Quá trình làm thủ tục ly hôn, vợ chồng anh K và chị H có đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng với nội dung sẽ chia toàn bộ căn nhà là tài sản chung cho chị H nhưng do căn nhà hiện đang thế chấp tại ngân hàng nên chị H

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quá trình làm thủ tục ly hôn, vợ chồng anh K và chị H có đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng với nội dung sẽ chia toàn bộ căn nhà là tài sản chung cho chị H nhưng do căn nhà hiện đang thế chấp tại ngân hàng nên chị H

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều, rủi ro phát sinh ngày càng cao, vì vậy để đảm bảo lợi ích chính đáng giữa các bên thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự luôn được đề cao và quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật – trong đó có thế chấp. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý để điều chỉnh, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra trong các mối quan hệ đó cũng như dự liệu đến những vấn đề liên quan có thể phát sinh nhằm đưa ra những quy định phù hợp để điều chỉnh khi tình huống đó xảy ra. Mà việc chuyển giao nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ sang người thế nghĩa vụ đối với nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm là một trong số đó. Với đề thi “Quá trình làm thủ tục ly hôn, vợ chồng anh K và chị H có đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng với nội dung sẽ chia toàn bộ căn nhà là tài sản chung cho chị H nhưng do căn nhà hiện đang thế chấp tại ngân hàng nên chị H có trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ đối với ngân hàng. Là công chứng viên anh chị hãy giải quyết tình huống trên.” Trong phạm vi bài báo cáo này, học viên xin đi vào phân tích quy định của pháp luật liên quan; đưa ra đánh giá, phương thức giải quyết yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật cũng như đưa ra một số kiến nghị, đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều, rủi ro phát sinh ngày càng cao, vì vậy để đảm bảo lợi ích chính đáng giữa các bên thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự luôn được đề cao và quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật – trong đó có thế chấp Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý để điều chỉnh, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra trong các mối quan hệ đó cũng như dự liệu đến những vấn đề liên quan có thể phát sinh nhằm đưa ra những quy định phù hợp để điều chỉnh khi tình huống đó xảy ra Mà việc chuyển giao nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ sang người thế nghĩa vụ đối với nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm là một trong số đó

Với đề thi “Quá trình làm thủ tục ly hôn, vợ chồng anh K và chị H có đề nghị

công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng với nội dung sẽchia toàn bộ căn nhà là tài sản chung cho chị H nhưng do căn nhà hiện đang thế chấp tạingân hàng nên chị H có trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ đối với ngân hàng Là côngchứng viên anh chị hãy giải quyết tình huống trên.”

Trong phạm vi bài báo cáo này, học viên xin đi vào phân tích quy định của pháp luật liên quan; đưa ra đánh giá, phương thức giải quyết yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật cũng như đưa ra một số kiến nghị, đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

B NỘI DUNGI KHÁI QUÁT CHUNG

1 Một số quy định của pháp luật về thỏa thuận chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân có liên quan đến hoạt động công chứng

Để đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi vợ chồng phải có khối tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần của bản thân cũng như chăm sóc, nuôi dạy con cái; phụng dưỡng ông bà, cha mẹ Theo

quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Tài sản chung của vợ chồng

gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hônnhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợchồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏathuận là tài sản chung; Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tàisản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặngcho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Trang 2

Trong đời sống hôn nhân vì nhiều lý do khác nhau nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của thực

tiễn, khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định “Trong thời kỳ hôn

nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung…” Quy

định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 về quyền sử hữu tư nhân cũng như phù hợp với một trong những nguyên tắc cơ bản, tối cao của Bộ

luật dân sự là “…tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận…”.

Như vậy, căn cứ vào những quy định trên ta có thể thấy điều kiện để công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là phải có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; vợ, chồng có thỏa thuận phân một phần hoặc toàn bộ tài sản chung đó; và có yêu cầu công chứng của vợ chồng Tuy nhiên khi công chứng công chứng viên cũng cần lưu ý về thời điểm kết hôn (nếu kết hôn từ 11/2015 thì có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hay không) cũng như nguồn gốc tạo lập tài sản để áp dụng Luật hôn nhân và gia đình nhằm xác định tài sản là đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có đúng là tài sản chung hay không

1.1 Hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “2 Thỏa

thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản Văn bản này được công chứngtheo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.

Luật nhà ở năm 20141 không quy định văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải công chứng Như vậy, căn cứ vào quy định này thì hình thức của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản (nhà ở) chung của vợ chồng bắt buộc phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải

1 Điều 122 Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1 Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mạithì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứngthực hợp đồng.

2 Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữunhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổchức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợpđồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trườnghợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3 Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.4 Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng

Trang 3

công chứng, chứng thực Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng chỉ thực hiện khi có yêu cầu của vợ chồng.

1.2 Thời điêm có hiệu lực của việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thờikỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:

- Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản

- Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1.3 Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì:

- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Trang 4

- Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

2 Một số quy định của pháp luật về thế chấp

Thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nêu tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự thế

chấp được định nghĩa như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế

chấp) dùng tài sản2 thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giaotài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” Thế chấp tài sản được quy định

từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015 Theo đó, bên thế chấpvà bên nhận thế chấp có quyền, nghĩa vụ sau:

2.1 Quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp

a Nghĩa vụ của bên thế chấp

Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 thì bên thế chấp có nghĩa vụ sau:

- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác Tài sản thế chấp là động sản hoặc bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, khi thế chấp các bên có thể thỏa thuận bên thế chấp phải giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản để bên thế chấp không định đoạt được trong thời hạn thế chấp Tuy nhiên có những loại tài sản khi sử dụng phải có giấy tờ sở hữu thì không thể giao giấy tờ được như xe ô tô, tầu biển, máy bay Như vậy, luật không bắt buộc các bên phải chuyển giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

2 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”

Trang 5

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

b Quyền của bên thế chấp

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật dân sự bên thế chấp có quyền sau:

- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

2.2 Quyền, nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

a Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật dân sự

2015 thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ:

Trang 6

- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

b Quyền của bên nhận thế chấp Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật dân sự

2015 thì bên nhận thế chấp có quyền

- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

3 Trình tự, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Mặc dù Luật công chứng 2014 lại không quy định về việc công chứng thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, về mặt bản chất thì thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng là giao dịch dân sự3 theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 Do vậy, về mặt trình tự, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch được quy định tại Điều 40, 41 Luật công chứng 2014.

Đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung là căn nhà – bất động sản Do vậy thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ

chồng này được thực hiện theo Điều 42 Luật Công chứng 2014: “Công chứng viên của tổ

chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

3 Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trang 7

trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứngđặt trụ sở…” Và công chứng viên công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung

của vợ chồng phải không thuộc một trong các trường hợp cấm theo quy định tại điểm c

khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014 “Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có

liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợhoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ,con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng;cháu là con của con đẻ, con nuôi;”.

Việc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng của khách hàng,

bao gồm: xác định yêu cầu công chứng; thẩm quyền công chứng; mục đích, nội dung công chứng có vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hay không cũng như xác định thành phần hồ sơ công chứng thông qua phiếu yêu cầu công chứng và qua trao đổi với người yêu cầu công chứng Các giấy tờ, tài liệu cần cung cấp đối với việc công chứng hợp đồng ủy quyền thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng4.

- Dự thảo hợp đồng: Trường hợp khách hàng không cung cấp văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng thì công chứng viên trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và soạn thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên ý chí và nguyện vọng của các bên.

- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng5 hoặc Hộ chiếu6 của ông K và bà H.

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng tài sản (đối với tình huống này là căn nhà – do hồ sơ không cung cấp đủ dữ liệu nên học viên giả thuyết tài sản là căn nhà chung cư): Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Bản sao các giấy tờ khác có liên quan:

4 Điểm a khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định “a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về

họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chứchành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;”`

5 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định “Mục đích sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp,

công nhân và viên chức quốc phòng…2 Phục vụ công tác quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viênchức quốc phòng và thực hiện các giao dịch dân sự.”

6 Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam: “…e) Sử dụng hộ chiếu của

mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;”

Trang 8

+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú: Sổ hộ khẩu anh K và chị H

+ Giấy tờ về hộ tịch nhân thân: Chứng nhận kết hôn anh K và chị H + Hợp đồng thế chấp căn nhà giữa H, K với ngân hàng.

+ Văn bản đồng ý về việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ anh H sang chị K + Thỏa thuận 3 bên về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng thế chấp (nếu có)

+ Văn bản chốt dư nợ của phía Ngân hàng đối với hợp đồng tín dụng của hai vợ chồng K và H;

Bước 2: Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng:

Sau khi đã xem xét hồ sơ (kiểm tra giấy tờ, tra cứu thông tin giao dịch trên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng); kiểm tra năng lực hành vi dân sự cá nhân; giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định, giải đáp những thắc mắc, thông qua sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên chủ thể, công chứng viên thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng

Bước 3: Ký công chứng: Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung

của vợ chồng được các bên đọc và đồng ý, công chứng viên tiến hành hướng dẫn các bên ký vào từng trang của hợp đồng và ký đầy đủ, ghi rõ họ tên (có điểm chỉ) ở trang cuối trước sự chứng kiến của công chứng viên

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ công chứng:

Hồ sơ sau khi ký xong sẽ được đóng dấu tại trang lời chứng (bao gồm dấu tổ chức hành nghề công chứng và tên công chứng viên) Ngoài ra, các trang trong hợp đồng cũng sẽ được đóng dấu giáp lai để đảm bảo giá trị pháp lý của nó, tránh những trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin, gây hậu quả pháp lý cho công chứng viên sau này Nội dung cơ bản của hợp đồng sẽ được công khai trên hệ thống cơ sở dữ liệu UCHI của thành phố Hà Nội Cuối cùng là làm danh mục hồ sơ lưu trữ, một lần nữa kiểm tra thông tin giấy tờ, ký tên và bàn giao lại cho nhân viên lưu trữ của tổ chức hành nghề công chứng.

II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG YÊU CẦU CÔNG CHỨNG

Tình huống: “Quá trình làm thủ tục ly hôn, vợ chồng anh K và chị H có đề

nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng với nội dungsẽ chia toàn bộ căn nhà là tài sản chung cho chị H nhưng do căn nhà hiện đang thế chấp

Trang 9

tại ngân hàng nên chị H có trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ đối với ngân hàng Là côngchứng viên anh chị hãy giải quyết tình huống trên.”

1 Trường hợp bên có quyền (ngân hàng) đồng ý cho anh K chuyển giaonghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ là chị H

Trong tình huống này, ngoài yêu cầu công chứng phân chia toàn bộ căn nhà là

tài sản chung sang cho H thì còn một nội dung là “….do căn nhà hiện đang thế chấp tại

ngân hàng nên chị H có trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ đối với ngân hàng” Như vậy,

yêu cầu thỏa thuận phân chia tài sản chung của người yêu cầu công chứng trong trường hợp này bao gồm cả nội dung về chuyển giao nghĩa vụ (trả nợ).

Vậy nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ có thể chuyển giao được hay không? Nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có chuyển giao được hay không? Nếu chuyển giao được thì cần những giấy tờ tài liệu gì? Là những câu hỏi mà công chứng viên khi công chứng yêu cầu công chứng này phải trả lời, giải quyết.

Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2015 thì “Nghĩa vụ là việc mà theo

đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không đượcthực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọichung là bên có quyền).”

Căn cứ vào những thông tin mà tình huống cung cấp ta có thể thấy trước đó anh K và chị H có một hợp đồng tín dụng và sử dụng căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng để thế chấp bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau

đây:“1 Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập , nghĩa vụ

bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu tráchnhiệm” Như vậy anh K cùng với chị H có nghĩa vụ chung đối với khoản vay của hai vợ

chồng trước đó tại ngân hàng Tuy nhiên, nay anh K muốn lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng theo đó anh K muốn thỏa thuận chuyển giao cả nghĩa vụ trả nợ cho vợ là chị H.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 370 Bộ luật dân sự 2015 về chuyển giao nghĩa

vụ thì “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được

bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụhoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ”

Trong tình huống này trước tiên ta có thể khẳng định nghĩa vụ trả nợ của anh K

không thuộc trường hợp loại trừ không thể chuyển giao như “…gắn liền với nhân thân

Trang 10

của bên có nghĩa vụ” và trường hợp này cũng không thuộc trường hợp “pháp luật có quyđịnh không được chuyển giao nghĩa vụ” Tuy nhiên, căn cứ vào quy định này ta có thể

thấy về nguyên tắc thì việc chuyển giao nghĩa vụ từ bên có nghĩa vụ sang cho người thế nghĩa vụ chỉ có thể thực hiện khi bên có quyền – ngân hàng đồng ý.

Mặc dù khoản 1 Điều 370 Bộ luật dân sự 2015 không quy định hình thức thể hiện việc “đồng ý” của bên có quyền – ngân hàng Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại

khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định “Công chứng là việc công chứng viên

của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợpđồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản…” Do vậy, để đảm bảo tính xác thực thì công

chứng viên khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung này phải yêu cầu người yêu cầu công chứng cung cấp văn bản của bên có quyền đồng ý về việc bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ.

Kết luận: Như vậy, trong trường hợp ngân hàng nơi anh K và chị H có hợp

đồng tín dụng trước đó có văn bản đồng ý về việc cho anh K chuyển giao phần nghĩa vụ trả nợ của mình cho người thế nghĩa vụ là chị K thì công chứng viên có căn cứ để công chứng yêu cầu công chứng này.

Do vậy, trong trường hợp trong hồ sơ yêu cầu công chứng mà anh K, chị H nộp cho tổ chức hành nghề công chứng đã đầy đủ tất cả hồ sơ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 nhưng chưa có văn bản đồng ý của bên có quyền – ngân hàng Trong khi anh K và chị H vẫn giữ nguyên yêu cầu công chứng với nội dung chuyển giao phần nghĩa vụ trả nợ của anh K sang chị H thì công chứng viên hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng liên hệ với ngân hàng (bên có quyền) trao đổi để ngân hàng đồng ý và có văn bản đồng ý chuyển giao nghĩa vụ trả nợ

Trường hợp nếu hồ sơ yêu cầu công chứng mà người yêu cầu công chứng đã đầy đủ giấy tờ tài liệu theo quy định của luật công chứng Đã có văn bản đồng ý của ngân hàng (bên có quyền) về việc đồng ý cho anh K chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho chị H thì công chứng viên công chứng yêu cầu công chứng này theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 40 41Luật công chứng 2014.

Một số lưu ý khi công chứng viên công chứng dạng yêu cầu công chứngnày:

- Thứ nhất, việc bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ bắt buộc phải có sự đồng ý của ngân hàng (bên có quyền) Do vậy, công chứng viên chỉ công chứng khi bên có quyền (ngân hàng) đã đồng ý bằng văn bản.

Ngày đăng: 04/05/2024, 10:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan