luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở việt nam

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .... Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong phát triển nguồn lực tài chính cho giáo

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung nghiên cứu trong luận án là kết quả làm việc miệt mài, nghiêm túc của tập thể nhà khoa học được phân công hướng dẫn và nghiên cứu sinh Các số liệu, kết quả nghiên cứu được thu thập, trình bày, mô tả, phân tích và minh họa trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019

Nghiên cứu sinh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ nhiều tổ chức, cá nhân:

Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giảng viên hướng dẫn khoa học là TS Vũ Xuân Dũng và TS Nguyễn Hóa Sự hướng dẫn tận tình, những định hướng quý báu của các thầy đã tạo điều kiện thận lợi và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình thực hiện luận án

Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các Thầy cô trong Hội đồng đánh giá chuyên đề, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp bộ môn và các nhà khoa học tham gia phản biện kín đã có những nhận xét, góp ý về mặt chuyên môn để tác giả hoàn thành luận án này

Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, cán bộ nhân viên Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Khoa Tài chính ngân hàng, Khoa Sau đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại đã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019

Nghiên cứu sinh

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Đóng góp nghiên cứu dự kiến đạt được 4

4.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 4

4.2 Những đóng góp mới về mặt thực tiễn 4

5 Kết cấu luận án 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Những nghiên cứu về xu thế giao quyền tự chủ tài chính 7

1.1.2 Những nghiên cứu về đầu tư ngân sách Nhà nước 9

1.1.3 Những nghiên cứu về khai thác, huy động nguồn lực tài chính từ xã hội hóa giáo dục đại học 12

1.1.4 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa huy động và sử dụng nguồn lực tài chính 15 1.2 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 16

1.3 Phương pháp nghiên cứu 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 22

2.1 Khái quát về giáo dục đại học công lập 22

2.1.1 Khái niệm về giáo dục đại học và giáo dục đại học công lập 22

Trang 4

2.1.2 Phân loại các cơ sở giáo dục đại học 24

2.1.3 Vai trò của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học 26

2.2 Nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 27

2.2.1 Khái niệm về nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 27

2.2.2 Phân loại nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 28

2.3 Phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 31

2.3.1 Khái niệm về phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 31

2.3.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTC cho giáo dục đại học công lập 32

2.3.3 Nguyên tắc phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 37

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 40

2.4 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 47

2.4.1 Kinh nghiệm về phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 47

2.4.2 Một số bài học về phát triển nguồn tài chính cho giáo dục đại học công lập Việt Nam 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 60

3.1 Khái quát về giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 60

3.1.1.Mô hình quản lý giáo dục đại học công lập 60

3.1.2 Thực trạng về quy mô của các cơ sở giáo dục đại học công lập 61

3.1.3 Thực trạng về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học công lập 64

3.1.4 Thực trạng về đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập 67

3.2 Tình hình phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 71

3.2.1 Tình hình phát triển nguồn lực tài chính của nhóm các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ một phần về tài chính 72

3.2.2 Tình hình phát triển nguồn lực tài chính của nhóm cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính 89 3.3 Kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển nguồn lực tài chính cho giáo

Trang 5

dục đại học công lập ở Việt Nam 99

3.3.1 Mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 100

3.3.2 Mô tả biến, thang đo, mẫu khảo sát và thu thập dữ liệu 102

3.3.3 Phân tích thống kê mô tả, EFA và Cronbach’s Alpha 104

3.3.4 Phân tích tương quan và hồi quy 108

3.3.5 Kiểm định T-test, oneway anova 110

3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 111

3.4.1 Các kết quả đạt được 111

3.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 122

4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 122

4.1.1 Quan điểm về phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 122

4.1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 124

4.2 Các giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 126

4.2.1 Nhóm giải pháp về đổi mới chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập 126

4.2.2 Nhóm giải pháp về đổi mới công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính của các cơ sở GDĐHCL 140

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 153

KẾT LUẬN CHUNG 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu á

GDP Gross domestic product Tổng thu nhập quốc nội

Trang 7

HP Học phí

Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam

ODA Official Development

OECD Organization for Economic Co-operation and Development

UNESCO Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNICEF United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Chia sẻ chi phí trong GDĐH Mỹ (năm 2000) 49 Bảng 2.2: Mức độ tự chủ tài chính trong GDĐHCL ở một số quốc gia 48 Bảng 3.1: Số lượng GV các cơ sở GDĐHCL phân theo trình độ chuyên môn giai Bảng 3.6: Mức tăng trưởng tuyệt đối NLTC tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ một phần về tài chính giai đoạn 2012-2017 85 Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng các NLTC tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ một phần về tài chính giai đoạn 2012-2017 86 Bảng 3.8: Hệ số tự bền vững về tài chính tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ một phần về tài chính giai đoạn 2012-2017 87 Bảng 3.9: Hệ số tự chủ về tài chính tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ một phần về tài chính giai đoạn 2012-2017 87 Bảng 3.10: Cơ cấu NLTC tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài chính giai đoạn 2012-2017 92 Bảng 3.11: Mức tăng trưởng tuyệt đối NLTC tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài chính giai giai đoạn 2012-2017 94 Bảng 3.12: Tốc độ tăng trưởng các NLTC tại nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài chính giai giai đoạn 2012-2017 95 Bảng 3.13: Hệ sô tự bền vững về tài chính nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài chính giai đoạn 2012-2017 96

Trang 9

Bảng 3.14: Hệ số tự chủ về tài chính nhóm cơ sở GDĐHCL tự chủ hoàn toàn về tài

chính giai đoạn 2012-2017 96

Bảng 3.15: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 105

Bảng 3.16: Cơ cấu SV theo chuyên ngành đào tạo 187

Bảng 3.17: Cơ cấu gia đình SV theo nơi cư trú 187

Bảng 3.18: Thống kê mô tả mức thu nhập bố - mẹ SV 188

Bảng 3.19 Đánh giá của SV về sự phù hợp của HP năm học 2017-2018 188

Bảng 3.20: Mức HP kỳ vọng 188

Bảng 3.21: Kiểm định KMO and Bartlett's 106

Bảng 3.22: Bảng giải thích phương sai tổng 106

Bảng 3.23: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố 108

Bảng 3.24: Hệ số tương quan giữa các nhóm yếu tố 108

Bảng 3.25: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc là mức HP kỳ vọng 172

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Số lƣợng các cơ sở GDĐHCL giai đoạn 2006-2017 61

Hình 3.2: Số lƣợng SV các cơ sở GDĐHCL giai đoạn 2006-2017 62

Hình 3.3: Số lƣợng GV các cơ sở GDĐHCL giai đoạn 2006-2017 63

Hình 3.4: Tỷ lệ SV/GV ở một số quốc gia năm 2007 65

Hình 3.5: Tỷ lệ SV/GV của các cơ sở GDĐH giai đoạn 2006-2017 65

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, GDĐH đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực CLC tối cần thiết phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu quan trọng của phát triển GDĐH hiện đại là đào tạo đội ngũ người lao động trở thành những công dân toàn cầu thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, bên cạnh nguồn nhân lực - đội ngũ GV chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm; nguồn vật lực - CSVC, trang thiết bị hiện đại thì phải kể đến tầm quan trọng của NLTC

Trong thời gian qua, mặc dù điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn quan tâm và dành một tỷ lệ NSNN đáng kể đầu tư cho GDĐHCL Tuy nhiên, trước yêu cầu bức thiết của việc tăng quy mô và chất lượng đào tạo thì nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là GDĐHCL vẫn còn khá khiêm tốn Bên cạnh đó, đầu tư NSNN chỉ mang tính bình quân chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề cũng như kết quả hoạt động của các cơ sở GDĐHCL Phần lớn HP áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và đang duy trì ở mức thấp, không đủ bù đắp chi phí thường xuyên Quá trình đa dạng hóa NLTC đầu tư cho GDĐHCL còn hạn chế về nhiều mặt

Phát triển NLTC, đặc biệt là các NLTC từ xã hội hóa GDĐH vừa là mục tiêu, vừa là động lực nhằm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐHCL; tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững GDĐHCL, theo đó giảm dần gánh nặng chi tiêu cho NSNN Trong thời gian qua, Nhà nước và các cơ sở GDĐHCL ở Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện chính sách, phương thức huy động và sử dụng các NLTC và đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng Tuy nhiên, chính sách, phương thức phát triển NLTC cho GDĐHCL là vấn đề mới, rộng và tương đối phức tạp nên không tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế và bất cập trong quá trình triển khai

Trước những khó khăn, tồn tại về chính sách của Nhà nước và những hạn chế về phương thức phát triển NLTC của các cơ sở GDĐHCL ở Việt Nam, vấn đề đặt

Trang 12

ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp là: cần có những chính sách, phương thức và biện pháp phát triển cụ thể, nhất quán, linh hoạt và phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội nhằm cải thiện, nâng cao khả năng tự chủ và đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng sự kỳ vọng của Nhà nước, người học và các chủ thể khác trong xã hội

Mặt khác, nghiên cứu về phát triển NLTC cho các cơ sở GDĐHCL thật sự cần thiết trước những điều kiện khách quan:

Thực tiễn phát triển GDĐHCL trong thời gian qua ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết phải thực hiện "tự chủ đại học” nói chung, "tự chủ tài chính” nói riêng với sự ra đời của hàng loạt các văn bản hướng dẫn về tự chủ tài chính: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và hàng loạt các quyết định của Chính phủ giao quyền tự chủ đại học cho các cơ sở GDĐHCL Kết quả là tính đến cuối năm 2017 đã có 23 cơ sở GDĐHCL thực hiện thí điểm tự chủ hoàn toàn, đây là quyết định phù hợp với xu hướng chung trong quản lý và phát triển GDĐH thế giới

Đồng thời giai đoạn này cũng thuộc lộ trình tính đủ HP của Nhà nước, đây cũng là thời điểm giao thời của chính sách HP: Nghị định 49/2010/NĐ-CP về chính sách HP hết hiệu lực vào năm học 2014-2015 và bắt đầu từ năm học 2015-2016 đã được thay thế bằng nghị định 86/2015/NĐ-CP, trong nghị định 86/2015/NĐ-CP, mức thu HP áp dụng đối với các cơ sở GDĐHCL có mức độ tự chủ khác nhau là khác nhau, đây chính là điểm khác biệt quan trọng của nghị định mới, điều này vừa là cơ sở để các cơ sở GDĐHCL chủ động hơn trong phát triển NLTC của mình, song nó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với phụ huynh, học sinh thuộc nhóm các cơ sở GDĐHCL có mức tự chủ cao và ngay bản thân các cơ sở GDĐHCL này trong vấn đề thu hút người học với chi phí cao

Do vậy rất cần những nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu nhằm tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc và có luận cứ khoa học về chính sách, phương thức phát triển NLTC cho GDĐHCL ở Việt Nam Với ý nghĩa đó, NCS đã lựa chọn

đề tài “Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở

Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 13

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ nội hàm phát triển NLTC cho GDĐHCL, thực trạng về phát triển NLTC cho GDĐHCL ở Việt Nam để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NLTC cho GDĐHCL Việt Nam đến năm 2030

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, NCS xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển NLTC và đưa ra quan điểm về phát triển NLTC cho GDĐHCL Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, nguyên tắc phát triển và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NLTC cho GDĐHCL

- Trên cơ sở phân tích tình hình và số liệu cụ thể, luận án đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng phát triển NLTC cho GDĐHCL ở Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017

- Từ thực trạng phát triển NLTC cho GDĐHCL ở Việt Nam trong thời gian qua, kết hợp với kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển GDĐHCL trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp phù hợp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về phát triển

NLTC cho GDĐHCL

Chủ thể thực hiện là các cơ quan Nhà nước và các cơ sở GDĐHCL Trong đó, cơ quan Nhà nước với vai trò xây dựng chính sách phát triển NLTC và kiểm tra, giám sát quá trình thực thi các chính sách, còn các cơ sở GDĐHCL là đơn vị thực thi chính sách và trực tiếp tổ chức thực hiện các phương thức, biện pháp phát triển NLTC

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển NLTC cho GDĐHCL

Về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu về tình hình phát triển NLTC cho

Ngày đăng: 28/04/2024, 18:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan