So Với Gia Đình Việt Nam Truyền Thống, Gia Đình Việt Nam Hiện Đại Có Nhiều Biến Đổi Khác Biệt. Những Biến Đổi Đó Tác Động Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.pdf

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
So Với Gia Đình Việt Nam Truyền Thống, Gia Đình Việt Nam Hiện Đại Có Nhiều Biến Đổi Khác Biệt. Những Biến Đổi Đó Tác Động Như Thế Nào Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TIẾNG ANH

-

-Đề cương học phần

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đề tài: So với gia đình việt nam truyền thống, gia đình việt nam hiện đại có nhiều biến đổi khác biệt Những biến đổi đó tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội? Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia đình việt nam hiện nay.

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : Nguyễn Thị Thu HàLỚP HỌC PHẦN : 232_HCMI0121_16NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 3

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I.Một số lý luận cơ bản về gia đình 1

Khái niệm gia đình 1

1.Vị trí của gia đình trong xã hội 1

2.Quan điểm về gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại 2

II.So sánh giữa gia đình truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại 2

1.Yếu tố dẫn đến sự khác biệt 2

2.Sự Biến đổi của gia đình Việt Nam 3

2.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình 3

2.2 Biến đổi các chức năng của gia đình 3

2.3 Sự biến đổi mối quan hệ gia đình 5

III. Tác động của những biến đổi lên sự phát triển của xã hội 6

IV. Các giải pháp được đề ra nhằm khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia đình việt nam hiện đại 7

Trang 3

I.Một số lý luận cơ bản về gia đìnhKhái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

1 Vị trí của gia đình trong xã hội

 Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại vận động và phát triển của xã hội Với việc sản xuất gia tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình nhưmột tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể xã hội Không có gia đình để táitạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền Do vậy, tác động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau.

 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc sự hài hòa trong đời sống cá nhâncủa mỗi thành viên

Trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân, ai ai cũng đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọngcho sự hình thành phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình cá nhân mới cảm thấy bình yên hạnh phúc,có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.

 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Chỉ trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chịem với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân.Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan

Trang 4

hệ xã hội Nhiều thông tin hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách v.v… Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hội phảithông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình

2 Quan điểm về gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại

Đây là loại gia đình mang trong mình những yếu tố bất biến, ít đổi thay, ra đười từ văn hóa bản địa và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Hiểu theo cách đơn giản thì giađình truyền thống là đại gia đình nơi các thành viên liên kết với nhau bằng quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà-cha mẹ-con cái.

Trái với gia đình truyền thống, gia đình hiện nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đóchỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra.Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng bởi những ưu điểm mà nó đem lại và kiểu hộ gia đình này thường sẽ là các gia đình trí thức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp,

II.So sánh giữa gia đình truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại1 Yếu tố dẫn đến sự khác biệt

 Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều mặt trong xã hội đã có những sự phát triển rõ rệt, nhanh và xa hơn so với trước và gia đình cũng không phải là ngoại lệ Gia đình là tế bào xã hội - đây là một sự thật hiển nhiên chúng ta sẽ đều đồng tình và xã hội hiện nay đã khác xưa thì không có lý gì mà tế bào lại không có sự thay đổi.Nguyên nhân có thể kể đến ở đây là do sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, cùng với đó là sự du nhập của lối sống, văn hóa,phong cách sinh hoạt của phương Tây vào nước ta làm thay đổi phần nào những giá trị truyền thống,cụ thể hơn ở đây là hình ảnh

Trang 5

của một gia đình Xã hội thay đổi,đồng nghĩa với việc là gia đình cũng phải thay đổi để cóthể hòa nhập Việc thay đổi này còn là từ quan niệm riêng của từng người, hiện nay con người có xu hướng đề cao lối sống riêng tư, cá nhân hơn và dần từ bỏ đi những chuẩn mực lạc hậu như vấn nạn trọng nam khinh nữ để dần hướng tới một xã hội tốt đẹp và văn minh hơn Tuy rằng sự thay đổi này có thể nhiều hay ít, nhanh hay chậm tùy theo mỗi vùng miền, dân tộc, nhưng có thể khẳng định rằng gia đình truyền thống đang dần biến

đổi để thích nghi với xã hội hiện dại

2 Sự Biến đổi của gia đình Việt Nam

2.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình

Gia đình đơn (hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả ở nông thôn) thay thế cho kiểu gia đình truyền thống tam, tứ tại đồng đường từnggiữ vai trò chủ đạo trước đây.

Ví dụ: nếu như trước đây cấu trúc gia đình ở Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống: ông bà, cha mẹ, con cái thì hiện nay bị phân rã thành gia đình nhỏ chỉ có cha mẹ, con cái

Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu hẹp, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra : sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo.

2.2 Biến đổi các chức năng của gia đình

 Chức năng tái sản xuất ra con người:

Với những thành tựu của y học hiện đại hiện nay, việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động tự giác khi xác định số lượng con cái vào thời điểm sinh con Hơn nữa việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của nhà nước tùytheo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội Ví dụ ở nước ta từ những

Trang 6

năm 70 và 80 của thế kỷ XX, vì sự gia tăng dân số quá cao, Nhà nước đã phổ biến các biện pháp kỹ thuật tránh thai và khuyến khích những cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, nhưng sang đầu thế kỷ XX dân số Việt Nam lại đang chuyển sang giai đoạn già hóa nên để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội,kế hoạch hóa giađình trở thành mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con Nhưng khoa học công nghệ đã phát triển cũng đem lại mặt trái đó chính là nhiều gia đình muốn lựa chọn giới tính cho con trước khi sinh, điều này kết hợp với tư tưởng muốn sinh con trai nối dõi khiến cho số lượng bé trai ở Việt Nam luôn nhiều hơn bé gái.

Trước kia trong gia đình Việt Nam truyền thống nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện : phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi, nhưng trong gia đình hiện đại sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý - tình cảm, kinh tế chứ không phải chỉ là các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai.

 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:

Gia đình là chủ thể sản xuất kinh doanh cung cấp hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, sự phát triển của kinh tế gia đình chịu sự tác động của kinh tế thị trường.Nếu gia đình Việt nam truyền thống là một đơn vị kinh tế khép kín thì gia đình hiện nay là một đơn vị sản xuất hàng hoá, là đơn vị kinh tế tự chủ tự chịu trách nhiệm bảnthân gia đình, phải tạo ra được nguồn thu nhập kinh tế chính đáng để đảm bảo đời sống gia đình.

Gia đình truyền thống chủ yếu chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ; gia đình hiện nay không chỉ giáo dục về đạo đức, nhân cách mà còn chú trọng giáo dục về kỹ năng, chuyên môn và việc đầu tư cho con cái học hành ngày càng nhiều hơn Rất nhiều gia đình cha mẹ có thể chi trả khoản tiền lớn để cho con mình được học tập, không chỉ là được học tập tại trường mà còn là việc học thêm ở các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng hay khả năng khiếu Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng vềgiáo dục đạo đức ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con hòa nhập với thế giới.

Trang 7

Tuy sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay, vai trò giáo dục được các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm vì nhiều lý do trong đó có việc bận kiếm sống Trong đó một lượng ít ông bố và bà mẹ không hoàn toàn dành thời gian cho việc chăm sóc dạy dỗ con cái Cha mẹ hiện nay đã phó thác quá nhiều chức năng giáo dục cho nhà trường, xã hội khiến cho những đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình hình thành nhân cách, thậm chí có những đứa trẻ sa vào tệ nạn xã hội hư hỏng mà cha mẹ không hay biết.

 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.

Hiện nay các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm chia sẻtrong đời sống gia đình, đó là việc chia sẻ những mối quan tâm lo lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình Các gia đình có mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại như sống ở đô thị, có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ.

2.3 Sự biến đổi mối quan hệ gia đình

Trong gia đình truyền thống luôn luôn tồn tại sự bất bình đẳng về giới giữa vợ và chồng Trong gia đình Việt Nam hiện nay, sự bình đẳng giữa vợ và chồng đã dần được thểhiện Chẳng hạn, hiện nay, không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình

Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái Con cái phải có bổn phận phục tùng cha mẹ Trong gia đình hiện nay, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã dân chủ hơn, con cái được quyền bày tỏ ý kiến, được lựa chọn, quyết định nhiều vấn đề liên quan đến bản thân mình…

2.4 Biến đổi giữa quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình.

Trang 8

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá

trị chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi Trong gia đình truyền

thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên được dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ ngay

từ khi còn nhỏ, Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà cha mẹ Ngược lại người cao tuổitrong gia đình truyền thống thường sống cùng với con cháu cho nên nhu cầu về tâm lý tình cảm được đáp ứng đầy đủ, còn khi quy mô gia đình bị biến đổi người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm, cùng với đó khoảng cách tuổi tác cũng khiến cho suy nghĩ, tư tưởng của các thành viên trong gia đình khác nhau dẫn đến nhiều mâu thuẫn tiếp diễn xảy ra

III Tác động của những biến đổi lên sự phát triển của xã hội

Mọi sự thay đổi đều sẽ đem đến những tác động nhất định lên sự phát triển của xã hộivà gia đình thế, tác động này có thể chia ra làm hai loại tác động là tích cực và tiêu cực

- Gia đình hiện đại tồn tại như một hạt nhân độc lập, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội.Đây cũng là mô hình có sự độc lập về các mối quan hệ kinh tế, có sự bình đẳng cao

- Kiểu gia đình này đem lại sự tự do nhất định cho từng cá nhân để có thể xây dựng nên lối sống và cá tính riêng của chính mình cũng như sự bình đằng giữa các thành viên được cải thiện Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, tính độc lập và sáng tạo được xem là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng và sự tiến bộ trong cuộc sống gia đình

- Việc thu nhỏ quy mô gia đình được cho là một sự tiến bộ phù hợp với sự phát triển của xã hội

- Tuy nói rằng xã hội hiện nay đang đề cao tính độc lập, thế nhưng không phải cái gì quá cũng tốt, sự độc lập quá mức trong các gia đình hiện đại sẽ tạo ra một sự ngăn cách vềkhông gian sống cũng nhưng là tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

Trang 9

- Việc mối thế hệ có một lối sống và một cách suy nghĩ riêng nên sự ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau sẽ ít đi và điều này sẽ dẫn tới một hệ lụy đó là khó khăn trong việc bảotồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, các hộ gia đình hiện đại có xu hướng tập trung ởcác thành thị nên con cháu sẽ không thể gần gũi với ông bà, phần là do khoảng cách địa lývà cường độ làm việc khiến cho cha mẹ không có thời gian đưa con về quê gặp ông bà và điều này khiến cho khả năng hỗ trợ tinh thần bị hạn chế và khoảng cách thế hệ thì ngày càng bị nới rộng bởi điều này

IV Các giải pháp được đề ra nhằm khắc phục những biến đổi tiêu cực của gia đình việt nam hiện đại

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

 Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất kinh tế hộ gia đình, xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội để góp phần củng cố ổn định và phát triển kinh tế gia đình Có các chính sách ưu tiên kịp thời hỗ trợ phát triển kinh tế cho gia đình Liệt sĩ, thương bệnh binh,tích cực khai thác vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm xóa đói giảm nghèo.

 Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những giátrị của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải xác định duy trì những nét đẹp có ích, đồng thời tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ, gia đình Việt Nam hiện nay đang xây dựng mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận độngvà phát triển tất yếu của xã hội.

 Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ là danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều

Trang 10

gia đình Việt Nam đang muốn hướng đến Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã có những tác động đến nền tảng của gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp phát huy giá trị truyền thống, đạo đức gia đình, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan