Tóm tắt: Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

23 0 0
Tóm tắt: Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆP

QUYỀN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Mai Đắc Biên 2 TS Đinh Thế Hưng

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Văn Lợi

Phản biện 2: PGS.TS Trần Đình Nhã

Phản biện 3: PGS.TS Trần Văn Luyện

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện

họp tại……… vào hồi… giờ… tháng … năm 2024

Có thể tham khảo luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Học Viện Khoa Học Xã Hội

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 Nguyễn Ngọc Lan và Lê Thị Diệp (2021), “Wrongful death penalty and the

right to collect evidence: Reflection from Vietnamese context”, “Death penalty in Asia: Law and Practice” International Conference Proceeding , NXB Khoa học xã

hội, tr.407-423;

Dịch: “Án tử hình oan sai và quyền thu thập chứng cứ: Ngẫm từ thực tiễn Việt

Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Án tử hình ở Châu Á: Luật và thực tiễn”

2 Nguyễn Ngọc Lan và Lê Thị Diệp (2021), “The role of the lawyer to defend

accused disabled persons against torture in Vietnam”, Combating Torture in Asia: Law and Practice” International Conference Proceeding, NXB Khoa học xã hội, tr.276-290;

Dịch: “Vai trò của Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo là người khuyết tật trong

việc phòng, chống tra tấn tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chống tra tấn ở Châu Á: Luật và thực tiễn”

3 Lê Thị Diệp (2022), “Quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào

chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí “Nhân lực Khoa học xã hội”, NXB Bộ

Thông tin và Truyền thông, tr.59-66 số 9;

4 Lê Thị Diệp (2022), “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”; “Luật Dân

sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng dân sự”, Giáo trình Pháp luật đại cương,

NXB Khoa học xã hội, tr.126-139, tr.286-307;

5 Lê Thị Diệp (2023), “Người bào chữa và quyền thu thập chứng cứ của người

bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam” Tạp chí “Dân chủ và pháp luật”, Bộ Tư

pháp, tr.53-58 kỳ 1 tháng 7;

6 Lê Thị Diệp (2023), “Collection of evidence in Vietnamese criminal proceedings”, Tạp chí “Internatienal Journal of all Research Writings” Tháng 9 (

Dịch: “Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Công bố quốc tế về tất cả các bài viết nghiên cứu

7 Lê Thị Diệp (2023), “Quyền thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt

Nam”, Tạp chí “Nhân lực Khoa học xã hội”, NXB Bộ Thông tin và Truyền thông,

tr.19-26 số 10./

Trang 4

1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền thu thập chứng cứ nói riêng và các quyền của người bào chữa nói chung là một trong những quyền tố tụng cơ bản, quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế không những nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội mà còn góp phần không nhỏ vào việc giải quyết VAHS một cách khách quan, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng oan sai trong TTHS

Thực tiễn thời gian qua, nền tư pháp Việt Nam bên cạnh những thành tựu đáng kể cũng đã phải chứng kiến những vụ án oan sai mang tính hy hữu mà một trong những nguyên nhân dẫn đến việc oan sai là do quá trình giải quyết vụ án không bảo đảm việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện Từ những vụ án oan sai đó có thể thấy rằng, kết quả của việc thu thập chứng cứ là cơ sở tiên quyết, đồng thời cũng là những căn cứ quyết định tính chính xác của quá trình giải quyết VAHS Vì vậy, cần có những giải pháp khắc phục để bảo đảm thực hiện quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Đặc biệt, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua, từ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tại Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã

khẳng định: “…những quan điểm, giải pháp nêu trong Nghị quyết 49 là đúng

đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nền tư pháp nước ta dã có những bước phát triển quan trọng, đạt kết quả tích cực, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ

Trang 5

2

quyền con người, quyền công dân… ” [5] Kết luận cũng chỉ ra: “ Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp vẫn còn hạn chế Một số chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp đề ra tổ chức thực hiện hoặc kết quả thực hiện còn hạn chế Một số quy định của pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, bổ trợ tư pháp và tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn thiếu đồng bộ, khó thực hiện, chưa sát thực tiễn Cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan tư pháp hiệu quả chưa cao Hiệu lực, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có mặt chưa đáp ứng yêu cầu Hoạt động bổ trợ tư pháp còn nhiều khó khăn, vướng mắc”

[5] Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm, định hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49, cụ thể: “

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân” [5]

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã

xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030: “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng

nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” [6,

tr.3] Trong đó mục tiêu trọng tâm là: “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo

đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [6, tr.4] Ban chấp hành trung

ương khóa VIII cũng đặt ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện mục

Trang 6

3

tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp và công bằng, đó là: “Đẩy mạnh

cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [6, tr.9];

“Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là

đột phá; bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân” [6, tr.9] và “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật” [6, tr.10]

Từ đường lối, chính sách đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa: Luật Luật sư năm 2012 đã có những sửa đổi, bổ sung chặt chẽ hơn việc tổ chức và hoạt động của luật sư cũng như các tổ chức hành nghề luật sư, là một trong những văn bản pháp lý quan trọng để luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tiếp theo đó, BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn về nguyên tắc chung, trình tự, thủ tục tố tụng của các chủ thể THTT và chủ thể tham gia TTHS, trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” (Điều 16) Đặc biệt, lần đầu tiên BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ, đây là một quy định mang tính đột phá, là căn cứ quan trọng để người bào chữa có thể chuẩn bị và thực hiện tốt việc bào chữa của mình Tuy nhiên, do là quy định mới, lần đầu được ghi nhận trong BLTTHS, vì vậy hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về vấn đề này, trong khi đó, với tầm quan trọng của quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, đòi hỏi cần thiết phải có nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu, toàn diện để nhận thức thống nhất về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có những quy định mới và pháp luật

Trang 7

4

thời gian qua đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi quyền, nâng cao vị thế của người bào chữa, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi những quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền của người bào chữa nói chung và quyền thu thập chứng cứ nói riêng vẫn bộc lộ những hạn chế rõ rệt cần được nghiên cứu làm sáng tỏ để hướng tới việc thực hiện tốt quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, trong quá trình hành nghề của bản thân tác giả và các đồng nghiệp, tác giả thấy rằng, việc thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS ở Việt Nam chưa đạt được hiệu quả cao vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Tình trạng người bào chữa trong quá trình hành nghề chưa thực hiện đúng quyền của mình hoặc chưa được bảo đảm thực hiện đúng quyền của người bào chữa còn phổ biến Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án oan sai do việc thu thập, đánh giá chứng cứ không được đầy đủ, toàn diện đặc biệt là việc thu thập chứng cứ của người bào chữa còn hạn chế, khó khăn rất nhiều so với việc thu thập chứng cứ của các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ khác trong TTHS Việt Nam

Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu để có luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận, quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS được thực thi trên thực tế là rất cần thiết, góp phần bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ sự công bằng của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy, nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam” làm đề tài Luận án

Trang 8

5 tiến sĩ luật học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: từ nghiên cứu lý luận, quy định pháp luật và

thực tiễn thực hiện quy định pháp luật, Luận án đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ trong TTHS Việt Nam

- Nhiêm vụ nghiên cứu: từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án có

các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

+ Xây dựng khái niệm khoa học về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; phân tích đặc điểm, nội dung, làm rõ ý nghĩa của quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; làm rõ cơ sở hình thành và những yếu tố tác động tới quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

+ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; từ đó đưa ra giải pháp để bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án có 3 đối tượng nghiên cứu gồm:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền thu thập chứng cứ của

người bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu: khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa và những yếu tố tác động đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam;

- Nghiên cứu quy định pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu các quy

Trang 9

6

định của BLTTHS năm 2015; Luật Luật sư và các văn bản liên quan đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

- Nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2023 về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con người, về Nhà nước và pháp luật và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay

- Luận án sử dụng hướng tiếp cận của chuyên ngành Luật hình sự, Luật TTHS, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, khoa học điều tra hình sự, Tội phạm học, Logic học, điều tra… về quyền con người và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, chứng minh, đánh giá, quy nạp, tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng vấn chuyên sâu, điều tra xã hội học, xây dựng bảng hỏi làm phiếu điều tra Cụ thể:

Chương 1: là chương tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá để tập hợp, phân tích, đối chiếu giữa các công trình khoa học trước đó và tìm ra những vấn đề, nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Chương 2: Tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, quy nạp để phân tích và đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu như Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp để đưa ra khái niệm, đặc điểm về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS

Trang 10

7

Việt Nam; phương pháp phân tích, đánh giá, quy nạp để đưa ra những đặc điểm của quyền thu thập chứng cứ trong TTHS Việt Nam

Chương 3: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, phỏng vấn chuyên sâu, điều tra xã hội học và xây dựng bảng hỏi làm phiều điều tra để tập hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 4: Tác giải sử dụng các phương pháp phân tích, chứng minh, quy nạp để phân tích đưa ra những giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là đóng góp khiêm tốn về học thuật, lý luận và thực tiễn về nội dung mang tính cấp thiết trong TTHS Việt Nam hiện nay là quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa

Điểm mới về học thuật và lý luận: Luận án nghiên cứu và xây dựng một cách toàn diện, hệ thống khung lý thuyết về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Điểm mới về khoa học và thực tiễn: Luận án phân tích và đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam hiện nay, trong đó phân tích những mâu thuẫn, hạn chế của một số quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Luận án đề xuất các giải pháp để bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành và hướng tới bảo đảm sự cân bằng về quyền thu thập chứng cứ

Trang 11

8

của bên buộc tội và quyền thu thập chứng cứ của bên gỡ tội trong TTHS Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần hoàn thiện về những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam

Về thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam hiện nay và đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam Những nội dung của luận án ở phần giải pháp có thể làm tài liệu tham khảo để các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung khi sửa luật trong thời gian tới đồng thời làm tài liệu cho các cá nhân, tổ chức đặc biệt là đội ngũ Luật sư nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo ngành luật hoặc cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp trên cả nước

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 2 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 3 Thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 4 Yêu vầu và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Ngày đăng: 26/04/2024, 13:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan