây, và có ngựa(nhạn) đàn để gác dây Đầu nhỏ của đàn rộng khoảng 15 – 20 cm, có các trục để cốđịnh dây đàn

Mặt đàn tranh được uốn cong hình vòm để có thể tạo ra âm vang Gỗ ngô đồng là loạigỗ được các nghệ nhân yêu thích để làm thân đàn bởi đặc tính truyền âm tốt.Đàn tranh còn có tên gọi là đàn Thập Lục, bởi trước kia nó có 16 dây Tuy nhiên ngàynay, đàn tranh Việt Nam đã được cải tạo với số lượng dây lên tới 17, 19, 20, 22 vàthậm chí là nhiều hơn nữa để có thể diễn tấu nhiều bản nhạc khó Dây đàn tranh là dâysắt, tạo ra âm thanh trong trẻo đặc trưng Dây đàn có nhiều kích cỡ khác nhau: dâycàng dày thì sẽ tạo ra âm thanh trầm và vang, còn dây mỏng hơn sẽ tạo những âmthanh có cao độ lớn.

1.3 Cách sử dụng 1.3.1 Tư thế diễn tấu

Tư thế ngồi và cách gảy Đàn Tranh Có 4 tư thế đánh đàn:

- Ngồi thấp, xếp chân trên chiếu

- Ngồi thẳng hoặc vắt chéo chân trên ghế, một đầu đàn đặt trên đùi, một đầu đàn gáctrên giá hoặc đôn.

- Đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay Người chơi đàn ngồi trên ghế.

- Đứng đánh: đàn được đặt trên giá cao.

Trang 5

Các tư thế ngồi đều phải tự nhiên, thoải mái, đàn đặt gần sát người, mặt đáy đàn tì lênđùi phải, đầu đàn được lên đôn hoặc giá đàn (có chiều cao bằng ghế ngồi đàn) Haicánh tay nâng mềm mại trên mặt đàn

Tư thế tay phải:

Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn Khiđánh những dây thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dâycao, cổ tay hạ đàn theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránhkhông đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng gảy nhẹnhàng, nâng lên hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay.

Móng gảy vào dây không nên sâu quá hoặc hờ trên dây Điểm gảy nên cách cầu đànkhoảng 2cm Nếu gảy sát cầu, tiếng đàn đanh và sắc Nếu gảy xa cầu, tiếng đàn trầm,mềm mại.

Tư thế tay trái:

Đầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơikhum Ba ngón giữa (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) cụm lại, ngón cái và ngón úttách rời Dáng bàn tay vươn về phía trước tựa như cánh chim đang bay.

Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại Ba ngón chụm lại cùng một lúcchuyển từ dây nọ sang dây kia.

Trang 6

2.1 Nguồn gốc

Lần theo dấu tích lịch sử về nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn Bầu, sử liệu cho biếtchiếc đàn này có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm “Đàn Bầu” xuất hiệnvà biến hóa trong rất nhiều giai thoại tiên cổ, những truyền thuyết kỳ diệu được lưutruyền trong kho tàng văn hóa nhân gian

Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “trống đất” của trẻ nhỏ là đào hố vàcăng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã có sự quansát tinh tế và cảm thụ thanh âm nhanh nhạy nên những tiếng kêu “bung bung” từ dâycăng kéo trên lỗ đất ấy đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quảbầu khô với một dây duy nhất.

2.2 Cấu tạo

Đàn Bầu là một nhạc khí độc đáo của Việt Nam chỉ có một dây duy nhất, không cóphím, dùng cần đàn (vòi đàn) để tạo nên những cao độ trầm bổng trong âm nhạc Cây

Trang 7

đàn này ngày xưa gọi là “đàn một dây”, về sau mặt đàn đóng bằng gỗ ngô đồng, hoặcgỗ vông, thành đàn bằng gỗ trắc và để quả bầu vào cho đẹp, nên gọi là “Đàn Bầu”.Trong hệ thống nhạc cụ, Đàn Bầu là loại nhạc cụ có một dây, thuộc họ dây, chi dâygảy; được phân loại thành 2 kiểu là đàn thân tre và đàn hộp gỗ Đàn thân tre ra đờitrước, thường dùng cho người hát xẩm, đàn hộp gỗ ra đời sau với sự cải tiến nhiềutính năng ưu việt hơn.

Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộpchữ nhật (bằng gỗ) thường có chiều dài khoảng 1,15 mét, cao khoảng 10,5 cm Trướckia, thân Đàn Bầu được làm bằng một đoạn ống bương hoặc vầu, có thể để nguyênhoặc được chẻ ra làm đôi giống hình cái máng hứng nước ở vùng đồng bằng Bắc bộvà được gọi là đàn Bầu máng, sau này được thay bằng gỗ ngô đồng hoặc gỗ vông Cácbộ phận bao gồm: một đầu to có bát âm với đường kính khoảng 12,5 cm; một đầuvuốt nhỏ hơn một chút khoảng 9,5 cm; cần đàn (vòi đàn) được làm bằng sừng tre dẻodài khoảng 50 – 70 cm (sau này thay bằng sừng trâu); dây đàn làm bằng dây móc xelại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ (sau này bằng dây sắt); bầu đàn làm bằng đầucuống quả bầu nậm hoặc gỗ tiện giống hình quả bầu; que khảy đàn thường được vótbằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm…, dài khoảng 10 cm (sau này thiết kế ngắn lạichừng 4 – 4,5 cm

Đối với đàn hộp gỗ, cây đàn phải hội đủ hai yếu tố “mặt ngô – thành trắc”. Có nghĩalà mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ Khung và thànhđàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền Cần đàn đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt Mặtđàn với thớ gỗ óng ả, khi kết hợp với hộp cộng hưởng sẽ tạo nên những âm thanhvang, trong trẻo Ngoài ra còn có nhiều hoa văn hoặc khảm trai được trang trí trên đànvới các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong phú của người dân Việt Nam.

2.3 Cách sử dụng2.3.1 Tư thế diễn tấu

Ngày xưa, đàn được đặt xuống đất hoặc chiếu Người chơi đàn ngồi xuống, đầu gốichân phải tỳ hẳn vào mặt đàn theo tư thế thượng mã Tay trái để vào vòi đàn, tay phảinắm chặt que đàn và gẩy từ trên xuống theo chiều thẳng đứng Ngày nay đàn Bầu cóthể đặt trên chiếu ngồi hoặc đứng tùy theo tính chất của từng buổi biểu diễn mà người

6

Trang 8

chơi đàn chọn tư thế đàn cho thích hợp và chỉ dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữacủa tay phải cầm que đàn và gẩy cả chiều lên và xuống bằng bật ngón là chính.

2.3.2 Nguyên tắc phát âm

Cách đánh đàn 1 dây đòi hỏi người chơi phải có khá nhiều kỹ thuật Đây hoàn toànkhông phải là loại đàn dễ sử dụng Muốn chơi tốt bạn phải biết được cách lên dây đànbầu chuẩn Bởi đây là loại đàn có âm vực rộng 3 quãng 8 Âm thanh được phát ratrong vòng 2 quãng 8 nghe cũng khá rõ cho dù là âm bội.

3 Đàn Nhị

3.1 Nguồn gốc

Trang 9

Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị, cóxuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ I đến thế

kỷ III sau công nguyên từ người Hồ (tên gọi được người Hán dùng để chỉ các dân tộc

sinh sống tại vùng giáp giới giữa tây bắc Trung Quốc với các nước Trung Á) trong

thời kỳ thịnh đạt của "Con đường tơ lụa" Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X.Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãinhạc cụ này như Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khácnhau Người Kinh gọi là hay líu nhị líu để phân biệt với "nhị chính" ( ), người Mườnggọi là "Cò ke", người miền Nam gọi là Đờn cò Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệulàm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

3.2 Cấu tạo

Loại đàn nhị thông dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:

Bát nhị (còn gọi là ống nhị): là bộ phận tăng âm (bầu vang) rỗng ruột, hình hoa muống, làmbằng gỗ cứng Bát nhị có 2 đầu, đầu này bịt da rắn hay kỳ đà, còn đầu kia xòe ra không bịt gìcả Ngựa đàn nằm ở khoảng giữa mặt da.

Dọc nhị (còn gọi là cần nhị, cán nhị): dáng thẳng đứng, đầu hơi ngả về phía sau, gốc cắmxuyên qua lưng bát nhị, gần phía mặt da.

Trục dây: trục trên và trục dưới đều gắn xuyên qua đầu dọc nhị nằm cùng hướng với bát nhị.

8

Trang 10

Dây nhị: Trước đây dây đàn được làm bằng sợi tơ se, ngày nay làm bằng nilon hoặc kim loại.Dây kim loại cho âm thanh chuẩn hơn nhưng không ngọt ngào bằng dây tơ hay dây nilon.Dây đàn chỉnh theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ nhưng phổ biến nhất là quãng5 đúng.

Cử nhị (hay khuyết nhị): là một sợi dây tơ se neo 2 dây đàn vào gần sát dọc nhị, nơi dưới haitrục dây Có khi cử nhị là một khung áo buộc gần sát dọc nhị, hai dây đàn xỏ qua hai lỗkhung này Cử nhị là bộ phận để điều chỉnh cao độ âm thanh Nếu bạn kéo cử nhị xuống, 2dây đàn sẽ ngắt quãng hơn, tạo ra âm thanh cao hơn nếu bạn đẩy cử nhị lên khi đàn 2 dây sẽphát ra âm thanh trầm hơn vì quãng dây dài hơn Tuy nhiên để lên dây đàn người ta còn vặntrục dây nữa.

Cung vĩ: làm bằng cành tre, cành lớp hay gỗ có mắc lông đuôi ngựa Những lông đuôi ngựanằm giữa hai dây đàn để kéo đẩy, cọ xát vào dây đàn tạo ra âm thanh Do những lông đuôingựa kẹt hai dây đàn nên ta không thể tách rời cung vĩ khỏi thân đàn.

3.3 Cách sử dụng3.3.1 Tư thế diễn tấu

Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất, bầu cộng hưởng đểnagng, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng phần mười, phần còn lạinằm phía trên đùi, lỗ loa bầu cộng hướng phải: khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chân phảivào dây đàn dưới con ngựa.

Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa, ống chân bêntrái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang, mặt bịtda của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới con ngựa đểđiều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

II/ CÁC LOẠI ĐÀN CÓ CÙNG HỌ HÀNG VỚI ĐÀN TRANH VIỆT NAM

1 Koto (tiếng Nhật: 琴 hay 箏; Hiragana: こと, đôi khi gọi là Sō, là một

loại đàn tranh truyền thống của Nhật Bản)

1.1 Nguồn gốc

cầm) hoặc Yamato-goto (Đại Hòa cầm) là loại đàn tranh gồm có 6 dây (hiếm khi là 5dây) và được tìm thấy trong những di tích khai quật từ thời Yayoi đến thời Nara, hiệntại được sử dụng trong biểu diễn Nhã nhạc, cách chơi khác với koto là một tay cầmmiếng gảy dẹt chữ nhật đầu góc thuôn tròn để chơi lướt dây, tay còn lại nhấn và giật

Trang 11

nhẹ dây Đến thời Heian thì nó được dùng như một nhạc khí biểu diễn phụ trợ trong

nhạc cụ thổi và nhạc cụ dây, kết hợp giữa điệu dân ca truyền thống ở địa phương vớiNhã nhạc, thứ âm nhạc du nhập từ Trung Hoa đại lục sang) Tuy nhiên, trong thời hiệntại thì Wagon không được sử dụng trong Saibara.

Chiều cao 24,1 cm (9,5 in Bao gồm cả cầu đàn)

Gỗ được chuẩn bị để sản xuất đàn koto thường là những khối lớn và cần được xẻ rathành các tấm gỗ có kích thước khác nhau dựa theo yêu cầu thiết kế và uốn cong tấmgỗ thành mặt đàn.

1.3 Hình minh họa

10

Trang 12

2 Gayageum (tiếng Hàn: 가야금)

2.1 Nguồn gốc

Gayageum hơn 1.500 năm lịch sử, truyền thuyết kể rằng vua Gaya Hoa Kerry nhậnđược mô hình hóa Trung Quốc Han Zheng thực hiện Zheng hình dạng tương tự và làmột trong những cột kiểu string, được sử dụng Gayageum có 21 dây, cân sắp xếptrong bảy âm ngũ cung và âm thanh hai, các kỹ thuật cơ bản được sử dụng bởi bên tráivà bên phải chơi đàn tam thập lục về cơ bản giống nhau, với một độc đáo tính năng vàkỹ năng chơi phong cách nghệ thuật đầy màu sắc Hoặc độc tấu, tam tấu, hòa tấu,nhưng cũng chơi và ca hát.

2.2 Cấu tạo

Gayageum bởi khung piano, pa-nô, sàn nhà, piano và chuỗi gồm cột Chiều dài cơ thểđà piano 152 cm, chiều rộng 17 đến 21 cm.Khung Piano là một khung hình chữ nhật,bên phải của cây đàn piano đầu tiên, đuôi bên trái của piano, Simon nước để tấm congmỏng Gayageum bởi một hộp cộng hưởng, dây, mã đàn piano bao gồm ba phần Hộpcộng hưởng dài 150 cm, rộng 25 cm, dày ở giữa 5 cm Vật liệu được sản xuất bởi câymáy bay và các ban hội đồng quản trị bạch dương Đàn piano dây với sản xuất tơ lụa.Tổng cộng có 13 dây, mỗi chuỗi của hai headstock cố định và piano đuôi, có dây trêngối headstock.

2.3 Hình minh họa

Trang 13

III/ THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG 1.Chèo

Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trịvì Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập làbà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chứcquan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát Sau đó chèo phát triển rộng ra toàn[3]lãnh thổ Đại Cồ Việt gồm khu vực châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh - Nghệ -Tĩnh ngày nay Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thếkỷ 10 Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựatrên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

12

Trang 14

Hát chèo được hình thành trong các sáng tác văn học dân gian và hội tụ tất cảnhững dòng dân ca vùng châu thổ sông Hồng như hát văn, hát xẩm, hát ghẹo, hátxoan, hát Quan họ, hát đúm, ca Huế, ca trù

Chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đànbầu đồng thời thêm cả sáo nữa Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụngthêm trống và chũm chọe Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trốngcơm, thanh la, mõ Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câuhát Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trốngtrong đêm diễn chèo Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làmphong phú thêm phần đệm như đàn tam thập lục, tiêu v.v

7 vở chèo truyền thống trong tuyển tập chèo cổ Việt Nam, được xem là những tác

phẩm kinh điển của nghệ thuật chèo gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu MãiThần, Kim Nham , Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức

2 Ca Trù

Trang 15

Nhiều tài liệu cho rằng, nguồn gốc ca trù có từ đời nhà Lý và làng Lỗ Khê (Hà Nội)được coi là cái nôi ca trù Việt Nam Cũng có tài liệu khác cho rằng ca trù xuất hiện từđời Lê (thế kỷ 15), mà cây đàn đáy do Đinh Lễ sáng chế Thoạt đầu nó có lối hát nhưchèo, phục vụ lễ hội cúng tế ở chốn đình trung, về sau việc tế lễ ở đình làng mai mộtthì người ta mang ca trù vào trong nhà, rồi trở thành thể loại thính phòng.

Ca từ của ca trù là những vần thơ giàu nhạc điệu và chan chứa tình cảm của người yêucuộc sống, tài hoa mới viết nên Soạn giả ca trù ngày xưa thường là văn nhân, các thi sĩ hoặc quan viên tính tình phóng khoáng và từng nổi danh với nhiều giai thoại, như: Tản Đà, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh Nội dung ca trù lại vô vàn phong phú, khi là tả nỗi niềm thế sự, khi là cảnh đẹp mộng mơ của nước biếc non xanh, cũng có bài tả cảnh tang bồng hiệp khách Xin trích mấy câu hát sau đây: “Kể từ thuở biết xuân bốn chín năm về trước/Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui/Đến xuân nay ta tuổi đã năm mươi/Tính trăm tuổi đời người ta có nửa/Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa/Mặc trời cho ta chửa hỏi làm chi/ Sẵn rượu đào, xuân uống với ta đi…” (Gặp xuân-Tản Đà)

Một màn hát ca trù thường có 3 người: Người hát, người đệm đàn đáy và người cầm trống chầu Người hát, còn gọi là đào hát hay đào nương Đào nương ngoài vẻ đẹp trờiphú còn là người được đào tạo trong giáo phường như nói bên trên, khi hát phải trang phục lịch lãm, đoan trang Quần lĩnh, áo đoạn hoa, khăn nhung, tóc đuôi gà, các đào nương chỉ nhìn thẳng, không đánh mắt đưa tình, cợt nhả với quan khách nghe hát Cũng không được tự tiện nhận tiền thưởng của khách Họ chinh phục người nghe bằngâm thanh, nhả chữ buông lời, hút hồn khách bằng nghệ thuật thanh nhạc chứ quyết không bằng kiểu lả lơi rẻ tiền, dung tục.

14

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan