luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ khi việt nam tham gia tpp

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ khi việt nam tham gia tpp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG LÊ THỊ MỸ NGỌC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

LÊ THỊ MỸ NGỌC

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

LÊ THỊ MỸ NGỌC

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP

Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong

thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam tham gia TPP” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các

kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự thu thập, phân tích một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng hội nhập trên thế giới Các kết quả trong luận án này chưa từng được công bố trong bất cứ bản nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Lê Thị Mỹ Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Những đóng góp mới của đề tài 10

6 Kết cấu của luận án 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12

1.1 Tổng quan các đề tài trong nước 12

1.2 Tổng quan các đề tài nước ngoài 16

1.3 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu của luận án 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 21

2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 21

2.1.1 Các khái niệm có liên quan 21

2.1.2 Các loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản 24

2.1.3 Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản 28

2.2 Khái niệm, qui trình và phương thức thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu 31

2.2.1 Khái niệm và qui trình đảm bảo thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 31

2.2.2 Phương thức thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 33

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 35

2.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu 35

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài 37

2.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản và bài học cho việt nam 39

2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 39

2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 51

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP (CPTPP) 54

Trang 5

3.1 Tổng quan hàng rào kỹ thuật trong thương mại có liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ 54

3.1.1 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản 54 3.1.2 Các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định thương mại Việt – Hoa Kỳ 59 3.1.3 Các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong TPP (CPTPP) 60 3.1.4 Mức độ tương đồng giữa các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, TPP(CPTPP) 61 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong

thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua 63 3.2.1 Các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước 63 3.2.2 Các biện pháp hỗ trợ từ phía các Hiệp hội ngành hàng 68 3.3 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP 70

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các năm 70 3.3.2 Thủy sản 72 3.2.3 Nông sản 74 3.2.4 Quả nhiệt đới 81 3.2.5 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP 83 3.4 Thực trạng khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 86

3.4.1 Thực trạng thích ứng các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản nhập khẩu 87 3.4.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp tăng khả năng thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ 94 3.4.3 Đánh giá thực trạng khả năng thích ứng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản 98 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CPTPP 108

4.1 Xu hướng áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản thế giới và triển vọng xuất khẩu đối với Việt Nam 108

4.1.1 Xu hướng gia tăng hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản thế giới 108 4.1.2 Triển vọng mở rộng thị phần xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới 114 4.2 Một số quan điểm và định hướng tăng khả năng thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ 116

4.2.1 Quan điểm của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng khả năng thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ 117 4.2.2 Định hướng tăng khả năng thích ứng với hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ 119

Trang 6

4.3 Giải pháp tăng khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với

hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 124

4.3.1 Nhóm giải pháp tăng khả năng thích ứng với từng quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại 124

4.3.2 Nhóm giải pháp tăng khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại thông qua nâng cao các nguồn lực bên trong doanh nghiệp 129

4.3.3 Nhóm giải pháp khác 134

4.4 Các kiến nghị có liên quan 137

4.4.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 137

4.4.2 Kiến nghị với Hiệp hội ngành hàng 146

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ i

TÀI LIỆU THAM KHẢO ii

PHỤ LỤC ix

Trang 7

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 77

Bảng 3.8: Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và CPTPP 78

Bảng 3.9: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 79

Bảng 3.10: Cơ cấu mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và CPTPP 80

Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu một số loại quả của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước CPTPP (HS081090) 81

Bảng 3.12: Bảng: Quy mô thị trường các nước đối tác CPTPP của Việt Nam 85

Bảng 3.13: Nhận thức của doanh nghiệpđối vớicác quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ 88

Bảng 3.14: Các phương pháp bảo quản hàng nông sản 92

Bảng 3.15: Mức độ đáp ứng hạ tầng cơ sở trong sản xuất 94

Bảng 3.16: Mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực 95

Bảng 3.17: Mức độ đáp ứng về ứng dụng công nghệ trong sản xuất 97

Bảng 3.18: Mức độ đáp ứng về nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất 98

Trang 8

Bảng 3.19: Các biện pháp thích ứng của doanh nghiệp 99 Bảng 3.20: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng 99 Bảng 3.21: Mức độ đáp ứng về nhu cầu thông tin trên thị trường xuất khẩu 102

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Qui trình thích ứng hàng rào kỹ thuật của doanh nghiệp xuất khẩu 32 Hình 2.2: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter, 1985 33 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2018 65 Biểu đồ 3.2: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp 66 Biểu đồ 4.1: Số lượng TBT thông báo giai đoạn 1995-2019

………109 Biểu đồ 4.2: Mười thành viên gửi thông báo nhiều nhất giai đoạn 1995-2019 110 Biểu đồ 4.3: Các thông báo gửi lên Ủy ban TBT năm2019 theo mục tiêu 111 Biểu đồ 4.4: Các thông báo gửi lên Ủy ban TBT giai đoạn 1995-2019 theo mục tiêu 111

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TC&QCKT Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

2 TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Commission

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ COOL Country of Origin Labeling Ghi nhãn về nước xuất xứ

Trang 10

CFR Code of Federal Regulations luật Liên bang Hoa Kỳ

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EVFTA The European Union Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ

EPA Environmental Protection Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Organization

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FSIS Food Safety and Inspection

GAP Good Agriculture Production Thực hành nông nghiệp tốt GMP Good Manufacturing Practices Quy trình chế biến tốt GlobalGAP Global Good Agricultural

Practices

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

HACCP Hazard Analysis Control Critical Point

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

IEC International Electrotechnical Commission

Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế ISO International Organisation for

Standardisation

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ‎

MRL Maximum Residue Limited Mức dư lượng tối đa cho phép Nafiqad National Agro - Forestry -

Fisheries Quality Assurance

Trang 11

PPMs Process and Production Methods Các quy trình và phương pháp sản

TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại UNDP United Nations Development

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

WPM Wood Packaging Materials Qui định của Hoa Kỳ đối với bao bì bằng gỗ đóng gói hàng nhập khẩu

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn chuyên gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

xiv

Phụ lục 4: Phiếu điều tra về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ xvii

Phụ lục 7 Danh mục các loại không phải kháng sinh hiện đang được

phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản của Hoa Kỳ xxxix Phụ lục 8 Dư lượng kháng sinh của hoa kỳ đối với sản phẩm thủy sản xxxix Phụ lục 9 Giới hạn dư lượng các hoá chất trong cà phê nhân nhập

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang trở thành xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của đời sống xã hội, mang lại cơ hội phát triển cho tất cả quốc gia trên thế giới Trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã trải qua rất nhiều quá trình đàm phán và đã cam kết hội nhập quốc tế Cho đến nay, ngoài việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định FTA song phương và khu vực, trong đó, có 2 Hiệp định FTA thế hệ mới là EVFTA và TPP (nay đổi thành CPTPP) Bằng việc tham gia các FTAs, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài… Có thể nói, đối với Việt Nam, tham gia hiệp định TPP (nay là CPTPP) là một bước đi vừa phù hợp với xu thế trên thế giới, vừa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế

Trong bối cảnh chung của thương mại nông nghiệp thế giới, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế cường quốc về xuất khẩu nông sản (đứng thứ 15 thế giới và đã xuất sang thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ) Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng, trong đó có: cà phê, rau quả, cá tra 5 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc - 22,9% (giá trị tăng 3,6% so với năm 2017), Hoa Kỳ - 17,9% (tăng 9,4%), Nhật Bản - 19,1% (tăng 7,1%); ASEAN - 10,64% (tăng 11,0%) và Hàn Quốc - 6,9% (tăng 29,4%) Riêng với thị trường Hoa Kỳ (thị trường nhập khẩu nông sản hàng đầu thế giới với tổng giá trị nhập khẩu hàng nông sản năm 2018 vào khoảng 128 tỷ USD), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ (2018) khoảng 7,2 tỷ USD, chiếm khoảng 5,6% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ

Theo đánh giá chung hiện nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất và các cơ hội thị trường được mở ra thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CP TPP Một trong những nguyên nhân quan trọng của hạn chế đó là các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản nhập khẩu Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua

Trang 14

áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản, Hoa Kỳ tiếp tục chương trình Thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill) Đồng thời, theo Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) được ban hành năm 2012, qui trình kiểm soát đối với các sản phẩm hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ hết sức chặt chẽ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu không đảm bảo chất lượng, đồng thời tính phí vào chủ hàng xuất khẩu

Trong những năm tới, việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của nước ta tiếp tục là định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng Định hướng này không chỉ xuất phát từ tiềm năng, lợi thế to lớn chưa được khai thác của sản xuất nông nghiệp, mà còn được hỗ trợ bởi các cơ hội xuất khẩu đang mở ra từ những nỗ lực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, một trong những vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để thích ứng tốt hơn với các HRKT trong thương mại của các nước, nhất là các nước phát triển Trong số các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, Hoa Kỳ không chỉ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thế giới và của Việt Nam, mà còn là thị trường áp dụng các qui định về các tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức cao và quy trình kiểm soát chặt chẽ đối với các sản phẩm nông nghiệp

Xuất phát từ những lý do nêu trên và trong bối cảnh Hoa Kỳ cũng là một trong các nước trực tiếp tham gia đàm phán, xây dựng Hiệp định TPP, nghiên cứu sinh đã chọn đề

tài: “Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam tham gia TPP” làm đề tài luận án tiến

sĩ chuyên ngành Kinh doanh Thương mại

Mặc dù, TPP được đề xuất và thảo luận trong suốt 10 năm và chính thức đạt được sự đồng thuận của đại đa số thành viên vào năm 2016, nhưng vào ngày 23/012017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Điều này đã đặt ra câu hỏi về tính thời sự, ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với đề tài luận án của NCS Đối với câu hỏi này, NCS xin giải trình như sau:

Ngày đăng: 28/04/2024, 18:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan