Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

231 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt NamQuyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆP

QUYỀN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮATRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ DIỆP

QUYỀN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮATRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lậpcủa riêng tôi Các số liệu, kết quả khảo sát, thống kê trong Luận án là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Lê Thị Diệp

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀNTHU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền thu

thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt nam 08 1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT VỀ QUYỀN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO 32

CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Lý luận về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng

2.2 Quy định của pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào

2.3 Quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng

cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam 73

Chương 3.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN THU THẬP

CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH 81

Trang 5

3.3 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân 107

Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆNQUYỀN THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONGTỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

4.1 Yêu cầu bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào

4.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

LĐLSVNLiên đoàn Luật sư Việt NamĐLSĐoàn luật sư

TANDTòa án nhân dân

VKSNDViện kiểm sát nhân dân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1 Số vụ án hình sự có người bào chữa tham gia là luật sư

Trong các năm từ 2013 – 2022 84 Bảng 3.2 Tổng số luật sư Việt Nam qua các năm từ 2013 – 2022 85 Bảng 3.3 Bảng thống kê từ 500 vụ án (từ 2013 - 2022) có người bào chữa … 94 Biểu đồ 3.1 Số vụ án hình sự đưa ra xét xử, số vụ án hình sự có người bào chữa trong giai đoạn 2013-2022 100

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền thu thập chứng cứ nói riêng và các quyền của người bào chữa nói chung là một trong những quyền tố tụng cơ bản, quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế không những nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội mà còn góp phần không nhỏ vào việc giải quyết VAHS một cách khách quan, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng oan sai trong TTHS.

Thực tiễn thời gian qua, nền tư pháp Việt Nam bên cạnh những thành tựu đáng kể cũng đã phải chứng kiến những vụ án oan sai mang tính hy hữu mà một trong những nguyên nhân dẫn đến việc oan sai là do quá trình giải quyết vụ án không bảo đảm việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện Từ những vụ án oan sai đó có thể thấy rằng, kết quả của việc thu thập chứng cứ là cơ sở tiên quyết, đồng thời cũng là những căn cứ quyết định tính chính xác của quá trình giải quyết VAHS Vì vậy, cần có những giải pháp khắc phục để bảo đảm thực hiện quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Đặc biệt, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua, từ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2 tháng 1 năm 2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tại Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định: “…những quan điểm,giải pháp nêu trong Nghị quyết 49 là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.Nền tư pháp nước ta dã có những bước phát triển quan trọng, đạt kết quả tíchcực, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân… ” [5].Kết luận cũng chỉ ra: “ Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chiến lượccải cách tư pháp vẫn còn hạn chế Một số chủ trương, nhiệm vụ cải cách tưpháp đề ra tổ chức

Trang 9

thực hiện hoặc kết quả thực hiện còn hạn chế Một số quy định của pháp luậthình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, bổ trợ tư pháp và tổ chức hoạt động của các cơquan tư pháp vẫn còn thiếu đồng bộ, khó thực hiện, chưa sát thực tiễn Cơ chếphân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan tư pháp hiệu quả chưa cao.Hiệu lực, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có mặt chưa đáp ứng yêucầu Hoạt động bổ trợ tư pháp còn nhiều khó khăn, vướng mắc” [5] Kết luận

của Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm, định

hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49, cụ thể: “ Hoàn thiện chínhsách, pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp về tổ chức và hoạt động củacác cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trươngcủa Đảng về cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013 Nâng cao hiệu lực, hiệu quảtổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân”

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định mục tiêu

cụ thể đến năm 2030: “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyênnghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phụcvụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” [6, tr.3] Trong đó mục tiêu trọng tâmlà: “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩmquyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [6,

tr.4] Ban chấp hành trung ương khóa VIII cũng đặt ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp và công bằng, đó

là: “Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩmquyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [6,tr.9]; “Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng làđột phá; bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền,hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyềncông dân” [6, tr.9] và “Hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo

Trang 10

đảm để luật sư thực hiện

Trang 11

tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật” [6, tr.10].

Từ đường lối, chính sách đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa: Luật Luật sư năm 2012 đã có những sửa đổi, bổ sung chặt chẽ hơn việc tổ chức và hoạt động của luật sư cũng như các tổ chức hành nghề luật sư, là một trong những văn bản pháp lý quan trọng để luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tiếp theo đó, BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn về nguyên tắc chung, trình tự, thủ tục tố tụng của các chủ thể THTT và chủ thể tham gia TTHS, trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” (Điều 16) Đặc biệt, lần đầu tiên BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ, đây là một quy định mang tính đột phá, là căn cứ quan trọng để người bào chữa có thể chuẩn bị và thực hiện tốt việc bào chữa của mình Tuy nhiên, do là quy định mới, lần đầu được ghi nhận trong BLTTHS, vì vậy hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về vấn đề này, trong khi đó, với tầm quan trọng của quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, đòi hỏi cần thiết phải có nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu, toàn diện để nhận thức thống nhất về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có những quy định mới và pháp luật thời gian qua đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi quyền, nâng cao vị thế của người bào chữa, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi những quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền của người bào chữa nói chung và quyền thu thập chứng cứ nói riêng vẫn bộc lộ những hạn chế rõ rệt cần được nghiên cứu làm sáng tỏ để hướng tới việc thực hiện tốt quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, trong quá trình hành nghề của bản thân tác giả và các đồng nghiệp, tác giả thấy rằng, việc thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS ở Việt Nam chưa đạt được hiệu quả cao vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Tình trạng người bào chữa trong quá trình hành nghề chưa thực hiện đúng quyền của mình hoặc chưa được bảo đảm thực hiện

Trang 12

đúng

Trang 13

quyền của người bào chữa còn phổ biến Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng án oan sai do việc thu thập, đánh giá chứng cứ không được đầy đủ, toàn diện đặc biệt là việc thu thập chứng cứ của người bào chữa còn hạn chế, khó khăn rất nhiều so với việc thu thập chứng cứ của các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ khác trong TTHS Việt Nam.

Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật TTHS và thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu để có luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận, quy định của pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS được thực thi trên thực tế là rất cần thiết, góp phần bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ sự công bằng của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy, nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ luật học của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: từ nghiên cứu lý luận, quy định pháp luật và thực

tiễn thực hiện quy định pháp luật, Luận án đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ trong TTHS Việt Nam.

- Nhiêm vụ nghiên cứu: từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án có các

nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

+ Xây dựng khái niệm khoa học về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; phân tích đặc điểm, nội dung, làm rõ ý nghĩa của quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; làm rõ cơ sở hình thành và những yếu tố tác động tới quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên

Trang 14

nhân của hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; từ đó đưa ra giải pháp để bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án có 3 đối tượng nghiên cứu gồm:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền thu thập chứng cứ của người

bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu: khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa và những yếu tố tác động đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam;

- Nghiên cứu quy định pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015; Luật Luật sư và các văn bản liên quan đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

- Nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam Phần này tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2023 về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con người, về Nhà nước và pháp luật và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án sử dụng hướng tiếp cận của chuyên ngành Luật hình sự, Luật TTHS, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, khoa học điều tra hình sự, Tội phạm học, Logic học, điều tra… về quyền con người và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, chứng minh, đánh giá, quy nạp, tổng hợp, so sánh, thống kê, phỏng vấn chuyên sâu, điều tra xã hội học, xây dựng bảng hỏi làm phiếu điều tra Cụ thể:

Trang 15

Chương 1: là chương tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá để tập hợp, phân tích, đối chiếu giữa các công trình khoa học trước đó và tìm ra những vấn đề, nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

Chương 2: Tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, quy nạp để phân tích và đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu như Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp để đưa ra khái niệm, đặc điểm về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam; phương pháp phân tích, đánh giá, quy nạp để đưa ra những đặc điểm của quyền thu thập chứng cứ trong TTHS Việt Nam.

Chương 3: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, phỏng vấn chuyên sâu, điều tra xã hội học và xây dựng bảng hỏi làm phiều điều tra để tập hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Chương 4: Tác giải sử dụng các phương pháp phân tích, chứng minh, quy nạp để phân tích đưa ra những giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là đóng góp khiêm tốn về học thuật, lý luận và thực tiễn về nội dung mang tính cấp thiết trong TTHS Việt Nam hiện nay là quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

Điểm mới về học thuật và lý luận: Luận án nghiên cứu và xây dựng một cách toàn diện, hệ thống khung lý thuyết về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, cơ sở hình thành và các yếu tố tác động đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Điểm mới về khoa học và thực tiễn: Luận án phân tích và đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam hiện nay, trong đó phân tích những mâu thuẫn, hạn chế của một số quy định về

Trang 16

quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

Luận án đề xuất các giải pháp để bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành và hướng tới bảo đảm sự cân bằng về quyền thu thập chứng cứ của bên buộc tội và quyền thu thập chứng cứ của bên gỡ tội trong TTHS Việt Nam.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần hoàn thiện về những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam.

Về thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam hiện nay và đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt nam Những nội dung của luận án ở phần giải pháp có thể làm tài liệu tham khảo để các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung khi sửa luật trong thời gian tới đồng thời làm tài liệu cho các cá nhân, tổ chức đặc biệt là đội ngũ Luật sư nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo ngành luật hoặc cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp trên cả nước.

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 2 Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 3 Thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Chương 4 Yêu vầu và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN THU THẬPCHỨNG CỨ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyềnthu thập chứng cứ của người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt nam

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan tới vấn đề lý luận

- Nhóm các tác giả: John H Langbein: The Origins of the Adversary Trial, Oxford, 2003, tạm dịch “Nguồn gốc của tranh tụng”; Harry R Dammer, Erika Fairechild: Comparative Criminal Justice Systems, Thomson Wadsworth, 2006, tạm dịch “So sánh các hệ thống công lý hình sự”; Ronal Banaszak: Fair Trial Rights of the Accused, Green Wood Press, 2002, tạm dịch “Quyền được xét xử công bằng của bị cáo” [129].

Nhóm tác giả này đều có nghiên cứu về sự xuất hiện của khái niệm quyền bào chữa, theo đó, trong các nghiên cứu này các tác giả đều ghi nhận và chỉ ra rằng: quyền bào chữa được ra đời và phát triển từ thế kỷ XVI, XVII cùng với sự xuất hiện và hình thành của hệ thống tố tụng tranh tụng, đó là kết quả của nhiều cuộc đấu tranh đòi thay đổi cách thức tiến hành xét xử tại phiên tòa với sự tham gia của người bào chữa Theo hệ thống tố tụng tranh tụng, các thủ tục tố tụng nhằm tìm kiếm sự thật khách quan thông qua quá trình xét xử mà ở đó những người bào chữa và công tố viên sẽ tranh tụng với nhau còn thẩm phán bảo đảm sự công bằng và tuân thủ luật cho tranh tụng của hai bên.

Những nghiên cứu này đã chỉ ra quyền bào chữa của người buộc tội là xuất phát từ mô hình tố tụng tranh tụng, chỉ trong mô hình tố tụng tranh tụng mới xuất hiện khái niệm quyền bào chữa và chỉ khi người bị buộc tội được bảo đảm quyền bào chữa thì mô hình tố tụng tranh tụng mới phát huy vai trò và ý nghĩa của nó.

Điều đáng chú ý trong các nghiên cứu này đã chỉ rõ cơ sở hình thành và điều kiện xuất hiện quyền bào chữa là xuất phát từ mô hình tố tụng tranh tụng hay

Trang 18

nói cách khác quyền bào chữa của người bị buộc tội chỉ xuất hiện trong mô hình tố tụng tranh tụng Tuy nhiên, ngoài việc chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện quyền bào chữa của người buộc tội là xuất phát từ mô hình tố tụng tranh tụng thì các tác giả chưa chỉ ra được những điều kiện để thực hiện tốt quyền bào chữa hay nói cách khác là các nghiện cứu chỉ mới dừng lại ở việc chỉ ra quyền bào chữa bắt đầu từ đâu? Nguyên nhân ra đời của quyền bào chữa… mà chưa nghiên cứu làm thế nào để thực hiện tốt quyền bào chữa? Để bảo đảm quyền bào chữa thì cần phải bảo đảm những quyền gì? Vì vậy, chưa chỉ ra được quyền thu thập chứng cứ là

quyền cơ bản, quan trọng mang tính then chốt để thực hiện tốt quyền bào chữa, muốn bảo đảm quyền bảo chữa và để bào chữa tốt thì phải bảo đảm quyền thu thập chứng cứ cho bên bào chữa.

- Sách: The Limits of the Criminal Sanction, Stanford University Press, 1968 Herbert Packer, tạm dịch: “Giới hạn của trừng phạt hình sự”, Nhà xuất bản đại học Stanford, 1968 [128].

Cuốn sách viết về các mô hình TTHS trong đó 2 mô hình tố tụng nền tảng là: mô hình “kiểm soát tội phạm” và mô hình “tố tụng công bằng”, mỗi mô hình tố tụng đều dựa trên những nền tảng khác nhau và có những đặc trưng riêng trong đó mô hình “tố tụng công bằng” được dựa trên nền tảng là sự công bằng, bình đẳng, khách quan giữa các chủ thể tham gia tố tụng có cùng tư cách tố tụng.

Có thể nói, “tố tụng công bằng” là bảo đảm đầu tiên để bảo đảm quyền của người bị buộc tội và là nguồn gốc xuất hiện các khái niệm quyền bào chữa của người bị buộc tội, quyền thu thập chứng cứ… Tuy nhiên, tác giả cũng mới dừng lại ở việc chỉ ra nguồn gốc xuất hiện khái niệm quyền thu thập chứng cứ chứ chưa đưa ra khái niệm về quyền thu thập chứng cứ.

- Sách chuyên khảo: 曾宪义,王利明 (主编),"中国律师学 - 21 世界 法学系列教材" (第三版) , 中国人民大学出版社,北京, 2009。Tằng Hiến Nghĩa, Vương Lưu Minh (Chủ biên), tạm dịch: “Luật sư Trung Quốc - Hệ thống giáo trình Luật học Thế kỷ XXI" (Tái bản lần thứ 3), Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh, 2009 [136].

Trang 19

Cuốn sách đề cập đến các nội dung cơ bản như: Sự ra đời và phát triển của chế độ luật sư; đặc điểm, tính chất của luật sư; ý nghĩa, vai trò và quyền lợi của luật sư; nguyên tắc thực thi nghề nghiệp của luật sư; kỹ năng nghiệp vụ của luật sư; tư cách của luật sư và nghề nghiệp của luật sư; đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ của luật sư; sự nghiệp của luật sư; quản lý luật sư; chế độ thu nhập của luật sư.v.v Trong cuốn sách này, đáng chú ý có nội dung tại chương 11 và chương 12 viết về “luật sư biện hộ trong TTHS” (theo chúng tôi hiểu là luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong TTHS) và “luật sư đại diện trong TTHS” (luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại và những người tham gia tố tụng khác) Một số nội dung cụ thể được đề cập tại chương 11 và chương 12 của cuốn sách này, có thể khái quát như sau:

Luật sư biện hộ, người biện hộ ngoài việc được gặp mặt người bị tình nghi phạm tội hoặc bị cáo để tìm hiểu các tình tiết liên quan đến vụ án, cung cấp tư vấn về pháp luật, xem xét các chứng cứ có liên quan đến người bị tình nghi phạm tội hoặc bị cáo và được đọc, trích sao tài liệu, hồ sơ thì còn có quyền điều tra, thu thập chứng cứ nếu thấy việc điều tra đó có thể gỡ tội cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo Nếu người biện hộ cho rằng, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra, viện kiểm sát thu thập còn thiếu các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc người bị tình nghi phạm tội, bị cáo có các tình tiết được giảm nhẹ tội hoặc vô tội chưa được đưa ra, thì người biện hộ có quyền yêu cầu VKSND, TAND để được điều tra, thu thập chứng cứ.

Việc thu thập chứng cứ của người biện hộ được Luật TTHS Trung Quốc quy định rất chặt chẽ, trong đó có quy định về đối tượng nào thì người biện hộ được tiếp cận để thu thập chứng cứ Cụ thể, đối với người bị hạn chế về tâm thần mà theo quy định của pháp luật không phải chịu trách nhiệm hình sự, người chưa thành niên, thì người biện hộ được quyền thu thập chứng cứ.

Người biện hộ thu thập chứng cứ liên quan đến người bị tình nghi phạm tội khi họ không ở hiện trường phạm tội, người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người bị hạn chế về tâm thần theo quy định của pháp luật không phải chịu

Trang 20

trách nhiệm hình sự thì phải kịp thời báo cho cơ quan công an, VKSND biết Đối với các cá nhân, đơn vị khác có liên quan đến vụ án, thì luật sư biện hộ có quyền tiếp cận để thu thập chứng cứ Luật sư biện hộ đã được cá nhân, đơn vị có liên quan hoặc người làm chứng đồng ý, có thể thu thập tài liệu của họ có liên quan đến vụ án, cũng có thể làm đơn yêu cầu VKSND, TAND điều tra, thu thập chứng cứ, hoặc yêu cầu TAND thông báo cho người làm chứng ra trước toà án làm chứng Người biện hộ đã được phép của VKSND hoặc TAND, đồng thời đã được người bị hại hoặc người thân của người bị hại đồng ý cung cấp chứng cứ, thì cũng có thể thu thập chứng cứ của họ liên quan đến vụ án.

Khi luật sư tự tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, phải trình giấy chứng nhận hành nghề luật sư và chứng minh nghiệp vụ luật sư; sau đó có thể tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ đối với đơn vị hoặc người khác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung có liên quan đến nghiệp vụ Luật sư biện hộ khi điều tra, thu thập chứng cứ cần phải lập bản ghi chép điều tra Ghi chép điều tra phải ghi rõ về người điều tra, người được điều tra, thời gian điều tra, địa điểm điều tra và nội dung cụ thể của việc điều tra, ghi chép này phải được chính người được điều tra kiểm tra, xác nhận không có sai nhầm và ký tên hoặc đóng dấu Luật sư thu thập vật chứng, chứng thư cần phải còn nguyên vẹn, nếu không thể còn nguyên vẹn thì có thể phục chế hoặc chụp hình lại, nhưng các vật phục chế hoặc bản ảnh phải có lời chứng hoặc thuyết trình rõ Đối với tài liệu nghe thấy, hoặc nhìn thấy thì phải có lời chú giải thuyết minh nguyên vẹn.

Mặc dù, cho phép luật sư biện hộ có thể điều tra, thu thập chứng cứ, nhưng khi luật sư có đơn yêu cầu VKSND, TAND điều tra, thu thập chứng cứ, nếu VKSND, TAND nhận thấy cần thiết phải điều tra, thu thập chứng cứ thì VKSND, TAND trực tiếp điều tra, thu thập chứng cứ Trong trường hợp này, không được ký quyết định cho phép luật sư tự điều tra, thu thập chứng cứ Việc quy định như vậy, cho thấy sự phân biệt rất rõ vai trò và trách nhiệm giữa luật sư biện hộ và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án; chỉ ra giới hạn khi nào thì luật sư biện hộ được điều

Trang 21

tra, thu thập chứng cứ, khi nào thì phải làm đơn yêu cầu các cơ qua tiến hành tố tụng điều tra, thu thập chứng cứ.

Cuốn sách này viết kỹ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để luật sư biện hộ thực hiện quyền thu thập chứng cứ nhưng lại chỉ giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt chứ chưa nghiên cứu tổng thể về quyền thu thập chứng cứ của bên biện hộ nói chung trong các VAHS.

- Sách chuyên khảo: 熊秋红, "刑事辩护论",法律出版社, 北京, 1998 Hùng Thu Hồng, "Luận về luật sư biện hộ trong hình sự", Nhà xuất bản Pháp luật, Bắc Kinh, Trung Quốc, 1998 [137].

Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích các quy định của Luật TTHS Trung Quốc năm 1996 và Luật Luật sư Trung Quốc năm 1996, trong đó phân tích sâu về sự ra đời của Luật Luật sư Trung Quốc, đây là lần đầu tiên các quy định về luật sư nói chung, trong đó có các quy định về luật sư biện hộ được thể cụ thể hóa trong một trong văn bản luật của Trung Quốc Đáng chú ý trong cuốn sách này, tác giả luận về một số nội dung cụ thể về luật sư biện hộ, cụ thể như:

Điều kiện để một người được tham gia TTHS để trở thành người biện hộ cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo, đó là: luật sư; người của đoàn thể nhân dân hoặc người của đơn vị tiến cử cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo; bạn thân, người giám hộ của người bị tinh nghi phạm tội, bị cáo.

Thời điểm người biện hộ được phép tham gia thực hiện quyền biện hộ cho người bị tình nghi phạm tội khi người bị tình nghi phạm tội bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần thứ nhất hoặc từ ngày bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (biện pháp ngăn chặn) có quyền nhờ người biện hộ.

Về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi phạm tội, bị cáo theo quy định của pháp luật Trung Quốc, chẳng hạn như: Những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, những người có nhược điểm về thể chất và tâm thần, người có thể bị tuyên phạt đến hình phạt tù chung thân, tử hình được tạo điều kiện giúp đỡ nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền bào chữa của họ khi bị buộc tội Người bị tình nghi phạm tội, bị cáo do khó khăn về kinh tế hoặc nguyên nhân khác không

Trang 22

thể nhờ được người biện hộ, tự mình hoặc có thể nhờ người thân làm đơn yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp luật.

Về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, theo đó các cơ quan tố tụng phải bảo đảm rằng các quyền của luật sư biện hộ được thi hành trên thực tế khi họ tham gia vào quá trình biện hộ.

Trách nhiệm của luật sư biện hộ, cụ thể: luật sư trong giai đoạn điều tra có trách nhiệm cung cấp pháp luật giúp đỡ cho người bị tình nghi phạm tội; đại diện họ thực hiện việc tố cáo, khiếu nại; xin thay đổi biện pháp cưỡng chế; đề xuất ý kiến với cơ quan điều tra yêu cầu giải thích các tình tiết có liên quan của vụ án và tội danh đối với người bị tình nghi phạm tội Đặc biệt, trong cuốn sách này, chúng tôi rất quan tâm đến quyền của luật sư biện hộ trong việc điều tra, thu thập chứng cứ nếu thấy việc điều tra đó có thể gỡ tội cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo Như vậy, cuốn sách có đề cập đến quyền thu thập chứng cứ của luật sư biện hộ nhưng chỉ dừng lại ở việc liệt kê các trường hợp mà luật sư biện hộ được quyền thu thập cứ và các cơ quan tố tụng phải bảo đảm các quyền này được thực thi Ngoài ra, tác giả vẫn chưa đưa ra vấn đề là trong trường hợp các cơ quan tố tụng không bảo đảm các quyền của người biện hộ thì sẽ bị xử lý như thế nào? trình tự thủ tục thu thập chứng cứ của luật sư biện hộ tiến hành như thế nào?

- Sách: “Law and legal system of the Russian Federation”, tạm dịch là:

“Luật pháp và hệ thống pháp luật của Liên Bang Nga” của tác giả William Burnham viết về đặc điểm chính của luật pháp và các tổ chức pháp luật của nước Nga [132] Nội dung cuốn sách có 14 chương, trong đó đáng lưu ý là một số nội dung như: Chương XI viết về thủ tục TTHS trong đó có nội dung về luật sư, về các quyền cá nhân trong đó có quyền bảo vệ tư pháp và đối xử bình đẳng Tác giả đã liệt kê các quyền của luật sư bào chữa trong VAHS, nổi bật trong các quyền đó là: trong giai đoạn điều tra, luật sư bào chữa có quyền có mặt khi người bị tình nghi hoặc bị can đưa ra lời khai trước điều tra viên; luật sư bào chữa được thu thập chứng cứ độc lập (đây là điểm mới đáng ghi nhận trong BLTTHS Liên Bang Nga năm 2001) và cũng là nội dung liên quan trực tiếp đến

Trang 23

đề tài nghiên cứu của

Trang 24

nghiên cứu sinh Mặc dù vậy, cuốn sách cũng chỉ mới dừng lại ở quy định luật sư được quyền độc lập thu thập chứng cứ còn thu thập bằng những cách nào và xử lý như thế nào đối với các hành vi cản trở việc thu thập chứng cứ của luật sư thì tác giả chưa đề cập đến.

- Richard Clayton Hugh Tomlinson: Fair Trial Rights, Oxford UniversityPress.2006, tr.26 Dịch: Quyền xét xử công bằng, Nxb Đại học Oxford [139].

Từ năm 1608, trong bài xã luận về nội dung bản Hiến chương Magna Carta, Edward Coke – một học giả người Anh đã đưa ra quan điểm của mình về nguồn gốc và cơ sở bảo đảm quyền bào chữa của công dân Điều đáng lưu ý ở bài viết này là tác giả đã chỉ ra: thủ tục công bằng do nhà nước ban hành là điều không thể thiếu để bảo đảm các quyền của công dân trong đó có cả quyền bào chữa Mặc dù vậy, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc chỉ ra yêu cầu cần phải có một thủ tục công bằng do nhà nước ban hành để bảo đảm quyền bình đẳng của các bên khi xét xử nhưng thủ tục đó là gì? Cần phải làm thế nào để công bằng thì tác giả chưa đề cập đến.

- International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) Dịch: Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị [141]

Theo nội dung của Công ước thì quy định về quyền thu thập chứng cứ của người bị buộc tội và người bào chữa được thể hiện dưới hai khía cạnh là: bảo đảm thời gian hợp lý và tạo điều kiện cho việc chuẩn bị bào chữa trong đó theo nhận xét chung số 13 của Ủy ban nhân quyền của Liên hiệp quốc thì việc xác định thế nào là thời gian hợp lý là tùy thuộc vào từng trường hợp còn tạo điều kiện cho việc chuẩn bị bào chữa là tạo điều kiện để tiếp cận tài liệu, chứng cứ mà người bị buộc tội phải chuẩn bị cũng như cơ hội tiếp xúc, trao đổi với người bào chữa Những quy định này là tiền đề, là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu, so sánh và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

- Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

Trang 25

Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong việc thu thập chứng cứ để bảo vệ cho mình; những khó khăn, cản trở của việc việc bào chữa dẫn đến không bảo đảm được quyền cho bị can, bị cáo nói chung và bị can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng Việc không bảo đảm được quyền bào chữa nói chung và quyền thu thập chứng cứ nói riêng của bị can, bị cáo là người chưa thành niên ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi nói chung và quyền con người nói riêng của người chưa thành niên Có thể nói, tác giả mới đặt vấn đề, đưa ra vấn đề về tầm quan trọng và ý nghĩa của người bào chữa của bị can, bị cáo nói chung và bị can, bị cáo chưa thành niên nới riêng và một số hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong các trường hợp này chứ chưa phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và vì thế cũng chưa đưa ra đề xuất hay giải quyết các hạn chế đặt ra.

- Ngô Thị Ngọc Vân, “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thầm VAHS”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016 [109].

Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư Tuy nhiên, nghiên cứu của luận án chỉ dừng lại ở việc phân tích hoạt động thu thập chứng cứ là một trong các hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, xuyên suốt quá trình bào chữa của người bào chữa và vì vậy tác giả cũng chưa đi sâu nghiên cứu về những hạn chế, bất cập cũng như những giải pháp liên quan đến quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới quy định của pháp luật

- Ed Cape, Zaza Namoradze, Roger Smith, Taru Sponken: Effective Criminal Defence in Europe Antwerp-Oxford-Porland, Intersentia 2010, ISBN 978-94-000- 0093-3, tr.280-295 Dịch: Bào chữa tội phạm hiệu quả ở Châu Âu

Trang 26

[140].

Trang 27

Tác giả đã chỉ ra rằng: dựa trên những chuẩn mực chung nhất của các quốc gia có tương đồng về bảo đảm quyền được xét xử công bằng và quyền có người bào chữa, hầu hết pháp luật của các nước đều ghi nhận các quyền như: quyền được thông báo kịp thời về những cáo buộc; quyền có khoảng thời gian hợp lý và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa; quyền được tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và quyền được tự do trao đổi riêng tư với người bào chữa; quyền được trình bày chứng cứ; quyền không phải đưa ra chứng cứ buộc tội mình; quyền không chấp nhận những chứng cứ được thu thập do bị bức cung, dùng nhục hình; quyền được thông báo kết quả điều tra Đây là những quy định cụ thể hóa quyền thu thập chứng cứ của bên bị buộc tội và người bào chữa mà nghiên cứu sinh có thể tiếp tục nghiên cứu, vận dụng đưa vào phần kiến nghị để bảo đảm thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam.

- Sách: “Quyền có người bào chữa trong TTHS Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ”, Tiến sĩ Lương Thị Mỹ Quỳnh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2013 [77].

Nội dung cuốn sách cho thấy tác giả đã nghiên cứu, so sánh làm sáng tỏ những quy định của pháp luật quốc tế, TTHS Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ để bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội, qua đó thấy được những điểm tương đồng, khác biệt và phân tích, lý giải về sự tương đồng, khác biệt đồng thời phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật TTHS Việt Nam trong việc bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam trong việc bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội.

Nội dung cuốn sách tuy không trực tiếp viết cụ thể về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa nhưng các nội dung đều liên quan tới quyền bào chữa của người bị buộc tội và các giải pháp đưa ra nhằm bảo đảm quyền có người bảo chữa trong đó có cả quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan tới vấn đề thực trạng

- “Death penalty in Asia: Law and Practice” International ConferenceProceeding , NXB Khoa học xã hội, dịch: Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Án tử hình

Trang 28

Trang 29

Châu Á: Luật và thực tiễn” do Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam và Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm Luật châu Á thuộc Trường Luật, Đại học Melbourne (Úc), Mạng lưới chống hình phạt tử hình ở châu Á tổ chức [123, tr.407-423].

Trong kỷ yếu, một số tác giả có báo cáo về hậu quả nặng nề của án tử hình trong những trường hợp án hình sự oan sai, phân tích và chỉ ra một trong những nguyên nhân của án oan sai là do việc điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về việc thu thập chứng cứ; việc thu thập chứng cứ của bên bị buộc tội chưa bảo đảm Những phân tích trong báo cáo của các tác giả đã chỉ ra yêu cầu tất yếu từ thực tiễn đòi hỏi phải bảo đảm việc thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam Đây là những nội dung mà nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở chương 4.

- Báo cáo: Rights in practice: access to a lawyer and procedural rights in criminal and European arrest warrant proceedings, tạm dịch: “Quyền trên thực tế: Tiếp cận với luật sư và quyền tố tụng trong TTHS và lệnh bắt giữ ở Châu Âu” của Cơ quan Liên minh Châu Âu về các quyền cơ bản và cách thức áp dụng các quyền trong thực tế.

Đáng lưu ý trong báo cáo này là tập trung phân tích về quyền tiếp cận luật sư của các bị cáo do đặc biệt phải đối mặt với những khó khăn trong thực tế để có thể tiếp cận trực tiếp với luật sư.

- Chuyên đề hội thảo: Hội Luật gia Việt Nam (Vietnam Lawyers

Association) - Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) (2010), “Báo cáoluật sư chỉ định trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam”, Hà Nội [35].

Trong báo cáo hội thảo có nêu rõ khái quát tiêu chuẩn quốc tế về quyền bào chữa trong các VAHS Cụ thể: theo tiêu chuẩn quốc tế thì quyền bào chữa bao gồm: quyền có đủ thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, bao gồm cả thời gian tiếp xúc với người bào chữa; quyền được thông tin bí mật với người bào chữa của mình; quyền được bào chữa thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, việc từ chối cung cấp người bào chữa trong thời gian ngắn; quyền bào chữa trong giai

Trang 30

đoạn tố tụng trước

Trang 31

khi xét xử Ngoài ra, báo cáo cũng nghiên cứu, so sánh về quyền bào chữa trong quy định của một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức… trên cơ sở khái quát pháp luật Việt Nam về quyền bào chữa thì báo cáo có so sánh quyền bào chữa của các quốc gia so với chuẩn mực chung của quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam Từ đó, đánh giá về quyền bào chữa theo quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung, làm rõ quy định về quyền bào chữa trong các quy định thực định của Việt Nam.

- Ngô Thị Ngọc Vân, “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016 [109].

Chương 3 Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS Nội dung chương này, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bào chữa của luật sư trong gia đoạn xét xử sơ thẩm VAHS trong đó có hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại ở hoạt động bào chữa nói chung chứ chưa phân tích, đánh giá riêng, cụ thể về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

- Lê Minh Đức, “Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động TTHS ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [24].

Ở chương 3 của luận án, tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện quyền của luật sư trong hoạt động TTHS ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quyền của luật sư trong hoạt động TTHS ở Việt Nam, trong các quyền tác giả có đề cập tới quyền thu thập chứng cứ của luật sư, tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập về việc thực hiện các quyền của luật sư chứ chưa nghiên cứu cụ thể những hạn chế, bất cập riêng của việc thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

- Nguyễn Việt Quốc 2021 “Thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư đối với nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử”, Hội thảo thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS theo quy định của BLTTHS năm 2015

Trang 32

do LĐLSVN tổ chức tại Hà Nội, ngày 01/10/2021 [70].

- Nguyễn Thanh Thảo Nhi, Trần Văn Linh 2021 “Thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư với nguồn chứng cứ là vật chứng”, Hội thảo thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS theo quy định của BLTTHS năm 2015 do LĐLSVN tổ chức tại Hà Nội [67].

- Nguyễn Thành Công, Võ Hồng Sơn 2021 “Thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư với nguồn chứng cứ là lời khai, lời trình bày”, Hội thảo thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS theo quy định của BLTTHS năm 2015 [13].

- Nguyễn Hữu 2021 “Đánh giá của cơ quan, người tiến hành tố tụng về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS”, Hội thảo thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS theo quy định của BLTTHS năm 2015 [42].

- Trịnh Duy Thuyên 2022 “Bàn về tính khách quan, hợp pháp của chứng

cứ do người bào chữa thu thập trong VAHS” [90] Các bài viết đã chỉ ra một số bất cập trong thực trạng thực hiện quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa như: chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cho hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa nên đã gây khó khăn cho hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa Ngoài ra, bài viết cho rằng, quy định về quá trình kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ do người bào chữa cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hiện đang là một khoảng trống có thể dẫn đến sự chưa minh bạch, khách quan trong quá trình giải quyết VAHS bởi chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là hai chức năng thường có sự xung đột lẫn nhau nhưng theo quy định hiện hành thì bên chức năng buộc tội lại đang có quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ của bên chức năng bào chữa.

1.1.4 Các nghiên cứu liên quan tới vấn đề giải pháp bảo đảm thực hiện

- Ngô Thị Ngọc Vân, “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016 [109].

Trang 33

Chương 4 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS.

Ở chương này, tác giả đã tập trung phân tích và đưa ra một số cơ chế nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS Cụ thể: cơ chế bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền của luật sư, các chế tài áp dụng đối với những người có hành vi cản trở hoạt động của luật sư Đồng thời, tác giả chỉ ra một số giải pháp như: nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho luật sư thực hiện các quyền, xử lý nghiêm những hành vi gây cản trở hoạt động của luật sư, giám sát để phát hiện người tiến hành tố tụng gây khó khăn, vi phạm pháp luật, không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền của họ, đưa ra chế tài xử lý đối với các trường hợp này nhằm bảo đảm tốt nhất cho hoạt động bào chữa của luật sư Các giải pháp này mặc dù không đề cập trực tiếp tới quyền thu thập chứng cứ nhưng là những giải pháp chung nhằm bảo đảm các quyền của luật sư khi tham gia bào chữa do đó cũng là những giải pháp bảo đảm cho quyền thu thập chứng cứ của luật sư nói riêng và người bào chữa nói chung.

- Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

Trong Luận án, tác giả khẳng định tầm quan trọng của quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong việc thu thập chứng cứ để bảo vệ cho mình; những khó khăn, cản trở của việc việc bào chữa dẫn đến không bảo đảm được quyền cho bị can, bị cáo nói chung và bị can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng Việc không bảo đảm được quyền bào chữa nói chung và quyền thu thập chứng cứ nói riêng của bị can, bị cáo là người chưa thành niên ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi nói chung và quyền con người nói riêng của người chưa thành niên Tuy nhiên, luận án chưa chỉ ra

Trang 34

được các yếu tố tác

Trang 35

động tới quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS do vậy chưa xác định và phân tích rõ được các nguyên nhân dấn đến những hạn chế, vướng mắc trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS.

1.1.5 Các nghiên cứu trực tiếp

- Cao Thị Ngọc Hà, “Chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học Viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, 2020 [26].

Ở luận án này, tác giả tiếp cận vấn đề thông qua việc nghiên cứu, tổng kết các vụ án thực tiễn có sự tham gia của người bào chữa dựa trên các báo cáo các cơ quan như: LĐLSVN, VKSND tối cao, TAND tối cao và đặc biệt là phiếu khảo sát của một số luật sư tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh …về những thuận lợi, khó khăn của luật sư khi thực hiện chức năng bào chữa trong các VAHS.

Từ hướng tiếp cận trên, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề lý luận quan trọng của chức năng bào chữa trong TTHS như: cơ sở hình thành chức năng bào chữa, vai trò của chức năng bào chữa, mối quan hệ giữa các chức năng bào chữa… đồng thời phân tích, luận giải các quy định thể hiện chức năng bào chữa trong TTHS qua các thời kỳ lịch sử để thấy được lịch sử lập pháp của chức năng bào chữa có những thay đổi nhất định qua các thời kỳ Ngoài ra, tác giả nghiên cứu thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam trong thời gian 10 năm (2010-2020), trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng Làm rõ những quy định của pháp luật TTHS ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS, đánh giá thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về chức năng bào chữa của người bào chữa; nêu và phân tích được những khó khăn, bất cập mà chủ thể thực hiện chức năng bào chữa gặp phải trên thực tế… bằng phương pháp phỏng vấn sâu một số luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án cụ thể để phân tích việc thực hiện quyền của người bào chữa nói chung và quyền thu thập chứng cứ nói riêng.

Điều đáng lưu ý là trong các câu hỏi khảo sát tác giả sử dụng có câu hỏi số

Trang 36

8: Theo ông/bà: quyền thu thập chứng cứ của luật sư theo BLTTHS năm 2015 có gặp khó khăn gì không? Cơ quan THTT đánh giá chứng cứ do luật sư cung cấp như thế nào? Đây là câu hỏi khảo sát liên quan trực tiếp tới quyền thu thập chứng cứ của luật sư nói riêng và người bào chữa nói chung trong TTHS Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cũng mới dừng lại ở những câu hỏi khảo sát chứ chưa trực tiếp tổng hợp, thống kê từ các hồ sơ vụ án cụ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư nói riêng và quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa nói chung.

- Nguyễn Thanh Long, “Địa vị pháp lý của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học Viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, 2019 [59].

Với cách tiếp cận từ việc nghiên cứu thực tiễn ở một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã nghiên cứu và làm rõ địa vị pháp lý của luật sư, theo đó tác giả khẳng định luật sư có vai trò, vị trí quan trọng trong các chủ thể thực hiện quyền bào chữa, là lực lượng chuyên nghiệp nhất, chủ yếu nhất thực hiện chức năng bào chữa trong các VAHS góp phần phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, không bỏ sót tội phạm nhưng cũng không làm oan người vô tội.

Trên cơ sở phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015, tác giả chỉ ra vị thế, vai trò của luật sư trong việc thực hiện chức năng gỡ tội được nâng tầm so với trước đây trong mối quan hệ cới cơ quan, người có thẩm quyền THTT theo pháp luật TTHS Việt Nam.

Từ thực tiễn thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 về địa vị pháp lý của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm địa vị pháp lý của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS.

Về cơ bản, BLTTHS năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ khi mở rộng địa vị pháp lý của luật sư, tuy nhiên vẫn cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể,

Trang 37

thống nhất để có sự đồng bộ trong quá trình thực hiện và bảo đảm quyền của luật

Trang 38

sư bào chữa nhằm nâng cao hiệu quả về địa vị pháp lý của luật sư trong quá trình điều tra VAHS.

Tác giả đã đưa ra một số giải pháp như, hoàn thiện quy định của pháp luật để quy định về quyền của luật sư có khả năng thực hiện trong thực tiễn; bổ sung, hoàn thiện quyền của luật sư quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 điều 78 BLTTHS năm 2015 về giấy tờ thể hiện mối quan hệ giữa luật sư với người bị buộc tội vì trên thực tế nếu người bị buộc tội đang bị tạm giam thì yêu cầu về giấy tờ này là rất khó thực hiện.

Đặc biệt, đáng chú ý là tác giả đã đưa ra một số giải pháp về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật; giao nộp chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật; kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra Tác giả đã kiến nghị sửa đổi một số quy định liên quan đến việc bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của luật sư để hướng tới sự bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội được quy định tại điều 26 BLTTHS năm 2015, khoản 5 điều 27 Luật Luật sư, khoản 3 điều 204 BLTTHS năm 2015 Tác giả còn đưa ra một số giải pháp đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra VAHS để bảo đảm nâng cao địa vị pháp lý của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS.

Ngoài ra, trong Luận án, tác giả cũng đưa ra giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm thực hiện các quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng hình phạt đối với tội bức cung, dùng nhục hình.

- Sách chuyên khảo: “Bút ký luật sư - Tập 1”, Phan Trung Hoài, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005 [32].

Từ hồi ký về những vụ án cụ thể trong đó có vụ án cháy tòa tháp cao nhất của Sài gòn xưa (Tòa Imexco năm 1989), tác giả đã chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc thu thập, đánh giá chứng cứ của luật sư trong các VAHS Việc được tiếp cận sớm các chứng cứ của vụ án, cách thận trọng trong thu thập chứng cứ cùng với sự nhanh nhạy, tư duy logic của luật sư khi truy tìm các chứng cứ để

Trang 39

bào chữa cho thân chủ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của luật sư bào chữa Việc bào chữa của luật sư thành hay bại phụ thuộc chủ yếu vào việc thu thập và đánh giá chứng cứ trong VAHS, cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ để có thể thu thập những chứng cứ quyết định tới hướng điều tra vụ án và số phận của bị can, bị cáo trong mỗi vụ án.

- Tạp chí chuyên ngành luật có các bài viết khoa học:

+ Cao Thị Ngọc Hà 2015 “Bàn về quyền thu thập chứng cứ của luật sư trong TTHS”, Tạp chí Nghề Luật Học viện Tư pháp, Số 5, tr 30 -

+ Hoàng Văn Hướng 2017 “Một số vấn đề về quyền thu thập chứng cứ

của luật sư bào chữa theo quy định của BLTTHS năm 2015”, Tạp chí Nghề luật,

Số 5 [41].

+ Lê Văn Sua 2018 “Chứng cứ do người bào chữa cung cấp theo

BLTTHS năm 2015”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 6 [82].

+ Ngô Ngọc Diễm, Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Văn Lâm 2021 “Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS”,

+ Nguyễn Xuân Bình 2020 “Thu thập chứng cứ của luật sư và tòa án -

quy định và vướng mắc”, < https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phan-tich- noi-dung-quy-dinh-viec-thu-thap-chung-cu-cua-02-chu-the-mot-la-nguoi-tham-

+ Nguyễn Anh Dũng 2022 “Một số vấn đề về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS”, <

+ Nguyễn Bá Hưng 2022 “Thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động

Trang 40

thu thập chứng cứ của luật sư và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong TTHS”,

Nghề Luật Học viện Tư pháp, Số 2, tr 70-74 [39].

+ Nguyễn Hữu 2021 “Đánh giá của cơ quan, người tiến hành tố tụng về

hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS”, Hội thảo thực trạng hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong VAHS theo quy định của BLTTHS năm 2015 [42].

Các bài viết này là những bài viết nghiên cứu trực tiếp một số nội dung trong đề tài luận án, nội dung các bài viết đã phân tích chỉ ra một số bất cập, hạn chế, vướng mắc trong hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của luật sư, người bào chữa và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những bất cập này Tuy nhiên, những bất cập cũng như các kiến nghị trong các bài viết chỉ mang tính riêng lẻ về một trong những vấn đề liên quan tới quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong TTHS Việt Nam chứ chưa có những nghiên cứu phân tính, đánh giá mang tính tổng thể, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.

+ PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn, “Hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa đối với người chưa thành niên”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số 01/2014.

Trong bài viết này, tác giả có tìm hiểu về đặc điểm của hoạt động bào chữa đối với người chưa thành niên, một số bất cập trong quy định của pháp luật TTHS liên quan đến hoạt động bào chữa của luật sư đối với người chưa thành niên phạm tội; bất cập trong quy định gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam của người bào chữa Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS bảo đảm hoạt động bào chữa của luật sư trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.

Điều đáng chú ý là trong bài viết này, tác giả đã kiến nghị sửa đổi theo hướng quy định: trong mọi trường hợp việc lấy lời khai, hỏi cung bị can là người

Ngày đăng: 26/04/2024, 13:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan