đề tài vận dụng quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại trong học tập của sinh viên hiện nay

15 2 0
đề tài vận dụng quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại trong học tập của sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI

VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNHNHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Tảo Lớp: 523100B

Mã sinh viên: 523100113

Hà Nội năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… ……… 1

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀLƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI1.1 Khái niệm…… ………… ………

1.1.1 Chất………… ……… ………2

1.1.2 Lượng ………… ……… ………3

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng………… ………4

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀLƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠITRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY……….

8KẾT LUẬN ………… ………13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng

Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.

Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.

Bản thân tôi đang theo học tại một trường đại học nên việc nhận thức đúng đắn về quy luật lượng - chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình rèn luyện và tích lũy kiến thức.

Trong phạm vi tiểu luận này, tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng – chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để rèn luyện và tích lũy kiến thức trong quá trình học tập của sinh viên.

Do trình độ nhận thức về vấn đề này nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét góp ý của cô giáo.

Trang 4

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀLƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

1.1 Khái niệm1.1.1 Chất

* Khái niệm về chất

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng Là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083đvC, nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất riêng của đồng để phân biệt nó với các kim loại khác.

* Đặc điểm của chất

Chất mang tính khách quan: chất là cái vốn có, nằm bên trong sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Chẳng hạn nước biển mặn tồn tại ở bên trong chứ không phải do một lực lượng siêu nhiên, ý muốn chủ quan của con người mà có thể áp đặt được nó.

Chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố của sự vật Thuộc tính là những tính chất của sự vật, là cái vốn có của sự vật Những thuộc tính của sự vật chỉ được bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng Phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc tính cơ bản và không cơ bản mới được phân biệt rõ ràng Chẳng hạn, trong mối quan hệ với động vật thì

Trang 5

thuộc tính cơ bản của con người là các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ, có tư duy còn các thuộc tính không là thuộc tính cơ bản Xong trong quan hệ giữa con người với con người thì những thuộc tính như nhận dạng về dấu vân tay lại trở thành thuộc tính cơ bản Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng Như vậy mỗi sự vật hiện tượng không phải chỉ có một chất mà rất có thể có nhiều chất Ví dụ: những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm non -> nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất.

Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi Chẳng hạn như, trạng thái của nước rắn, lỏng, khí(chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 40-50đvC chưa làm cho trạng thái lỏng của nước thay đổi.

1.1.2 Lượng

* Khái niệm về lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

* Biểu hiện của lượng

Lượng biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Bên cạnh đó lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt Ví dụ như đối với phân tử Carbon dioxide (CO2) Lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức hai nguyên tử cacbon (C) và một nguyên tử oxi (O).

* Đặc điểm của lượng

Trang 6

Lượng mang tính khách quan vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng là yếu tố quyết định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo.

Lượng có thể được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận thức bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa Trên thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng hay một phân tử bao gồm những nguyên tử nào Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân

Lượng thường xuyên biến đổi: Bản thân lượng không nói lên sự vật đó (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội hoặc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật) là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật.

Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một qua trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy Hai phương diện đó điều tồn tại khách quan Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng chỉmang tính tương đối Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự

Trang 7

thay đổi về chất, ơ một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất Giới hạn mà sư thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.

Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến Sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, v.v

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao Ph Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trang 8

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.

Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.

Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy

Trang 9

mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.

Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

Trang 10

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀLƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠITRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN Ở MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC

Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại học

So với phổ thông thì khối lượng kiến thức ở Đại học tăng lên một cách đáng kể Một ví dụ đơn giản như là ở cấp trung học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài 1 năm học, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều nên học sinh dễ tiếp nhận và dễ nhớ hơn, trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài trong 1 kỳ hoặc thậm chí ít hơn Rõ ràng sự tăng lên về lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp nhiều khó khăn Cũng chính vì thế, sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi này Không chỉ khác biệt về lượng kiến thức, mà còn khác biệt về sự đa dạng kiến thức Tiếp đến là về các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông chủ yếu hoạt động ở trên lớp thì đại học ngoài trên lớp ra còn cần phải đi thực tập đây là cơ hội cũng như thách thức cho sinh viên Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nói sự chuyển đổi từ phổ thông

lên đại học cũng như quá trình biến đổi từ lượng thành chất Chính vì vậy mà người sinhviên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với môi trường mới, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học Chỉ khi nào làm được như vậy thì sinh viên chúng ta mới có thể đạt được những thành tích tốt trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác đầy đủ

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều

Trang 11

đó Để có một tấm bằng đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng tín chỉ của các môn học Như vậy coi học tập là một quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cần học tập đều đặn hàng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày

Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập… (lượng) và tốt nghiệp đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.

Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc,trung thực

Trong thực tiễn đời sống con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác

Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vộiđốt cháy giai đoạn

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan