khuynh hướng tư tưởng nho giáo và lão trang trong thơ chữ hán nguyễn du

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khuynh hướng tư tưởng nho giáo và lão trang trong thơ chữ hán nguyễn du

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đó là vấn đề ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng đến sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du như thế nào.I.2 Mục đích nghiên cứu - Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

Đà Nẵng, năm 2022

Học phần : :Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Quang Huy

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoài Ngọc

Lớp 21SNV3:

KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG NHO GIÁOVÀ LÃO TRANG TRONG THƠ CHỮ HÁN

NGUYỄN DU

Trang 2

I.MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài

Văn học Trung đại Việt Nam kéo dài suốt mười thế kỉ Ý thức hệ xã hội giai đoạn này gồm cơ sở tư tưởng Việt và việc tiếp thu các hệ tư tưởng nước ngoài Ta đã tiếp thu các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão Những hệ tư tưởng triết học này đã du nhập vào nước ta thời kì phong kiến phương Bắc thống trị Các thế hệ nhà nho thời phong kiến ít nhiều có ảnh hưởng tư tưởng đó Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX Liệu Nguyễn Du có nằm ngoài sự ảnh hưởng đó hay không?

Với Nguyễn Du, khi được nhắc đến, người ta thường gắn tên ông với Truyện Kiều – đỉnh cao nghệ thuật về thơ Nôm Đồng thời, tác phẩm này đưa ông trở thành đại thi hào dân tộc Chúng ta tự hào về Truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du xây dựng trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc Nhưng, nếu chúng ta chỉ đọc Truyện Kiều thì chưa hiểu hết tài năng và con người Nguyễn Du Truyện Kiều mới là một nửa của tòa lâu đài văn chương đồ sộ Truyện Kiều là sự “lỡ tay” của ông mà thành kiệt tác Thơ chữ Hán mới chính là “sáng tác” của Nguyễn Du Đây là phát ngôn viên chính thức của ông Chúng ta đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du là đến với “những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa” (Mai Quốc Liên) Vì vậy, nhiều công trình đã nghiên cứu về một nửa THIÊN TÀI MẸ này Năm 1997, Lê Thu Yến đã hoàn thành công trình “Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” “Đây là chuyên luận đầu tiên về nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” (Bùi Mạnh Nhị) Trong công trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề liên quan đến văn bản và đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du Cũng đề cập đến thơ chữ Hán Nguyễn Du, người viết muốn tìm hiểu về nội dung tư tưởng trong thơ ông Đó là vấn đề ba hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng đến sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du như thế nào.

I.2 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích đầu tiên của luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của tinh thần Nho, Lão trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam.

Trang 3

- Từ kết quả đạt được ở mục đích thứ nhất, luận văn đi tìm hiểu sự ảnh hưởng của tư tưởng này trong một tác giả cụ thể là Nguyễn Du và mảng sáng tác cụ thể là thơ chữ Hán.

Trang 4

II.TÁC GIẢ NGUYỄN DU

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.

Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế mà cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí, mà rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.

Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập gồm: 78 bài làm lúc ông đang sống lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân ( 1786 – 1804) Nam trung tạp ngâm gồm: 40 bài là tập thơ sáng tác lúc ra làm quan với triều Nguyễn (1805 –

Trang 5

1813) Bắc hành tạp lục gồm: 132 bài làm lúc phụng mệnh vua dẫn đầu đoàn đi sứ Trung Quốc ( 1813 – 1814), tổng cộng 250 bài Thơ chữ Hán có những kiệt tác như: Đọc Tiểu Thanh kí, Bài ca những điều trông thấy ( Sở kiến hành), Bài ca người gảy đàn đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca), Người hát rong ở Thái Bình ( Thái Bình mại ca giả), Chống lại bài “ Chiêu hồn” ( Phản “chiêu hồn”)…

Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và bài vè Thác lời trai phường nón.

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

III.KHÁT QUÁT NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ LÃO-TRANG

III.1 Nho giáo

III.1.1Sự ra đời và nội dung tư tưởng của Nho giáo

Nho giáo là học huyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại Nho giáo do Không Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, dưới thời Xuân Thu Những tư tưởng của Nho giáo được thể hiện trong hai bộ sách kinh diễn: Tử Thư và Ngũ Kinh Tứ Thư có: Trung dung Đại học, Luận Ngữ, Mạnh tử Ngũ kinh có: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu Hệ thống kinh điển đó hầu như viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị đạo đức là những tưởng cốt lõi của Nho giáo Không Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội

Cương – thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá

Trang 6

phẩm hạnh của con người Một mặt, đạo cương – thưởng góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ phép của nhà Chu trước dây và các triều đại phong kiến Sau này đặt ra Cương – thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử.

Năm phạm trù đạo đức mà Nho giáo đề cập đến là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Những phạm trù này đều là đạo đánh g đức làm người, là thước đo đánh giá phẩm hạnh của con người.

III.1.2Quá trình du nhập Nho giáo ở Việt Nam

Đã có một số bằng chứng cho thấy Nho giáo được truyền vào nước ta thế kỷ ITCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập ba quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng Nho giáo còn rất hạn chế, song song đó Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ Nho giáo còn được xem để du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dân Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nên văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học được tiếp thu từ người Trung Hoa cổ đại.

Đến thế kỷ IX, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, củng cố quyền lực phong kiến lớn mạnh và không bị giặc ngoài tấn công.

Vì quyền lực của nhà nước đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ “trung" của Nho giáo cần được tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua Ngay từ thời Lý –Trần, trung với vua không tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi Ở Việt Nam “trung" thường gần với “nghĩa” nhằm đề cao trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm Cũng chính vì thế, trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gần “trung” với “nghĩa” Hơn nữa, nếu nhà nước phong kiến tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó, “nghĩa” không tách rời

Trang 7

"nhân" Ngọn cờ nhìn nghĩa là để “yên dân”, để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của quân xâm lược.

Thời kỳ khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến vào giữa thế kỷ XIX, yêu cầu tất yếu này dẫn như bị suy sụp và dân nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phương Tây của thực dân Pháp, tuy nhiên Nho giáo vẫn là cũng cụ ảnh hưởng đối với những nhà yêu nước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh

III.2 Lão – trang

Lão Tử, nhà triết học Trung Quốc thời Xuân Thu, là người khai sinh ra trường phái triết học Đạo gia Theo “Sử ký” Tư Mã Thiên và truyền thuyết, Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam Ông người làng Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc) Ông là quan sử, từng giữ chức Thư tùng thất cho nhà Chu, sau lui về ở ẩn

Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày ngắn gọn và súc tích trong cuốn “Đạo đức kinh” gồm 81 chương, chia làm 2 thiên: “Đạo kinh” (quyển thượng) và “Đức kinh”(quyển hạ)

Cốt lõi triết học của Lão Tử là “Đạo” Đạo vốn là nòng cốt, cơ sở và tinh hoa của tư duy triết học phương Đông Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử đã trình bày một khái niệm rất mới, rất thâm viễn về “Đạo”, đem lại cho “Đạo” một nội dung mới mà trước đó trong tư duy triết học Trung Quốc chưa hề có và sau này cũng chưa có văn triết nhân nào có thể vượt xa hơn

Lão Tử cho rằng “Đạo” là bản nguyên của thế giới, “thứ hình thành trong cõi hỗn độn, sinh ra trước cả trời đất, là mẹ cả thiên hạ” Ở đây, Đạo là thực thể khách quan sinh ra trước muôn vật, là chủ tể của mọi hiện tượng tự nhiên xã hội Bản chất của Đạo là “vô”: “thiên hạ vạn vật sinh ở hữu, hữu sinh ở vô”, tuy nhiên Đạo là “thường vô”(cái vô hằng thường) mà cũng là “thường hữu”( cái hữu hằng thường) Như vậy, “Đạo” trong nhận thức của Lão Tử là một phạm trù rất trừu tượng

Cũng trong bộ thánh điển này của Đạo gia, Lão Tử quan niệm rằng tri thức là điều có hại đối với Đạo Vì thế ông phản đối việc học tập theo thói thường, chủ trương “tuyệt học vô ưu”, nhằm đạt tới trạng thái hồn nhiên vô tri vô thức, về lại với sự hồn thuần của trẻ thơ mới là đắc đạo Để đưa đức tính con người trở về với thời kỳ trẻ thơ hồn nhiên chân chất và vô dục, Lão Tử răn : “Thánh nhân không làm cho dân sáng mà

Trang 8

làm cho dân ngu” Ngu ở đây chính là đức tính chất phác, giản dị tự nhiên Người lý tưởng trở về với đức tự nhiên vô vi là người “lù mù”, “hỗn độn”, “thô lậu”, “ngu dốt” Cái “lù mù”, “hỗn độn”, “thô lậu”, “ngu dốt” ấy của Lão Tử chính là cái thấu suốt mọi lẽ của tự nhiên Cái ngu đó là đại trí

Mở rộng tư tưởng về Đạo đến lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử đề xuất học thuyết “vô vi” như là một học thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự hoà hợp với tự nhiên

Vô vi không phải là không làm gì mà theo Lão Tử là hoạt động một cách tự nhiên không làm trái với quy luật tự nhiên, không làm những việc gò ép giả tạo đến thái quá hoặc bất cập Nếu không thuận theo tự nhiên, đem ý chí, dục vọng của con người cưỡng ép vạn vật là trái với đạo vô vi, tất nhiên sẽ thất bại

Vô vi còn có nghĩa là không là mất cái đức tự nhiên thuần phác vốn có của vạn vật, không ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của mình Nếu cố tìm cách thoả mãn dục vọng tất sẽ can thiệp tự nhiên và chuốc lấy tai hoạ

“Đạo đức kinh” là tác phẩm kinh điển của Đạo gia Với tác phẩm này, Lão Tử đã khai sinh ra một trường phái triết học, một học thuyết, tư tưởng đối cực với Nho gia, cùng Nho gia ngự trị tâm hồn người Trung Hoa và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của các nước nằm trong vùng văn hoá Hán trên 2000 năm lịch sử.

IV.ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ LÃO – TRANGĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

IV.1 Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến văn học trung đại việtNam

Nho giáo góp phần tạo nên giá trị đạo đức vẫn là một nét nổi trội của văn học Việt Nam trung đại Như trên đã nói, trong các học thuyết của loài người, có kim Đông Tây, không một học thuyết nào coi trọng vấn đề đạo đức con người, vẫn đề tu thân bằng Nho giáo Nho giáo chủ trương lý tưởng tôn quân, nhưng cũng có tư tưởng thân dẫn khá đậm đã Tiếc rằng, đời nay, trong bối cảnh khi quyền đạo lý đã bị loãng đi quá đáng, lại có sự cắt đứt với quá khứ không ít nên không ít người đã hiểu sai, thậm chỉ xuyên tạc Nho giáo, chỉ thấy phần hạn chế của nó mà bỏ quên mất phần chân chính của nó trong việc chăm lo đạo lý cho con người Thử hỏi trong lịch sử Việt Nam ta,

Trang 9

cho đến nay, về mặt đạo đức cá nhân, đã có mẫu người nào vượt qua mẫu người chân quân tử vốn là mô hình nhân cách của Nho giáo, của chân Nho.

Nói đến văn học Việt Nam trung đại, không thể không ghi nhận những giá trị đạo đức cao đẹp, sâu đậm bao gồm cả từ đức và công đức trong đó có tư tưởng thân dân, vốn đã không tồn tại dưới dạng nguyên lý khô cứng mà đã trở thành Tâm huyết không dễ gì thấy lại ở loại vẫn chương thời hiện đại Đặc biệt là thứ tâm huyết gắn chặt với nghĩa khí thành nghĩa khí - tâm huyết cũng được coi là một phạm trợ mỹ học Mà từ đó, lại không thể không nghĩ đến một phần cội nguồn của nó là Nho giáo, chân Nha Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để đời như: "Kiến nghĩa bất vi vụ dùng già", "Sát thân thể nghĩa", "Xá thân thành nhân", "Phú quý bất năng dâm, bàn tiện bất năng đi, uy vũ bất năng khuất", "Dân vị quỹ, xã tắc thứ chỉ, quân vi khinh", "Kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân", "Thế thiên hành đạo", "Quân từ thận kỳ độc”, “Nhất nhật tam tỉnh ngô thôn", "Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lac"

Học thuyết thiên mệnh, nhân nghĩa, tư tưởng trung quân ái quốc của Nho giáo bỗng nhiên trở thành những cảm hứng chủ đạo của văn học trung đại với mục đích đề cao tình thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, thể hiện tình thương yêu con người, coi trọng đạo lí làm người.

Thử tưởng tượng, ở thời trung đại, trên đất nước ta, thiếu đi những ý tưởng đó của Nho giáo, của chân nho, thì con người Việt Nam ta, và cũng là văn học Việt Nam ta sẽ thế nào? Chắc chắn, không như những gì nó đã có và đã là nguồn tư tưởng tình cảm nuôi dưỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con người Việt Nam ta, văn học Việt Nam ta, ít ra là ở thời trung đại mà văn học là một trong các phương tiện chuyển tải hữu hiệu.

IV.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – trang đến văn học trung đạiViệt Nam

Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang ở Việt Nam có khác Trung Quốc: ở Trung Quốc, tư tưởng Lão Trang vào cuộc sống trước và đến cuối đời Hán mới hình thành tôn giáo (Đạo giáo) Ở Việt Nam, Đạo giáo vào trước tư tưởng Lão Trang Có lẽ vì ở Việt Nam chưa có trí thức cao cấp, và khi vào Việt Nam, nó đã chuyển vào Phật giáo Có hai các đọc Lão Trang

- Lấy điển tích văn hoá - Lấy tư tưởng.

Trang 10

Các nhà văn hóa, tư tưởng cao đều ảnh hưởng Lão Trang Học tư tưởng Nho giáo Lão Trang là học tự do, không có thầy Đạo giáo là một tôn giáo, giống Phật giáo, về sau chuyển thành đạo nội Nhưng trong đời sống tinh thần dân gian, ông Thần, ông Bụt ảnh hưởng mạnh hơn ông Tiên Không có đạo sĩ nào nổi tiếng.

Từ thế kỷ XV, Nho độc tôn Trong điều kiện đó, tư tưởng Lão Trang là tư tưởng tự do của thời đại Chính tư tưởng tự do đó đi vào văn học, trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật Chính quyền độc tôn Nho thuật, người ẩn dật vay tư tưởng Lão Trang khác người tài tử Người ẩn dật và người tài tử làm nền văn hoá có giá trị nhất.

Không hiểu tư tưởng Lão Trang thì không hiểu văn hoá cổ, nhất là các nhà thơ lớn Hơn thế, không hiểu hệ thống Đạo gia và Đạo giáo, thì không hiểu hỗn hợp pha tạp của ta Một trong những đặc điểm của từ tưởng Trung Quốc là chỉ ly tủn mủn và thiếu nhân tính Vào Việt Nam mất cái đó Nhật Bản có cấu trúc lại những gì vay mượn của Trung Quốc trong khi ta thì không.

V.TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ LÃO – TRANG TRONG THƠ CHỮHÁN NGUYỄN DU

V.1 Thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Thơ chữ Hán Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, được làm trong thời gian từ năm nhà thơ 21 tuổi đến năm 49 tuổi.

Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804) được làm từ thời kì đầu đến trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn Tập thơ gồm có 78 bài (tính cả những bài cùng một đầu đề) và được chia làm 3 phần: Mười năm gió bụi, Dưới chân núi Hồng, Ra làm quan ở Bắc Hà.

Nam trung tạp ngâm (1804 – 1813) gồm 40 bài được viết trong thời gian làm quan ở Phú Xuân và Quảng Bình Lúc này, nhà thơ không còn chìm trong bể tắc, tuyệt vọng như trước Tuy nhiên, Nguyễn Du cũng không thật sự tìm được những phút giây thanh thản khi bước chân vào chốn quan trường.

Bắc hành tạp lục (1813 – 1814) gồm 140 bài sáng tác trong vòng một năm, khi nhà thơ đi sứ qua Trung Quốc Cũng giống như 2 tập thơ trên, những bài thơ trong Bắc hành tạp lục cũng là thơ tâm sự Tuy nhiên, tập thơ có sự đổi mới rõ rệt, không còn những bài thơ viết về riêng mình.

V.2 Khuynh hướng tư tưởng Nho giáo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Như đã biết, Nguyễn Du là một nhà nho, từng làm một chức quan nhỏ, tập ấm của người bố nuôi họ Hà Tâm của ông được trau dồi bởi học vấn Nho gia Hơn ai hết,

Trang 11

Nguyễn Du xuất thân trong gia đình “đại thế gia”, cha và anh từng làm quan lớn (đồng triều) của triều đình Lê-Trịnh; cả gia đình Nguyễn Du chịu nặng ơn mưa móc của triều Lê-Trịnh nên cái Tâm của Nguyễn Du phải có trách nhiệm với triều đại đó Trong thực tế, trước nguy cơ tiêu vong của nhà Lê, Nguyễn Du đã từng có những hành động như một tôi trung Không theo kịp vua bôn tẩu, trở về Thái Bình ông nuôi chí phục quốc Sử sách cũng như gia phả không chép lại cụ thể Nguyễn Du làm gì trong thời gian ở quê vợ Thế nhưng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du sáng tác thời gian “lưu lạc” ở Thái Bình –tác giả nói đó là “thập tải phong trần” (mười năm gió bụi), ta bắt gặp một tâm trạng bất đắc chí:

“Thập tải phong trần khứ quốc xa Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.”

(U cư II) Dịch:

Mười năm gió bụi rời kinh thành đi xa, Đầu bạc phơ phơ ở nhờ nhà người.

Trong lòng nhà thơ luôn day dứt, than thân vì một nỗi không làm nên công nghiệp:

“Sinh vị thành danh thân dĩ suy, Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.” Dịch:

Sống chưa nên danh, thân đã suy yếu, Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du với 249 bài thơ thì có đến 46 bài nhà thơ nói đến “bạch phát” hay “bạch đầu”; riêng Thanh Hiên thi tập có đến 21 bài trên tổng số 78 bài Nguyễn Du nói đến mái tóc bạc Không phải các nhà thơ khác không nói đến đầu bạc nhưng với thơ Nguyễn Du, hình ảnh mái tóc bạc hiện lên như một ám ảnh Nguyễn Du cứ nhắc đi nhắc lại, lặp đi lặp lại một cách dai dẳng Lúc thì nhà thơ nói: “Tiêu tiêu bạch phát mộ xuy phong” (Tự thán I –Tóc bạc phơ phơ gió chiều thổi); “Xuân thu đại tự bạch đầu tân (Tự thán II –Xuân thu lần lữa qua, đầu bạc thêm); lúc thì: “Lão lai bạch phát khả liên nhữ(Thu dạ–Già đến, tóc bạc, người thật đáng thương); “Bạch đầu đa hận tuế thời niên” (Quỳnh Hải nguyên tiêu–Đầu bạc nhiều giận nỗi tháng ngày trôi); “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên” (Tạp thi –Người tráng sĩ đầu bạc rồi, buồn trông trời) Rõ ràng “mái tóc bạc” là hình tượng thơ chứa đựng tư tưởng-nghệ thuật của nhà thơ, tượng trưng cho một con người nhiều suy nghĩ và tâm sự u uất Tâm sự đó có thể lý giải bằng nỗi lo sầu vì phải “vắt tóc thường lo cho chí nguyện trong những ngày cuối”, vì “sinh vị thành danh thân dĩ suy”(sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu –Tự thán I) Đó là tâm sự của một người có chí hướng lập công danh, tư tưởng nhập thế của Nho giáo, mà bất đắc chí Bất đắc chí vì công danh không thành, Nguyễn Du còn buồn vì tâm trạng hoài Lê Khi trở về dưới chân núi Hồng, chí “phục quốc” phù Lê vẫn còn, lòng của Nguyễn Du vẫn hướng về nhà Lê Mặc dù ông là người biết rõ nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê, biết rõ vận số nhà Lê đã hết, hơn ai hết nhà thơ đã từng nghĩ “cổ kim vị kiến thiên niên quốc” (Vị Hoàng doanh –Xưa nay chưa thấy triều đại nào được ngàn năm), nhưng cái tâm đối với tiền triều vẫn còn man mác Trong bài My trung mạn hứng tác giả cho thấy rõ điều đó:

“Chung Tử viện cầm tháo Nam âm, Trang Tích bệnh trung do Việt ngâm.

Tứ hải phong trần gia quốc lệ, Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.

Trang 12

Bình Chương di hận hà thì liễu? Cô Trúc cao phong bất khả tầm Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ, Hồng sơn sơn hạ Quế giang thâm.” Dịch:

Chung Tử ôm đàn gảy khúc Nam, Trang Tích trong lúc đau vẫn ngâm tiếng Việt.

Bốn bể gió bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước, Mười tuần trong ngục, lòng nghĩ đến việc sống chết.

Mối hận để lại của Bình Chương bao giờ hết?

Phong cách cao thượng (của Bá Di, Thúc Tề) nước Cô Trúc không thể tìm Ta có tấc lòng không biết ngỏ cùng ai,

Dưới chân núi Hồng sông Quế sâu.

Nhà thơ nhớ và nhắc đến Chung Tử Và Trang Tích –những con người luôn giữ trong tâm cái gốc của kẻ sĩ đối với đất nước –với một nỗi buồn man mác Nhà thơ liên hệ với mình đã từng bốn bể trải bao phong trần, rơi lệ vì tình nhà, nợ nước Chỉ Tiếc là mệnh trời đã không cho mình thỏa chí Nhà thơ lại không thể tìm đến cách của Bá Di, Thúc Tề Là con vua Cô Trúc khi mất nước lên núi Thú Dương ở ẩn rồi chịu nhịn đói mà chết Bởi vậy tấm lòng của nhà thơ không biết ngỏ cùng ai Mệnh trời đối với nhà Lê đã hết, Nguyễn Du trở về chân núi Hồng làm một “Hồng sơn liệp hộ” và “Nam hải điếu đồ”.

Bất đắc chí là một phần trong thơ chữ Hán, bất như ý lại là một phần lớn nữa trong thơ của Nguyễn Du khi nhà thơ ra làm quan với triều Nguyễn Thực trạng quan trường và xã hội là nguyên nhân sâu sắc nhất cho nỗi lòng của nhà thơ Trong “vòng kiềm tỏa”, “vật trong lồng cũi” –một lồng cũi có nhiều đố kỵ, ghen ghét, có những con chim oanh ưa mách lẻo, có những dì gió hay đánh ghen Sống trong cái lồng đó “không bệnh mà cứ phải cúi lom khom, thậm chí còn và vụng về để phòng thói tục”, Nguyễn Du đã không thể nói hết được tâm sự Chỉ Đến khi đi sứ Trung Quốc, ông mới có thể nhờ vào những nhân vật lịch sử Trung Quốc để nói lên những suy nghĩ, thái độ của mình Ông lên tiếng phê phán những viên quan như Mã Viện cũng như bọn quan lại Trung Quốc bắt nhân dân phải lập đền thờ ở nhiều nơi Nhà thơ mỉa mai, phê phán sự bòn rút nhân dân ngay cả khi đã chết của đám quan lại:

“Tính năng hợp thướng Vân đài họa, Do hướng Nam trung sách tuế thì.” Dịch:

Họ Tên chỉ đáng được ghi ở gác Vân đài,

Sao còn ngoảnh về hướng Nam mà đòi hỏi việc cúng tế hàng năm? Trong bài Phản chiêu hồn, với giọng thơ đanh sắc, ông chỉ ra cả một chế độ xã hội bất công, tàn nhẫn Xã hội ấy được biểu tượng qua các nhân vật như Sở Hoài vương, Thượng quan Ngân Thượng; dòng sông Mịch La, cá rồng hùm sói tất cả chúng đã hãm hại bậc hung thần Nguyễn Du chống lại việc Tống Ngọc gọi hồn Khuất Nguyên Bằng lập luận của mình, nhà thơ dựng lên hình ảnh một nước Sở Đất đai, thành quách như cũ mà con người khác xưa Bọn quan lại lúc nào cũng vênh váo, khoe khoang nhân nghĩa đạo đức như ông Cao, ông Quỳ, nhưng kỳ thực chúng “không để lộ vuốt nanh và nọc độc, mà cắn xé người ngọt xớt như đường” Cảnh nhân dân thì đói khổ, mấy trăm châu ở Hồ Nam chỉ có những người gầy gò, không một ai béo tốt Từ Lòng thương cảm Khuất Nguyên, Nguyễn Du nói với hồn:

“Thận vật tái phản linh nhân xi,

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan