Bất cập và giải pháp hoàn thiện quy Định về hình phạt Đối với pháp nhân thương mại

11 0 0
Bất cập và giải pháp hoàn thiện quy Định về hình phạt Đối với pháp nhân thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bất cập giải pháp hoàn thiện quy định về hình phạt đói với pháp nhân thương mạiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Trang 1

BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI2.1 Một số bất cặp về hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Điều 300 BLHS 2015 quy định về tội tài trợ khủng bố đối với người thực hiện hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội (là trường hợp cá nhân chưa thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi này) hay đã thực hiện hành vi phạm tội, cùng với TNHS mà cá nhân phải chịu khi thực hiện từng giai đoạn tội phạm, ngoài ra điểm mới của điều luật còn quy định thêm trường hợp PNTM thực hiện hành vi tội phạm và TNHS mà PNTM phải chịu khi phạm tội tại khoản 1 của điều này, tại Điều 79 BLHS và các hình phạt bổ sung.

Tội rửa tiền được hiểu là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc các tài sản khác có được từ hành vi phạm tội chuyển thành các tài sản được coi là hợp pháp, hoặc che giấu nguồn gốc của tiền, tài sản đó dù biết tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Điều 324 BLHS 2015 quy định các hành vi rửa tiền đối với cá nhân trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội cùng với TNHS mà cá nhân phải chịu Ngoài ra, BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung quy định thêm về trường hợp phạm tội rửa tiền đối với PNTM, theo đó PNTM khi thực hiện các hành vi rửa tiền trong giai đoạn phạm tội theo khoản 1, điểm a, c, d, e, g và h khoản 2, khoản 3 Điều 324, Điều 79 thì phải chịu TNHS, ngoài ra luật còn quy định thêm các hình phạt bổ sung đối với PNTM.

Chương XI Bộ luật Hình sự 2015 quy định về PNTM phạm tội, trong đó Điều 79 quy định các trường hợp bị đình chỉ vĩnh viễn khi PMTM vi phạm vào một trong các trường hợp quy định tại điều luật này.

Điều 14 BLHS 2015 quy định về giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm và từng trường hợp phải chịu TNHS trong giai đoạn này Theo đó, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, trong giai đoạn này người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, tức là chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động, tuy nhiên, tùy theo tính chất của hành vi, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà giai đoạn chuẩn bị phạm tội có thể có hoặc không bị truy cứu TNHS.

Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố được xếp vào nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Rửa tiền và tài trợ khủng bố là hành vi rất nguy hiểm, hành vi rửa tiền gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới; khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội của quốc gia và cộng đồng quốc tế, tài trợ khủng bố là hành vi tạo điều kiện về vật chất, giúp sức cho các hành vi khủng bố được thực hiện thuận lợi, quy mô hơn, hành vi tài trợ khủng bố tuy không trực tiếp xâm hại đến các đối tượng được pháp

Trang 2

luật bảo vệ, tuy nhiên hành vi này lại là mối nguy cơ đặc biệt nguy hiểm… Hai tội này được xem là tội phạm không biên giới, là tội phạm quốc tế điển hình vì nó liên quan đến nhiều quốc gia và cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia để ngăn chặn tội phạm.

Những điểm vướng mắc

PNTM phải chịu TNHS khi vi phạm các trường hợp luật định về rửa tiền và tài trợ khủng bố, đây là một điểm mới phù hợp với các công ước mà Việt Nam tham gia, phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, điểm chưa phù hợp ở đây là: Do là 2 tội đặc biệt nguy hiểm, tác động xấu tới nhiều phương diện của xã hội nên cá nhân phải chịu TNHS ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội nhưng PNTM chỉ phải chịu TNHS khi tội phạm đã thực hiện hành vi.

Thứ nhất, PNTM là doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác được thành lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (Điều 75 BLDS 2015) Việc PNTM chịu TNHS không loại trừ TNHS của cá nhân (khoản 2 Điều 75 BLHS 2015) tức là bản thân PNTM là tổ chức, hoạt động dựa trên các hành vi của cá nhân nhân danh “mình”, đại diện cho “mình”, vì vậy, người nhân danh PNTM, đại diện cho PNTM thực hiện hành vi phạm tội đều phải chịu TNHS cùng tội danh đối với PNTM (có thể trừ một số trường hợp không phải chịu TNHS), như vậy, các hành vi phạm tội của PNTM đều do cá nhân nhân danh mình thực hiện hành vi phạm tội, tức là khi PNTM phạm tội cũng sẽ trải qua giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Thứ hai, PNTM có tổ chức, có tiềm lực về kinh tế, về nhân lực… lớn mạnh hơn cá nhân nhiều lần nên khi thực hiện hành vi phạm tội, kể cả khi thực hiện hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì PNTM có khả năng gây thiệt hại lớn hơn so với hành vi chuẩn bị phạm tội của cá nhân Tuy nhiên, pháp luật mới chỉ quy định trường hợp cá nhân phải chịu TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nhưng lại chưa quy định TNHS đối với PNTM trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng như vậy còn chưa phù hợp với thực tiễn.

TNHS của PNTM là điểm tiến bộ của BLHS 2015, nó bám sát được thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội, bên cạnh đó, do còn là vấn đề mới đối với pháp luật nước nhà nên quy định về TNHS của PNTM còn điểm bất cập, rất mong nhận ý kiến thảo luận của các độc giả xa gần.

2.1.1 Những bất cặp về quy định về hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại

Việc quy định chế định này đã giải quyết được một số vướng mắc trong thực tiễn hiện nay là chưa có chế tài phù hợp đối với các pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội, từ đó, góp phần tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy quy định về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội có những bất cập nhất định, cụ thể như sau:

Trang 3

Tại Điều 9 BLHS về phân loại tội phạm quy định:

“1 Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớnmà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mứccao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặcbiệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2 Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này”.

Theo quy định của BLHS thì hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm 3loại là phạt tiền (Điều 77), đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78) và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79)

Đối chiếu với các quy định tại Điều 9 nêu trên, nhận thấy: Nếu pháp nhân thương mại thực hiệnhành vi phạm tội thuộc khung hình phạt có mức cao nhất của khung đối với tội ấy là phạt tiền, tức là pháp nhân này đã phạm vào tội ít nghiêm trọng Nếu pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội thuộc khung hình phạt có mức cao nhất của khung đối với tội ấy là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì không biết là thuộc loại tội phạm nào vì không được phân loại tại khoản 1 Điều 9 BLHS

Từ những bất cập trong quy định của pháp luật về việc phân loại tội phạm sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn điều tra đối với pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội vì chỉ khi phân loại được tội phạm thì mới xác định được chính xác thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 27, Điều 75 BLHS) và thời hạn điều tra (quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi nhận thấy, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp phân loại tội phạm đối với pháp nhân, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng.

2.1.2 Những bất cập về quy định về hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thươngmại

Hình phạt bổ sung với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

1 Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

Trang 4

2 Cấm huy động vốn

3 Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính

2.2 Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về hình phạt đối với pháp nhânthương mại

Thứ nhất, xuất hiện nhiều hành vi, thủ đoạn phạm tội mới của PNTM nhưng chưa được phápluật hình sự điều chỉnh Hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân ngày càng phổbiến và phức tạp, bên cạnh những hành vi mang tính chất tội phạm xâm phạm trật tự quảnlý kinh tế; môi trường; an toàn công cộng, trật tự công cộng thì còn có tình trạng tội phạm“núp bóng” doanh nghiệp để thực hiện nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật trên nhiều lĩnhvực khác nhau, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân.

Đặc biệt, xuất hiện thủ đoạn vì lợi nhuận, nhiều tổ chức đã lợi dụng, lừa gạt để buộc nạnnhân kết hôn với người nước ngoài và đã giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền,tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; biết hoặc có khả năng để biết mục đích của người nướcngoài là thông qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa ngườiđược chọn ra nước ngoài bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục; tổ chức đưa trái phép ngườiđi lao động nước ngoài, cưỡng bức lao động, hoặc với mục đích vô nhân đạo khác (như buộcnạn nhân phải làm việc trong môi trường độc hại, không bảo đảm an toàn lao động, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; hoạt động mại dâm)… Bên cạnh đó, còn có trường hợpnhiều công ty vì cần đất xây dựng khu du lịch, kho bãi đã tự ý di dời trái phép rất nhiều mồmả của người dân, gây bức xúc đối với gia đình, người thân, họ hàng và ảnh hưởng đến trậttự trị an nhưng chưa được xử lý

Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng của cácloại tội phạm có tổ chức có tính xuyên quốc gia không chỉ liên quan tới lĩnh vực kinh tế,thương mại, môi trường, mà còn liên quan tới ma túy, mua bán người, khủng bố, rửa tiền, tộiphạm sử dụng công nghệ cao… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng quốc tế vàtrong nước.

Với các vụ việc trên, quy định của pháp luật hình sự hiện hành về phạm vi chịu TNHS củaPNTM chỉ mới xử lý được các cá nhân, mà chưa thể xử lý pháp nhân phạm tội Từ thực tiễnvà trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, theo tác giả, việc nghiêncứu quy định phạm vi chịu TNHS của pháp nhân theo hướng mở rộng hơn (không chỉ là cáctội xâm phạm đến lĩnh vực kinh tế, môi trường và an toàn công cộng, trật tự công cộng) làcần thiết, nhằm đáp ứng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do pháp nhân thực hiện,yêu cầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũngnhư bảo đảm việc nội luật hóa đầy đủ hơn các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặctham gia có liên quan tới TNHS của pháp nhân.

Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp Đối với 33 tội danh mà PNTM phải chịu TNHS, có 26/33 điềuluật quy định việc xác định PNTM phạm tội hoàn toàn căn cứ vào dấu hiệu pháp lý quy địnhđối với cá nhân, mà không bổ sung thêm điều kiện để xác định PNTM phạm tội; có 07/33điều luật vừa có điểm bổ sung các điều kiện cấu thành tội phạm đối với PNTM, vừa quy địnhcấu thành tội phạm đối với cá nhân Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa 07 điều luật với26 điều luật còn lại (căn cứ vào dấu hiệu pháp lý quy định đối với cá nhân phạm tội), khôngbảo đảm sự thống nhất về kỹ thuật lập pháp; đồng thời, tạo ra sự không bình đẳng giữa haichủ thể tội phạm và chịu TNHS là cá nhân và pháp nhân Ví dụ: Tội buôn lậu (Điều 188 BLHSnăm 2015), cá nhân thực hiện hành vi buôn lậu có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên thì cánhân đó phải chịu TNHS, nhưng PNTM thực hiện hành vi buôn lậu cùng mức giá trị này chưaphải chịu TNHS, trong khi hậu quả gây ra cho xã hội là giống nhau.

Thứ ba, về hình phạt chính và hình phạt bổ sung quy định tại 33 tội danh mà PNTM phải chịuTNHS.

Đối với hình phạt chính: Phạt tiền là hình phạt chính quy định đối với tất cả 33 tội danh(chiếm 100%); hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được quy định đối với 24/33 tội danh(chiếm 72,73 %) tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 200, 217, 225, 226,

Trang 5

227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 246 và 324 BLHS năm 2015; hình phạtđình chỉ hoạt động vĩnh viễn được quy định thành một khoản riêng đối với 21/33 tội danh(chiếm 63,64%) tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 200, 203, 211, 234,235, 237, 238, 239, 243, 244, 245, 300 và 324 BLHS năm 2015.

Đối với hình phạt bổ sung: Có 32/33 tội danh (chiếm 96,97%) mà PNTM phải chịu TNHS cóhình phạt bổ sung Trong đó, có 31/32 tội danh có đủ 03 hình phạt bổ sung (cấm kinh doanh,cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không ápdụng là hình phạt chính); 01 tội danh có 02 hình phạt bổ sung (cấm kinh doanh, cấm hoạtđộng trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn).

Như vậy, hệ thống hình phạt áp dụng đối với PNTM phạm tội có cả hình phạt chính và hìnhphạt bổ sung, trong đó chú trọng đến hình phạt tiền (vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạtbổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính) Việc quy định hệ thống hình phạt đa dạnggiúp Tòa án áp dụng linh hoạt hình phạt đối với PNTM phạm tội; bảo đảm thực hiện nguyêntắc phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt khi giải quyết vụ án cụ thể.

Tuy nhiên, nghiên cứu về khung hình phạt áp dụng cho PNTM tại các điều luật, tác giả thấyrằng, các tội phạm về môi trường do PNTM thực hiện thường gây ô nhiễm, hủy hoại môitrường trên diện rộng, gây thiệt hại và tác động đến nhiều mặt của tự nhiên và đời sống xãhội, con người, nên mức phạt tiền tối đa là 20 tỉ là chưa tương ứng, chưa đủ tính răn đe,phòng ngừa tội phạm Đối với tội tài trợ khủng bố và rửa tiền, xét về tính chất và mức độnghiêm trọng, việc áp dụng hình phạt “tiền” và “đình chỉ hoạt động có thời hạn” là chưa phùhợp.

2 Một số đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở phân tích những điểm bất cập tại 33 điều luật trong Phần các tội phạm BLHS năm2015 mà PNTM phải chịu TNHS, đồng thời nhằm đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng, chốngtội phạm do pháp nhân thực hiện và phù hợp với yêu cầu thực hiện các điều ước quốc tế màViệt Nam đã ký kết hoặc tham gia có liên quan tới TNHS của pháp nhân, tác giả đề xuất,kiến nghị như sau:

Một là, bổ sung một số tội danh mà pháp nhân phải chịu TNHS.

Về lâu dài, cần nghiên cứu từng bước mở rộng phạm vi chịu TNHS của PNTM Tuy nhiên,trước mắt, ngoài 33 tội danh theo BLHS năm 2015, tác giả đề nghị bổ sung 12 tội danh màpháp nhân phải chịu TNHS thuộc 05 chương gồm: Điều 150 “Tội mua bán người” (thuộcChương XIV Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của conngười); Điều 174 “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (thuộc Chương XVI Các tội xâm phạm sởhữu); Điều 248 “Tội sản xuất trái phép chất ma túy”, Điều 249 “Tội tàng trữ trái phép chấtma túy”, Điều 250 “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, Điều 251 “Tội mua bán trái phépchất ma túy”, Điều 253 “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùngvào việc sản xuất trái phép chất ma túy” (thuộc Chương XX Các tội phạm về ma túy); Điều319 “Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” (thuộc Mục 4 Chương XXI Các tội xâm phạm antoàn công cộng, trật tự công cộng); Điều 321 “Tội đánh bạc”, Điều 322 “Tội tổ chức đánhbạc và gá bạc” (thuộc Mục 4 Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự côngcộng); Điều 353 “Tội tham ô tài sản” (thuộc Mục 1) và Điều 364 “Tội đưa hối lộ” (thuộc Mục2 Chương XXIII Các tội phạm về chức vụ).

Hai là, sửa đổi hình phạt và khung hình phạt áp dụng đối với pháp nhân.

Cần tăng mức xử phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường Các tội phạm về môi trườngdo pháp nhân thực hiện thường gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường trên diện rộng, gây thiệthại và tác động đến nhiều mặt của thiên nhiên và đời sống, xã hội con người Vì vậy, cầnxem xét mức xử phạt tương ứng với mức độ hậu quả mà pháp nhân gây ra Đồng thời, cầnbổ sung chế tài bắt buộc những pháp nhân đó khắc phục hậu quả thiệt hại cho môi trường.Hình phạt hiện hành đối với pháp nhân phạm tội tài trợ khủng bố và rửa tiền bao gồm phạttiền, đình chỉ có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Tuy nhiên, xét về tính chất và mứcđộ nghiêm trọng của hai tội này, theo tác giả, chỉ cần áp dụng một hình phạt duy nhất làđình chỉ hoạt động vĩnh viễn nhằm tránh việc pháp nhân tiếp tục phạm tội.

Ba là, về mặt kỹ thuật lập pháp, để có sự nhất quán trong quy định của các tội danh màpháp nhân phải chịu TNHS, BLHS năm 2015 cần được sửa đổi theo hướng: Không bổ sungdấu hiệu định tội áp dụng riêng biệt cho pháp nhân, mà chỉ nên quy định: “Pháp nhân phạm

Trang 6

tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản1 Điều này thì bị phạt Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bịphạt ”.

2.2.1 Các đề xuất giải pháp về quy định về hình phạt chính đối với pháp nhânthương mại

Điều 75 BLHS năm 2015, quy định:

“1 Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2 Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

Theo quy định trên, PNTM chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ 4 điều kiện sau:

-Điều kiện thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh PNTM;

Pháp nhân nói chung, PNTM nói riêng là một thực thể xã hội khác với cá nhân, bản thân PNTM không thể tựmình trực tiếp thực hiện được tội phạm, tội phạm vốn là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà phải thông qua cáccá nhân hoạt động trong tổ chức, đó là những người lãnh đạo, đại diện theo pháp luật của pháp nhân, ngườivạch ra, người chỉ đạo hoặc người thực hiện các mục tiêu, chíến lược sản xuất, kinh doanh của pháp nhân.

Chính vì vậy, khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được

quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm …mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

PNTM tham gia vào quan hệ pháp luật là chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác cho nên PNTM phảicó năng lực pháp luật và năng lực hành vi Hai dạng năng lực của PNTM phát sinh đồng thời và thường là kểtừ thời điểm đăng ký hoạt động được cấp phép hoạt động, với các chức năng, nhiệm vụ được đăng ký Mọihoạt động của PNTM được tiến hành thông qua hành vi của những cá nhân - người đại diện hợp pháp của phápnhân Hành vi của những cá nhân này không tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ, mà PNTM tạo ra các quyền và

Vì là thực thể xã hội nên hoạt động của PNTM phải thông qua hoạt động của những con người cụ thể Chỉ khinào những hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh PNTM thì mới làm phát sinh điều kiện truy cứu TNHScủa pháp nhân đó Người có thẩm quyền thực hiện hoạt động nhân danh PNTM có thể là người đại diện theopháp luật, người quản lý, điều hành và những người được ủy quyền, phân công nhiệm vụ tại PNTM đó.Trên thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế khác nói chung, PNTM nói riêng đềuthông qua người đại diện, vậy nên việc phân biệt rõ đâu là người quản lý doanh nghiệp; người thành lập doanhnghiệp với người đại diện của doanh nghiệp để từ đó xác định đâu là hành vi của người đại diện của pháp nhân(doanh nghiệp) và PNTM để truy cứu TNHS đối với của pháp nhân có ý nghĩa rất quan trọng

Theo khoản 18 và khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

-Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ

doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vàcá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy

-Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

-Riêng về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần,

thì: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bịđơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diệntheo pháp luật Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thìngười đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ

Trang 7

của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam Trường hợp này, người đại diện theo pháp luậtvẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.Trường hợp hết thời hạn ủy quyềnmà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực

+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh

+Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật củacông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khingười đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hộiđồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thìchủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theopháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dânsự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế,lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của BLHS thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diệntheo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo phápluật của công ty.

-Điều kiện thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của PNTM;

Hành vi phạm tội của PNTM có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hoặc cũng có thể đượcthực hiện dưới hình thức không hành động phạm tội, tuy nhiên, hành vi vi phạm đó phải nhân danh PNTM ,pháp nhân đó là chủ thể của vi phạm Mặc dù, PNTM hoạt động thông qua hành vi của cá nhân nhưng nhữnghành vi đó tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân, đồng thời, hành vi của những cá nhân đó được coi là hànhvi và ý chí của pháp nhân thương mại, thông qua sự hoạt động của PNTM đã xâm phạm đến các quan hệ xãhội được luật hình sự bảo vệ, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội này trong mộtchừng mực nhất định Dạng hành vi phổ biến nhất đối với PNTM đó là dạng pháp nhân không thực hiện mộtnghĩa vụ nào đó mà pháp luật buộc phải thực hiện Chẳng hạn, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóngthuế cho Nhà nước; trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người laođộng.

Bên cạnh đó, hành vi phạm tội phải được thực hiện vì lợi ích của PNTM PNTM phải là chủ thể được hưởnglợi từ hành vi phạm tội, các cá nhân nhân danh pháp nhân thực hiện cá hành vi vì mục đích, lợi ích chung củapháp nhân đó Những lợi ích này thông thường là tài sản, tiền bạc, cũng có thể là những dạng lợi ích vật chấtkhác, những lợi ích này có thể đã được mang lại hoặc chưa mang lại cho pháp nhân Ngược lại, PNTM khôngphải chịu TNHS về những tội phạm do cá nhân trong pháp nhân đó thực hiện mà xuất phát từ lợi ích khác,trường hợp này chỉ các cá nhân đó phải chịu TNHS, nếu hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứngquy định trong BLHS Chẳng hạn, hành vi không thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải theo quy định củanhà máy, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lại do một nhóm người trực tiếp thực hiện cốtình làm sai quy trình nhằm chiếm đoạt khoản chi phí xử lý chất thải của nhà máy thì không có cơ sở xử lý

-Điều kiện thứ ba, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM;

Như đã khẳng định, PNTM phạm tội thông qua các hành vi của các cá nhân trong pháp nhân đó Chính vìthông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đưa ra những phương hướng, mục tiêu hoạt động,phân công vai trò, vị trí cho các cá nhân trong pháp nhân để tổ chức thực hiện, hoặc chấp thuận các nhiệm vụcụ thể của các cá nhân trong pháp nhân đó Do vậy, trường hợp tuy có đủ yếu tố cầu thành tội phạm mà lẽ raPNTM đó phải bị truy cứu TNHS theo quy định, nhưng hành vi phạm tội đó không có sự chỉ đạo, điều hành,phân công hay đồng ý của pháp nhân thì dù gây ra hậu quả nguy hại thế nào, TNHS cũng không đặt ra đối vớiPNTM đó.

Trang 8

Có thể thông qua những hình thức khác nhau như: Nghị quyết Hội đồng quản trị (công ty cổ phần), quyết địnhcủa Giám đốc, Tổng giám đốc hay những người được ủy quyền Ở đây, quy định của BLHS bao gồm cả sựchấp thuận của PNTM thông qua những người có thẩm quyền cũng được coi là điều kiện để xem xét truy cứuTNHS đối với PNTM Ví dụ: Ý kiến đồng ý của Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty trongbản đề xuất mua hàng hóa do các cơ quan chuyên môn của pháp nhân đề nghị (hàng hóa thuộc danh mục cấmcủa Nhà nước), được coi là đã có sự chấp thuận của PNTM đó.

Điều kiện thứ tư, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 củaBLHS năm 2015.

Thời hiệu truy cứu TNHS tương tự như đối với cá nhân phạm tội: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng.

2.2.2 Các đề xuất giải pháp về quy định về hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại

Do chủ thể không phải là con người, nên các hình phạt đối với pháp nhân thương mại cũng không thể như con người được Nhà nước chỉ có thể đóng cửa một công ty; đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một doanh nghiệp; cấm doanh nghiệp kinh doanh hoặc phạt tiền đối với một doanh nghiệp, chứ không thể bỏ tù hoặc cải tạo không giam giữ đối với một công ty hay một doanh nghiệp Vì vậy, Nhà nước đã đề ra hình phạt đối với pháp nhân thương mại cũng chủ yếu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 33 BLHS năm 2015 thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt sau:

– Đối với hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Phạt tiền đối với pháp nhân thương mại: Theo Điều 77 BLHS năm 2015 thì

phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Nếu Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại là hình phạt chính thì không được áp dụng hình phạt này là hình phạt bổ sung nữa Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng hình phạt khác (không phải là tiền) là hình phạt chính thì có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại.

Nếu Tòa án áp dụng hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền thì phải căn cứ vào khung hình phạt tiền đối với tội phạm mà pháp nhân thương mại bị kết án để xác định mức tiền phạt cụ thể Ví dụ: Công ty A bị kết án về tội trốn thuế quy định tại khoản 2 Điều 200 BLHS năm 2015 có khung hình phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình

Trang 9

sự Tòa án áp dụng hình phạt Công ty A 700.000.000 đồng Nếu Công ty A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới 500.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng (mức tiền phạt thấp nhất của khoản 1 Điều 200 BLHS năm 2015) nhưng không được dưới 50.000.000 đồng.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn: Theo quy định tại Điều 78 BLHS năm 2015

thì đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Căn cứ vào nội dung quy định trên thì pháp nhân thương mại có thể bị Tòa án đình chỉ hoạt động một hoặc một một số lĩnh vực chứ không đình chỉ toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực này pháp nhân thương mại có khả năng khắc phục.

Việc đánh giá và xác định một pháp nhân thương mại có khả năng khắc phục là một việc không dễ Thông thường, pháp nhân thương mại khi phạm tội bao giờ cũng đưa ra những lý do cho rằng mình sẽ khắc phục được hậu quả trong một thời gian để không bị Tòa án áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn Vì vậy, khi áp dụng loại hình phạt này, Tòa án cần có những căn cứ, nếu cần phải yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc đến tận nơi để kiểm tra, xác minh xem có đúng là pháp nhân thương mại đó có khả năng khắc phục không Nếu quan liêu, chỉ nghe báo cáo thì việc áp dụng hình phạt này sẽ không chính xác Việc áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại cần chú ý chỉ đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực chứ không được đình chỉ toàn bộ các lĩnh vực Tòa án đình chỉ lĩnh vực nào thì phải nhận định lý do vì sao Khi bị tòa án đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực thì các lĩnh vực không bị đình chỉ, pháp nhân thương mại vẫn có quyền tiếp tục hoạt động Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm Vấn đề đặt ra là, nếu pháp nhân thương mại phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có được áp dụng thời hạn đình chỉ dưới 6 tháng không ? Đây là vấn đề chưa được BLHS quy định Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của BLHS đối với người phạm tội thì một người phạm tội nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nên đối với pháp nhân thương mại phạm tội mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì không có lý do gì lại không được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoàn

toàn hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra Cũng như trường hợp đình chỉ hoạt động có thời

Trang 10

hạn, Tòa án chỉ được đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực chứ không được đình chỉ tất cả những lĩnh vực nếu như pháp nhân thương mại chỉ phạm tội có liên quan đến một hoặc một số lĩnh vực Khi áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực pháp nhân thương mại phạm tội, Tòa án cần căn cứ vào thiệt hại pháp nhân thương mại gây ra hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến các lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn mà pháp nhân thương mại không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực vẫn có thể tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác không bị đình chỉ Nếu pháp nhân thương mại chỉ đăng ký hoạt động một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ thì sau khi bị Tòa án áp dụng hình phạt đình chỉ hoặc bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực; pháp nhân thương mại đó có thể đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục hoạt động các lĩnh vực khác, chứ không bắt buộc phải giải thể Trường hợp pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động (tức là, giải thể pháp nhân thương mại đó).

– Đối với hình phạt bổ sung bao gồm:

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định: Cùng với

hình phạt chính, Tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực khi xét thấy, nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội Tòa án phải nói rõ trong bản án là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nào, chứ không thể tuyên chung chung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được Cho dù Tòa án áp dụng hình phạt chính là đình chỉ hoạt động có thời hạn hay đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực thì việc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định cũng chỉ từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, chứ không được cấm vĩnh viễn, vì đây là hình phạt bổ sung.

Cấm huy động vốn: Cấm huy động vốn là hình phạt bổ sung được áp dụng

khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm: Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư; cấm phát hành, chào bán chứng khoán; cấm huy động vốn khách hàng; cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn trên Tuy nhiên, thời hạn cấm huy động vốn cũng chỉ từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, vì đây là hình phạt bổ sung.

Ngày đăng: 01/05/2024, 12:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan