tìm hiểu wordpress lập trang web cho một trường học

48 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tìm hiểu wordpress lập trang web cho một trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thanh điều hướng nhanh cho Admin Admin Quick Bar Khi đăng nhập vào WordPress thì dù có ở đâu trong trang thì ta vẫn có thể thấy được thanh công cụ nhanh này, nó giúp ta di chuyển tới các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Tìm hiểu WordPress, lập trang WEB cho một trường học

Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Đăng Minh

Hà Nội, 06/2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa công nghệ thông tin Trường Đại Học Hòa Bình đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn thầy giáo T.S Nguyễn Đăng Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này Quan trọng hơn hết, tạo nền tảng cho sự phát triển về nghề nghiệp sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS 2

1 Wordpress là gì? 2

2 Công dụng của wordpress? 2

3 Ưu điểm của wordpress? 2

4 Tình hình sử dụng wordpress ở việt nam và trên thế giới 3

5 Bản quyền wordpress 4

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WORDPRESS TRÊN HOSTINGER5 2.1 Chuẩn bị: 5

2.2 Cài đặt wordpress trên hostinger 8

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG WORDPRESS VÀ TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN 10

3.1 Làm quen Wordpress Dashboard 10

3.2 Hướng dẫn sử dụng Posts 15

3.3 Hướng dẫn sử dụng page 18

3.4 Hướng dẫn Plugin trong WordPress 19

3.5 Hướng dẫn cài đặt Theme 22

3.6 Tạo thanh Menu 25

3.7 Quyền thành viên và cách quản lý: 30

3.7.1 Hệ thống phân cấp thành viên 30

3.7.2 Bật tính năng đăng ký thành viên 30

3.7.3 Đổi quyền thành viên 31

Trang 5

3.8.6 Permalinks 34

CHƯƠNG 4: TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN BẰNG WORDPRESS 35

4.1.Thiết kế giao diện 35

4.2 Tạo Header & Menu 35

4.3 Chèn chat online 36

CHƯƠNG 5 : TỐI ƯU HÓA SEO CHO WEB 37

5.1 Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO 37

5.2.Kết nối website với mạng xã hội : 37

CHƯƠNG 6: HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU WORDPRESS 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội phát triển về nhiều mặt, kèm theo đó sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin Vì thế, nhu cầu chia sẻ thông tin để kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng càng ngày càng cần thiết Và việc xây dựng website là nhu cầu không còn xa lạ với mỗi cá nhân, tập thể trên môi trường Internet Có rất nhiều cách để xây dựng website, có thể thuê đối tác bên ngoài để tiến hành xây dựng hoặc tự bản thân doanh nghiệp, cá nhân cũng có thể sử dụng hệ thống mã nguồn mở có sẵn để xây dựng Wordpress là một trong số đó, với giao diện trực quan, dễ sử dụng, và dễ dàng đáp ứng được nhu cầu cơ bản nâng cao của một cá nhân hay tập thể đã được nhiều người thiết kế, sử dụng phản hồi tích cực Nắm được nhu cầu đó, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về WordPress, lập trang web cho một trường học”

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực để hoàn thiện đề tài, nhưng bên cạnh đó không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong rằng nhận được ý kiến góp ý, phản hồi của Thầy và các bạn để cho em có thể hoàn thiện được đề tài tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS 1 Wordpress là gì?

- WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS) được dùng chủ yếu để xuất bản blog (có họ hàng với Joomla! Nhưng được tối ưu cho blog)

- WordPress có mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

2 Công dụng của wordpress?

- Viết blog, ngoài ra còn có thể Tạo các site tin tức, bán hàng, khảo sát ý kiến…

3 Ưu điểm của wordpress?

- Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress (cái này yahoo 360plus cũng có nhưng mà yếu, dùng code html để tùy biến các wiget trên giao diện blog) - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (có tiếng việt)

- Cập nhật phiên bản liên tục, dễ cập nhật, cộng đồng hỗ trợ lớn

- SEO rất tốt (dùng nó để quảng bá thương hiệu lên internet thì rất tuyệt)

- Hệ thông theme, plug-in, wiget… đồ sộ, việc tạo trang và quản lý trang wordpress gần như chuyên nghiệp (quản lý IP, cho phép nhiều admin, thống kê và quản lý comment, sao lưu dữ liệu…)

Trang 8

- Ưu điểm nữa cũng phải kể đến ở wordpress đó là đơn giản, hiệu quả, nội dung của các trang blog là thật sự phong phú và hữu ích

4 Tình hình sử dụng wordpress ở việt nam và trên thế giới

- Dù có nhiều dịch vụ blog khác cạnh tranh với wordpress, một trong số đó có thể kể đến blogpost của google, tuy nhiên wordpress vẫn phát triển mạnh bởi tính mở của nó Người dùng có thể cài đặt wordpress lên host riêng của mình nên không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog Dịch vụ wordpress hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi cho việc viêt blog

• Việt nam nằm trong top 10 nước dùng wordpress nhiều nhất • 49%blog nổi tiếng thế giới dùng wordpress

• Wordpress trong kinh doanh:

Trang 9

• Số lượng người sử dụng lớn tính cho đến tháng 7/2011 đã có tới hơn 50 triệu người dùng wordpress:

5 Bản quyền wordpress

• Wordpress được phát hành dưới dạng Giấy phép Tài liệu Tự do GNU Giấy phép Tài liệu Tự do GNU cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phát sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn

Trang 10

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WORDPRESS TRÊN HOSTINGER

2.1 Chuẩn bị:

a Đăng ký tên miền:

Ví dụ đăng ký một tên miền tk miễn phí trên http://www.dot.tk

b Đăng ký host

Có rất nhiều dịch vụ host để lựa chọn từ thu phí đến trả phí ở đây em chọn hostinger và tạo host miễn phí Tạo tài khoản hostinger tại http://www.hostinger.vn

Tạo host: vào hosting > thêm account, chọn gói muốn đăng ký Nhập tên miền là tên miền vừa đăng ký ở trên

Chọn mật khẩu và sau đó nhấn tiếp tục

Trang 11

Gõ capcha, chấp nhận điều khoản và nhấn đặt hàng

Vậy là đã có host, bước cuối cùng là trỏ tên miền về host vừa tạo

Trang 12

c Trỏ tên miền về host

Thông tin mail trả về từ nơi đăng ký tên miền:

Trang 13

2.2 Cài đặt wordpress trên hostinger

Đăng nhập hostinger Chọn host vừa đăng ký Trong mục website chọn trình tự động cài đặt

Chọn wordpress

Trang 14

Điền thông tin website và ấn cài đặt

Kết quả

Trang 15

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG WORDPRESS VÀ TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN

3.1 Làm quen Wordpress Dashboard

Tìm hiểu WordPress Dashboard

Trong khu vực này nó chia ra làm các phần chính như sau:

Chú thích:

1 Khung menu trái:

Đây là nơi để truy cập vào các thành phần công cụ có trong WordPress Dashboard

Trang 16

2 Khung nội dung bên phải:

Đây là phần hiển thị nội dung các chức năng tương ứng với từng phần mà đã chọn trong khu vực 1 Ở đó có thể thao tác sử dụng các chức năng của nó

3 Tùy chọn hiển thị:

Khi click vào nút Screen Options này, ta có thể chỉnh được việc hiển thị/ẩn các đối tượng cụ thể có trong khu vực 2 để làm nó gọn đi nếu thấy có nhiều tính năng không cần thiết

4 Thanh điều hướng nhanh cho Admin (Admin Quick Bar)

Khi đăng nhập vào WordPress thì dù có ở đâu trong trang thì ta vẫn có thể thấy được thanh công cụ nhanh này, nó giúp ta di chuyển tới các phần quan trọng như viết bài mới, tạo page mới,…nhanh hơn

Đó là 4 phần quan trọng mà ta cần biết Bây giờ là tới phần quan trọng nhất, đó là tìm hiểu ý nghĩa các công cụ bên menu tay trái trong trang quản trị

Ý nghĩa các công cụ trong WordPress Dashboard 1 Dashboard

Khu vực Dashboard này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bản theme, plugin, WordPress,….Nó có 2 phần như sau:

Home: Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…

Update: Nơi để vào cập nhật những bản vá mới nhất của theme, plugin, WordPress đang sử dụng Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo cho ta thấy

Trang 17

Add New: Đăng bài mới

Categories: Quản lý các chuyên mục bài viết đang có Tags: Quản lý các thẻ bài viết đang có

3 Media

Phần này để quản lý các file media đang có trên website (ảnh, nhạc, video,….nhưng thông thường ta chỉ chứa ảnh trong bài viết)

Library: Thư viện media, nơi quản lý các tập tin đã upload lên Add New: Thêm mới một file media

4 Pages

Chỗ này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có categories và tags Về công dụng của nó là để đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…

All Pages: Xem và quản lý tất cả các page hiện có Add New: Tạo page mới

5 Comments

Đây là khu vực có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở blog

Trang 18

6 Appearance

Đây cũng là một phần rất quan trọng, nơi này để quản lý và chỉnh sửa những thứ liên quan đến giao diện của website Nếu đang dùng giao diện mặc định thì phần này sẽ thấy các menu sau

Themes: Nơi quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) đang có Nó

cũng tích hợp tính năng tìm theme có trong thư viện WordPress

Customize (không phải theme nào cũng có): Chỗ này để có thể thỏa

thích tùy biến giao diện đang có như đổi màu sắc, màu chữ, thêm banner,…

Widgets: Nơi quản lý và sử dụng các widget được hỗ trợ, các widget

như là một tính năng nhỏ và có thể kéo nó vào sidebar (thanh bên cạnh nội dung) để sử dụng

Menus: Nơi để quản lý và chỉnh sửa menu hiện có trong theme

Header: Nơi để thêm ảnh header cho theme

Editor: Đây là phần khá quan trọng là nơi để can thiệp vào phần code

của theme

7 Plugins

Plugin như là một tính năng trong WordPress mà khi cài đặt sẽ không có, muốn có thì phải cài thêm plugin để sử dụng

Installed Plugins: Nơi để quản lý các plugin hiện có, ta có thể bật, tắt

hoặc xóa nó ra khỏi website ở đây

Add New: Nơi để cài mới một plugin

Editor: Cũng như Appearance, đây là chỗ để ta có thể can thiệp vào

phần code của từng plugin

Trang 19

8 Users

WordPress cho phép có thể tạo ra nhiều thành viên khác nhau và có thể phân quyền cho thành viên, ta có thể chỉ định họ chỉ được sửa bài, được viết bài và thậm chí là được làm Admin Đây là khu vực để làm các thao tác đó

All Users: Quản lý các thành viên hiện có trong website

Add New: Tạo thành viên mới, dung để thiết lập cho khách tự đăng ký Your Profile: Nơi sửa thông tin cá nhân, đổi mật khẩu tài khoản

9 Tools

Khu vực này là nơi sử dụng các công cụ nhỏ của WordPress Đôi khi một số plugin cài vào nó nằm ở trong này

Available Tools: Nơi xem các công cụ mà ta có thể được sử dụng trong

hiện tại

Import: Nhập nội dung từ website khác về trang WordPress của mình

Export: Xuất nội dung ra một file xml và có thể import nó

lại khi cần hoặc import ở một website khác

10 Settings

Có thể nói đây là phần lui tới nhiều nhất, vì đa phần các plugin cài vào thì nó sẽ xuất hiện thêm menu trong phần này Phần Settings này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc cấu hình, thiết lập website WordPress

General: Nơi để cấu hình chung của WordPress, dùng để thiết lập tên

website, múi giờ và một số tính năng khác ở đây

Writing: Nơi cài các thiết lập liên quan đến việc đăng bài lên website

Reading: Nơi thiết lập các tính năng liên quan đến việc hiển thị, xem

bài viết trên website với khách

Trang 20

Discussion: Thiết lập các tùy chọn liên quan đến việc bình luận trên

website

Media: Thiết lập tùy chọn liên quan đến việc lưu trữ các file media

trong thư viện Media

Permalinks: Thiết lập dường dẫn tĩnh cho website, tức là có thể đưa link

bài viết từ dạng động sang cấu trúc dạng tĩnh 3.2 Hướng dẫn sử dụng Posts

Category là gì?

Category có thể hiểu nó như là một thư mục bài viết mà khi viết bài có thể tùy chọn để đưa nó vào Như ở đây có thể thấy menu bao gồm WordPress, Theme WordPress,….mà khi nhấp vào đó sẽ thấy được các bài viết có cùng category nằm ở bên trong Vậy, đó chính là category Mục đích sử dụng category là cho người đọc dễ tìm nội dung họ cần đọc hơn, cũng như để có thể dễ dàng quản lý nó

Trang 21

Để tạo category, vào mục Posts -> Categories sẽ thấy khung như sau

Quản lý category trong WordPress

Phần bên tay trái chính là nơi để tạo một category mới và phần bên phải chính là hiển thị danh sách những category đang có và khi rê chuột vào từng category nó sẽ hiển thị 4 nút Edit, Quick Edit, View và Delete

Còn khi tạo category mới, nó sẽ có những thông số tùy chọn như sau:

Name: Tên category cần tạo

Slug: Địa chỉ đường dẫn tĩnh (permalink) dẫn tới category Nếu không

nhập thì nó sẽ tự lấy tên category và đặt cho slug với cấu trúc

ten-category (không dấu và thay khoảng trắng bằng dấu gạch nhang (-) )

Trang 22

Parent: Chọn một category khác đã tạo để cho nó thành category con

của category đã tạo

Description: Mô tả của category, một số theme thì nó sẽ hiển thị cả

phần này ra trang category, còn một số thì không.Sau khi nhập xong ấn nút Add New Category để hoàn thành

Sử dụng công cụ đăng bài trong WordPress

Để đăng bài vào trang WordPress, truy cập vào Posts -> Add New để

bắt đầu nhé Mặc định giao diện khi vào phần viết bài sẽ như sau:

Giao diện trang đăng bài của WordPress Mục đăng bài có 5 phần chính là:

• Giao diện đăng bài

• Khung chọn category

• Khung nhập tag

• Chọn Featured Image – Nghĩa là ảnh đại diện trong bài Một số theme có tính năng hiển thị ảnh đại diện sẽ đều lấy ảnh Featured Image này Về khung soạn bài của WordPress thì mặc định nó chỉ hiển thị vài tính năng, để nó hiển thị thêm ấn vào nút như trong ảnh dưới

Trang 23

3.3 Hướng dẫn sử dụng page Page trong WordPress là gì?

Khi vào Pages -> Add New thì thoạt nhìn sẽ thấy nó chẳng khác gì

WordPress, cũng có phần soạn văn bản

Tính năng Page trong WordPress

Tính năng Page này không hỗ trợ tính năng phân loại giống như post (không hiển thị phần chọn category và tag như trong khu vực Post )

Page rất thích hợp để sử dụng để đăng các nội dung có tính chất chung chung mà không cần phải phân loại như:

• Trang liên hệ

• Trang giới thiệu.……

Trang 24

Đó là những trang có thể sẽ không cần phân loại nó ở bất cứ trong category hay tag nào Khi viết xong page, nó sẽ không thể hiển thị ra danh sách các bài viết mới giống như post được mà nó chỉ xem được khi lấy đường dẫn page này gửi cho người cần xem hoặc đưa nó vào menu

3.4 Hướng dẫn Plugin trong WordPress Plugin trong WordPress là gì?

Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào

đó mà mặc định WordPress không có Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó có thể cài vào WordPress

Hướng dẫn cài plugin

Cài plugin WordPress ta có 2 cách, một là cài trực tiếp ngay trong WordPress Dashboard, hai là cài thủ công thông qua việc upload thư mục plugin lên wp-content/plugins

Cài plugin thông qua WordPress Dashboard

Đầu tiên vào Plugins -> Add New

Tiếp đó, hãy nhập tên chức năng mà cần tìm plugin (dung tiếng Anh) và ấn nút Search Plugins

Ngày đăng: 05/05/2024, 11:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan